Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Danh Nhân Quảng Ngăi

Default Lê Văn Duyệt (1763-1832)

TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (1764-1832)

Lê Văn Duyệt, tổ tích nguyên quán ở Bồ Đề, Mộ Đức, Quảng Ngăi. Nội tổ là Ông Lê Văn Hiếu thiên cư và vào miền thôn dă gần Vàm Trà Lọt (sau thuộc làng Hoà Khánh, tỉnh Định Tường). Cha là ông Lê Văn Toại sinh được 4 con trai. Lê Văn Duyệt là con trưởng sinh vào năm Giáp Thân (1764) tại Vàm Trà Lọt. Sau khi ông Lê Văn Hiếu qua đời, đại gia đ́nh cư trú tại vùng Rạch Gầm ở bên rạch ông Hổ, nay thuộc làng Long Hưng (Định Tường)

Lúc mới sinh, Lê Văn Duyệt bị tật ẩn cung (không có bộ máy sinh dục), thân h́nh ngắn, tính khí thâm trầm, dũng mănh, sức khỏe khác thường. Ông ít bạn bè lại khôngham học văn mà chỉ chuộng vơ. Suốt ngày, ngoài vlệc tập luyện vơ nghệ, chỉ lo làm bẩy, làm giỏ bắt chim, đánh cá; đặc biệt say mê thú nuôi gà ṇi.

Khi 14, 15 tuổi thường than rằng: "sinh ở đời ly loạn mà không kéo trống, cầm cờ làm đại tướng để lưu công danh sử sách th́ không phải là trai".

Năm 1780, Lê Văn Duyệt được chúa Nguyễn tuyển làm Thái Giám, sau thăng Cai Cơ cai quản hai đội quân thuộc nội thành, có công bảo vệ chúa Nguyễn trên đường phục quốc từ Phú Quốc qua Xiêm La về Sai Côn cho đến ngày đất Đồng Nai thuộc về chúa Nguyễn (1789).

Lê Văn Duyệt thường theo dự chiến trận, cùng các tướng bàn luận việc dụng binh, có nhiều ư kiến xác đáng. Ông thường tâu lên Nguyễn Vương: Sơn tặc (quân Tây Sơn) là quân vô đạo không bao lâu cũng tự diệt mà thôi. Nay ta lấy người nhân mà đánh kẻ bạo, thế như chẻ tre tôi thấy không có ǵ làm khó"

Nguyễn Vương tỏ ư đẹp ḷng. Lê Văn Duyệt bèn xin chiêu mộ binh sĩ theo về cánh Tả quân, phụng mệnh ra đánh Quy nhơn có công tại mặt trận Úc Sơn được thăng làm Thuộc nội vệ úy, thuộc đội Thần Sách quân.

Đầu năm Ất Măo (1795) , đem quân cứu viện Diên Khánh, đưa đại quân qua sông đánh hạ đồn, Lê Văn Duyệt được cải phong Vệ úy Diệu Vơ, lại đổi làm Chánh Thống Tả Đồn của đạo quân Thần Sách trấn thủ Diên Khánh thành.

Đầu năm Kỷ Mùi 1799, Lê Văn Duyệt đem quân án ngữ B́nh Đê ngăn viện binh Tây Sơn. Quân của Thiếu Phó Trần Quang Diệu và Tư Đồ Vơ Văn Dũng khôngtiếp viện được phải lui về Thanh Hảo, Mộ Đức, v́ thế thành Qui Nhơn bị hạ. Nguyễn Vương cho đổi Quy nhơn thành là B́nh Định thành.

Tháng Chạp năm Kỷ Mùi 1799, thành B́nh Định bị quân Tây Sơn vây chặt. Mùa Xuân Canh Thân 1800, Nguyễn Vương cùng Lê Văn Duyệt đem binh ra cứu viện Quy Nhơn, dùng hỏa công đánh tan thuỷ quân Tây Sơn tại cừa Thị Nại.

Sau chiến thắng Thị Nại, Nguyễn Vương theo lời khuyên của Lê Văn Duyệt y theo kế của Vơ Tánh ra đánh Phú Xuân. Lê Văn Duỵệt và Lê Chất điều khiển thủy quân tiền phong cả thắng, bắt được Pḥ Mă Trị và hơn 500 tù binh và do cửa Thuận An thẳng tiến đến kinh thành Huế. Sáng ngày 3 tháng 5, Tân Dậu 1801, Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản của Tây Sơn rời Phú Xuân chạy a Bắc Hà . Vào chiều cùng ngày, chúa Nguyễn Phúc Ánh bước lên bờ sông Hương sau 6 năm lưu lạc.

Sau đó. Lê Văn Duyệt được vua đặc biệt ban thưởng một chiếc trống trận và cờ trận để tăng uy điều khiển ba quân cùng Lê Chất, Tống Viết Phước đâ phá quân Tây Sơn, từ cửa biển Mỹ ư tấn công bất thần, đại thắng quân Tây Son tiến và ra B́nh Định khắc phục được thành này năm 1802.

Lê Văn Duyệt được phong tước Quận Công tháng 5 năm Nhâm Tuất. Lại được thăng Khâm Sai Chưởng Ta quân dinh B́nh Tây Tướng Quân cùng Lê Chất tiền phong đánh Bắc Hà đến tháng 10 th́ thâu phục được thành và đổi tên là Bắc Thành rồi ban sư.

Từ năm 1803 đến 1808, Lê Văn Duyệt 3 lần lănh sứ mạng dẹp giặc Thượng H'Re, có lần đóng quân tại Trà Khúc.

Năm Gia Long thứ 11 (1812), Lê Văn Duyệt vâng chỉ vào tuần văng Quảng Ngăi, sau đó được vua triệu về lănh chức Tổng Trấn Gia Định giao tùy nghi giải quyết vụ Xiêm La và Chân Lạp.

Năm 1813, Lê Văn Duyệt dẫn 13.000 quân theo đường biển đưa vua Chân Lạp Nặc Ông về cố đô La Bích, sai quân đắp dùm vua Chân Lạp kinh thành Nam Vang vừng chắc để pḥng thủ. Sau khi an định, Lê Văn Duyệt lưu Nguyễn Văn Thoại thống lĩnh 1.000 quân ở lại giúp vua Chân lạp.

Năm 1815, Lê Văn Duyệt phụng chỉ về triều lănh sứ mạng - dẹp giặc Thượng H'Re lần thứ tư. Sau khi b́nh định ông cho đắp trường lũy chạy dài suốt từ huyện Hà Đông (Tam Kỳ) qua Quảng Ngăi đến Bồng Sơn (B́nh Định). Sau đó cùng Lễ Bộ Thượng Thư Phạm Đăng Hưng đồng thọ Cổ Mạng (Di Chiếu của vua) ủy cho ông gồm coi 5 đạo quân cơ thuộc đạo Thần Sách quân.

Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Lê Văn Duyệt lại phụng mạng lănh chức Gia Định Tổng Trấn dẹp giặc yên Cao Miên. Lấy cớ bảo hộ Cao Miên và đề pḥng sự xâm lấn của Xiêm La, ông cho sửa đắp con đường từ Sai G̣n lên G̣ Dầu, Tây Ninh cho lục quân dễ dàng di chuyển đến biên giới Xiêm La; đường biển th́ cho đào kinh Vĩnh Tế từ Châu đốc qua Hà Tiên để thùy quân để dàng vận chuyển. Dự định đánh Xiêm la chưa thành th́ ông lâm trọng bệnh phải đem quân trở về Gia Định.

Năm 1824 và 1831, ông đă hai lần dâng sớ xin từ chức nhưng vua Minh Mạng không nhận lời. Cho đến đêm 30 tháng 7 Nhâm Th́n (1832) ông từ trần tại Trấn thành hưởng thọ 69 tuổi

Là một người có đại công với nhà Nguyễn nhưng lúc nào ông cũng một ḷng cương trực liêm chính, trung thành đặt quyền lợi đất nước lên trên tất cả Đă có lần ông xử tử Huỳnh Văn Lư, phó Tổng Trấn thành Gia Định về tội tham tàn, sách nhiễu dân chúng, mặc dầu Lư có con gái là sũng phi của vua Minh Mạng.

Ông cũng là một nhà ngoại giao tài ba giúp Cao Miên, Ai Lao không bị quân Xiêm La thôn tính. Ông cũng được sự nễ phục của những người Anh Cát Lợi và Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam.

Lăng của ông đặt tại Quận B́nh Thạnh, TP HCM và đó là nơi được nhiều người đến hành lễ hàng năm vào dịp đầu xuân.

(Theo Non nước Xứ Quảng)
__________________
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17