Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân cư


Dân tộc Hoa

Tên dân tộc: Hoa (Hán).
Dân số: 862.371 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Trong cả nước.


Phong tục tập quán:
Ở nhà ba gian, hai chái, sống gắn bó với nhau trong một khu vực. Các gia đ́nh trong cùng ḍng họ quây quần bên nhau. Người cha là chủ gia đ́nh. Con trai được thừa kế gia tài và con trai cả được phần hơn. Thờ cúng người chết tại nhà. Trong thôn xóm đều có chùa, đền, miếu để thờ cúng. Hôn nhân của con do cha mẹ quyết định trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh kinh tế và địa vị xă hội. Việc ma chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt. 

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.

Văn hoá: 
Người Hoa thích hát "sơn ca", nhạc kịch. Nhạc cụ có: kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, lăo bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục,...

Trang phục: 
Nam mặc quần áo. Nữ mặc áo 5 thân cài cúc vải ở bên mép.

Kinh tế:

Làm nhiều nghề khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán... Có truyền thống trồng lúa nước và nổi tiếng về các nghề gia truyền.

 

Dân tộc Hrê

Tên dân tộc: Hrê (Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy...).
Dân số: 113.111 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Phía tây tỉnh Quảng Ngăi và B́nh Định. 


Phong tục tập quán:
Thờ nhiều thần linh, "già làng" có uy tín cao và đóng vai tṛ quan trọng. H́nh thức gia đ́nh nhỏ rất phổ biến ở dân tộc này. ở nhà sàn.

Ngôn ngữ: 
Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá:
Có lễ hội đâm trâu, thích sáng tác thơ ca. Ka Choi và Ka Lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào. Nhạc cụ đa dạng: đàn Brook, Ching Ka La, sáo Ling La...

Trang phục:
Mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa.

Kinh tế:
Làm lúa nước và chăn nuôi. Nghề đan lát khá phát triển.
 
Dân tộc Kháng

Tên dân tộc: Kháng (Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm).
Dân số: 10.272 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Sơn La, Lai Châu. 

 

Phong tục tập quán:
Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian, hai chái. Mỗi nhà có 2 bếp lửa (một bếp để nấu ăn hàng ngày, c̣n một bếp để sưởi và nấu đồ cúng khi bố mẹ chết). Tục cưới xin trải qua các lễ thức sau: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu cho chàng trai đi ở rể, lễ cưới lần hai, đưa cô dâu về nhà chồng.

Ngôn ngữ: 
Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer.

Trang phục:
Trang phục giống người Thái. Nữ nhuộm răng đen, ăn trầu.

Kinh tế:
Làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính, trồng bông rồi đổi lấy vải. Đồ đan: ghế, rổ, rá, nia, ḥm, gùi...

 

Dân tộc Khmer

Tên dân tộc: Khmer (Việt gốc Miên, Khmer Krôm).
Dân số: 1.055.174 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

 

Phong tục tập quán:

Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật ḍng tiểu thừa. Sùng kính đạo Phật. Thanh niên trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà ở lợp bằng lá dừa nước, ít nhà lợp ngói.

Văn hoá:
Có tiếng nói và chữ viết riêng. Sống xen kẽ với người Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Các ngày lễ lớn là lễ Chôn Chơ Nam Thơ Mây (năm mới), lễ Phật Đản, lễ Đôn Ta (Xá tội vong nhân), lễ hội Ooc-Om-Bok (cúng trăng).

Kinh tế:
Làm lúa nước từ lâu đời. Chăn nuôi và các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt. 
 

Dân tộc Khơ Mú

Tên dân tộc: Khơ Mú (Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy).
Dân số: 56.542 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái.


Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên và các nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tin là có ma: "ma trời", "ma đất", "ma rừng"... Hôn nhân tự do, ở rể một năm, người cùng ḍng họ không được lấy nhau. Nhà ở sơ sài, sống du canh du cư.

Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá: Có vốn truyền thống văn hoá lâu đời. 

Trang phục:

Trang phục giống người Thái, nhưng trang sức có nét riêng.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, hái lượm và săn bắn. Nghề đan lát phát triển. 

 

Dân tộc Việt (Kinh)

Tên dân tộc: Kinh (Việt).
Dân số: Khoảng 65,8 triệu người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị. 


Phong tục tập quán:

Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lăo. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Đ́nh làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đ́nh, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đă khuất. Mỗi ḍng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung. 

Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.

Văn hoá:
Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng đạt tŕnh độ nghệ thuật cao. Có nhiều lễ hội, hàng năm có hội làng.

Trang phục:
Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.

Kinh tế:
Làm ruộng nước, có kinh nghiệm trong việc đắp đê đào mương, trồng lúa nước. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi phát triển. Nghề gốm có từ sớm.

 

Dân tộc La Chí

Tên dân tộc: La Chí (Cù Tê, La Quả).
Dân số: 10.765 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Hà Giang, Lào Cai.


Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn ba gian, bàn thờ tổ tiên đặt ở gian to nhất. Con lấy họ cha. Trong lễ cưới nhà trai phải nộp tiền cho nhà gái. Mỗi ḍng họ đều có trống và chiêng riêng, dùng vào việc cúng bái. Tết tháng 7 là tết lớn nhất. 

Ngôn ngữ:

Thuộc nhóm Kadai.

Văn hoá: 
Nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi bằng lá cây... Các tṛ chơi trong dịp lễ hội: ném c̣n, đánh quay, đu quay, đu dây...

Trang phục:
Nam mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn. Nữ mặc áo dài tứ thân, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hoặc váy.

Kinh tế:
Làm ruộng bậc thang. Có nghề dệt vải bông, nhuộm chàm từ lâu đời. Sống định canh định cư thành từng bản.

 

Dân tộc La Ha

Tên dân tộc: La Ha (Xá Khắc, Phlắc, Khlá).
Dân số: 
5.686 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Sơn La, Lào Cai.


Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn, có 2 cửa với 2 thang lên xuống tại hai đầu. Hôn nhân tự do. Chàng trai đến nhà cô gái dùng sáo, nhị, lời hát để tỏ t́nh. Sau lễ dạm hỏi, chàng trai phải ở rể từ 4-8 năm. Hết hạn đó mới tổ chức cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Vợ đổi họ theo chồng.

Người La Ha tin có nhiều ma: ma rừng, ma nước, ma sương, ma nhà,... Trong gia đ́nh có bàn thờ ma nhà và chỉ thờ một ông bố. 
Lễ tạ ơn cha mẹ vào mùa hoa ban nở hàng năm. Người chết được chôn theo cả tiền và thóc.

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai.

Trang phục:
Người La Ha mặc giống người Thái Đen.

Kinh tế:
Sống bằng nghề làm rẫy theo lối du canh và hái lượm. Ngày nay nhiều bản đă làm ruộng, biết đắp bờ chống xói ṃn nương, trồng bông nhưng không dệt vải.

 

Dân tộc La Hủ

Tên dân tộc: La Hủ ( Xá Lá Vàng, C̣ Xung, Khù Xung, Khả Quy).
Dân số: 6.874 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện Mường Tè (Lai Châu).


Phong tục tập quán:
Sống định canh định cư ở trên sườn núi. Nhà ở phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Bàn thờ và bếp đặt tại nơi ngủ của chủ gia đ́nh. Phụ nữ sinh con tại buồng ngủ. Sau 3 ngày đặt tên đứa bé, trong 3 ngày đó, nhà có khách th́ người khách này được mời đặt tên cho đứa bé. Con trai thừa hưởng tài sản. Trai gái tự do hôn nhân. Sau lễ cưới, con trai phải ở nhà vợ 2-3 năm sau đó mới đón vợ về nhà ḿnh.

Việc thờ cúng tổ tiên, thực tế người La Hủ chỉ dành cho cha mẹ đă khuất. Có lễ cúng thần đất để cầu an, cúng gọi hồn ngô, lúa khi gieo cấy xong và lúc thu hoạch, cúng tổ sư nghề rèn...

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Văn hoá:
Có nhiều điệu múa khèn. Khi hát thường dùng tiếng Hà Nh́ theo nhịp điệu riêng. Kho tàng truyện cổ phong phú. Có lịch riêng theo 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).

Trang phục:
Nữ mặc quần, áo dài tới cổ chân, lễ tết mặc thêm áo ngắn. Cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, đính xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ. Nam mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc.

Kinh tế:
Trồng lúa nước và làm nương dẫy, đàn ông có nghề phụ săn bắn, đan lát và rèn.

 

Dân tộc Lào

Tên dân tộc: Lào (Lào Bốc, Lào Nọi).
Dân số: 11.611 người (năm 1999).

Địa bàn cư trú: 
Huyện Điện Biên (Điện Biên), huyện Phong Thổ, Than Uyên (Lai Châu), huyện Sông Mă (Sơn La).

 

Phong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên, chịu ảnh hưởng của đạo Phật.
Thường mang các họ Ḷ, Lường, Vi... Con cái theo họ cha. Sống định cư. Nhà rộng ḷng, thoáng đăng, chắc chắn. Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ th́ chết thiêu xác.

Ngôn ngữ: 
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Văn nghệ dân gian chịu ảnh hưởng của văn nghệ dân gian Thái, có tục múa Lăm vông trong các dịp lễ hội.

Trang phục:

Nữ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu hoa văn sặc sỡ. Nam thường xăm h́nh chữ "vạn" ở cổ tay và h́nh con vật vào đùi. 

Kinh tế:
Làm ruộng lúa nước, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển

 

Nguồn: vietnamtourismgov

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17