Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

Người Minh Hương Tại Quảng Nam
 
Năm 1664, sau khi thôn tính nhà Tây Minh, Măn Thanh đặt ách thống trị khắc nghiệt lên dân tộc Trung Hoa, t́m mọi cách phá bỏcơ chế Minh Triều, nhất là nổ lực đồng hóa đời sống văn hóa cùng mọi sinh hoạt khác theo Thanh. Măn Thanh không dùng quan tướng của Minh Triều mà c̣n chế tài họ hoặc trục xuất những người có ảnh hưởng tới nhân dân ra khỏi nước. Riêng tầng lớp giàu có, các thương gia, đại địa chủ th́ bị sách nhiễu khó bề sống nổi. Hai thành phần này cùng một số sĩ phu yêu nước đành phải rời quê hương t́m đường tịnạn, hoặc t́m nơi tạm ẩn ḿnh chờ cơ hội phục quốc...
 

Đó là những nguyên nhân chính thúc đẩy đưa số người Trung Hoa lưu lạc khắp nơi trên thế giới trong các thế kỷ trước.

Bấy giờ tại Quảng Nam, một tỉnh trù phú nằm ở trung phần Việt Nam, nhưng chưa được khai phá đúng mức. Thời điểm ấy (khoảng đâu thế kỷ thứ 14, có ba họ Tẩy, Ngô, Trương (tục gọi là Tam Gia, gồm ba gia đ́nh, v́ họa Măn Thanh t́m đến tị nạn). Nguồn gốc ba họ này đều thuộc huyện Chiếu An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thoạt đầu, ba họ định cư tại làng Thanh Hà, Tổng Phù Triêm, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (cách Hội An khoảng 4 cây số) lấy việc buôn bán làm sinh kế.
 

- Họ Tẩy : Con cháu lần lượt xuống Hội An lập nghiệp. Cháu mười đời là Tẩy Huưnh, nay đă qua đời. C̣n th́ lưu lạc không rơ.

- Họ Ngô : Cháu 10 đời họ Ngô cư ngụ tại ấp Trường Lệ (Hồ Bá Thiên). Đến nay ḍng họ này cũng thất tán.

- Họ Trương : Cháu 10 đời họ Trương, nay đang giữ phần hương hỏa tại tự đường "Trương Đôn Mục", tọa lạc đường Phan Châu Trinh Hội An (Trước kia là đường Minh Hương). Thủy tổ của họ này là ông Trương Hoằng Cơ.
 

Ngày nay, tại Hội An có hai nhà thờ tộc Trương: Trương Đôn Hậu và Trương Đôn Mục. Tông tộc của hai họ này tuy cùng sinh quán, cùng hoàn cảnh và chí hướng nhưng không cùng huyết thống.
Việc cựu thần Minh Triều và con cháu phải di tản các nơi, tuy về sau không rầm rộ như trước, song vẫn c̣n tiếp diễn đều.

Đến đầu thế kỷ XVIII (1700-1730), lúc này tại Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng do chuyện tranh chấp quyền hành giữa Chúa Trịnh - Vua Lê ở Đàng Ngoài. Tại Bắc Hà, Vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh, sau đổi là Bảo (1720-1724), tuy làm vua nhưng quyền hành nằm trong tay Chúa Trịnh- tức An Đô Vương Trịnh Cương Thái (1709-1729) niên hiệu Hy Tổ Nhân Vương.
 
 

Nhằm lúc Bắc Hàn có loạn, cháu nội Nguyễn Phúc Tần là Tộ Quốc Công NGUYỄN PHÚC CHU (1691-1725) đương thời gọi là" Quốc Chúa", chỉ nghe lời khuyên của cận thần, một mặt tổ chức pḥng chống Lê-Trịnh ở phía Bắc, một mặt t́m cách bành trướng về phía Nam, đánh Chiêm Thành, thôn tính Gia Định, Hà Tiên của Chân Lạp, mở rộng biên giới tới tận mũi Cà Mau, Tây Ninh. Đồng thời đặt nặng việc chọn nhân tài giúp nước bằng những khoa thi và vỗ về bá tánh phát triển nông thương nghiệp. Do đó, chú trọng việc mở mang các hải khẩu giao thương với bạn hàng các nước Nhật Bản, Xiêm La, Y Pha Nho, Bồ Đào Nha...,cho phép người nước ngoài được tạm cư tại các vùng đất mới mở mang, khiến cho mạng lưới nông nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn trước. Thời điểm này, ngoại kiều - nhất là người Hoa - đến tạm cư rất đông. Trong số những người Hoa đến lần này có mười cụ gồm mười gia đ́nh mang sáu họ và một ḥa thượng có Pháp Danh Huệ Hường đến Quảng Nam. Một trong sáu họ đó có họ Trương (Trương Mậu Viễn) - Thủy tổ của ḍng họ tác giả bài này. Năm họ c̣n lại là : Chu - Huỳnh - Khâm - Thuấn - Thái (di tích này hiện c̣n khắc trên văn bia ở chùa Phúc Kiến Hội An).

Lúc đầu, Thập Lăo đến Quảng Nam bằng đường biển, vào Cửa Đại rồi ngược sông Thu Bồn, tạm cư tại làng Trà Kiệu thuộc huyện Duy Xuyên, lấy nghề buôn bán làm sinh kế như những đồng hương đến trước.

Sau một thời gian, Thập Lăo thấy nơi đây có nhiều trở ngại cho việc buôn bán v́ quá xa biển nên dời xuống Trà Nhiêu, Chợ Bà (cuối chợ Duy Xuyên) để tiện việc kinh doanh. Tại đây , Thập Lăo xây một ngôi cổ tự thờ Quan Vân Trường một danh tướng thời Tam Quốc. Di tích Quan Thánh Miếu hiện vẫn c̣n.

Do vị trí địa dư giữa Chợ Bà và Thanh Hà và do các thành viên di tản từ Trung Hoa mang chung hoàn cảnh, có chung nghề nghiệp nên Thập Lăo và Tam Gia có mối quan hệ rất mật thiết. Từ đó về sau, việc buôn bán ngày càng phát đạt nên Chợ Bà không c̣n thích ứng với nhu cầu phát triển ngành thương mại nữa khiến Thập Lăo quyết định dời về Thanh Hà, phối hợp cùng Tam Gia khuếch trương cơ sở làm ăn một cách qui mô hơn.

Tại Thanh Hà, các vị tiền bối qua trước đă xây dựng một ngôi chùa lớn mang tên "Cẩm Hà Cung". Chùa được tạo dựng vào năm Bính Dần (1626) đời Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế NGUYỄN PHÚC NGUYÊN. Tại đây, khi đă ổn đ́nh sinh hoạt, Thập Lăo trùng tu lại và đặt danh xưng "Cẩm Hải Nhị Cung" làm cơ sở kinh doanh chính với khách hàng các nước: Nhật, Y Nha Nho, Bồ Đào Nha, Trung Hoa...

Nhờ vào chính sách khôn ngoan, mềm dẽo và sáng suốt của các Chúa Nguyễn, nền kinh tế Miền Trung hồi ấy phát triển rất mạnh khiến cho viêc kinh doanh của Thập Lăo ngày càng phát đạt. Mặt khác, cũng do bản chất của Thập Lăo là thành phần có học, có tài sản mang theo khi đi di tản và nhất là họ thấm nhuần đạo lư nho gia nên cung cách giao tiếp của các thành viên trong Thập Lăo được cư dân địa phương kính trọng khiến t́nh cảm của cư dân đối với Thập Lăo ngày càng mặn nồng, mật thiết - đáng kể là đối với thị dân Hội An - cụ thể là Thập Lăo được sự giúp đỡ nhiệt t́nh của các phú hộ, của chính quyền Hội An sau này, khi Thập Lăo di chuyển lần cuối cùng xuống đinh cư tại Hội An.

Tại Hội An, chẳng bao lâu tập thể của những người Trung Hoa di tản đến xem như đó là quê hương chính của họ và qua đệ nhị Thế, Tổ Tiên họ Trương đă nhập Việt tịch. Ở thời điểm này, ngài Trương Thừa Kim là người đầu tiên "Người Việt gốc Hoa " được cử làm trưởng làng Minh Hương - làng tân lập.

A. THÀNH LẬP LÀNG MẠC - Đ̀NH CHÙA MIẾU VŨ

Như đă nói ở trên, càng về sau, Thanh Hà không c̣n thích nghi trước sự phát triển thương nghiệp nên Thập Lăo quyết định thiên di về Hội An và định cư cho đến ngày nay. Lần thiên di này có tính cách đồng bộ nên Cẩm Hải Nhi Cung cũng được dời theo.
Nhờ Hội An gần Cửa Đại nên rất thuận tiện cho việc giao thương với các tàu buôn nước ngoài. Tại đây, các loại ghe bầu có thể qua Cửa Đại để đưa hàng đến tận Hôi An một cách dễ dàng, nhanh chóng. Hội An c̣n là nơi tiếp nhận các mặt hàng từ Tiên Sa Đà Nẵng do người Bồ Đào Nha và Y Pha Nho vận chuyển vào bằng lừa (lúc đó Đà Nẵng và cảng Đà Nẵng chưa phát triển).

Sau khi tiếp nhận hàng hóa các nơi đổ về Hội An, Hội An trở nên đầu mối phân phối đi khắp nơi trong tỉnh. Việc phân phối này cũng gặp những thuận tiện đáng kể nhờ những thủy lộ ngập nước hàng năm nên hàng có thể lên tận miền núi Duy Xuyên, Đại Lộc, Tiên Phước, Thăng B́nh...

B. TÁI TẠO CẨM HÀ CUNG VÀ XÂY DỰNG LÀNG MINH HƯƠNG :

Ngay khi đặt chân đến Hội An, Tổ Tiên Minh Hương được sự giúp đỡ tích cực của Ḥa Thượng HUỆ HƯỜNG (Ông là người họ Lương) và Ni Cô Diệu Thành (tức là Ngô Thị Lành). Nguyên bà là người Việt Nam, lấy chồng người gốc Hoa mang họ Trịnh. Chồng bà giàu có vào bậc nhất ở Hội An hồi ấy. Sau khi chồng chết, bà đi tu. Chính bà đă đem hiến cho Thập Lăo một diện tích đất đai rộng lớn, chiếm khoảng một nữa đất đai thị xă Hội An (gồm 3 phường nội thị hiện nay) để lập làng Minh Hương, tái tạo "Cẩm Hải Nhị Cung" tức chùa Bà Mụ, dựng nhà thờ Tiền Hiền, xây Trùng Hán Cung (tức Chùa Ông) thờ Quan Vân Trường, Chùa Phật, Chùa Vân Chỉ...

Ngày nay, tư liệu thất lạc, khó tra cứu đất đai của làng Minh Hương lúc tạo dựng v́ nó không phải là một dăi đất liên cư liên địa, phần th́ nằm trung tâm thị xă, phần th́ nằm kề ranh giới thị xă với các làng kế cận như Cẩm Phổ, Sơn Phong... lại có phần nằm trên nữa đất của thị xă, nữa trên làng kế cận! Tuy nhiên, các di tích quan trọng vẫn c̣n như phần đất từ Chùa Bà Mụ đổ xuống chùa Văn Chỉ là một trong những phần đất của làng Minh Hương liên địa ngày trước,hoặc từ nhà thờ Tiên Hiền Minh Hương đi ngược lên hết khuôn viên Chùa Ông ở đầu chợ Hội An cũng thuộc đất làng Minh Hương.

Công tŕnh kiến tạo những đ́nh chùa miếu vũ này của Tổ Tiên Minh Hương có tính cách qui mô như thế, không phải là không có nguyên nhân. Hồi ấy, các vị Tiên Hiền chưa có kế hoạch và cũng không tiên liệu sự phát triển Hội An nên e ngại với một số đất đai rộng như thế có thể sẽ bị chính quyền tước bớt nên các ngài nghỉ cách lập đ́nh chùa, gọi là nơi thờ phụng - tín ngưỡng được nhà nước cho phép - để giữ đất !

Những vị lăo trượng trong làng trước đây thường di ngôn như thế. Ngày nay, dựa vào các sự kiện ấy,chúng ta có thể chấp nhận là đúng, v́ những đ́nh chùa miếu vũ ấy không có quan hệ ǵ mật thiết với họ hàng Trương Gia cũng như với các họ hàng bạn ở địa phương này. Nó cũng chẳng phải là cứu cánh tạo cuộc sống cho ḍng họ nào mà có tính cách chung cho làng, tiêu biểu ḷng tín ngưỡng của nhân dân, điều mà không một chính quyền nào nỡ hủy diệt, sung công. Làng Minh Hương ra đời từ đấy tại Hội An. Danh xưng Minh Hương có nghĩa "Minh" là nhà Tây Minh chứ không phải là "Minh" là sáng, "Hương" là thơm chứ không phải "Hương" là làng,như nhiều người thường bảo "Minh Hương " là làng của người Minh tức là thuộc Minh Triều di tản sang Việt Nam - kể ra lối giải thích như thế cũng có lư v́ đa số người ở làng Minh Hương là người có nguồn gốc từ các tỉnh bên Trung Quốc

Song song với việc lập làng Minh Hương, Chùa Bà Mụ được tái thiết đồ sộ do Tú Tài Trương Chí Thi đứng ra quyên góp, vẽ kiểu, đốc công làm lại cổng Tam quan lớn hơn và tồn tại đến ngày nay. Ngài Trương Chí Thi là đệ tam thế kể từ Thủy Tổ khai cơ Trương Mậu Viễn.

Chùa Bà Mụ gồm có hai chùa lớn, một vườn hoa và hai cổng hai bên. Cổng này trước đó rất hẹp không cân xứng với hai chùa trong. Năm Mậu Thân 1848 - thời Tự Đức - ngài Trương Chí Thi nới rộng ra. Chùa có lối kiến trúc của Trung Hoa nhưng hai cổng th́ xây theo kiểu Nhật. Từ ngoài nh́n vào, sau khi qua cổng, chùa bên trái thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và 12 bà mụ, chùa bên phải thờ Bảo Sanh Đại Đế cùng Tam Thập Lục Tướng đời nhà Châu, nhà Thương được Phong Thần nên được gọi là chùa Ông Chú. Về sau, dân địa phương quen gọi hai chùa là chùa Bà Mụ nên lâu dần ít ai c̣n nhớ đến tên Cẩm Hải Nhị Cung hay chùa Ông Chú nữa !

Đối với Hội An nói riêng và t́nh Quảng Nam nói chung, Chùa Bà Mụ là ngôi chùa lớn nhất từ trước đến giữa thế kỷ 20 này. Đó là kỳ quan của tỉnh Quảng Nam, xây cất đầu tiên trên làng Minh Hương và được tôn xưng "Di Tích Liệt Hạng".

Dân Minh Hương tôn kính Cẩm Hải Cung - Chùa Bà Mụ - nên gọi là Tổ Đ́nh. Về sau, chùa này trở thành nơi chiêm bái, thờ phụng của dân địa phương.

Từ khi có Tổ Đ́nh, du khách thập phương, kể cả người nước ngoài, thường lui tới tham quan hoặc t́m tài liệu cho việc nghiên cứu khảo cổ, chụp ảnh lưu niệm...

Đến năm 1965, trải qua bao thế kỷ, nắng mưa tàn phá Tổ Đ́nh, gây nhiều hư hỏng nặng nề, khó bề duy tŕ di tích néu không kịp thời đại tu. Vào thời điểm này, làng không đủ khả năng lo liệu,nên sau một buổi họp nhiều trưởng lăo trong làng, các cụ đă đi đến quyết định hiến khu vực này cho Giáo Hội Phật Giáo QuảngNam làm Trung Tâm Văn Hóa.

Hiện nay Chùa Bà Mụ chỉ c̣n hai cổng là nguyên vẹn, được chức quyền địa phương bảo quản và liệt vào hạng "Di Tích Lịch Sử" của thị xă Hội An. C̣n tượng 12 Bà Mụ được chuyển đến thờ tại chùa Phúc Kiến - tức Kim Sơn Tự - Tượng Tam Thập Lục Tướng được kư gởi tại chùa Chúc Thánh (phía Bắc cách trung tâm thị xă chừng 2 cây số). Các tượng khắc được kư gởi thờ tại Chùa Âm Bổn (do người Triều Châu xây dựng, thờ Phục Tướng Quân Mă Viện).
C. XÂY DỰNG CÁC CHÙA MỚI :

a. Chùa Phật và Chùa Văn Chỉ : Tọa lạc trên đường Phan Châu Trinh ngày nay (trước là đường Minh Hương). Kể từ đường Hoàng Diệu đổ lên hướng đường Lê Lợi có Chùa Văn Chỉ, Chùa Phật đến miếu Quảng An. Chùa Văn Chỉ thờ Đức Khổng Tử. Miếu Quảng An nằm góc đường Phan Châu Trinh và kiệt ra giếng Bá Lễ (nơi này ông Phạm Phú Cần dùng làm nơi dạy hoc từ trước năm 1975) nay không c̣n là nơi để chiêm bái nữa.

Nguyên khuôn viên của hai Chùa này chiếm trọn cả một vùng khá rộng kể cả đường Minh Hương nhưng khi thực dân Pháp ổn định việc cai trị, chúng mở đường, qui hoạch thành phố khiến diện tích hai Chùa này bị phân cắt, đến nay chỉ c̣n lại di tích Chùa Văn Chỉ (bị bỏ hoang phế). Riêng Chùa Phật, Ḥa Thượng Huệ Hường dời về phía sau khuôn viên Chùa Ông (tức Trùng Hán Cung). Chùa này được đổi tên là Minh Hương Phật Tự và cuối cùng lấy tên Chùa Quan Âm. (Hiện nay Ban Quản Lư Di Tích Hội An trưng dụng làm Nhà Bảo Tàng Lịch Sử Đô Thi Cổ). Chính nơi đây, Ḥa Thượng Huệ Hường viên tịch năm 1848 và được chôn ngay tại khu đất trước mặt Chùa Ông (chỗ giếng nước đầu chợ Hội An). Về sau, hài cốt của Ḥa Thượng được cải táng đưa đến chôn tại Chùa Chúc Thánh. C̣n Ni Cô Diệu Thành, khi qua đời được dân làng chôn bà tại khu đất phía hông Nhà Thờ Đạo Thiên Chúa bên kia đường Lê Hồng Phong ngày nay. Năm 1976, theo qui hoạch của chính quyền mới, hài cốt bà được đưa về chôn tại Chùa Chúc Thánh.

b. Trùng Hán Cung và nhà thờ tiên hiền Minh Hương:

Hai cơ sở này chiếm một vùng đất rộng kéo dài từ đường Hoàng Diệu đến chợ Hội An. Trùng Hán Cung - tức Chùa Ông - được thành lập nên từ năm 1653, kiến trúc theo kiểu Trung Hoa, bên trong thờ tượng Quan Vân Trường đời Hán, oai nghiêm giữa điện thờ. Tả hữu có tượng Châu Thương, Quan B́nh đứng đối diện trong lồng kính lớn. Tương truyền Chùa Ông rất đông. Tiếp với Chùa Ông là nhà thờ Tiên Hiền làng Minh Hương. Đây là nơi thờ phượng các vị sáng lập hoặc những vị có công lớn trong việc tạo làng Minh Hương. Khuôn đất này , trước kia một phần của làng Minh Hương và một phần của làng Cổ Trai được sát nhập vào. Nguyên làng Cổ Trai cũng có nhà thờ Tiên Hiền tại đấy nhưng diện tích nhà thờ làng Cổ Trai hẹp hơn và dân làng chỉ có 12 hộ, thiếu người phụng tự. Do đó, các chức sắc làng Cổ Trai t́nh nguyện giao đất và nhà thờ cho làng Minh Hương sử dụng với sự yêu cầu hàng năm làng Minh Hương giúp đỡ cho họ trong việc kỵ giỗ Tiên Hiền. C̣n đất đai của làng Cổ Trai cũng được các nhà chức sắc của làng đem hiến cho các làng kế cận như Sơn Phong, Cẩm Phô và tự xóa tên làng từ đấy.

Thời gian đầu, hằng năm làng Minh Hương vẫn giữ lệ giúp làng Cổ Trai như đă giao ước trước kia nhưng măi về sau, càng phai lạt và chẳng mấy thế hệ kế thừa sự giúp đỡ ấy.
Sau năm 1975, nhà thờ Tiên Hiền làng Minh Hương được chính quyền địa phương sử dụng làm nơi chiếu phim và quán cà phê. Đến năm 1992 th́ giao trả lại cho những vị đại diện làng để trùng tu, tái tạo lại, làm nơi thờ phụng các tiên linh của làng.

(1) Có người lại cho rằng tập thể những người di tản từ Trung Quốc sang muốn qui tụ lại thành làng và đặt tên làng Minh Hương để nhắc nhở con cháu sau này biết rơ nguồn gốc ông bà ḿnh là người thuộc Minh triều di cư sang lập nghiệp mặc dầu càng về sau, con cháu họ đều nhâp Việt tịch và gần như 90% không biết ǵ về nguồn gốc của ḿnh là từ Trung Quốc, không nói được tiếng Tàu và gần như đồng hóa với người Việt trong mọi sinh hoạt.
TRƯƠNG DUY CƯỜNG
(Viết theo Gia Phả họ Trương Đôn Hậu)
 
 

 

 

 

 

 

Tụy Tiên Đường Minh Hương

Đ́nh này được coi là kiến trúc tôn giáo của người Minh Hương - Trung Hoa được nhập quốc tịch Việt Nam để thờ cúng tổ tiên.

 

Tụy Tiên Đường Minh Hương được cho phép xây dựng để thấy làng Minh Hương ở Hội An vào giữa thế kỷ 17. Nó là một di tích tiêu biểu và đóng một vai tṛ có ư nghĩa trong sự tồn tại lịch sử và phát triển của đô thị cổ - thương cảng Hội An. Kiến trúc này có được một phạm vi khá lớn về xây dựng. Những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ở làng mộc Kim Bồng đă tạo ra tác phẩm kiến ​​trúc và các thợ mộc tài năng ở Kim Bồng đang thực hiện phục hồi của nó. Minh Hương Tụy Tiên Đương được phục hồi vào năm 1820, 1849, 1905, 1953, 1970. Đây là một điểm đến hấp dẫn cho du khách đến Hội An. Tụy Tiên Đường Minh Hương đă được cấp giấy chứng nhận của khu di tích lịch sử - văn hóa vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

1

 

Hoành phi ghi: TƯỜNG QUANG VIỄN CHIẾU


Theo văn bia lập từ thời vua Duy Tân năm thứ hai (1908) đang trí tại đ́nh tiền hiền Minh Hương có thể khẳng định: Đ́nh được lập năm 1820.

            

MINH MẠNG SƠ NGUYÊN KIẾN TIỀN HIỀN TỪ,

NGẠCH VIẾT “TỤY TIÊN ĐƯỜNG”

Minh Mạng năm thứ nhất (1820) xây dựng đ́nh Tiền Hiền,

Ghi chữ trên hoành phi là “Tụy Tiên Đường”

Lúc này, đ́nh được tạo dựng trên khu đất của miếu Văn Thánh Minh Hương hiện tại (20 Phan Châu Trinh).

Đến năm 1848, đ́nh được tháo dỡ dịch chuyển qua khu cận kề trong cùng khu đất, văn bia lập năm 1908 ghi lại như sau:

TỰ ĐỨC NHỊ NIÊN (1848) TRÙNG TU

Sau lần trùng tu này, đ́nh tồn tại đến năm 1905 th́ được thiên di về vị trí hiện nay.

1

Chánh điện MINH HƯƠNG TỤY TIÊN ĐƯỜNG 

(Tụy: Tụ họp; Tiên: Người xưa quá văng) 

 

Năm 1906, xă Minh Hương cũng cho di dời miếu Minh Văn thờ Đế Quân (c̣n gọi là miếu Tử Đồng) được lập từ năm 1853 tại đất Trà Nhiêu về dựng góc phía trước đ́nh Tiền Hiền Minh Hương.

Năm 1940, Xă Minh Hương tiếp tục trùng tu lần thứ ba, di chuyển miếu Minh Văn sang nhà tây phía sau, gắn hai văn bia của miếu Minh Văn vào nhà đông phía trước, xây thêm hai nhà làm việc đồng thời tu sửa mái hiên chánh điện bằng vật liệu kiên cố.

Năm 2004 và 2008 thêm hai đợt đại trùng tu nữa.

1

Văn bia đời vua Duy Tân năm thứ hai (1908)

Do cử nhân Trương Đồng Hiệp (1857-1926) người làng Minh Hương phụng soạn và phó bảng Nguyễn Thuật (1842-1911) hiệu Hà Đ́nh, quê Hà Lam - Thăng B́nh, cử nhân khoa Đinh Măo 1867, phó bảng khoa Mậu Th́n 1868, đại thần triều Nguyễn, danh sĩ hưu trí hiệu chỉnh. Ông Phạm Thúc Hồng dịch nghĩa.

"Xưa, các bậc tiên sinh của làng quá văng thờ cúng tại xă v́ các vị có công đức được tôn vinh và báo đáp.

Khi xây dựng một làng tất phải nhớ công lao của tiền nhân. Ngư­ời đời không thể quên đức tốt đă truyền lưu. Phải mong điều ấy! sao lại bỏ qua đi !

 

Đền thờ làng ta phụng thờ các vị Ngụy, Trang, Ngô, Thiệu, Hứa, Ngũ, m­ười vị đại lăo. Họ trư­ớc là cựu thần nhà minh. Vận nhà Minh đă qua, ḷng họ không nhận hai vua nên từ quan, đổi tên họ, lánh nạn đến đất phư­ơng nam, rồi họp ngư­ời Tàu lại tại xứ nam, chọn chữ Minh để giữ quốc hiệu.

 

Ba m­ươi sáu tỉnh đều có nh­ư vậy! Quảng nam có đầu tiên. Lúc đầu, họ ở Trà Nhiêu rồi t́m chuyển đến Hội An là nơi gần nguồn sông thông với núi và biển rất thuận lợi, quy hoạch làng xóm, xây dựng cửa hàng l­ưu lại lâu dài cho đến nay.

 

Mười vị đại lăo qua đời. Ba vị đại gia kế tục gọi là : Tẩy Quốc Công, Ngô Đ́nh Công, Trư­ơng Hoằng Công đều có năng lực.

 

Tiền nhân lúc đầu trồng dâu, lập địa bộ, khai khẩn đất hoang, lấy đất bồi làm khu dân cư­, mở cửa  hàng để tập họp buôn bán. các đền, chùa đư­ợc xây dựng trang nghiêm để thở cúng.

 

Thời kỳ tu tạo đ́nh chùa có bà họ Ngô là con dâu nhà tộc Trịnh đă phát nguyện mua đất góp thêm vào đó. Nhà sư­ Huệ Hồng cúng đất chùa rất rộng vào đó.

 

1 

 Mộ sư Huệ Hồng, xưa ở ngay trước cửa Quan Công miếu. Năm 1848 thỉnh dời đến chùa Chúc Thánh, bia mộ ghi: "THIÊN TRỤ - VIÊN TỊCH HUỆ ĐẠI ĐẠI THIỀN SƯ CẢI THIÊN CHI THÁP - MINH HƯƠNG XĂ ĐỒNG LẬP"

 

 

 

Nhân dân ḥa thuận, công việc tăng tiến, tập tục  thuần hậu, phong hóa phát triển, thiên nhiên trù phú, vạn vật tốt tư­ơi. Thật là tự làm sáng rơ ba mư­ơi mốt nơi đô hội     ph­ương nam.

 

Từ triều Lê đến đất n­ước mới lập đều đ­ược hậu đăi và ngư­ời dân không chuyển làng khác. Con dấu  làng làm bằng ngà voi. Việc chính trị trực thuộc cấp tỉnh điều hành. Việc khánh hạ cân nhắc tŕnh tấu. Trai  tráng vào quân binh. Hằng năm, làng dâng cống vải  lụa hoặc thay thế bằng tiền. Ng­ười có tài xuất chúng đư­ợc nhận vào hàng quan lại.

 

Khi n­ước nhà đư­ợc dựng lại, công thần giúp nư­ớc có đại tư­ớng quân tộc Lư được tùng tự miếu thờ theo hàng trung dũng, tư­ớc hầu bá cùng nhiều danh nhân được phụng tự.

 

 

1

 

Bia mộ bà Ngô Thị Lành tại chùa Chúc Thánh qua đời khoảng năm 1685 ghi:

 

"THẠCH TĨNH - MINH CỐ TỶ TRỊNH MÔN PHÁP DANH DIỆU THÀNH NGÔ NHỤ NHÂN MỘ - Chi tuế thứ Ất Sữu niên, mạnh đông, cát đán lập."
(Trước đây mộ nằm gần nhà thờ Công giáo Hội An, được cải táng từ năm 1976.)

 

Về sau, nhà cửa đông đúc, quan chức nối tiếp. lănh quản làng có ba vị tú tài, có gấp đôi hai m­ươi chức thông dịch. Nửa số dân đinh gồm hơn ba trăm ng­ười làm các công việc của tỉnh. Phải nói rằng nhiều nơi khác không đâu sánh bằng như­ thế?

 

Nhớ lại, làng ta có đư­ợc nh­ư ngày nay là do m­ười vị đại lăo xây dựng nên thành tựu. Nối tiếp có ba vị đại gia công đúc to lớn như­ đă thấy.

 

Nh́n quê hư­ơng, nhớ gốc tích, ng­ười làng đồng ḷng. Tâm tư­ởng ấy trư­ớc và sau cũng vậy! .

 

Thời Minh Mạng năm thứ nhất (1820) xây dựng đ́nh tiền hiền, khắc chữ trên hoành phi là "Tụy Tiên Đư­ờng ”.

 

Thời Tự Đức năm thứ hai (1849), trùng tu.

 

Qua nhiều năm tu bổ nh­ưng đất kề đư­ờng đi ồn ào, không đư­ợc yên tĩnh nên đến thời Thành Thái năm thứ m­ười bảy (1905) xem bói rồi chuyển dời sang bên trái Trừng Hán Cung xây theo tọa nhâm hư­ớng bính đem tâm lực đôn đốc công việc, chọn tháng   t­ư khởi công đến tháng tám hoàn thành, chi phí số tiền hơn hai ngàn đồng đều do thân hào, sĩ thứ cùng với vật lực quyên cúng. Nhờ như­ vậy mới làm nên việc đáng ng­ưỡng vọng.

 

Dân làng ta dựng văn bia để ghi chép mà biểu dư­ơng.

 

Tiền hiền ta công đức vô cùng to lớn;  quyên cúng làm việc thiện là điều cần thiết. việc ấy không thể mất đi đư­ợc vậy tŕnh bày danh tánh nh­ư sau. (Có thể bia công đức này đă bị thất lạc).

 

Thời điểm : Duy Tân, năm thứ hai (1908), tháng bảy, ngày tốt.

 

Bổn xă gồm những ng­ười sinh sau cùng nghiêng đầu bái soạn.

 

Cử nhân khoa Giáp Ngọ, Trương Đồng Hiệp thay mặt soạn."

 

 1

 Văn bia năm Bảo Đại thứ mười tám (1943)

Do ông Tăng Kim Luyện (1880-1945), c̣n gọi là ông cữu Mính, thầy dạy chữ nho, phẩm hàm: Phiếm Cửu phẩm bá hộ, phụng viết. Ông Phạm Thúc Hồng dịch nghĩa.

"V́ rằng tiền nhân đă có công sáng tạo, hậu sinh phải có trách nhiệm bồi đắp.

 

Tại làng ta, các vị tiền bối đến ph­ương nam tính đă hơn ba trăm năm, kiến lập đ́nh miếu nhiều nơi, trải qua nhiều đời trùng tu đều có văn bia ghi lại. Hiện tại  có ba nơi thờ tự tọa lạc gần nhau giữa vùng đô thị thật  rạng ngời văn vật như­ng năm tháng đă lâu, phải theo thời gian mà tu bổ lại, không nên tŕ hoăn.

 

Mùa thu năm Canh Th́n (1940), bổn xă huy động thợ sửa sang chánh tẩm, làm mới cổng tam quan chùa Phật.

 

Trừng Hán Cung đ­ược sơn son, trang trí và sửa mái hiên để làm nhà bia.

 

Tụy Tiên Đư­ờng, trư­ớc đ­ược quy tụ về cuối phố. lại lần nữa chuyển miếu cũ Minh Văn đến khu đất phía tây. Lấy nguyên khu đất ấy kiến tạo hai bên trái, phải pḥng làm việc của hội đồng biện sự. Phía sau có v­ườn hoa, có tư­ờng ngoài bao bọc. Quả là đạt ḷng kỳ vọng. Ngoài ra, hành lang khúc khuỷu thâm u đ­ược dựng lan can, nâng cao sáng sủa, thật là tân kỳ.

 

Đến nay, hoàn thành công tŕnh tổng cộng chi phí số tiền hơn sáu ngàn đồng. Một nửa do làng ta trích chi, một nửa do hư­ơng hào, sĩ nữ trong xă và ngũ bang thành phố phụng cúng.

 

Làng ta không có công điền, nh­ưng đền miếu đều đ­ược trùng tu to lớn. sở nguyện được hoàn thành do sự đồng ḷng v́ nghĩa lớn, tạo nên tiềm năng toàn xă hội tức là của ng­ười làng vậy! .

 

Ngày nay, làng ta nối tiếp công lao của tiền nhân để lại mai sau, mong có ngư­ời tốt tiếp nối phong tục của làng.

 

Theo sự tiến triển, phép tắc của làng đ­ược phát huy, công nghiệp ngày càng thịnh vượng về sau. Thật quư giá vô cùng vậy. Quan viên, hương chức trong xă cùng với quư vị hăo tâm ghi tên trên bia đá để biết cùng với phương danh ngũ bang thành phố, thân hào tín nữ lạc cúng liệt kê khắc vào hai văn bia dựng tại nhà hiên Trừng Hán Cung...”

 

1

 Văn bia miếu Minh Văn lập năm1875

"Tử Đồng thuộc huyện Tứ Xuyên. Trời Tứ Xuyên có sao Sâm. Sao Sâm t­ượng    trư­ng trung, l­ương, hiếu, cẩn. Đó là vùng đất có núi cao, sông sâu làm tinh thần sáng suốt.

 

Ở vùng ấy, có ngư­ời nói rằng, cai quản trên cao là Văn Xư­ơng làm chủ sáu phủ do được th­ưởng công truy tước. Lại có ngư­ời nói rằng, thần là Tr­ương Tú, một nhà thơ, c̣n gọi Tr­ương Trọng, ngư­ời có ḷng hiếu hữu.

 

Đền thờ Tử Đồng ở đó có tr­ường học rất quy cũ.

 

Làng ta có văn phong căn bản, ngày ngày giữ ǵn như­ bản in vậy. Kẻ sĩ đư­ợc ca ngợi chất phát, t­Ươi tốt  như­ cây rong, cây rau nh­ưng lại v­ượt lên như­ hàng khoa bảng.

 

Với ḷng tin nơi u minh, thần lặng lẽ hiện diện lâu dài. Lễ vật có v­ượn, lừa, ngựa. việc nghĩa có thêm ứng khởi.

 

Thời vua Tự Đức, mùa xuân năm quư sửu (1853), những ngư­ời cùng ư chí trong làng xuất tiền riêng lập hội Minh Văn, lập đền thờ Đế Quân, mặc dù chư­a đủ khả năng, th­ường xuyên chọn cử ngư­ời điều hành công việc. 

1

 Xà c̣ miếu Văn Xương của hội Minh Văn ghi: 

Tự Đức nhị thập bát niên, tuế thứ Ất Hợi, thất nguyệt, cát nhật.

Minh hương xă, Minh Văn hội, bổn hội đồng tạo. 

 

Nhân lúc ngày tốt vào tháng giêng, ng­ười làng tập trung tại nhà Huỳnh Dư­ Sư­u, ḷng thành dọn mâm bàn thiết lễ hết ḷng cầu cúng. Do sự kính trọng ấy, thần Văn Tinh đáp lễ phát chẩn ơn thần. Ng­ười trong hội có việc quan, hôn, tang, tế th́ góp tiền sức giống nh­ư  ngư­ời trong làng: sự việc đă qua vẫn nhớ măi.

 

Ngài Đế Quân x­ưa đă di huấn, ng­ười làng không có học vấn th́ không đ­ược vào hội. Ng­ười làng vào hội, không ra vào tự do. Chung quy ư chí đó nhằm xây dựng quy chế chặt chẽ cho mai sau.

 

 Trải qua 12 năm (1853-1865), h­ương hỏa kế tục như­ ngày đầu nếu không có văn chương khó đạt đư­ợc tiết tháo, hành vi trong sáng đó.

 

Đế Quân chuộng ph­ước đức. Chúng ta tự lập phép tắc văn chư­ơng để duy tŕ.

 

Thời vua Tự Đức năm thứ m­ười tám (1865), vị quan lớn là Trung Thuận đại phu, Hồng Lô Tự Khanh, làm bố chánh Quảng Nam, đỗ đầu khoa thi hư­ơng năm Đinh Mùi, hiệu là Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, họ Đặng đă viết bài văn lập hội truyền lại đến năm nay.

 

 Cũng trư­ớc đó, quan bố chánh họ Đặng đă viết bài tựa. nhờ vậy việc thành lập hội và điều lệ của hội đư­ợc ghi lại cho đến ngày nay.

 

Đă qua 10 năm (1865-1875), không nhớ đầy đủ. nếu không có lời văn ấy th́ không thể biết thời kỳ đầu lập hội.

 

Mùa xuân năm này (1875), cùng xuất tiền mua đất tư­ tại làng đông trà, lấy ngày tháng tốt lập đền thờ để tế tự vĩnh viễn, báo đáp ơn thần. Các nhà hảo tâm trong làng ta có khả năng đóng góp tăng thêm ḷng kỳ vọng vậy.

Nay, hội viên ghi số tiền vào bên trái, như sau :.. ... ... "

(Văn Xư­ơng Đế Quân hay Văn Xư­ơng Tinh là vị thần đư­ợc dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân

 

Văn Xư­ơng Đế Quân vốn sinh đầu đời Chu, đă trải 73 kiếp hóa thân, từng là sĩ đại phu, cuối đời Tây Tấn giáng sinh nơi đất Thục, tên là Á họ là Trư­ơng, tự là Bái Phu, đư­ợc lệnh Ngọc Hoàng Thư­ợng Đế cho chư­ởng quản Văn Xư­ơng phủ và Lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của nhân gian.)

BÀI VỊ 

Gian giữa thờ bài vị "Minh Hương xă lịch đai hương hiền".
Bài vị viết theo "Tụy Tiên Đường tiền hiền hương phả đồ bản" lập năm Minh Mạng thứ nhất (1820), cùng năm xây dựng Tụy Tiên Đường, tu soạn năm Thiệu Trị thứ sáu (1846). Lư Thành Ư chép vào mùa đông năm Tự Đức thứ ba mươi ba (1880).

1

Bài vị ghi Thập Đại Lăo, sáu họ HỨA, NGỤY, NGÔ, NGŨ, TRANG, THIỆU là Lục Tánh Minh Hương, Tam Gia: TRƯƠNG HOÀNH CƠ, NGÔ Đ̀NH KHOAN, TẨY QUỐC TƯỜNG, Liệt vịHƯƠNG QUAN, HƯƠNG LĂO, HƯƠNG TRƯỞNG.

Lư Thành Ư chép thập đại lăo gia gồm:
Khổng thái lăo gia
Nhan lăo gia
 lăo gia
Từ lăo gia
Chu lăo gia
Hoàng lăo gia
Trương lăo gia
Trần lăo gia
Thái lăo gia
Lưu lăo gia 
Thập Đại lăo là những di thần nhà Minh, đến Hội An năm 1644. 

1

 Bài vị gian thờ bên trái (đông/tả)

Chính giữa là bài vị thờ SƯ HUỆ HỒNG.

Sư Huệ Hồng là người tỉnh An Huy, Trung Hoa. Có thể sư là trụ tŕ chùa Quảng An đời thứ tư. Bài vị ghi: Trùng Kiến Viên Tịch, đệ tứ đại, hiệu Huệ Hồng, húy thượng Quảng, hạ Thảng công đại thiền sư liên tọa. (Trùng Kiến Viên Tịch, đời thứ tư, hiệu Huệ Hồng, tên húy trên là Quảng, dưới là Thảng, đại thiền sư ở ṭa sen).

Bên phải ảnh là bài vị thờ BAN TAM BẢO VỤ.

Lư Tam Bảo Vụ Ban là một tổ chức của làng Minh Hương lập ra để quản lư làng. Bài vị ghi: Lư tam Bảo Vụ ban tiền văng liệt vị. Canh Tư niên (1960), xuân phân tiết. Bổn thôn đồng cung tạo.

Bài vị c̣n lại thờ CHƯ TỘC PHÁI MINH -THANH

Bài vị ghi: Minh-Thanh chư tộc phái từ đường chi tiên linh liệt vị

1

 Bài vị gian thờ bên phải (tây/hữu)

Chính giữa là bài vị thờ BÀ HỌ NGÔ:

"Khai sơn đại Đàn Việt chủ, Trịnh môn Ngô thị, pháp danh Diệu Thành thần vị"

Bên phải ảnh là bài vị thờ HỘI MINH VĂN:

"Văn Xương miếu, Minh Văn hội, hội viên tiền văng liệt vị"

Bài vị c̣n lại thờ LƯ TRƯỞNG XĂ CỔ TRAI:

"Cổ Trai xă, lư trưởng Lư Hữu Hưng thần vị"

Dân làng Cổ Trai, phía đông làng Minh Hương, cũng là người Trung Quốc đến Hội An làm nghề buôn bán. Lư trưởng Lư Hữu Hưng được phụng tự như hậu hiền

 

 

11

 

Bài vị thờ kư tự gian đông, giỗ từ tháng giêng đến tháng sáu

Bài vị thờ kư tự gian tây, giỗ từ tháng bảy đến tháng chạp 

Ngoài ra trước chánh tẩm c̣n phối thờ ba bài vị chuyển từ chùa Bà Mụ đến:

DƯỢC VƯƠNG BỔN ĐẦU CÔNG VỊ

BẢO SANH ĐẠI ĐẾ

THIÊN HẬU THÁNH MẪU

 

1

Cuối cùng là xà c̣ đ́nh Tiền Hiền Minh Hương phục chế đúng nguyên mẫu Xà c̣ miếu Văn Xương của hội Minh Văn. Một việc làm cẩu thả và tắc trách!!

 

Post ngày: 10/19/17 

Nguồn: Internet

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17