Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân cư


Dân tộc Pà Thẻn

Tên dân tộc: Pà Thẻn (Pà Hưng, Tống).
Dân số: 5.569 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang. 
   

 
Phong tục tập quán:

Ở nhà sàn, nhà nền đất và nhà nửa sàn nửa đất. Thờ cúng tổ tiên trong nhà, thờ thổ công, cúng cơm mới, cúng cầu mưa, cúng hồn sung... Người trong cùng ḍng họ không được lấy nhau. Có tục ở rể tạm thời, nếu gia đ́nh không có con trai mới lấy rể về ở hẳn. Người ở rể phải thờ ma họ vợ. Con cái một nửa theo họ bố, một nửa theo họ mẹ.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao.

Văn hoá:
Văn hoá dân gian khá phong phú như: có kho tàng truyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu múa, các loại nhạc cụ (khèn bè, đàn tày nhậy, sáo trúc...).

Trang phục:
Trang phục rực rỡ. Nam giới mặc áo cánh, quần dài, đầu quấn khăn. Nữ giới mặc váy dài, áo, yếm, khăn đội đầu với nhiều hoa văn trang trí, đeo ṿng trang sức bằng bạc.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, trồng lúa và ngô. 

 

Dân tộc Phù Lá

Tên dân tộc: Phù Lá (Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Xí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang).
Dân số: 9.046 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, đông nhất ở Lào Cai.
   


 
Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên và tin vạn vật hữu linh. Mỗi bản có từ 10 đến 15 nóc nhà. Nhà có một gian, hai chái, mái lợp tranh. Sống thành bản riêng. Già làng, trưởng bản, trưởng ḍng họ có uy tín trong làng bản. Hôn nhân tự do. Sau lễ đính hôn một, hai năm, đám cưới có thể tổ chức. Cô dâu về ở nhà chồng.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Trang phục:
Nam mặc quần, áo xẻ ngực, trên thân áo và ở nẹp ngực có đính hạt cườm h́nh chữ thập. Trang phục nữ có nhiều hoa văn, ngoài áo có yếm cổ vuông thêu hoa văn, đằng trước đính hạt cườm tạo thành đường song song hoặc sao tám cánh.

Kinh tế:
Làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi trâu, ngựa, lợn. Nghề thủ công là mây, tre làm gùi và các vật dụng để dùng và trao đổi

 

Dân tộc Pu Péo

Tên dân tộc: Pu Péo (Ka Beo, Pen Ti Lô Lô).
Dân số: 705 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Hà Giang. 
   

 

Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, sống tập trung thành từng nhóm nhỏ bên cạnh người Hoa, Mông. Mỗi ḍng họ có tên đệm riêng. Con cái lấy họ cha, người cha là chủ nhà. Người Pu Péo coi trọng thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường đặt những hũ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho một đời.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai.

Văn hoá:
Dân tộc Pu Péo là một trong số ít dân tộc c̣n sử dụng trống đồng, trống "đực" và "cái" được ghép với nhau thành cặp. Có các ngày lễ: lễ cưới hỏi, ma chay, cầu an, Tết Nguyên Đán, tết mùng 5 tháng 5...

Trang phục:
Nữ dùng khăn, váy, áo, tạp dề, sử dụng kỹ thuật can đáp vải khác màu để có hoa văn sặc sỡ. Nam mặc như các dân tộc khác quanh vùng.

Kinh tế:
Làm nương, ruộng nương, trồng ngô, lúa, lúa mạch, đậu. Sử dụng cày bừa trâu ḅ làm sức kéo. Bữa ăn hàng ngày là bột ngô đồ chín.

 

Dân tộc Ra Glai

Tên dân tộc: Ra Glai (Ra Glay, Hai, Noa Na, La Vang)
Dân số: 96.931 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Phía nam tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận. 
   

 

Phong tục tập quán:

Thờ thần (Giàng). Theo chế độ Mẫu hệ, con theo họ mẹ. Hôn nhân do gia đ́nh nhà gái lo, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Sống du canh du cư. Ở nhà sàn, đứng đầu là trưởng làng. Làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

Văn hoá:
Nhạc cụ gồm chiêng cồng, đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre. Trong sinh hoạt văn nghệ, h́nh thức hát đối khá phổ biến. Sau thu hoạch, có hội làng để tạ ơn thần và ăn mừng lúa mới.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, săn bắn hái lượm, rèn, đan lát. Một số nơi đă làm ruộng nước.

 

Dân tộc Rơ Măm

Tên dân tộc: Rơ Măm.
Dân số: 352 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: làng Le, xă Morai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 
   


Phong tục tập quán:

Ở theo làng (đê), đứng đầu là trưởng làng. Có nghi lễ thờ cúng trong quá tŕnh sản xuất. Hôn nhân gồm có lễ ăn hỏi và cưới xin. Sau lễ cưới vài ba ngày có thể bỏ nhau nhưng lâu hơn th́ không được. Mỗi gia đ́nh gồm có nhiều thế hệ sống chung nhưng độc lập về kinh tế. Khi có người chết th́ được chôn ở nghĩa địa nằm ở phía tây của làng.


Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá:
Sinh hoạt văn hoá cộng đồng và có một số nghi lễ thờ cúng chung. 

Trang phục:
Nữ mặc váy quấn bằng vải mộc dài quá đầu gối, áo cộc tay, trang sức: khuyên hoa tai, ṿng tay, chuỗi hạt cườm. Nam đóng khố, vạt trước dài quá gối, vạt sau dài tới ống chân.
Kinh tế:
Làm rẫy, săn bắn và hái lượm. Lúa nếp là lương thực chủ yếu.

 

Dân tộc Sán Chay

Tên dân tộc:Sán Chay (Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận).
Dân số: 147.315 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú:Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. 
   

 

Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên là chính, song chịu ảnh hưởng Phật giáo và Nho giáo. Nhà ở bằng đất. Nhà được mường tượng như con "trâu thần", 4 cột chính tượng trưng cho 4 chân, rui, mè là xương sườn, nóc nhà được coi là sống lưng. Tại góc nhà thuộc phần ngoài của nhà có một căn buồng nhỏ, nơi thờ "hương hoả", được coi là linh thiêng nhất trong mỗi gia đ́nh. 

Có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Người cha là chủ nhà. Sau khi cưới cô dâu về ở với cha mẹ đẻ cho đến khi mang thai mới về ở hẳn nhà chồng.


Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Có nhiều truyện cổ, thơ ca, ḥ, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt śnh ca là h́nh thức sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn nhất. Nhạc cụ gồm: thanh la, năo bạt, trống, chuông, kèn...

Trang phục:
Giống người Kinh hoặc người Tày.

Kinh tế:
Làm ruộng nước, nông nghiệp đóng vai tṛ quan trọng. 

 

Dân tộc Sán D́u

Tên dân tộc: Sán D́u (Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc).
Dân số: 126.237 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. 
   

 

Phong tục tập quán:

Ở nhà trệt, mái lợp rạ, tranh hoặc ngói trong từng xóm nhỏ. Thờ cúng tổ tiên, táo quân, thổ thần... Trong một năm có các lễ: Thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo... Cha mẹ quyết định việc cưới xin. Người cha là chủ gia đ́nh. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài. Nhiều lễ thức trong ma chay.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.

Văn hoá:
Lối hát đối nam nữ rất phổ biến. Các nhạc cụ: tù và, kèn, trống, sáo, la thanh. Các tṛ chơi dân tộc: đi cà kheo, đánh cầu lông, đánh khăng, kéo co.

Trang phục:
Mặc gần giống người Kinh. 

Kinh tế:
Làm ruộng lúa, chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát,... Sử dụng chiếc xe quệt (không bánh) dùng trâu kéo để vận chuyển. Đồ giải khát thông thường là nước cháo loăng

 

Dân tộc Si La

Tên dân tộc: Si La (Cú Dé Xử, Khà Pé).
Dân số: 840 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lai Châu. 
   


Phong tục tập quán:

Ở nhà trệt, bếp lửa đặt ở giữa nhà. Kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người nam cao tuổi nhất, có vai tṛ quan trọng đối với tổ chức, sinh hoạt của họ, đặc biệt là thờ cúng. Trong xă hội, thầy mo được coi trọng. Lễ cưới tổ chức hai lần, cách nhau khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về. Băi mộ nằm xa khu dân cư, mộ những người cùng họ tập trung một nơi. Nhà mồ dựng trước khi đào huyệt. Quan tài gỗ độc mộc. Ngày làm tang cũng là ngày hội. Để tang cha mẹ 3 năm. Mộ chôn không cải táng. Thờ cúng tổ tiên và cúng bản rất được coi trọng.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.

Trang phục:
Trang phục nữ khá độc đáo: ngực áo bằng vải khác màu, gắn nhiều xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của nữ khác nhau theo lứa tuổi. Thiếu nữ thường đeo túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ. Răng để trắng (tục cũ nam nhuộm răng đỏ, nữ nhuộm răng đen).

Kinh tế:
Trồng lúa nương, ngô và lúa nước. Săn bắn và hái lượm vẫn có ư nghĩa đối với đời sống

 

Dân tộc Tày

Tên dân tộc: Tày (Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí).
Dân số: 1.477.514 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang. 
   

Phong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên. Nơi thờ tổ tiên chiếm vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà. Chiếc giường trước bàn thờ để không, khách lạ không được ngồi, nằm trên đó. Người mới sinh không được đến chỗ thờ tổ tiên.Trong gia đ́nh thường quư con trai hơn và có quy định rơ ràng giữa các thành viên. Bản thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà.

Ngôn ngữ:
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hóa:
Có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, múa nhạc... phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày mến khách, cởi mở, rất trọng những người cùng tuổi.

Trang phục:
Mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy.

Kinh tế:
Nông nghiệp cổ truyền phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai.

 

Dân tộc Tà Ôi

Tên dân tộc: Tà Ôi (Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi).
Dân số: 34.960 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), huyện Hương Hoá (tỉnh Quảng Trị)

 

Phong tục tập quán:

Ở nhà sàn dài, có nhà công cộng (kiểu nhà rông) dựng ở giữa làng dùng để hội họp, lễ hội. Tin vào đa thần và có nhiều lễ hội cúng Giàng (thần).
Hôn nhân tự do. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài. Trưởng họ đóng vai tṛ quan trọng.

Khi chết được vài năm th́ cải táng mộ, mộ lúc này được được xây đẹp, công phu, dựng tượng quanh bờ rào mồ.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Văn hoá:
Nhạc cụ có chiêng, cồng, đàn, sáo, kèn, trống, khèn. Có các làn điệu dân ca: Ka lơi, Ba boih, rơin, cha chấp,... và nhiều tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ. 

Trang phục:
Nữ có áo váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo, nam giới đóng khố, ở trần. Đồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm.

Kinh tế:
Làm rẫy, một số nơi làm ruộng nước, có vườn cây ăn quả, đào ao thả cá. 
 

Nguồn: vietnamtourismgov

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17