Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Huyền thoại những Pơtao Tây nguyên

1: Miền hư ảo của Pơtao Ia

“Thủy Xá”, vùng đất được nhắc đến trong Đại Nam chính biên liệt truyện phần nào khắc họa về những Pơtao Ia - “Vua nước” không ngai, chỉ tồn tại theo ư thức thần quyền với những giai thoại thú vị, làm giàu thêm phong vị văn hóa độc đáo của Tây nguyên.

 

Thầy giáo Kpah Măng, người đang giữ những kỷ vật của Pơtao Ia - Ảnh: Trần Hiếu
Thầy giáo Kpah Măng, người đang giữ những kỷ vật của Pơtao Ia - Ảnh: Trần Hiếu

Báu vật Plei Tao

Từ trung tâm TP.Pleiku (Gia Lai) vượt lên ngọn núi lửa Hàm Rồng nguội lạnh hàng triệu năm qua, xuôi về phía nam là vùng b́nh nguyên rộng lớn. Nơi ấy, từ hàng trăm năm qua đă định h́nh cho những khu vực dân cư bản địa trù phú và đọng lại trong ḿnh phong vị văn hóa bản địa đặc sắc. Làng Plei Tao, xă Ia Phang, H.Chư Pưh (Gia Lai) là một địa chỉ văn hóa “ẩn danh” như thế. Dẫu chỉ là một ngôi làng Jrai như bao ngôi làng khác nhưng đối với văn hóa Tây nguyên, mỗi cộng đồng làng được ví như một trạch nữ ẩn chứa bao điều thú vị.

Siu Lol - già làng Plei Tao nói: “Làng ḿnh là nơi các “vua nước” ở nên nhận được nhiều sự tôn trọng của các làng khác. Ở đây, các “vua nước” sống với dân làng, cúng cho cả làng b́nh an và cho các làng khác. Từ hồi c̣n nhỏ, ḿnh đă nghe ông bà dặn những điều kiêng cữ như không được đến gần nơi người lớn đang cúng, không bước chân lên nhà của vua ở. Nhưng vua cũng đi làm rẫy, uống rượu với người già trong làng. Vua chẳng có quân lính, chỉ có vài người phụ việc để làm lễ…”.

Tất cả những tài liệu của nhiều học giả, những nhà dân tộc học của Pháp hay VN mà chúng tôi tiếp cận được đều khẳng định chỉ có sự hiện diện về mặt thần quyền của các Pơtao, hoàn toàn không có pháp trị. Qua bao dâu bể, những câu chuyện như sử làng được truyền khẩu, dù nhiều phần là huyền sử. Duy có điều những Pơtao Ia là có thật. Họ không được “truyền ngôi” theo kiểu cha truyền con nối mà sau khi “vua” mất, người làng sẽ chọn trong ḍng họ này một người có uy tín, chấp nhận đảm đương công việc để làm Pơtao Ia.

Chẳng ai muốn làm vua

Trong tác phẩm Tôi gặp các Ơi, GS Nguyễn Tấn Đắc kiến giải về các Pơtao như sau: “Người Jrai chỉ gọi họ là Ơi (ông). Nhưng nhiều nước khác lại quen gọi sai họ thành Pơtao (vua), như người Khmer gọi họ là Samdet, Lào gọi Sadet, Pháp gọi Roi, Anh gọi King, VN xưa gọi là Hỏa Xá, Thủy Xám nay gọi là Vua Lửa, Vua Nước, Vua Gió”.

 

Rơchâm Chút, hậu duệ cuối cùng của Pơtao Ia ngày c̣n “đương chức”

Các Pơtao Ia ở Plei Tao được truyền qua 9 đời, và đến nay chẳng ai muốn… làm vua. Lư giải về điều này, thầy giáo Kpah Măng, người đang giữ một số kỷ vật của Pơtao Ia nói: “Làm vua cực lắm, lệ đặt ra là không được nhảy múa, uống rượu phải uống với người già hoặc một ḿnh, tối kỵ uống với người trẻ. Vua không được ăn các loại thịt chó, mèo, rắn, trăn, ḅ. Giờ khác rồi, không ai muốn làm nữa. Rơchâm Chút là đời Pơtao Ia thứ 9 v́ làm trái lời ông bà nên có một thời gian bị điên, không được làm nữa. Nó đi khỏi làng, ở làng khác với vợ thứ hai rồi”.

Thầy giáo Kpah Măng c̣n kể: “Ngày xưa vua đi tới các làng bằng voi. Ngày đó vùng này nhiều voi lắm, buôn bán với người Lào, v́ thế mang địa danh Plei Lao - làng người Lào - v́ có nhiều người Lào đến giao thương. Kỷ vật c̣n lại chỉ là một lưỡi gươm hoen gỉ và cái dây có lục lạc đeo ở cổ voi”.

Thanh gươm được thầy Măng cất giữ từ nhiều năm nay, được giấu trong một hang đá ở rặng núi xa Ia Sur. Cứ mỗi năm một đôi lần, thầy lại lên núi xem lại thanh gươm. “Muốn mọi người xem gươm phải cúng heo, gà, rượu”, thầy Măng nói. Theo truyền thuyết, thanh gươm này đă có lần được đưa về làng nhưng nó cứ cựa quậy, rung lên mỗi khi đêm xuống. Căn nhà cũng rung theo. Khi đem gươm lên núi mới yên.

Theo truyền thuyết của Plei Tao, một năm trời hạn nặng, đất khô nứt nẻ, nóng lên như chảo rang. “Yàng ơi! Cứu người thôi!”, nhiều người trong làng gọi to. “Vua nước” bàn với già làng và các người già phải cúng gọi thần nước cứu cả làng đang lả đi v́ cơn nóng, cơn đói, cơn khát. Mọi người lục tục đem heo, gà, rượu tới. Lễ vật sẵn sàng. Pơtao Ia làm lễ gọi mưa và chỉ hai ngày sau, cơn mưa lớn đă cứu làng. C̣n nhiều giai thoại về Pơtao Ia trong các cộng đồng làng về tài hô mưa gọi gió. Chẳng hạn theo truyền thuyết, trẻ con không được nh́n các Pơtao Ia, nếu không sẽ bị đau bụng. C̣n nếu lỡ nh́n, bị đau bụng, cha mẹ chúng phải dắt tới nhà vua, lấy nước miếng của vua xoa vào bụng mới khỏi…

Pơtao Ia đời thứ 9 kết thúc. Và ở Plei Tao cũng đă không c̣n ai kế vị kể từ gần 20 năm trở lại đây. Rơchâm, ḍng họ được chọn làm Pơtao Ia có lẽ chỉ được nhắc đến trong quá khứ với những câu chuyện huyền bí từ hồng hoang.

Những nhà dân tộc học người Pháp lẫn các sứ giả triều Nguyễn đều ngạc nhiên với những ông vua không ngai, chỉ tồn tại ở mặt thần quyền, quy ước. Pơtao Ia hay nhiều người gọi là “Vua nước” đă được nhắc đến như thế, với địa vị, có lẽ là một thầy cúng không hơn.

Trong Đại Nam chính biên nhị tập đă gọi vùng đất này là Thủy Xá, kể về sự qua lại và ban ơn của các vua triều Nguyễn với những Pơtao. Nói về Thủy Xá có đoạn: “Đất ấy đông giáp nước Hỏa Xá, tây giáp H.Sơn Bốc, nam giáp man Đen Đen, bắc giáp man Lai. Chỗ ở ba mặt có núi ngăn trở, một mặt là cánh đồng rộng, trong có nhà dân ước 100 nóc. Quốc trưởng có 7 gian nhà lợp tranh, ở phía đông chỗ dân cư, chẳng đặt thành quách ǵ, trong nhà đóng giả thờ thần, gia quyến, nô bộc độ 14, 15 người thôi”.



nguồn: xaluan.com

2: Về đất Hỏa xá

Đại Nam liệt truyện chính biên nhị tập viết rơ: “Đất ấy đều là cánh đồng rộng, không có núi sông hiểm trở. Trong vùng dân không biết chữ, có vay mượn th́ lấy dây thắt nút làm ghi; cách sinh nhai th́ đào đất trồng cấy, không có cày bừa...”. Ấy là vùng Hỏa xá - Vua lửa, thuộc H.Phú Thiện (Gia Lai) ngày nay.

 

Mộ của Siu Luynh, vị Vua lửa thứ 14 - Ảnh: Trần Hiếu
Mộ của Siu Luynh, vị Vua lửa thứ 14 - Ảnh: Trần Hiếu

Vua lửa nơi thung lũng Ayun Pa

Đang mùa thu hoạch. Khắp thung lũng Ayun Pa phủ một màu vàng ươm lúa chín. Công tŕnh đại thủy nông Ayun Hạ đưa nguồn nước về tận những thôn buôn xa xôi, giúp khu vực này có những ngày mùa vui. Và những khu dân cư trù phú theo đó cũng định h́nh từ nhiều năm nay. Con đường vào làng Plei Ơi, xă Ayun Hạ, H.Phú Thiện mùa này mát hơn bởi sát đường là con mương lớn ào ạt nước.

Di tích Plei Ơi với những truyền kỳ về các Pơtao Apuih - Vua lửa vẫn c̣n đậm đặc ở khu vực này. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân trong tác phẩm Đến với lịch sử văn hóa Bắc Tây nguyên cho biết về hiện tượng Vua lửa: “Đă nhiều thế kỷ trôi qua, các Pơtao Apuih vẫn được cư dân Tây nguyên nhắc đến như những thần linh có sức mạnh huyền bí”. Cũng theo tiến sĩ Vân, hầu hết các dân tộc ở Tây nguyên, Lào và Campuchia đều biết đến Pơtao Apuih. So với Pơtao Ia (Vua nước), Pơtao Angin (Vua gió), hiện tượng lịch sử - văn hóa Pơtao Apuih xuất hiện sớm nhất.

Theo truyền thuyết, mưa to, hạn nặng, dân làng bị bệnh, phải mời đến Pơtao Apuih. Ngoài ra, các vùng khác cũng mời Pơtao Apuih đến cúng. Theo “báo cáo” của các quan chức sứ bộ triều Nguyễn, các Pơtao Apuih cũng lên nương làm rẫy, ăn mặc như mọi người trong làng. Chỉ có điều, người dệt nên những trang phục của Pơtao Apuih nhất thiết phải là người đàn bà đă qua sinh nở.

Theo một số tài liệu nghiên cứu của các học giả, hiện tượng Pơtao Apuih có thể xuất hiện khoảng thế kỷ 15. Siu Luynh là vị Pơtao Apuih thứ 14, mất năm 1999, và đến nay vị trí này vẫn để ngỏ. Ông Rơmah Thuyn, Phó chủ tịch UBND xă Ayun Hạ, nói: “Các Pơtao Apuih phải kiêng nhiều, không được ăn các loại thịt ếch nhái, ḅ, chó. Hồi c̣n nhỏ ḿnh vẫn được người lớn dặn không được đến gần các lễ cúng. Lễ cúng chỉ có già làng, Vua lửa và phụ tá. Theo quan niệm, đàn bà, trẻ con đến gần lễ cúng sẽ bị đau. Lễ cúng thường là cầu cho mưa thuận gió ḥa. Từ khi Siu Luynh chết th́ không c̣n cúng nữa”.

Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc lư giải: “Khác với những thầy cúng thông thường ngày trước ở trong các cộng đồng làng, các Ơi là thầy cúng đáng kính trọng. Họ được xem là “thông ngôn” giữa trời và hạ giới, cúng cầu nắng, mưa, gọi gió. Trong một văn bản của Bảo tàng tỉnh Gia Lai năm 1992 về bảo vệ di tích Plei Ơi ghi rơ: “... Măi đến nửa cuối thế kỷ 15, trong một nhóm cư dân Jrai mới biết đến kỹ nghệ rèn đúc đồng. Cùng với sự xuất hiện của chiếc gươm đồng đầu tiên đă được thần thánh hóa là sự xuất hiện của Pơtao Apuih. 14 đời Pơtao Apuih (Vua lửa) đă tồn tại suốt hơn 5 thế kỷ qua. Plei Ơi là nơi cư trú của những vị Pơtao Apuih cuối cùng, c̣n bảo lưu được những yếu tố lịch sử văn hóa bản địa cổ xưa, đậm nét nhất”.

Những Pơtao Apuih không ngai

Ba ông vua là Vua nước, Vua lửa và Vua gió, dẫu không hề là một thể chế pháp trị, chỉ đơn thuần mang tính chất thần quyền, nhưng sự chi phối của họ trong đời sống tâm linh của những cư dân bản địa, với nền văn minh lúa nước vẫn có ảnh hưởng khá lớn từ xa xưa. Đại Nam liệt truyện chính biên khắc họa khá rơ những vùng đất của Thủy xá (Vua nước) và Hỏa xá (Vua lửa). Trong những khảo cứu của các nhà dân tộc học người Pháp cũng như trong Phủ biên tạp lục, Lê Quư Đôn đă từng nhắc đến vùng đất này.

Những người kế tục Hỏa xá theo truyền thống là phải mang họ Siu. V́ thế, ngôi vị của các Pơtao Apuih không phải là cha truyền con nối mà là sự lựa chọn những người trong họ. Nếu người được chọn ưng thuận, người trong vùng sẽ chuẩn bị lễ cúng gồm trâu, heo, gà, rượu…, tuyệt nhiên không có ḅ. Và đặc biệt, những người mang họ Siu cũng không được nuôi ḅ. Vua cũng chỉ được lấy một vợ như người b́nh thường. Con của vua đều phải lăn lưng trên rẫy, vật lộn với thiên nhiên, muông thú để kiếm cái ăn.

Thỉnh thoảng, Vua lửa cũng đi thăm các làng và được thết đăi khá trọng thị. Vật phẩm mà người làng làm quà cho Vua lửa thực ra chỉ mang tính tượng trưng, có khi chỉ là một lưỡi cuốc, một vật dụng ǵ đó trong gia đ́nh. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi khi hay tin có Vua lửa mới, các quan tỉnh Phú Yên (giáp Gia Lai), cử người lên thăm và tặng một ít vật phẩm. Đáp lại, Vua lửa cũng gửi tặng những vật phẩm của núi rừng như ngà voi, sáp ong...

Siu Ăt, một trong những người kế tục Pơtao Apuih từ thế kỷ 20, c̣n thể hiện sự quật cường, là một thủ lĩnh Jrai chống lại người Pháp. Ông đă chỉ huy dân làng giết viên quan cai trị Prosper Odend’hal vào năm 1904. Và thực tế, những đời Pơtao Apuih hiển nhiên rất được cộng đồng tín nhiệm, tôn trọng. Họ như là những hiền minh của núi rừng, của cộng đồng.

Hiện làng Plei Ơi đă được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Vùng đất này vẫn c̣n nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, là hấp lực với nhiều du khách khi đến cao nguyên. Mới đây, UBND H.Phú Thiện đă đầu tư vào cụm công tŕnh di tích Plei Ơi hơn 3,1 tỉ đồng. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, hiện thanh gươm truyền ngôi theo truyền thuyết vẫn c̣n và các cơ quan chức năng ở địa phương đang có kế hoạch chuyển gươm về khu bảo tồn.



nguồn: xaluan.com

3: Người không muốn làm vua

Già Siu Pon, năm nay đă 82 tuổi nhưng thần trí khá tốt, kể rành mạch câu chuyện ḿnh từ bỏ vương vị Vua gió, kết thúc những Pơtao Angin trên vùng cao nguyên này.

 

Già Siu Pon, vị Vua gió đă... từ chức! - Ảnh: Trần Hiếu
Già Siu Pon, vị Vua gió đă... từ chức! - Ảnh: Trần Hiếu

Miền phiêu lăng của những Pơtao Angin

Ít ai biết, làng Plei Măng xă Chư A Thai, H.Phú Thiện (Gia Lai) có truyền thuyết, giai thoại về những Pơtao Angin, hay c̣n gọi là Vua gió. Cùng với Vua nước, Vua lửa, Vua gió ở Plei Măng đă được cộng đồng làng trao cho những trọng trách về tinh thần như cúng sức khỏe, cúng bến nước cho làng hay là khả năng hô mưa gọi gió. Họ được xem như những “thông ngôn” giữa cộng đồng và Yàng (Trời) để truyền đạt ư nguyện khẩn cầu.

Bà Kpah H’qua, năm nay đă 72 tuổi, dẫn chúng tôi đến mộ của Siu Ba - Vua gió đời thứ 3. Khác với tưởng tượng của chúng tôi, mộ của Siu Ba chỉ là một băi đất bằng trong một lùm cây khá rậm rạp ở ven làng. “Ơi (chữ người đồng bào gọi ông theo nghĩa tôn trọng - PV) mất trước khi đất nước thống nhất (1975). Ḿnh c̣n nhớ khi Ơi mất, cúng nhiều lắm. Gia đ́nh không được giữ mồ mả, phải giao cho làng chăm nom. Vài năm sau từ mộ của Ơi mọc lên một cây non. Nó lớn rất nhanh. Quả ăn được nhưng người làng không dám hái, cứ để rụng, chim tới ăn nhiều”, bà H’qua kể.

Theo một số tài liệu, Siu Bam, sinh năm 1920, làm Pơtao Angin từ năm 1969 và mất năm 1988, là vị Vua gió thứ 5 và cũng là cuối cùng. Nhưng theo già Siu Pon (82 tuổi, ở Plei Măng) cho biết: “Pơtao Angin tồn tại đến 8 đời, đến năm 2001 mới kết thúc”. Già Pon kể rằng khi biết tin vua mất, dân trong vùng đem rượu, ghè đi cúng. Đặc biệt, những đồ đem đi cúng phải được khiêng, không được gùi để tỏ ḷng tôn trọng với Ơi.

Dẫu tiếng tăm không vang xa như vùng đất của Hỏa Xá hay Thủy Xá, song ḍng họ Siu làm Pơtao Angin ở khu vực này vẫn được người bản địa tôn trọng. Tại nhà bà Ksor H’Nhriu, con gái của đời Vua gió thứ 5 vẫn c̣n hai cái ché Tôk, ché Tang. Theo người trong làng th́ đây là hai loại ché quư. Mỗi cái ché ngày xưa phải đổi nhiều con ḅ mới có được. Loại ché này chỉ làm rượu để cúng và tiếp khách quư.

Ngày xưa, Plei Măng cũng không được nuôi ḅ, chỉ nuôi trâu v́ Vua gió kiêng ăn thịt ḅ. Hay những “quy ước” bắt buộc như: Người làng có mối quan hệ mới được đặt chân lên cầu thang, bước vào nhà vua. Điều tối kỵ là phụ nữ th́ không được lên nhà vua… Vua gió cũng đi làm rẫy b́nh thường. Duy chỉ có điều là không được cưỡi voi, đi xe v́ theo quan niệm, nếu không trời sẽ nổi giông lốc hại mọi người. Trong các làng vẫn c̣n truyền miệng rằng năm 1971, Pơtao Angin có đứa cháu là một sĩ quan chính quyền Sài G̣n mời ông đi dự một phiên xét xử ở Plei Blrok. Do khởi hành muộn nên viên sĩ quan nài nỉ ông ngồi lên chiếc xe máy chạy cho kịp giờ. Xe chạy mới được một quăng, trời đang nắng gắt bỗng chuyển giông. Gió cuốn mù mịt khiến chiếc xe chao đảo, hất cả hai người xuống vệ đường, lao vào một gốc cây bên đường.

“Làm Vua gió khổ lắm”

Già Siu Pon nói ḿnh được người một số làng tiến cử làm Vua gió trong những năm từ 1998 - 2001. Ông kể: “Nhiều người làng ở H.Phú Thiện, thị xă Ayun Pa cũng công nhận, đến nhờ ḿnh cúng mà. Ḿnh mới chỉ cúng trong làng. Theo lệ của các Ơi trước, phải 5 năm sau khi được làm Pơtao Angin mới được cúng trâu. Trước đó chỉ cúng heo, gà, rượu. Ḿnh mới cúng sức khỏe, cúng cầu mưa. Làm Vua gió khổ lắm, phải kiêng nhiều thứ. Ḿnh không biết sao lại phải kiêng. Chắc kiêng ăn con ḅ, con ếch, nhái là do ḅ cày ruộng, ăn nó th́ không có ai cày. Ếch nhái báo tin sắp có mưa”.

Dù chưa có lễ cúng chính thức nhưng nhiều làng vẫn mặc nhiên xem ông là Vua gió và dành cho già Pon sự kính trọng. Gọi là vua nhưng thực ra, nhà của vua chẳng hề có kẻ hầu người hạ, chẳng có quân lính như những đấng quân vương thực thụ. Bên cạnh vua chỉ có một đến hai người phụ tá giúp việc khi cần. B́nh thường, vua cũng như phụ tá phải trần lưng với đồng đất để mưu sinh. Theo già Pon kể, do làm vua phải kiêng nhiều quá nên một số người từ chối khi được chọn. Họ sợ làm không tṛn việc sẽ bị Yàng trách phạt, nguy hiểm tới tính mạng.

Già Pon sở dĩ mất “vương hiệu” là do già đă đưa con đi chữa bệnh, đến nhà thờ. Bởi, theo lệ tục, Vua gió là người của Yàng tin tưởng nên không được theo ai nữa. Gia đ́nh già Pon đă cùng nhau theo một tôn giáo khác nên ông đă tự nguyện không... làm vua nữa, kết thúc một truyền thuyết lịch sử - văn hóa về Vua gió ở Tây nguyên.

Chúng tôi đă gặng hỏi già Pon về một câu chuyện được ghi chép trong một số nghiên cứu rằng: Khoảng năm 1980, Ơi Bam được Plei Tơmul mời đến ăn nhà mả. Khi ché rượu cần vừa châm nước, Ơi Bam chợt thấy Siu Luynh - Vua lửa đời thứ 14 đi ngang qua. Ông nhiệt t́nh mời vào cùng uống rượu. Khi cả hai chưa yên vị th́ bỗng một cơn lốc ùa đến cuốn bay cả căn nhà mà Vua gió và Vua lửa đang ngồi. “Chuyện của ông bà, ḿnh không dám nói. Nhưng có tục kiêng là các vua không được ngồi cạnh nhau, nếu không sẽ xảy ra họa về thiên nhiên, hay làng bị dịch, bị mất mùa…”, già Pon kể lại.

Siu Pon, ông Vua gió… “từ chức” đang sống một cuộc sống b́nh thường, như bao người dân bản địa nơi Plei Măng này. “Ḿnh không tiếc ǵ cả. Không làm được việc cho mọi người th́ phải nghỉ thôi. Giờ mùa khô nước cũng về đầy rồi. Đâu cần cầu mưa nữa”, già Pon dí dỏm.

Post ngày: 10/19/17 

Nguồn:

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17