Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân cư


Dân tộc Thái

Tên dân tộc: Thái (Tày, Táy Đăm, Táy Khào, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thờ Đà Bắc).
Dân số: 1.328.725 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà B́nh, Nghệ An.


Phong tục tập quán:

Thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Nhiều nghi lễ cầu mùa. Trong hôn nhân có tục ở rể khi có con gái gả chồng. Đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". Người Thái ở nhà sàn. Người Thái Đen làm nhà có h́nh mai rùa, trang trí theo phong tục xưa. 

Ngôn ngữ:
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Có vốn văn học cổ truyền quư báu: thần thoại cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... thích ca hát, ngâm thơ, hát theo lời thơ, đệm đàn và múa (gọi là khắp). Có nhiều điệu múa: xoè Thái, múa sạp. Hạn khuống, ném c̣n là đặc trưng văn hoá của người Thái.

Trang phục:
Nữ mặc áo, váy, khăn theo lối cổ truyền dân tộc.

Kinh tế:
Làm ruộng, cấy lúa, làm nương, trồng hoa mùa và nhiều cây khác. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải. Dệt thổ cẩm là sản phẩm độc đáo

 

Dân tộc Thổ

Tên dân tộc: Thổ (Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Tày Poọng, Đan Lai, Ly Hà).
Dân số: 68.394 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: phía tây tỉnh Nghệ An.

Phong tục tập quán:

Xưa ở nhà sàn, nay hầu hết là nhà trệt. Sống đoàn kết và gắn bó với nhau. Có tục "ngủ mái": Nam nữ thanh niên được nằm tâm t́nh với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội (nhưng phải sử sự đứng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh). Từ đó mà chọn bạn trăm năm. Muốn cưới vợ cho con, nhà trai khá tốn kém về lễ vật, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai. Thờ "thần", "ma" và những vị có công khai khẩn đất đai, lập làng hay đánh giặc. Các gia đ́nh đều thờ cúng tổ tiên. Hàng năm, có lễ xuống đồng và lễ ăn cơm mới.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường.

Văn hoá:
Xưa có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát, đồng dao. Vốn văn nghệ dân gian đến nay đă bị thất truyền, mất mát nhiều.

Trang phục:
Giống như người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi nữ mặc váy mua của người Thái, đội khăn vuông trắng. Khăn tang là khăn trắng dài.

Kinh tế:
Làm rẫy, trồng lúa và gai. Sử dụng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai là nguyên liệu quan trọng trong đời sống, kinh tế. Rừng đóng vai tṛ lớn trong đời sống

Dân tộc Xinh Mun

Tên dân tộc: Xinh Mun (Puộc, Pụa).
Dân số: 18.018 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Vùng biên giới Việt Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.

 

Phong tục tập quán:

Ở nhà sàn, mái h́nh mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu hồi. Thờ cúng tổ tiên và tổ chức cúng lễ ma bản, cúng mường. Họ có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần. Hôn nhân nhà trai phải lo. Sau lễ dạm, lễ hỏi là đến lễ đi ở rể. Khi đă có vài ba con th́ nhà trai mới tổ chức đón dâu, lấy chung một tên khác do cậu hoặc thầy cúng đặt. Con theo họ cha. Khi người bố chết, con trai cả giữ vai tṛ quan trọng. Không có tục cải táng hay tảo mộ.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Họ có nhiều nghi lễ và kiêng cữ, có lễ cúng mường hàng năm là lễ chung.

Trang phục:
Trang phục như người Thái, Lào.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, hái lượm, săn bắn và chăn nuôi, một số nơi làm lúa nước. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền. Mua bán theo chế độ đổi hàng.

 

Dân tộc Xơ Đăng

Tên dân tộc: Xơ Đăng (Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ Dra, Hđang, Mơ Nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Con Lan, Bri La Teng).
Dân số: 127.148 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngăi. 


 

Phong tục tập quán:

Thờ nhiều thần liên quan đến sản xuất và sinh hoạt. Hôn nhân tự do, cưới đơn giản, sau ngày cưới họ ở luân chuyển mỗi bên gia đ́nh ít năm. Sống thành làng, có nhà rông h́nh lưỡi ŕu là nơi sinh hoạt chung của làng. Già làng được nể trọng và điều hành mọi sinh hoạt chung. Tên không có họ nhưng có từ phân biệt nam, nữ.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Múa hát, tấu chiêng cồng, chơi đàn, kể chuyện cổ là sở thích. Lễ hội truyền thống có lễ đâm trâu. Nam có tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ...

Kinh tế:
Làm rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. Nhóm Mơ Nâm làm ruộng nước, nhóm Tơ Dra có nghề rèn quặng sắt.

 

Dân tộc Xtiêng

Tên dân tộc: Xtiêng (Xa Điêng).
Dân số: 66.788 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Bốn huyện phía bắc tỉnh B́nh Dương, một phần ở Đồng Nai, Tây Ninh. 
 

 

Phong tục tập quán:
Đứng đầu là già làng am hiểu tập tục, có uy tín, tháo vát. Họ sống định canh định cư theo từng gia đ́nh. Tin vào sức mạnh huyền bí của sấm sét, trời đất, trăng, mặt trời. Tính tuổi theo mùa rẫy. Trong hôn nhân, họ lấy vợ lấy chồng khác ḍng họ. Cô dâu về ở nhà chồng ở sau ngày cưới.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Họ rất yêu âm nhạc. Nhạc cụ là bộ chiêng 6 cái, cồng, khèn bầu.

Trang phục:
Nữ mặc váy, nam đóng khố. Mùa đông choàng thêm tấm vải. Họ để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, xăm mặt, xăm ḿnh. Đeo nhiều loại trang sức làm bằng gỗ hoặc ngà voi.

Kinh tế:
Nhóm Xtiêng Bù Đéc làm ruộng nước, dùng trâu ḅ kéo cày. Nhóm Xtiêng Bù Lơ ở vùng cao làm rẫy.

Nguồn: vietnamtourismgov

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17