Người
Chàm trong mắt tôi
Nguyễn Ngọc Chính
Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Chàm
(Chế Lan Viên)
Ngoài tên gọi “Chàm” ta c̣n dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm
Thành”… để chỉ một dân tộc đă từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh
trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân
nền văn hóa Sa Huỳnh thời ḱ đồ sắt.
Ngoài Việt Nam, người Chàm ngày nay c̣n tản mát đi các nước như
Campuchia, Mă Lai, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra
năm 1999 là 132.873 người và theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc năm 2008
là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là giữa “Chàm” và “Chăm” thuật ngữ nào đúng? Thật ra th́
từ năm 1979 người miền Nam mới thấy xuất hiện chữ “Chăm” từ chính quyền
mới sau 30/4/1975. Trước đó, từ miền Trung trở vào Nam, chữ “Chàm” đă
từng xuất hiện trong các địa danh, tên gọi cũng như danh từ riêng như
Tháp Chàm, Cù Lao Chàm, giếng Chàm, vàng Chàm…
Để chỉ người Chàm, người Việt tại miền Nam c̣n dùng những tên gọi như “Hời”,
“Chiêm”, “Người đàng thổ” (khác với Người đàng quê là người Việt)… Theo
một giải thích th́ những chữ đó được dùng một cách “miệt thị” nhưng tôi
thiết nghĩ đó là một nhận xét sai lệch, suy diễn bất hợp lư.
Trước năm 1975 đă có những công tŕnh học thuật như Từ điển Chàm – Việt
– Pháp (của Cham Dohamide và Dorohiêm), Nguyễn Khắc Ngữ nghiên cứu về
dân tộc học qua tác phẩm “Mẫu hệ Chàm” hoặc học giả Thiên Sanh Cảnh có
một loạt bài về “Đám ma Chàm”… Rơ ràng là chữ Chàm ở đây không thể nào
được dùng một cách “miệt thị” trong nghiên cứu.
Lại nữa, một số tác giả người gốc Chàm đă dùng chữ Chàm hay Chiêm trong
bút hiệu của ḿnh như Khaly Chàm, Chiêm Nhân… Không lư nào các tác giả
đó lại tự miệt thị ḿnh! Nhưng một khi nhận xét về sự “miệt thị” này
xuất phát từ những người “có quyền” th́ nó trở thành một quyết định và
ngành văn hóa chỉ biết gọi là Chăm thay v́ Chàm như lúc trước.
Trong bài viết “Tiếng Chăm của bạn” trên Tuyển tập Tagalau [1], Inrasara
cho rằng: “Dù sao, quy định của Nhà nước vẫn phải được tuân thủ. Tuân
thủ, nhưng nếu có ai dùng từ “Chàm” trong bài viết, nhất là khi có người
viết đúng các tên gọi cũ như Trung tâm Văn hóa Chàm, Ma Lâm Chàm chẳng
hạn, ta phải chấp nhận và không biên tập. Bởi sự thể không có ǵ sai hay
miệt thị người Chàm cả”.
Tagalau 12: Tuyển tập Sáng tác – Sưu tầm – Nghiên cứu văn hóa Chàm
Khi c̣n nhỏ, người Chàm trong mắt tôi là những ông “Hời” ngồi bán thuốc
dạo bên cạnh những chiếc giỏ đặc biệt… kiểu Chàm. Họ là những người có
vẻ “thần bí” với những câu tiếng Việt lơ lớ, một cách rao hàng vừa tức
cười nhưng cũng không kém phần… đe dọa: “Này, ngồi xuống đây tôi coi
bệnh cho, mặt của anh có bệnh rồi…”. Tôi sợ lắm nên không trả lời, vội
bước đi mà không dám ngoảnh đầu trở lại.
Lớn lên khi t́m hiểu thêm, người Chàm ở Ninh Thuận lại cùng quê hương
với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu! Thêm một phát hiện khiến nhiều người
phải ngạc nhiên, trong đó có tôi, về mối tương quan giữ chiếc áo dài của
người Chàm và người Việt.
Các nhà nghiên cứu cho thấy chiếc áo dài Việt Nam là sự tổng hợp từ
chiếc áo dài của người Chàm và chiếc “xường xám” của Thượng Hải. Theo
Bùi Minh Đức trong Từ điển tiếng Huế, NXB Văn Học, 2009:
“Chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc
Khoát (cuối thế kỷ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết
hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc… Áo dài hai vạt của đàn bà Huế có được là
do ảnh hưởng Chàm…”
Lê Quư Đôn viết: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng cứ ở xứ Đàng Trong, sau
khi chiếm trọn nước Chiêm Thành, mở mang bờ cơi về phương Nam… Để chứng
tỏ tinh thần độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đă chú trọng đến
vấn đề cải cách xă hội, phong tục mà điều quan trọng là cải cách về y
phục…”
Lần t́m trong “Đại Nam thực lục tiền biên” ta bắt gặp đoạn văn sau đây:
“Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, ông đă triệu tập quần thần t́m
phương thức xưng vương và dựng một tân đô. Ông đă thay đổi lễ nhạc, văn
hóa và trang phục.
Để thay đổi, phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có
đáy (hai ống) giống đàn ông. Vơ Vương đă gây ra một cuộc khủng hoảng về
trang phục. Phụ nữ đă phản đối kịch liệt.
Về sau Vơ Vương không ưng ư với trang phục đó, Ngài giao cho triều thần
nghiên cứu, tham khảo chiếc áo dài của người Chàm (giống hệt áo dài hiện
nay nhưng không xẻ nách), và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu
gối) để chế ra áo dài của phụ nữ miền Nam”.
Do đó, những chiếc áo dài đầu tiên của người Việt giống như áo dài người
Chàm và có xẻ tà. Vậy là chiếc áo dài Việt Nam ngày nay có đủ hai yếu tố
văn hóa phương Bắc và phương Nam.
Chiếc áo dài của người Chàm
Nói đến người Chàm là phải nói đến Chế Lan Viên [2], một hiện tượng thơ
văn Việt Nam nhưng lại đậm nét Chàm với tập thơ Điêu tàn được xuất bản
năm 1937. Bút hiệu Chế Lan Viên khiến người đọc thơ của ông liên tưởng
đến Chế Bồng Nga, tên hiệu của vị vua thứ 3 thuộc vương triều thứ 12
(tức là vị vua đời thứ 39) của Chiêm Thành.
Trong thời kỳ Chế Bồng Nga cầm quyền, đất nước Chiêm Thành rất hùng
mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông hy
sinh năm 1390 khi tấn công Thăng Long lần thứ 4.
Điểm đặc biệt ở chỗ Chế Lan Viên lại là một nhà thơ mang ḍng họ Việt,
Phan Ngọc Hoan, nhưng đă mượn h́nh ảnh của người Chàm để thể hiện một
trường phái thơ mà ông gọi là Trường Thơ Loạn trong tập thơ Điêu tàn.
Đặc biệt hơn nữa, khi xuất bản Điêu tàn, Chế Lan Viên chỉ mới 17 tuổi!
“Ta hăy nghe, trong ḷng bao đỉnh Tháp
Tiếng thở than, lời oán trách cơ trời
Ta hăy nghe, trong gạch Chàm rơi lác đác
Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi”
(Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)
“Bên cửa Tháp ngóng trông người Chiêm Nữ
Ta vẩn vơ nh́n không khí bâng khuâng”
(Chế Lan Viên, “Đợi người Chiêm nữ” trong tập thơ Điêu tàn)
“Chiêm nương ơi, cười lên đi, em hỡi!
Cho ḷng anh quên một phút buồn lo!
Nh́n chi em chân trời xa ṿi vọi
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?”
(Chế Lan Viên, “Đêm tàn” trong tập thơ Điêu tàn)
“Nước non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt
Tháng ngày qua vẫn sống với đêm mờ”
(Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)
“Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
…
Tạo hóa hỡi! Hăy trả tôi về Chiêm quốc!
Hăy đem tôi xa lánh cơi trần gian!”
(Chế Lan Viên, “Những sợi tơ ḷng” trong tập thơ Điêu tàn)
Chế Lan Viên (1920 – 1989
Thành Đồ Bàn là tên kinh đô của Chàm trong thời kỳ có quốc hiệu là Chiêm
Thành. Thành Đồ Bàn, hay Vijaya, c̣n gọi là Thành cổ Chà Bàn hoặc thành
Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xă Nhơn Hậu, Thị xă An Nhơn và cách thành
phố Qui Nhơn (tỉnh B́nh Định) khoảng hơn 20km.
Trong lănh vực âm nhạc, nhạc sĩ Xuân Tiên đă để lại cho hậu thế một tác
phẩm bất hủ mang tên Hận Đồ Bàn với những lời thống thiết của người dân
Chàm:
“Rừng hoang vu, vùi lấp chôn bao uất căm hận thù
Ngàn gió ru, muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương, buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
Đèn đóm vương, như bóng ai trong lúc đêm trường về…
Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 có rất ít những bản nhạc
mang tính cách lịch sử của một dân tộc “vong quốc” với những ca từ diễn
tả tỉ mỷ đến từng chi tiết như một bài thơ:
“Rừng rậm cô t́nh, đèo cao thác sâu, đồi hoang suối reo hoang vắng cheo
leo
Ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân, âm thầm ḥa bài hận vong quốc
ca
Người xưa đâu, mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu
Lầu tháp đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”
“Về kinh đô, ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù
Triệu sóng xô, muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ
Tiệc liên hoan, nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban, cung nữ dâng lên khúc ca về Chàm
“Một thời oanh liệt người dân nước Chiêm lừng ghi chiến công vang khắp
non sông
Mộng kia dẫu tan cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời c̣n theo nước
non
Người xưa đâu, mộ đắp cao nay đă sâu thành hào
Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”
Kiến trúc và điêu khắc ở thân tháp Po Klaung Garai, thế kỷ 13
Không một ca sĩ nào hát Hận Đồ Bàn "có hồn" bằng Chế Linh [3]. Lư do
cũng dễ hiểu v́ anh mang tâm sự của một người Chàm với tên thật là Chà
Len (Jamlen) và tên Việt là Lưu Văn Liên. Anh ra đời năm 1942 tại làng
Hamu Tanran thuộc Phan Rang, nay là tỉnh Ninh Thuận.
Người ta biết nhiều đến Chế Linh qua ḍng nhạc ca tụng những người lính
trong quân lực VNCH mặc dù anh chẳng đi lính ngày nào v́ thuộc dạng
“miễn dịch” dành cho “dân tộc thiểu số”. Về ḍng nhạc này, có người khó
tính lại bảo Chế Linh thuộc thành phần… “lính chê”.
Người thương th́ nói rơ ràng là anh bị “lính chê” nên mới được “miễn
dịch”, một số khác, trong đó có cả những người đang mặc áo lính, lại
không ưa những ca từ anh ca tụng họ. Họ bảo những bài hát đó được tŕnh
bày theo phong cách… “sến”.
Nhưng với Hận Đồ Bàn, mọi người đều có một nhận xét chung: bài hát đă
đưa tên tuổi Chế Linh thâm nhập vào làng ca nhạc Việt Nam với tâm trạng
của một người Chàm “vong quốc”. Chỉ tiếc một điều, những bài hát có tầm
vóc như Hận Đồ Bàn rất hiếm trong nền ca nhạc nên Chế Linh phải bước
sang một ḍng nhạc gây nhiều tranh căi [4].
Người ca sĩ gốc Chàm, được gọi là “tài hoa” cũng có một đời tư thật…
“hào hoa”: Chế Linh nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến năm
2007, anh đă có 4 vợ và 14 đứa con. Ta khám phá được nhiều điều về Chế
Linh qua bài viết của Jaya Bahasa, “Mừng sinh nhật lần thứ 57 của chị
Nguyễn Thị Thúy Hằng” trên trang web Inrasara [5].
Vào giữa thập niên 1970 Chế Linh kết hôn với cô Nguyễn Thị Thúy Hằng
(sinh ngày 1/12/1953, mất ngày 26/4/1974). Cuộc hôn nhân giữa một ca sĩ
người gốc Chàm với một cô gái người Việt đă khiến giới báo chí Sài G̣n
tốn khá nhiều giấy mực.
Jaya Bahasa viết: “Như một định mệnh hai dân tộc, hạnh phúc này nhanh
chóng đổ vỡ bởi những mù khơi mà không ai có thể biết được. V́ muốn minh
chứng cho t́nh yêu của ḿnh được sống măi, chị Thuư Hằng quyết định
quyên sinh bằng một liều thuốc ngủ mà luyến tiếc để lại hai đứa con trai
thơ dại.
Cái chết của Thuư Hằng đến quá đột ngột và bất ngờ, một lần nữa, cánh
báo chí và giới nghệ sĩ Sài G̣n thêm bàn tán rôm rả. Nhưng không người
nào biết được căn nguyên. Bởi chị không một lời nào trăn trối ngoài ba
lá thư để lại cho gia đ́nh.
Lá thư thứ nhất viết cho người mẹ mà chị gọi bằng Mợ, xin tha thứ v́
những lỗi lầm này và mong mợ hăy yêu thương đứa con của chị để được thấy
chị qua h́nh ảnh đứa con. Lá thư thứ hai viết riêng cho hai đứa con yêu
quư mà chị đặt tên là Sơn và Ca, một loài chim có giọng hót tuyệt vời.
Lá thư thứ ba viết riêng cho ca sĩ Chế Linh, vài ḍng ngắn ngủi với sự
muộn màng và chỉ xin Chế Linh cho một nắm đất đắp lên mộ”.
Thúy Hằng và Chế Linh -Ảnh trên trang web Inrasara
Chuyện t́nh Chế Linh – Thúy Hằng với đoạn kết đầy nước mắt khiến người
ta liên tưởng đến một chuyện t́nh vương giả trong lịch sử Việt-Chàm.
Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân
Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi
lấy hai châu Ô và Lư (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị
ngày nay).
Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế
Đa Đa, th́ tháng 5/1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Theo tục lệ nước
Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần
Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, t́m cách cứu
Huyền Trân.
Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền
về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm (?)
và theo “Đại Việt Sử kư Toàn thư” th́ Trần Khắc Chung đă tư thông với
công chúa.
Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở
núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của
quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương
Tràng.
Trong dân gian, có lẽ v́ thời đó người Việt coi người Chàm là dân tộc
thấp kém, nên đă có câu:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Đền thờ Huyền Trân Công chúa
Nói đến lănh vực âm nhạc của người Chàm như trường hợp của ca sĩ Chế
Linh tôi lại nhớ đến nhạc sĩ Từ Công Phụng, vốn là bạn học năm Đệ Nhất
tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Chúng tôi chỉ quen nhau trong một niên
học nhưng có nhiều chuyện để nhớ khi tuổi tác ngày một cao.
Từ Công Phụng ngày đó là một học sinh từ Ninh Thuận lên Đà Lạt học năm
cuối trung học. Có lẽ anh là gốc người Chàm nên h́nh như luôn có một
khoảng cách vô h́nh với đám học sinh chúng tôi. Anh “góp tiếng” tham gia
ban nhạc nhà trường bằng giọng hát và chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe
một giọng trầm, buồn và c̣n đặc biệt hơn nữa chỉ hát những bài “lạ”…
Đó là hai bài “Bây giờ tháng mấy” và “Mùa thu mây ngàn” do chính anh
sáng tác. Thật không ngờ, khi mới 16 tuổi anh đă tự học về âm nhạc qua
một cuốn sách của Robert de Kers, viết bằng tiếng Pháp, với tựa đề
“Harmonie et Orchestration”. Đến năm 17 tuổi anh đă có nhạc phẩm đầu tay
“Bây giờ tháng mấy”…
Hồi đó đang có cuộc thi tài giữa “trường Ta” là Trần Hưng Đạo và “trường
Tây” của các sư huynh ḍng La San là trường College d’Adran trên sân
khấu thành phố Đà Lạt. V́ là trường Tây nên Adran chơi nhạc Beatles, đàn
cũng là kiểu Beatles c̣n Trần Hưng Đạo chúng tôi khiêm tốn hơn, chơi đàn
Fender theo các bản ḥa tấu của The Shadows.
Có thêm Từ Công Phụng “chuyên trị” nhạc Việt thể loại “t́nh cảm” trở
thành… “hoa thơm cỏ lạ” trong chương tŕnh văn nghệ. Thoạt đầu Từ Công
Phụng “khớp” không dám lên sân khấu nhưng anh em trong ban nhạc cứ khen
những bài “tự biên, tự diễn” của Phụng và bảo đảm là sẽ nổi bật trong
đêm văn nghệ.
Từ Công Phụng bỗng trở thành một hiện tượng tại Đà Lạt. Khán giả hoan
nghênh nhiệt liệt đến độ Đài phát thanh Đà Lạt mời anh ghi âm để phổ
biến qua làn sóng điện, tên tuổi của Từ Công Phụng được người Đà Lạt
biết đến cùng với Lê Uyên Phương trong ban nhạc Ngàn Thông trên Đài phát
thanh.
Cuối năm Đệ Nhất ban nhạc của chúng tôi tản mát mỗi người một phương. Họ
Từ về Sài G̣n và ngay sau đó nổi lên như một nhạc sĩ ăn khách cùng thời
với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương.
Sau 30/4/1975, các sáng tác của Từ Công Phụng bị cấm lưu hành tại Việt
Nam và măi cho đến năm 2003 mới được… “cởi trói”. Anh rời Việt Nam năm
1980 và định cư tại Portland, Oregon. Năm 1998, anh trở về thăm quê
hương Ninh Thuận và năm 2008, anh trở lại với chương tŕnh "45 năm t́nh
ca Từ Công Phụng" tại một pḥng trà có tiếng ở Sài G̣n.
Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Từ Công Phụng đă 2 lần vượt qua căn bệnh ung thư gan
và ung thư túi mật nhưng vẫn mong đủ sức khỏe để sáng tác trong những
ngày cuối đời. Với t́nh bạn học của buổi thiếu thời tôi chỉ mong anh sẽ
sống măi với chúng ta, chuyện sáng tác chỉ là vấn đề phụ v́ những tác
phẩm đă ra đời của anh đă là chứng nhân cho một nhạc sĩ tài hoa người
Chàm.
Từ Công Phụng
Hồi c̣n đi học tại Ban Mê Thuột, tôi có một vị giáo sư người gốc Chàm.
Thầy Nguyễn Văn Tỷ, quê quán tại Ninh Chữ, một băi biển thuộc thôn B́nh
Sơn, thị trấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Tôi cùng thầy Bùi Dương Chi đă dẫn đoàn sinh viên Mỹ đến băi biển Ninh
Chữ được coi là một trong những băi biển đẹp nhất Việt Nam. Kết hợp với
địa danh B́nh Sơn, Ninh Chữ đă trở thành cụm du lịch B́nh Sơn - Ninh Chữ
đem lại diện mạo, thương hiệu và thu nhập cho tỉnh Ninh Thuận.
Thầy Nguyễn Văn Tỷ đă về hưu và sinh sống tại Ninh Chữ. Ông trở thành
một “nhân sĩ” trong làng và vẫn tiếp tục nghiên cứu văn hóa Chàm để
truyền bá lại cho lớp trẻ người Chàm. Ông cũng là một cộng tác viên kỳ
cựu của Tuyển tập Tagalau như đă nói ở trên.
Tháng 10/2009 ông đến California để tham dự lễ Katê của cộng đồng người
Việt gốc Chàm tại đây. Ông đă được mời phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ.
Theo ông, dân tộc Chàm muốn sống với nhau tốt, muốn tồn tại tốt cần thể
hiện 3 yếu tố: Đoàn kết, Bảo tồn và Phát triển.
Đối với người Chàm, đoàn kết được th́ sẽ được tất cả, và không đoàn kết
th́ sẽ mất tất cả. Điều này mang ư nghĩa sau khi bị “vong quốc” sẽ lại
phải “vong thân”.
Người Chàm cần bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của ḿnh, v́ “tiếng Chàm c̣n
th́ người Chàm c̣n; tiếng Chàm mất th́ người Chàm mất”.
Nếu tồn tại được mà không phát triển th́ chỉ “tồn tại như một dân tộc
bần cùng”, “vùi dập trong cuộc sống lạc hậu, tối tăm”.
Có lẽ đó cũng chính là lời kết của bài viết này về… “Người Chàm trong
mắt tôi”.
Thánh địa Mỹ Sơn
Nguyễn Ngọc Chính
Hồi Kư Một Đời Người
***
Chú thích:
[1] Tagalau tiếng Chàm là cây bằng lăng hoa tím, mọc nhiều ở miền núi
Ninh Thuận và B́nh Thuận. Tuyển tập mang tên Tagalau v́ nó tượng trưng
cho tính dân dă, sức chịu đựng, sự khiêm tốn: nỗ lực nở hoa dù phải mọc
trên mảnh đất nghèo cằn.
Tagalau là Tuyển tập chứ không phải là Tạp chí nên không ra định kỳ, mà
chỉ được xuất bản khi tập hợp đủ bài vở. Số đầu tiên của Tuyển tập
Tagalau ra mắt vào lễ Katê của người Chàm năm 2000.
[2] Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, ra đời tại
xă Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy
Nhơn, đỗ bằng Thành chung rồi đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn,
B́nh Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đă để lại những dấu
ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan
Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng
thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên
Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam.
Trước năm 1945, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ
loạn": Kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ
người, với những cảnh đổ nát của tháp Chàm. Những tháp Chàm "điêu tàn"
là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ư của Chế Lan Viên. Qua những phế
tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn
hiện h́nh bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi
niềm hoài cổ của nhà thơ.
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rơ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh
trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lư, "chất
suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của h́nh
ảnh thơ được sáng tạo bởi một ng̣i bút thông minh, tài hoa". Con gái ông,
bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
[3] Hận Đồ Bàn do ca sĩ Chế Linh tŕnh bày:
http://mp3.zing.vn/bai-h...n-Che-Linh/IW7AZZCO.html
[4] Tham khảo về Chế Linh tại:
http://chinhhoiuc.blogsp...013/08/sen-hay-sang.html
[5] Tham khảo trang web của Inrasara về chuyện Chế Linh và Nguyễn Thị
Thúy Hằng:
http://inrasara.com/2010/11/26/
Post ngày:
03/12/18
Nguồn:
Vietbaoonline.com