Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Đẻ đất đẻ nước

Trong kho tàng văn học dân gian th́ ta không chỉ nói đến văn học của Dân tộc Việt (người Kinh) mà phải bao gồm cả 54 sắc dân khác trong cộng đồng Việt Tộc, Xin giới thiệu đến quư vị Bài Sử Thi của dân Tộc Mường

Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có quy mô hoành tráng. Bản sưu tầm ở Thanh Hoá dài tới 8503 câu thơ. Người Mường ở Nghĩ Lộ, Hoà B́nh và miền tây Thanh Hoá c̣n truyền tụng "Đẻ đất đẻ nước". Các thầy mo (thầy cúng) vẫn đọc "Đẻ đất đẻ nước" trong các tang lễ.

2. Tóm tắt

Thuở ấy, khi đất trời c̣n hỗn mang, bỗng "mưa dầm mưa dăi" nước ngập mênh mông, 50 ngày sau mới rút hết. Tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành cao trọc trời, biến thành ông Thu Tha, Bà Thu Thiên. Hai Thần truyền lệnh làm ra Đất, Trời và Vạn vật. Sau đó, nắng dữ dội suốt 12 năm liền, mặt đất xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước một trận mưa lớn. Tức th́ mưa to gió lớn suốt chín, mười ngày đêm; hạt mưa to bằng quả bưởi, nước lại ngập bao la. Bẩy tháng sau nước rút cạn, có một cây si khổng lồ mọc lên tua tủa 1919 cành. Trời sai con Sâu Gang khoét ruỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗi cành hoá ra một bản mường:

..."Một cành đổ về đất Sạp
Nên mường Sạp.
Một cành đổ về đất Giạp
Nên mường Giạp.
Một cành ngă về đất Bi, đất Lỗ.
Nên Mường Bi, Mường Lỗ..."


Có một cành si lại hoá ra Mụ Dạ Dần; mụ đẻ ra hai cái trứng ḱ dị, nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Vừa mới nở, cun Bướm Bạc đă ăn hết 9 chơ cơm; cun Bướm Bờ ăn hết 5 chơ xôi:

"Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ
Lớn cao hơn đụn chính, đụn mười.
Tiếng cười như tiếng trống cái
Tiếng nói như tiếng sấm vang
Xương vai dài tám mươi lóng
Xương sống dài bẩy mươi gang..."


Vua trời cho mười nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Hai cun cươi ngựa bạc, vác ná đi săn lợn rừng, gặp các nàng tiên "lưng ong, tóc mượt". Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ nên chồng . Sau 12 năm 9 tháng, hai nàng tiên sinh được một bầy con mà "Trống chim Tùng, mái chim tót là con út con yêu". Đôi chim trống mái sau "9 ngày, 9 đêm, 9 tháng" để ra 1919 chiếc trứng nở ra Thần Chớp, Thần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, thú dữ... Đôi chim đẻ ra lứa thứ hai "được một trứng đen đen bốn khúc - Trứng bầu dục 4 khuôn - Mặt vuông mặt tṛn chín cạnh -Rành rành mười hai quai"... Mụ Dạ Dần sai chim chiền chiện ấp, trứng nở ra một bầy con, mỗi đứa nói một thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Kinh, tiếng Mọn, tiếng Mường, tiếng Mán, tiếng Mèo… Trứng cũng nở ra anh em nhà lang: ông Dịt Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng.... Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mường có từ đấy.

Thần Cuộng Minh Vàng Rậm, nàng ả Sấm Trời "đúc 9 mặt trời, đúc được 12 mặt trăng" làm chói chang trời đất. Họ nhà Ngao "thần nỏ" dùng cung tên bắn rụng hết, chỉ để lại một mặt trăng, một mặt trời. Rồi ông Thu Tha, bà Thu Thiên làm ra năm, tháng, ngày, đêm, bốn mùa cho người theo đó làm ăn sinh sống.

Người Mường chưa có thủ lĩnh.Mường nước mời ông Dịt Dáng, rồi mời Lang Tá Cái ra "cầm binh cầm mường”. Cả hai đều bất tài bị "ma đón đường, thuồng luồng xanh","rồng vàng ngăn ngơ". Mường nước phải đi mời Lang Cun Cần ra tiễu trừ ma quỷ, thú dữ.

"Ma chạy từng bầy trốn vào trong núi
Ma rồng sơ Lang Cun Cần trời
Thuồng luồng sợ Lang Cun Cần chặt
Ma Trời, ma Đất cùng chạy nhanh nhanh"...


Lang Cun Cần trở thành thủ lĩnh từ đó. Rùa Thần giúp lang dựng nhà cửa to đẹp. Tà Cắm Cọt (thần lửa) cho Cun Cần lửa. Nàng tiên Mái Lúa (thần Trồng Trọt) giúp lang nhiều hạt giống để sản xuất. Lang Khấm Dậm bày cho cách ủ men chế rượu cần. Mụ La, mụ Húng, (thần chăn nuôi) dạy cho mường nước nuôi gia súc, gia cầm. Mường nước có trâu ḅ cày ruộng làm nương.

Hai chương 17, 18 gồm 1263 câu thơ kể chuyện Lang Cun Cần lấy vợ. Lang lấy em gái nàng Vạ Hai Chiếng, bị làng bản coi khinh, bị vua Trời sai cun Sấm nàng Sét (thiên lôi) xuống trừng phạt, may mà thoát chết. Lang Cun Cần sai bỏ nàng Vạ Hai Chiếng vào rừng sâu. Lang sai người đem lễ vật đi khắp nơi t́m "gái đẹp con ḍng". Cun Cần lấy được nhiều vợ: có vợ là con gái vua Trời, có vợ là thần tiên, có vợ là con gái mường nước. Lang Cun Cần có một bầy con:

"Nàng Vậm Đầu Đất
Đẻ được cun Tồi, cái Sang
Nàng Vậm Đầu Nước
Đẻ ra cun Tàng, cái Lớn,
Nàng Ả Sao, Ả Sáng, 
Ả Rạng nhà ông vua Trời
Đẻ được Lang Cun Khượng
Ả Gái nuôi trong mường
Đẻ ra chàng Toóng Ín..."


Con cái trưởng thành. Lang Cun Cần chia đất cho các con. Anh em bất hoà. Toóng Ín vu cho Lang Cun Khương làm giặc để âm mưu cướp đất của anh. Lang Cun Khương chạy lên vua Trời, nhờ ông ngoại che chở. Trời giáng hoạ, gây ra lũ lụt, ép anh em nhà Lang phải giết Toóng Ín. Từ đó, Lang Cun Khương trở nên một thủ lĩnh giàu có, đầy quyền uy.

Tậm Tạch là tôi tớ của lang đă t́m được cây Chu Đồng (cây thần) lấy được "bông thau, quả thiếc" mà trở nên giàu có. Anh em Lang Cun Khương lập mưu chuốc rượu cho Tậm Tạch say, lừa lấy được "bông thau, quả thiếc". Lang đưa cả mường nước đi chặt cây Chu Đồng kéo về làm nhà chu.Tậm Tạch phản loại bị lang giết chết. Rùa Thần lại giúp lang làm nhà chu "sáng cả mường, kinh ḱ kẻ chợ", "rạng trời rạng đất". Lang giết 10 voi ngà, 30 trâu mộng, 9 ḅ, 100 gà sao, nấu 1000 ṿ rượu, để ăn mừng. Lang Cun Cần ban thưởng cho các con nhiều vàng bạc quư giá.

Con của Tậm Tạch lại đốt nhà chu để báo thù cho cha. Hắn lại bị lang giết chết, máu hắn hoá thành con Moong khổng lồ, tàn phá bản mường. Lang Cun Cần đưa tất cả mường nước đi săn Moong, vô cùng nguy hiểm mới giết được. Moong được ăn thịt; người Lào, người Thái, người Tày, người Mường nhanh chân lấy được da Moong vằn vện mà học được cách thêu thùa, dệt vải rất đẹp. Người Kinh đến sau lấy được thịt và mỡ Moong, từ đấy biết nấu nhiều món ăn ngon.Người "Mường ngoài" (Hoà B́nh) đến sau cùng, chẳng được thứ ǵ , chỉ nh́n thấy đống tro thui Moong, chẳng may, gió thổi tro bay dính vào môi, nên môi người "Mường ngoài" bị đen là v́ thế!

Tai hoạ c̣n nhiều. Chó ăn phải phổi Moong mà thành chó điên. Chó điên bị giết, xác bị quẳng xuống sông, cá ăn phải biến thành Cá điên. Cá điên bị lang bắt giết, bầy quạ ăn phải hoá ra Quạ điên. Mường nước săn nùng măi, cuối cùng Lang Cun Khương bắn trúng Qụa, cả bày hoảng sợ bay trồn vào rừng sâu. Nhưng rồi hồn Toóng Ín lại biến thành Ma Ruộng đưa bầy Rắn "mỏ vàng, mỏ đỏ" đánh nhau với anh em Lang Cun Khương. Quân hai bên đánh nhau suốt đêm ngày, kịch chiến giữa ruộng, quần nhau trên đồi gianh, đuổi nhau trong rừng sến, hỗn chiến tại bến sông Rồng,... Toóng Ín thất thế phải chạy xuống thuỷ phủ của Long Vương ẩn náu và xin cầu viện. Long Vương biến Toóng Ín thành Ma May, Ma Lang. Hắn đưa binh mă gồm thuồng luồng, ba ba, cá ngao... dâng nước làm lũ lụt, d́m chết được Lang Cun Tàng, Lang Cun Khương cùng mường nước nổi chiêng cồng đem giáo mác, cung nỏ, lưới... vây các ngả sông đón đánh. Giặc Ma May, Ma Lang bị đại bại, bỏ lại trên băi chiến trường bao xác loài thuỷ quái, làm thổi cả bản mường.

Từ đó, mường nước yên vui, hoà b́nh thịnh vượng. Lang Cun Cần đă sống được trên vạn năm. Trẻ già, trai gái mường nước nô nức sắm áo quần, lo kiệu lo ngai, rước vua về, "Đồng ch́ tam quan kẻ chợ"

Phân Tích:

Đẻ nước

1. Xuất xứ

Đoạn thơ này trích gần trọn chương "Đẻ nước" trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước"; từ câu 268-334 theo sưu tầm của Hoàng Anh Nhân (Thanh Hoá)

2. Ư chủ đạo

Đoạn thơ nói về trận đại hồng thuỷ thời tiền sử - buổi đầu khai thiên lập địa theo cách cảm nhận riêng của người Mường xa xưa.

3. Ông Pồng Pêu

Là Thần Mưa theo cách gọi của ngựi Mường. 

Thiên tai kéo dài "Hạn 9 tháng biền biệt - nắng 12 năm xác đất" làm cho muôn loài đau khổ: "cây cau úa cả tàu - rừng vàu không mọc măng", làm cho "chó mực, chó ngao lè lưỡi, rái cá phải chạy lên đồi"...

Ông Pồng Pêu lúc đó đang ngồi "đan chài" và "đan lưới" trong nhà, b́nh dị như con người lao động. Ông ngước nh́n khắp trời đất, rồi gọi gió, gọi "mưa cho mát ḷng các loài thú hiền thú dữ, cây lau cây bái". Tức th́ trời mưa to. Pồng Pêu là biểu tượng cho ư nguyện của muôn loài muôn vật và con người v́ sự sống bắt diệt trên trái đất.


4. Cảnh trời mưa
Mưa miêu tả dữ dội chẳng khác nào trận đại hồng thuỷ trong Kinh thánh nói đến. Mây vàng mây đen đùn lên che kín cả bầu trời, gió ùn ùn thổi điên cuồng. Cun Sấm nàng Sét cùng ra oai:

"Lanh lảnh cun Sấm xuống thét
Lăm lăm nàng sét xuống đánh".


Mưa kéo dài "mưa 9 đêm, mưa liền 9 ngày". Hạt mưa " to bằng hột cà" về sau "to bằng quả bưởi". Nước ngập mênh mông. Mưa để "rước nàng ngâu về trời" để "đưa chàng ngâu qua sông Ngân". Mưa "ngập cây", "ngập bụi", măi "bốn tháng nước rút - bẩy tháng nước xuôi". Mưa đem đến sự sống cho đàn cua đá, đàn cá, đàn ba ba, đàn cá chuối, đàn ṇng nọc, đàn cá cơm. Sau khi "đẻ nước" trời "đẻ đất".

Có đất, đất đang xơ xác,
Có nước, nước ùn đục ngầu
Đó vẫn là cảnh thiên địa sơ khai. 


Biện pháp lặp và liệt kê được nhà thơ dân gian xưa của tộc Mường, vận dụng tạo nên ấn tượng "đẻ nước". Thần mưa, thần Sấm, thần Sét, Chức nữ, Ngưu lang...được nói đến hồn nhiên đầy ư vị. Đoạn sử thi đă giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt qua cảm quan nghệ thuật “vạn vật hữu linh" của người Mường thời viễn cổ.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17