Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

K̀ BÍ SUỐI CÁ THẦN Ở THANH HOÁ

ĐIỂM ĐẾN MỚI CỦA KHÁCH DU LỊCH!

***********

                                                                         Nguyễn Văn Công* 
 

        Đến Thanh Hoá, chúng ta ghé thăm thành Nhà Hồ cổ kính, đặt chân đến rừng quốc gia Bến En hùng vĩ, thơ mộng và có thể tắm trên băi biển Sầm Sơn nổi tiếng. Song, đối với khách du lịch trong và ngoài nước, đến Thanh Hoá mà chưa ghé thăm Suối Cá Thần th́ kỳ nghỉ đó của du khách chưa mang đầy ư nghĩa của một chuyến du lịch.

      Cá Tiên hay Cá Thần?

      Cá Thần có từ bao giờ? Không ai biết! Tại sao lại gọi là cá Thần? Chẳng ai hay! Cá Thần chính là loài cá xuất hiện ở Suối Cá Thần  tại địa bàn làng Ngọc, xă Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Theo các bậc cao niên ở làng Ngọc th́ Cá Thần có từ rất lâu đời, khi họ sinh ra là đă có loài cá này. Có người th́ gọi là cá Thần, có người lại gọi là Cá Tiên. Cả 2 tên đều phù hợp để đặt cho loài cá này. Gọi là Cá Tiên v́ trông rất đẹp, rực rỡ và không giống với những cá b́nh thường khác. Về h́nh thù, Cá Tiên có những nét giống với cá chép, môi đỏ rực, hai bên có khuyên tai to lộ rơ, thân cá màu đỏ hồng trông rất đẹp, rực rỡ và bắt mắt. Gọi là Cá Thần  v́ loài cá này đă đi vào cơi tâm linh của con người qua những câu chuyện được lưu truyền về chính nó. Những câu chuyện mà bất cứ ai, từ người già cho đến những đứa trẻ ở đây ai ai cũng thuộc để kể cho du khách nghe. Chuyện kể rằng: ngày xưa, có một  người từ xứ khác đến nơi đây và đă liều lĩnh  bắt trộm Thần. Mấy hôm sau, trên đường về ông đă bị đột tử giữa đường. Không dừng lại ở đó, con cái của ông người th́ chết trẻ, đứa th́ bị tật nguyền, què quặt…. Cái tên Cá Thần được bắt đầu từ đó. Chính v́ vậy, Cá thần đă đi vào huyền thoại của người dân xứ Thanh, mọi người càng tôn sùng những chú cá Thần của ḿnh, họ thường chăm sóc, nuôi nấng, chiều chuộng hết sức chu đáo những chú cá. Theo lời kể của người dân địa phương những người cao tuổi th́ Suối Cá Thần là vật được mọi người tôn kính và thờ chúng để cuộc sống b́nh an. Cụ Lân, năm nay đă ngoài 70 tuổi, cho biết: “ Cá Thần là vật linh thiêng của làng, chính v́ vậy, không ai được bắt và  ăn thịt cá”. Có lẽ v́ lư do đó nên tại một hang động phía trên ngọn núi, người ta đă lập một đền thờ. Nơi đây, du khách có thể thắp hương để cầu nguyện thần cá phù hộ cho ḿnh. Phải chăng Suối Cá Thần chỉ là chuyện hư cấu của người dân bản địa? Bí ẩn vẫn c̣n đó!

      Suối Cá Thần- tiềm năng du lịch cần đánh thức! 

      Cá thần sinh sống ở Suối Cá thần. Suối Cá thần được bắt đầu từ chân của một ngọn núi đá, nơi đây đa số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Ḍng nước trong vắt được chảy ra từ một miệng hang có đường kính chừng 1 mét. Mực nước thông thường chỉ sâu khoảng 30-54cm, vào mùa nước cạn (thường vào mùa Đông) mực nước chỉ chừng 20 - 25 cm, vậy mà có đến hàng trăm ngàn con cá nối đuôi nhau như những đoàn quân ra trận. Mùa nước cạn, những chú cá khoảng từ 1-2 kg cho đến khoảng trên 10kg thoải mái đùa giỡn, lộ rơ phần bụng và phần trên của cá. Du khách cũng có thể vuốt ve thân h́nh của cá làm chúng thích thú. Đây là một trong những cảnh đẹp vô cùng ấn tượng mà hầu hết du khách trong và ngoài nước tỏ ra yêu thích nhất. Nét độc đáo, hoang sơ và hùng vĩ của suối Cá Thần đă được Nhà nước xếp vào một trong những cảnh đẹp Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch th́ suối cá thần ở Thanh Hoá là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Chính v́ vậy, trong thời gian gần đây, các công ty du lịch thường thiết kế Tour cho du khách đến Thanh Hoá theo hướng thành Nhà Hồ - Sầm Sơn - Suối Cá Thần…..

      Phải thừa nhận rằng, phong cảnh nơi đây “ sơn thuỷ hữu t́nh”. Trên đường đi vào Suối Cá Thần, từ phía bên này ḍng sông Mă nổi tiếng hùng vĩ trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên, làng bản với những căn nhà sàn đơn sơ, mộc nạc của đồng bào dân tộc Mường. Chiếc cầu treo hiện đại bắc qua ḍng sông Mă như h́nh con thoi uốn lượn, bên dưới chiếc cầu là ḍng nước trong vắt. Những dăy núi đá cao vút có h́nh hài khác nhau nằm hai bên bờ sông với những vẻ đẹp phong phú do tự nhiên ban tặng. Nếu chúng ta muốn khám phá ḍng sông chảy xiết để tận hưởng cảm giác mạnh mẽ nhưng mát mẻ của thiên nhiên, chúng ta có thể đi trên những con đ̣ của người dân bản xứ.

      Phong cảnh tuy thật hữu t́nh, song có thể nói rằng đây là một tiềm năng du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tính chuyên nghiệp chưa cao. Theo quan sát của chúng tôi th́ cơ sở hạ tầng chưa c̣n đơn giản, chưa thực sự đồng bộ so với các điểm du lịch khác. Các mặt hàng lưu niệm và các dịch vụ chưa phong phú, đội ngũ hướng dẫn viên chưa đực đào tạo bài bản, đa số là những hướng dẫn viên “ nhí” trong làng tuổi từ 10-14 tuổi.

      Theo các nhà khoa học th́ Cá thần có thể sống trong một con suối ngầm bên trong ḷng núi. Do đó, cần phải bảo vệ môi trường nước một cách tối đa. Việc du khách dùng những loại thức ăn như bắp cải, bắp ngô…. cho cá ăn quá nhiều sẽ vô t́nh làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến “sức khoẻ” của loài cá.  Chính v́ vậy, cần có những biện pháp thiết thực để chăm sác bảo vệ, bảo tồn loài cá cũng như  việc khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch hấp dẫn này. 
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17