Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Hà Nội đầu ô

 T.L.

Tôi bồi hồi khi vừa chạm bóng cửa ô

 Ôi nỗi nhớ, muôn đời vẫn thế!

1.Ôi câu hát! Chứa chất khắc khoải mà sao đầy ước lệ! Một Hà Nội tâm thức, bắt đầu bằng những cửa Ô: Ô Yên Phụ, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Đồng Lầm, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy... Nói như Thạch Lam, “Hà Nội có một sức quyến rũ với các người ở nơi khác”… ở những hang cùng ngơ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẩm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh áng mở của Hà Nội chiếu lên nền trời mây”. Đến gần hơn, bên bờ bắc sông Hồng, những um tùm treo pheo, lớp lớp ao hồ, qua cầu Long Biên là bóng dáng Ô Quan Chưởng trấn giữa phố Hàng Chiếụ Đấy là bóng dáng Hà Nộị Vẫn từ cầu Long Biên nếu rẽ tay trái, lối chừng một cây số theo đê Yên Phụ, đến ngă rẽ xuống đường Cổ Ngư, ấy là dốc Yên Phụ, Ô Yên Phu.. Vẫn văng vẳng trong gió câu ca thuở trước. Câu hát thảnh thơi của t́nh yêu, của khát vọng, cha ông đă từng mơ ước, gửi gắm.

Trên đê Cổ Ngư
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ phiên rằm lại sang
Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua

Thật ra, theo nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Thừa Hỷ, khi nhà Lư rời đô về Thăng Long, thành Thăng Long có 4 cửa Tường Phù, tức cửa Đông nằm ở ngă tư Hàng Đường-Hàng Cá hiện nay; Đại Hưng, quăng ngă năm Cửa Nam; Diệu Đức-cửa Bắc và Quảng Phúc ở phía tây, đến giờ vẫn chưa xác định được chính xác. Các cửa ô nằm ở ṿng thành phía ngoài cùng, tức thành Đại La (hay c̣n gọi là La Thành). Thành đắp bằng đất, vừa mang chức năng bảo vệ, vừa là đê chống lụt cho cả kinh thành. Đại La thành được sử dụng dựa trên cơ sở tu bổ thành Đại La có từ trước. Mặt đông chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng, như một đoạn đê sông ngày nay, từ Bến Nứa tới Ô Đống Mác. Mặt bắc dựa theo sông Tô Lịch, từ phía nam Hồ Tây cho đến Yên Thái (đường Hoàng Hoa Thám). Mặt tây theo tả ngạn sông Tô Lịch, từ Yên TháI đến Cầu Giấỵ Và mặt nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Vơ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền nối với đê sông Hồng. Tổng chiều dài thành Đại La khoảng 30 km. Thành ở nhiều cửa ộ Ngày ngay không c̣n tư liệu đầy đủ về các cửa thành này, chỉ biết biên niên sử có chép đến các cửa ô Triều Đông (dốc Hoè Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Nam (Ô Chợ Dừa), Vạn Xuân (Ô Đống Mác).

Qua những biến thiên lịch sử, đến đời Mạc Mậu Hợp, năm 1751 thành Đại La có 8 cửa, cả thảy có tới 16 ô “Những Ô Vạn Bảo, Ô Thuỵ Chương, Ô Kim Hoa, Ô Tây Long”… giờ hoặc thành những tên phố, tên đường hoặc biến mất (như Ô Tây Long). Những những cửa, những ô giờ chỉ Ô Quang Chưởng-Ô Thanh Hà-Ô Đông Hà, nằm giữa đường đê Trần Nhật Duật rẽ vào phố Hàng Chiếu là hữu h́nh. Biết bao nhiêu triều đại mà mỗi cuộc đời chỉ là khoảnh khắc của thời gian.

Có một Hà Nội khác hẳn lúc Tô Hoài viết “Quê nhà” và Chu Thiên viết “Bóng nước Hồ Gươm”, khác hẳn lúc Thạch Lam viết “Hà Nội băm sáu phố phường” và Tam Lang viết “Tôi kéo xe”, trên dưới 60 năm. Một Hà Nội của hơn 3,2 triệu dân khác với Hà Nội chưa đầy triệu dân của Tô Hoài càng khác xa với Thăng Long vài trăm ngàn người của hơn hai thế kỷ rưỡi về trước. Hà Nội không phải ba sáu mà đă hơn 400 phố. Bao nhiêu lối vào, chẳng ai có ư định thống kệ Bao nhiêu lối vào là bấy nhiêu cửa ộ Mới đây mà đâu đă như xa lắm, khi vùng ven nội vẫn c̣n ở Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Giấy… “c̣n san sát  nhà tranh đèn dầu, vườn tre, ruộng lúa, con lợn ủn ỉn, con gà te tái”… quen thuộc như một vùng Sơn Nam, Kinh Bắc. Thật thế, nếu lấy Tháp Rùa làm tâm điểm, quay một ṿng tṛn 3600, trong phạm vi bán kính 3km là chạm hầu hết cả cửa ô, trừ Ô Cầu Giấy, xa hơn một chút, khoảng 4km. Các cửa ô giờ nằm sâu trong nội đô, giữa trung tâm Hà Nội nơi tấc đất là hàng chục tấc vàng.

Bước qua Ô Quan Chưởng vào đến Hàng Chiếụ Đỏ rực màu hạnh phúc, giờ cả phố không c̣n ai bán chiếu mà chuyển sang buôn bán chữ cắt sẵn trang chí phông màn đám cưới, thùng đựng tiền mừng. Đi thêm chút nữa là Hàng Bồ. Giờ t́m măi, chịu không xác định đâu là sân gác thượng của một nhà in, nơi ở đấy tiểu đội của Bạch Ngọc Liễn đă dùng súng trường bắn rơi một máy bay trinh sát Pháp khi liên khu I đường c̣n trong ṿng vây của mùa đông năm 1946. ấy là chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến. Ngă năm Ô Chợ Dừa, nơi giao nhau của các con đường, con phố La Thành-Khâm Thiên-Tôn Đức Thắng-Nguyễn Lương Bằng giờ vui lắm. Quán bia hơi bà béo mở suốt ngàỵ Đông nhất lúc chập tốị Chủ yếu dân công chức ít tiền ngồi nhậu, thêm sự nhập hội của cánh xe ôm về khuyạ Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền giờ chỉ là một định danh, không dấu vết.

2. Đáng gọi là cửa ô đến giờ may ra c̣n Cầu Giấy, được xác định ranh giới giữa thành phố cũ và mới bằng con sông Tô Li.ch. Đứng ở ngă tư Ô Cầu Giấy, đi thẳng một quăng ngắn là làng Ṿng, nơi khi trời bắt đầu hiu hắt gió heo may, khi gió sớm mưa chiều, trong nỗi nhớ heo hắt, Vũ Bằng, người tự nhận là một trong ba “thằng họ Vũ” làm nên nền báo chí Việt Nam mới tới hạt cốm Ṿng xanh mướt như hạt ngọc: “Lô vẫn sông Lô, cốm cốm Ṿng”. Làng Ṿng nơi chỉ cần bán mấy chục mét vuông đất là có tiền trăm triệu, tiền tỷ trong tay, chẳng mấy ai c̣n làm cốm, c̣m cơi kiếm từng ngh́n. Mà có c̣n th́ giỡ cũng dùng máy, tuyệt nhiên không c̣n vang vọng tiếng giă cốm. Từ Ô Cầu Giấy rẽ phải, dọc theo đường Láng vài bước chân là làng láng với vô số những căn nhà bốn năm tầng nguy nga đổ bóng xuống những khoảnh ruộng “húng Láng” yếm thế. 

Mới hơn chục năm trước, từ bên này cầu, bước mấy bước qua bên kia là những ao hồ, tre pheo ven đường. Thêm một đoạn đường, hồ sen Nghĩa Tân ngan ngát giữa trưa hè, xung quanh là những bạt ngàn chuốị Giờ nơi ấy mọc lên khu đô thị Làng quốc tế Thăng Long mà mỗi căn hộ lên tới trên 1 tỷ đồng. Cầu Giấy,  từ một ngă tư giờ cũng trở thành ngă năm, nơi phân biệt địa giới hành chính giữa nội thành cũ và nội thành mới, đêm cũng như ngày rừng rực ánh ánh sáng từ tấm bảng quảng cáo điện tử hắt rạ Lạ thế, phồn hoa là thế nhưng chính nơi ấy, sang thế kỷ 21 đă bốn năm, đêm đêm cái “chợ mát ban đêm” của Thạch Lam quăng 70 năm trước vẫn họp đều đặn từ ba giờ khuyạ Không phải họp ở trong mà họp giữa đường, do những người có lẽ không bước chân vào chợ ngày nàọ Trước kia, là những tấm thân uốn cong dưới gánh nặng, giờ là những chiếc xe máy thồ đèo, ngồn ngộn rau xanh mà người điều khiển xe như con nhái bén ôm lấy bó raụ Những mới rau tươi mới hái, c̣n ướt sũng sương đêm hay là nước mát, rỏ từng giọt xuống đường thành một vệt dàị Đủ các thứ rau và quả… những bông cải mềm mại và ngon lành, bên những mớ cần hay muống mượt tươi, khiến ta nghĩ đến những ao xanh rờn như tấm thảm ở thôn quệ Dưới ánh đèn đường và trong luồn gió thoảng đêm khuya, đấy là một phiên chợ của cái mát mẻ, non tươi, “phiên chợ xanh” của cả Hà Nộị Những thức hàng mong manh ấy không thể đợi được cái ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới máI tôn th́ phiên chợ xanh đă tàn.   

 Nơi nào năm 1946 Tô Hoài, nhà văn của Tổng Bưởi đứng tần ngần nh́n về xa xa, phía Chèm Vẽ, phẳng lừ xanh biếc cỏ vệt đê sông Hồng và lấp lánh ánh nước Hồ Tâỷ Nơi nào  vào một ngày cuối năm 1946, tướng Vương Thừa Vũ, chỉ huy mặt trận Hà Nội đi bộ về phía đồng Giảng Vơ đương râm ran tiếng súng ác liệt? Chịu, không thể h́nh dung nổị Càng không thể h́nh dung nổi những trận đánh ác liệt, nơi cánh quân triều đ́nh của Hoàng Tá Viêm ở Sơn Tây phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, giết chết đại uư Francis Garnier, viên chỉ huy quân Pháp trong cuộc đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất năm 1873. Mười năm sau, đến lượt Henry Rivière bị giết chết trong trận Cầu Giấy lần haị 

3. Đă có lần, những người tâm huyết với Hà Nội định bàn chuyện dựng Khải Hoàn Môn đón chào Thăng LongĐDông Đô-Hà Nội 1.000 năm. Cũng khấp khởi niềm vuị Hà Nội sẽ có một Khải Hoàn Môn hoành tráng giống như một Khải Hoàn Môn sừng sững giữa đại lộ Champ Elisé của Paris tráng lê.. Khải Hoàn Môn có thể là một cổng chào, một biểu tượng cổng, cũng có thể là một tuyến phố, tuyến đường với những vật thể kiến trúc bố cục thành chuỗi, tạo h́nh ảnh động về cổng, tạo h́nh tượng cho cửa ộ Nhưng rồi xem ra ít có ư kiến đồng thuận. Khải Hoàn Môn không phải là văn hoá phương Đông mà là sự cóp nhặt của phương Tây thế kỷ 19 trở về trước chứ sang thế kỷ 20, chẳng nước nào c̣n xây Khải Hoàn Môn nữạ Ngẫm ra cũng đúng thật. 

Cách đây không lâu lại có thêm cuộc thi Cửa ô phía Nam Hà Nộị 100 đồ án dự thi, rốt cuộc chọn đồ án của nhóm tác giả thuộc Công ty HAAI trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đoạt giải nhất. Các nhà chuyên môn, nhất là những vị trong ban giám khảo tấm tắc khen đồ án thể hiện được khái niệm cổng mà không phải là cổng, h́nh tượng đầu rồng gần gụi nhưng tổ hợp thành chuỗi tạo cảm giác biến trượt, đô.ng. Yếu tố khả dĩ quy lại ở h́nh ảnh quen thuộc của cộng, h́nh tượng rồng, lối bố cục đơn giản tạo hiệu quả mạnh và chất “thượng vơ hào hoa” như nhóm tác giả đặt tên cho phương án. Cửa ô phía Nam ghi dấu cuộc tiến công thần tốc của hoàng đế Quang Trung tiến ra kinh thành Thăng Long, đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh và lưu dấu ấn về những con “rồng lửa” của quân dân Thủ đô những ngày kiên cường chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội năm 1972… Người xem, nghe thuyết tŕnh thấy cũng có lư. “Tuy nhiên, đấy mới chỉ là ư tưởng từ một cuộc thi, chưa gợi giải pháp mới về cửa ô cho Hà Nộị H́nh thức kiến trúc cũng chưa hiện đại và chất Hà Nội của công tŕnh c̣n quá lẩn khuất”, nghe các nhà chuyên môn góp ư, thấy cũng có lư dù chẳng mấy ai nắm bắt được chất Hà Nội là ǵ. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nhận xét, thực ra nói “cửa ô” th́ cũng chưa chính xác lắm. Phải đi qua được th́ mới gọi là cửa Ô.

Những “Ô” vẫn tồn tại trong tâm khảm người Hà Nội và cửa ô chỉ có ở mảnh đất nàỵ Chữ “cửa ô” giản dị và thân thuộc của Hà Nội c̣n bỏ ngỏ chờ đợi một khái niệm với, một h́nh ảnh kiến trúc mớị 

4. Những cửa ô, nếu có thể th́ đặt ở đâủ ở phía Bắc, đă có thời UBND TP.Hà Nội định đặt giữa bùng b́nh, nơi giao nhau của Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn về và Quốc lộ 5 từ Hải Pḥng lên, coi như một cửa ộ Phương án ấy sau cũng bị huỷ bỏ. Hà Nội thêm quận mới, từ huyện Gia Lâm, giờ một phần thành quận Long Biên, quăng bùng binh ấy nằm giữa quận mớị

Phía Nam, nơi dễ mở cửa ô nhất, có lẽ. Nơi ấy đă có bức tượng 3 mũi trên của trận đánh đồn Ngọc Hồi năm 1789, giờ đang tranh căi nên là một Khải hoàn môn, một cổng chào hay là một con đường?

Khó xác định cửa ô nhất có lẽ là phía Tây thành phố. Hà Nội phát triển mạnh về hướng Tây Bắc. Nơi ấy, quận mới Cầu Giấy sẽ là trung tâm hành chính trong tương lai Thủ độ Kế sát là huyện ngoại thành Từ Liêm. Nhưng đường sá, nhà cửa đă san sát, có thể chẳng bao lâu nữa cũng trở thành quận mới, thật khó phân biệt rạch ṛi đâu phố, đâu làng.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17