Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Khái niệm về Bản Sắc Văn Hóa

 Huế đẹp, Huế thơ

Huế mơ, Huế mộng

Huế… tộng bộng hai đầu!

Bên cạnh một sự diễn đạt và mô tả „nghiêm chỉnh“ cái dáng vẻ thơ mộng đáng yêu của Huế, bỗng có một một ư nghĩ mang đầy hài tính „ngẵng“ (nghịch ngợm) hay „ba lơn“ (đùa cợt) rất… kiểu Huế để nhận xét về Huế.

Thế nhưng đứng về mặt nhân văn thuần túy th́ sự diễn đạt cái đẹp, cái thơ… chưa nói được một cá tính độc đáo nào về Huế cả.  Bởi v́ không riêng Huế mà Hà Nội, Sài G̣n, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ và nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, hoặc xa hơn, những thành phố khác khắp nơi trên thế giới cũng có thể có những nét chung chung „đẹp và thơ“ như thế chứ chẳng riêng ǵ Huế.  Vậy mà bằng một cách nói b́nh dân rất họat kê, dấy lên từ ư thức hay tiềm thức, cái… „tộng bộng hai đầu“ lại nói lên được một trong những nét độc đáo của bản sắc văn hóa Huế. „Tộng bộng hai đầu“ v́  ( nếp sống chắt chiu nhưng cầu kỳ và trang nhă trong cái nghèo của Huế; (2) hiếu khách và hiếu học: Huế mở rộng tấm ḷng, mở rộng trí óc, mở rộng cửa nhà, phường xóm để đón bạn bè, đón sĩ tử, đón tư tưởng Đông Tây Từ Bắc vào Nam, từ Nam  ra Bắc; (3) Huế rất khép kín trong điệu sống (sợ khen chê, sợ vạch áo cho người xem lưng) nhưng lại rất nhạy cảm và nhạy bén đối diện, chắt lọc mà lại dễ dàng thỏa hiệp với cái mới, cái lạ, cái khác biệt trong đời sống.

Là một dải đất hẹp như cái ṿng eo nằm giữa hai miền đất nước, nếu Huế không „tộng bộng hai đầu“ để đón nhận và giữ được thế quân b́nh giữa nhiều lực kéo từ khác nhau đến đối kháng, Huế hôm nay có thoát khỏi số phận của Châu Ô, châu Rí (Lư) một thời của Chiêm Quốc hay không?!

Khi nói về văn hóa, những học giả cổ điển sính chữ thích tầm nguyên hay dành một khái niềm quá bao quát và lớn lao cho h́nh tượng văn hóa như:  Văn hóa Tiền sử, văn hóa Trung cổ, văn hóa Ấn Hà, văn hóa Đông Sơn… Nhưng càng về sau nầy, khi mức độ chuyên môn hóa càng cao th́ khái niệm văn hóa càng được giới hạn trong những phạm vi cụ thể và rơ ràng hơn.  Một lọat các nhà nghiên cứu văn hóa thời danh cuối thế kỷ 20 đă xem văn hóa như là „Lối nghĩ, lối sống của một nhóm người trong một khung cảnh xă hội nào đó.“ Phải chăng, sự tinh tế và phong phú của tri thức nhân lọai đă giúp người ta không cảm thấy hụt hẫng khi nói đến những mảng văn hóa độc đáo mà một thế hệ đă quen với „định đề văn hóa“ không thể nào chấp nhận được.  Ví dụ như văn hóa Nghị trường, văn hóa Chính khách, Văn hóa Hippy, văn hoá Jazz, văn hóa Rap, văn hóa Cơm bụi, văn hoá Tây ba-lô“ và vô số khái niệm văn hóa trong nhiều khung cảnh và lĩnh vực chuyên biệt.

Trong một bối cảnh nhân văn mang tính toàn cầu và quy ước như thế, sự hiện diện của một h́nh thái văn hóa địa phương như văn hóa Huế, văn hóa Sài G̣n, văn hóa Hà Nội trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, văn hoá Á Châu… sẽ không c̣n là một vấn đề „khả hữu, có chăng“ nữa mà là một thực tại tất yếu.

Như thế, vấn đề c̣n lại là xác định, là nhận diện cho được những tính chất riêng biệt và độc đáo của mỗi cụm, mỗi nhóm, mỗi vùng và mỗi miền văn hóa.

 

Đôi nét điển h́nh trong Bản sắc văn hóa Huế.

 

Để xác định đôi nét tiêu về bản sắc (identity ( ) của văn hóa Huế, hay nói một cách nôm na là cái „Chất Huế“, trước hết thử đặt một cái nh́n khái quát về Huế (2) .  Huế là ai, Huế ở đâu, Huế có cái ǵ đáng nói?

Vào thế kỷ XIII, sông Thạch Hăn (Quảng Trị) từ thượng nguồn đổ ra Cửa Việt là biên giới thiên nhiên  của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành. Có nhiều giai đoạn chiến tranh và ḥa b́nh xảy ra giữa hai nước Việt và Chiêm. Lực lượng Chiêm Thành lúc bấy giờ do vua Chiêm là Chế Mân thống lĩnh. Chế Mân tức Thái tử Bổ Đích (Harijit) là con của quốc vương Indravarman.  V́ vua cha đă quá già yếu , Chế Mân lên kế vị. Mối giao hảo giữa hai nước Việt - Chiêm được cải thiện v́ lực lượng quân sự của cả hai nước đă mấy lần phối hợp chống họa xâm lăng từ phía Bắc của quân Nguyên tràn xuống xâm lăng.

            Năm1301, vua Trần Nhân Tôn nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tôn và trong lần viếng thăm Chiêm Thành,  thái thượng hoàng Trần Nhân Tôn đă gặp Chế Mân. Vua Trần Nhân Tôn, rất có thể v́ cảm phục sự anh tuấn của chế Mân trong cuộc chiến chống quân Nguyên, đă hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Năm 1306, Chế Mân sai sứ giả mang châu báu, vàng bạc ra kinh đô Đại Việt xin cưới công chúa Huyền Trân nhưng vua Trần Anh Tông cùng triều thần do dự không chịu gả. Sau đó Chế Mân lại xin dâng đất hai châu Ô và châu Rí làm sính lễ nên nhà Trần lúc bấy giờ mới chấp thuận lời cầu hôn.  Mùa Hè năm 1306, vua Anh Tôn tổ chức một phái đoàn đưa tiễn công chúa Huyền Trân về Chiêm Quốc.  Đến cửa biển Ô Long, tức là cửa biển Thuận An bây giờ, vua cho đổi tên là Tư Dung (tức là dung mạo đẹp đẽ, đoan trang của người con gái) . Từ thời điểm này Huế chính thức nhập vào giang sơn Việt Nam. Nhưng cuộc t́nh Việt Chiêm của Chế Mân và Huyền Trân không kéo dài được lâu.  Chỉ một năm sau, 1307,  Chế Mân chết.  Theo nghi thức cổ truyền của Chiêm Thành th́ hoàng hậu cũng phải lên dàn hỏa để thiêu sống theo vua. Vua Trần Anh Tôn đă cho Trần Khắc Chung, tương truyền làø người t́nh cũ của công chúa Huyền Trân , đem vệ binh vào kinh đô Chiêm Thành, dùng  mưu kế cứu được công chúa đưa về Bắc.  Sau đó Huyền Trân đă đi tu giữa tuổi thanh xuân cho hết cả quảng đời c̣n lại

Năm 1558 giữa lúc cuộc chiến tranh Lê - Mạc xảy ra, triều đ́nh nhà Lê lâm vào cảnh thoái trào: Chúa chiếm quyền vua. Sau khi Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, người em là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa để giữ ḿnh và nuôi chí lớn.  Nguyễn Hoàng mở mang khai khẩn xứ Đàng Trong thành một giang sơn riêng.  Các chúa Nguyễn thay nhau trị v́ xứ Đàng Trong từ đó cho đến khi Nguyễn Ánh thắng cuộc binh đao tranh hùng với Tây Sơn ṛng ră 20 năm và lên làm vua lấy hiệu là Gia Long (1802-1820).

            Hai châu Ô và Lư c̣n được mang tên là Thuận châu và Hóa châu, từ đó có tên là Thuận Hóa về sau cũng vốn là đất đai tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm Việt do những chạm trán và thù hận giữa hai bên.  Nguyễn Hoàng đă biến đất từ phía nam Đèo Ngang trở vào, mà căn cứ địa là Huế, thành một nơi "vạn đại dung thân". Lúc đầu các chúa Nguyễn đóng đô ở Ái Tử (1558- 1570), sau dời sang ở Trà Bát (1570- 1600), rồi Dinh Cát (1600- 1687), Phước yên (1626- 1636). Từ năm 1636 đến 1687, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long rồi sau đó dời về Phú Xuân. Từ năm 1653, giáo sĩ  Đắc-Lộ đă dùng từ „Kẻ Huế“ để nói về nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn. Tất cả công tŕnh xây dựng Đàng Trong của các chúa Nguyễn khởi đi từ Huế.

Tiền thân của Huế là Thuận Hóa - Phú Xuân.  „Huế“ là cách đọc trại ra từ chữ „Hóa“. Tuy thành Phú Xuân được xây dựng từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa mới lên nối ngôi năm 1738, nhưng hơn một nửa thế kỷ lọan lạc, thay ngôi đổi chủ liên miên, văn hóa chưa có điều kiện định h́nh.

Năm 1802 Nguyễn Ánh chiến thắng Tây Sơn lên làm vua lấy hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô.  Giai đọan nầy chính là thời kỳ Huế được xây dựng thành một kinh đô bề thế với nhiều công tŕnh kiến trúc tráng lệ, mang tính dân tộc và nghệ thuật cao.  Gần 150 năm trị v́ với 13 đời vua của triều Nguyễn, Huế trở thành đất „thần kinh văn vật“ trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu t́nh.

            Từ phía Tây bán cầu, sau một ngày của múi giờ sáng tối, nh́n về Việt Nam, ngó về Huế có thấy Huế rơ hơn khi c̣n ở trong Huế hay không?

            Về mặt di dân và ngụ cư, Huế cũng có nét hao hao giống Mỹ.  Người Huế và người Mỹ đều không phải là người bản địa mà là dân di cư và nhập cư.  Người Huế từ Đàng Ngoài theo chân chúa Nguyễn vào Nam, đẩy người Chiêm Thành ra khỏi đất gốc của họ. Cũng vậy, người da trắng từ châu Âu vượt đại dương vào châu Mỹ, đẩy người da đỏ vào rừng sâu.  Quá tŕnh khai phá đất mới cũng đồng thời với quá tŕnh xây dựng một bản sắc văn hóa mới.  Cái khác giữa hai bối cảnh của Ta và Người là đất cũ Chiêm Thành là dăi đất hẹp, núi ăn ra tận biển trong cảnh thiên nhiên non xanh nước biếc; trong khi châu Mỹ là vùng đất vạm vỡ bạt ngàn. Người Chàm thiên về ca múa với những điệu Hời buồn năo nuột, lặng lẽ rút lui dần trước sự xâm lấn của lớp người mới đến; trong lúc người Da Đỏ thiên về chiến đấu với tiếng tù và xung trận của tù trưởng, chỉ rút lui khi thua trận trên chiến trường đă ngập tràn máu lệ.  Chính bối cảnh lịch sử và xă hội thời „dựng nước“ đóng vai tṛ quyết định cho bản sắc văn hóa về sau nầy.

            Khác với bản năng xông xáo với tinh thần quyết đấu của người Mỹ ứng phó quyết liệt với người da đỏ tại châu Mỹ, lớp người Huế tiền phong đối diện với một thế giới Chiêm Thành huyền bí.  Cái thua và cái thắng; cái được và cái mất không tính theo những giá trị rạch ṛi quy ước đầy lư tính.  Do đó, từ bản chất, văn hoá Huế tiềm tàng giá trị phi vật thể.  Người Huế mang nét trầm lặng, u buồn và hoài cổ.  Nét buồn của Huế dịu và trầm như thoáng hương xưa khơi lên từ ḷng đất chôn dấu những ḥai niệm và toát ra từ thiên nhiên kỳ tú trong sương khói.  Cái buồn trong cung cách sống cũng như trong cảm nhận nghệ thuật của Huế „buồn“ nhưng không „trệ“, nghĩa là nét phù trầm của tâm hồn không đồng nghĩa với sự đau thương và tuyệt vọng của người theo cỗ xe tang như một số tác giả đă nh́n Huế.

Trong nghệ thuật và cảm quan th́ Huế vương mang nét lắng đọng và u trầm như vậy, nhưng trong đời thường th́ người Huế lại rất xông xáo và thực tế.  Nh́n vào bức tranh hiện thực của những người Huế đang ở quê nhà hay lập nghiệp xa quê, nhất là người Huế di tản ra nước ngoài sau năm 1975, th́ sẽ thấy rơ ràng tinh thần vừa lạc quan, mơ mộng, hài hước (theo cái ngẵng và cái ba lơn truyền đời của Huế) hoà quyện với tinh thần thực dụng phương Tây trước hiện thực của đời sống.  Người Huế vừa chịu thương chịu khó „ham việc tiếc công“ của con nhà nghèo trong hiện tại, vừa cố vươn lên cho một mơ ước „áo gấm về làng“ hơn là h́nh ảnh: „Người Huế buồn trong lúc thế gian vui…“  quá ảm đạm như tác giả Lê Văn Lân, một nhà văn rất yêu Huế, từng lên tiếng quan ngại về một trạng thái „Tâm Lư Huế“ đau thương vô hạn kỳ v́ phải gánh chịu tai trời ách nước triền  miên của con người xứ Huế!

            Lịch sử h́nh thành văn hóa Huế đi song song với lịch sử „Chín chúa mười ba vua“ kéo dài từ 1558 đến 1945 của Nguyễn Triều.  Suốt 387 năm để h́nh thành một nền văn hóa cung đ́nh Triều Nguyễn, kết hợp với văn hóa dân gian mà tạo thành văn hóa Huế.  Bản sắc của nền văn hóa Huế mang đậm nét văn hóa cung đ́nh và văn hóa đại chúng b́nh dân Việt Nam. Bởi thế, trong cái xuề x̣a „tộng bộng hai đầu“ của Huế lại ẩn chứa vẻ kín đáo thâm cung và nét trang đài và quư phái của cung đ́nh.  Bản chất cung đ́nh và lề thói b́nh dân không bao giờ hoà hợp và trộn lẫn nhau nên Huế thiếu một sự „trung b́nh cộng“ như trắng trộn đỏ thành mầu hồng. Chính đây là nguồn gốc sâu xa của một trạng thái tâm lư mâu thuẫn đi t́m cái „góc khuất bên kia“  không bao giờ có của Huế. Tâm lư Huế là nghèo mà sang, vui mà vẫn man mác buồn, sống hiện tại mà vẫn thiết tha về quá khứ nên hiện tượng „Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên“ rất phổ biến trong tâm t́nh người Huế.

           

Hăy gói một Thừa Thiên vào trong Huế

 

Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và xă hội của Thừa Thiên-Huế rất khác với Quảng Nam-Đà Nẵng và Sài G̣n-Gia Định. Trong quá tŕnh lịch sử kể từ thời khởi thủy của Huế th́ Huế đồng nghĩa với Thuận Hóa nên trong Huế đă có Thừa Thiên. Ngược lại, trong Đà Nẵng không có Quảng Nam và trong Gia Định không có Sài G̣n.  Do đó, việc xóa bỏ sự phân định và phân biệt danh xưng „Thừa Thiên-Huế“ như là hai địa bàn riêng biệt để chỉ c̣n lại một danh xưng thống nhất: „Huế“ cho dăi đất từ đèo Hải Vân ra đến sông Mỹ Chánh là một việc làm vừa hợp lư về mặt lịch sử và văn hóa; vừa hợp t́nh về mặt tâm lư và t́nh cảm.

Về phương diện địa dư và hành chánh, Huế là thị xă của tỉnh Thừa Thiên.  Thừa Thiên có 8 quận (hay huyện): Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.  Có Thể chia Thừa Thiên ra làm 3 vùng văn hóa chính: Văn hóa nông nghiệp, văn hóa ngư nghiệp và văn hóa nương rẫy. Từ cách sống, cách ăn, cách mặc, cách nói, cách vui chơi hội hè đ́nh đám th́ cả ba vùng văn hóa Thừa Thiên có rất nhiều điểm chung, điển h́nh cho tính đại chúng của nền văn hoá làng xă Việt Nam.

Nếu chỉ đứng về mặt địa lư và cấu trúc thuần túy th́ sự xác định biên giới của Huế phải đi từ nhỏ đến lớn: Đại Nội là giang sơn riêng của vua và triều đ́nh gồm Hoàng thành và Tử cấm thành.  Thành Nội là phần đất nằm trong phạm vi Kinh thành  Huế bốn mặt thành giới hạn bởi cửa Đông Ba,  cửa Chánh Tây, cửa Thượng Tứ, cửa Ngăn, cửa Hữu, cửa An Hoà… và cộng thêm dăi đất hẹp bao quanh Thành Nội mỗi bề từ 4 đến 7 cây số thường được xem là Thành Phố Huế.  Từ cửa Ngọ Môn được coi như là trung tâm thành phố Huế, chỉ cần đi bộ khoảng một giờ đồng hồ tối đa là có thể đến một trong các „cột mốc“ cuối cùng của Thành Phố Huế như: An Hoà, Bao Vinh, Băi Dâu, Đập Đá, An Cựu, An Lăng, Long Thọ, Văn Thánh.  Qua khỏi lằn ranh nầy là địa bàn thuộc về làng xă, quận huyện Thừa Thiên.

Người ở trong nội vi của thành Phố Huế thường tự coi ḿnh là người Huế, c̣n người ở các vùng ngoài Huế là dân ruộng, dân biển, dân phường. Hay thậm chí là „dân nhà quê“!  Ngược lại th́ người làng quanh Huế cũng tự coi ḿnh là „dân Quê“ để phân biệt với người ở Huế là „dân Phố“, dân Dinh…! 

Với người ngoài Huế th́ Thừa Thiên hay Huế đều là Huế.  Trong lĩnh vực địa lư và chính trị nội bộ địa phương th́ có Thừa Thiên và Huế nhưng trong lĩnh vực nhân văn và nhân chủng th́ không có sự phân biệt gữa Thừa Thiên và Huế.  Trên bản đồ chỉ thấy Hà Nội, Huế, Sài G̣n.  Biên giới nhân văn của Huế được xác định rằng: Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Trường Sơn, Bắc giáp sông Mỹ Chánh, Nam giáp đèo Hải Vân.  Không có người nào là người Thừa Thiên và cũng không có văn hóa nào là văn hóa Thừa Thiên mà chỉ có NGƯỜI HUẾ và VĂN HOÁ HUẾ.  Người Huế ở thành phố hay ở các quận huyện đều tự nhận diện ḿnh là NGƯỜI HUẾ - Có thể thêm chi tiết phụ là  người Huế ở vùng nào - chứ không một người Huế nào nói với một người xứ khác rằng: „Tôi là người Thừa Thiên“.  Cũng thế, khi ra nước ngoài, người Việt tự nhận diện ḿnh là „người Việt Nam“ chứ không ai đi nói với một người Mỹ, người Nga rằng: „Tôi là người làng Hương Cần“; hay „Tôi là người Huế“ cả!

Trong quá khứ đă thành nếp cũ, về mặt tâm lư, sự phân biệt Thừa Thiên và Huế,  vô h́nh chung đồng nghĩa với sự phân biệt „Nhà Quê“ và Thành Phố.  Sự phân biệt nầy là một cách nói khác của khái niệm „quê mùa lạc hậu“ đối với „phố phường văn minh“! 

Do hoàn cảnh lịch sử có sự xung đột gay gắt cộng với nhu cầu chiến thuật và chiến lược, sự phân ranh Thừa Thiên và Huế được thiết lập v́ lư do hành chánh, quân sự nội tại của nó.  Cũng như v́ đời sống kinh tế khó khăn, mạng lưới giáo dục hạn chế, môi trường truyền thông lạc hậu và ngăn cách nên sự phân biệt QUÊ và TỈNH đă tồn tại trong suốt một chiều dài -  khá dài - của lịch sử.

Tuy nhiên, trên thực tế th́ xương sống và linh hồn của „văn minh“ và văn hóa Huế lại nằm ở địa bàn Thừa Thiên.

Thử nh́n vào thực tế:

Sông Hương, con sông như mái tóc mây của Huế, từ nguồn đến biển quấn quít với Thừa Thiên, chỉ có một đọan rất ngắn chảy qua ḷng thành phố Huế. Sông Bồ, sông Truồi, núi Kim Phụng, núi Thiên Thai, núi Truồi, đèo Hải Vân, biển Cảnh Dương, cửa Tư Dung, phá Tam Giang, đồi Thiên An, đồi Vọng Cảnh… là cảnh quang thiên nhiên làm nên xứ Huế cũng đều ở địa bàn Thừa Thiên.  Cho đến lăng tẩm, đền đài, chùa chiền làm nền móng nhân văn và làm phong phú cho vẻ đẹp của Huế cũng thuộc về Thừa Thiên. Những món ăn tạo nên phong vị độc đáo nhất của Huế, những nghề nghiệp tạo nên phong thái kinh tế riêng bịêt của Huế cũng ở các làng quanh Huế.  Và cốt lơi là con người xứ Huế, ngoại trừ ḍng dơi vua chúa nhà Nguyễn tự nhận chánh quán của ḿnh là „Gia Miêu, Ngoại Trang, Thanh Hoá“ c̣n hầu như tất cả dân cư trong thành phố Huế đều có chánh quán của ḿnh là các làng xă Thừa Thiên.

Sao lại không nh́n Huế như một cành cây cổ thụ mà Thừa Thiên là nhánh cây và thành phố Huế đóa hoa đẹp nhất.  Nhánh và hoa chưa đủ thành cây.  Cho nên, cái danh xưng „kép“ THỪA THIÊN HUẾ chẳng những không nói lên được một h́nh ảnh của toàn cảnh xứ Huế đúng nghĩa, mà c̣n biểu tỏ một khuynh hướng gọi tên có tính cách giới hạn địa phương, tiện dụng hành chính mà không quan tâm đến giá trị lịch sử và tâm lư „chắt chiu tự hào“ của người dân Huế.

Với đà tiến hóa chung về mọi măt của đời sống ngày nay, người Huế nói chung khi đến định cư tại các nước Phương Tây hay ngay tại những địa phương bên ngoài Thừa Thiên Huế th́ cái biên giới „nhà quê“ và „thành phố“ hoàn toàn không có lư do tồn tại.  Ba tiêu chuẩn chính thường được dùng để phân biệt giữa „quê“ và „tỉnh“ là: Kinh tế, học vấn và lối sống.  Các tiêu chí phân định đó đă bị thực tế vô hiệu hóa v́ ra khỏi Huế, đặc biệt là ở Mỹ, những người Huế xuất thân từ các vùng địa lư Thừa Thiên không c̣n ở thế yếu kém về kinh tế, thế thấp hơn về học vấn và thế lam lũ hơn về lối sống so với người Huế xuất thân từ thành phố Huế như thời kỳ xưa cũ trên quê hương.

Do đó, trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tâm lư, giáo dục và sinh hoạt hội hè, hội đoàn và thân hữu, danh xưng nối kết „Thừa Thiên Huế“ có thể tạo ra  một tác dụng ngược lại, hàm chứa mặc cảm chia rẽ về cả thể và cả tính.  Nhận xét của ông Tôn Thất Đường trong Báo Nhớ Huế, hội Huế Orleans, Xuân Giáp Thân 2004 là một nhận định rất thẵng thắn, trong năm qua đă được nhiều hội Huế cũng như đồng hương Huế và thân hữu ở các nước ngoài đồng t́nh ủng hộ: „ Trong sinh hoạt cộng đồng thiên về t́nh cảm  tương thân tương ái của Đồng hương Huế và Thân hữu, duy tŕ cụm từ „THỪA THIÊN HUẾ“ là duy tŕ một năo trạng tiêu cực, một lề thói đối xử phân biệt đă lỗi thời và lạc hậu.  Nó gây ra tâm lư kỳ thị, chia rẽ và mặc cảm hơn kém giữa nhà quê và thành phố hoàn toàn không đúng đắn.  Ngoài ra nó c̣n bất chấp một hiện trạng đă bị thực tế bác bỏ và vượt qua từ lâu.  Đó là sự thành công và chất lượng cuộc sống của người Huế hiện nay tùy thuộc vào tài năng, sức phấn đấu và bản chất của mỗi  con người chứ không phụ thuộc vào gốc gác là Thừa Thiên hay Huế…“ (Sđd. Tr. 72)

Đấy cũng là nhận định của một người Huế tha hương, nhưng vẫn nặng ḷng với Huế đáng làm cho chúng ta suy nghĩ.

 

Hội Huế

 

Sau gần 30 năm người Việt thật sự ra khỏi cái „rốn“ của ḿnh để đến định cư tại một nước khác, tiếp cận với nhiều giống dân khác trên thế giới, người ta mới có dịp nhận ra ḿnh rơ hơn là khi c̣n ở quê nhà… nhất mẹ nh́ con!  Với một nền văn hóa truyền thống nông nghiệp và làng xă quây quần sau lũy tre xanh và trong phạm vi ruộng đồng, kinh rạch quê ḿnh, ngay người Việt sinh sống truyền đời trên vùng đất nầy cũng rất ít có cơ hội tiếp xúc với vùng kia. Rất nhiều người Việt trên ba vùng Bắc, Trung, Nam chờ  măi đến khi định cư tại một địa phương nào đó ở nước ngoài mới có cơ hội lần đầu tiên gặp người khác miền, khác xứ.

Nhận ra ḿnh, nhận ra người, t́m đến nhau như một chỗ dựa tinh thần là động lực đầu tiên của quá tŕnh lập hội.  Hội đoàn là một chỗ dựa t́nh cảm  của những người cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chia sẻ một môi trường tương tự về văn hóa và ngôn ngữ.  Cho nên suốt 30 năm qua, trong khung cảnh tự do lập hội ở các nước ngoài, các đoàn thể người Việt đă trải qua một mùa „bội thu“ về số lượng các hội đoàn đă xuất hiện.  Và cũng v́ „bội thu“ nên cũng rất dễ dàng „lạm phát“.  Bên cạnh những hội đoàn có đầy đủ tư cách pháp lư và nhân sự th́ cũng đă có nhiều đoàn thể „tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa“ .

Các hội đoàn liên quan đến Huế cũng không tránh ra khỏi trào lưu chung vào thời kỳ đầu mới định cư tại nước ngoài. Tuy nhiên, với thời gian đi qua, sự gạn lọc tự nhiên đă đă giữ lại những hội nhóm có thực chất, có thực lực và xóa tên dần những hội đoàn có danh mà không có thực. 

Theo Bùi Đ́nh Thiện trong Ban Liên Lạc Đồng Hương Huế tại Hải Ngoại th́  hiện nay những Hội Đoàn liên quan đến Huế ở nước ngoài có lịch sử hoạt động từ 10 đến 20 năm theo con số ước định là: Mỹ (27), Canada (8), Úc Châu (1, Âu Châu (10), răi rác các nơi khác (9).  Mặc dầu Con số tự nó chỉ là sự biểu hiện mang một ư nghĩa tương đối. Tuy vậy, nó cũng nói lên được rằng, trong suốt 30 năm lịch sử xa quê, người Huế khắp nơi vẫn không quên cội nguồn và vẫn tha thiết hướng về quê mẹ.

            Nói đến tinh thần nầy, một tác giả  Khuyết Danh đă viết trong báo Tuổi Trẻ rằng:

„Người Huế thường phản ứng chậm. Vẻ bề ngoài và hành động không hô ứng tiếp liền nhau. Hay nói cách khác, giác quan tiếp nhận cảm giác và nội tâm cứ hành hai nhịp khác nhau và giữa hai nhịp đó là một khoảng dành cho nụ cười, tiếng dạ thưa, sự e dè, cân nhắc. Đó là một loại "phản ứng hẹn giờ", nhưng một khi phản ứng phát ra, nó có tính cách dứt khoát, không văn hồi. Đó là nét tinh Huế mà người ta gọi là "thâm trầm", "thâm thúy".

Người dân Ô Lư chất chứa trong tâm khảm ḿnh một món nợ tinh thần đời đời với công chúa Huyền Trân ngày xưa đă vùi quên tuổi thanh xuân của ḿnh mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Đó là một sự lưu đày biệt xứ nhưng tự nguyện và vị tha.

Người ta bảo đất Thừa Thiên này vừa là vườn ươm vừa là bệ phóng nhân tài, cũng có nghĩa nơi đây vừa là địa điểm đào tạo, rèn luyện con người vừa là môi trường thiên nhiên hun đúc bồi dưỡng tư chất cho tuổi thanh niên, lập nghiệp để rồi sau đó đàn chim rời tổ bay xa.

Người con của Huế cảm thấy khó ḷng rời xa bàn thờ tổ tiên hoặc cơi nhà vườn của ḿnh. Tuy nhiên vẫn có cảm nghĩ chưa bỏ nhà ra đi vẫn chưa viên thành vận số của ḿnh. Và một khi xa xứ, bắt đầu nảy nở trong tâm thức kẻ ly hương một loại t́nh cảm mới: t́nh cảm hoài hương. Loại t́nh cảm này có tính cách siêu h́nh, thâm sâu như t́nh con với mẹ, nó âm ỉ như mạch ngầm, như than hồng vùi dưới tàn tro. Xin đừng xem đó là một thứ t́nh cảm nhi nữ thường t́nh, ủy mị. Nó vừa giúp con người không quên nguyên quán của ḿnh, vừa thôi thúc con người sống chẳng phải cho bản thân, mà cho một vận hội chung, có tính vị tha, hướng thượng. Trong nhận thức ấy, con người lưu vong gầy dựng hội đoàn, tập thể ái hữu hướng vọng về quê hương, xem đó như những ốc đảo t́nh cảm giữa đời sống mênh mông“

            Các hội đoàn người Huế tại Hải Ngoại có khuynh hướng kết hợp hai mặt văn hóa và tương trợ song song mạnh hơn là chỉ có tinh thần thân hữu thuần túy.

            Về mặt văn hóa, những hội Huế châu Âu có ưu thế về mặt nghệ thuật và âm nhạc Huế.  Trong nhiều năm qua. Những làn điệu dân ca và âm nhạc Huế, cung đ́nh cũng như dân dă,  đă được tŕnh tấu nhiều nơi trên thế giới.  Điển h́nh của âm nhạc Huế được mang ra giới thiệu ở nước ngoài là các thể loại sau đây:

Ḥ Mái Nh́, Ḥ Mái Đẩy, Ḥ Bài Thai, Ḥ Giă Gạo...  Ca Huế với những giai điệu: Lưu Thủy, Hồ Quảng, Xuân Phong, Điểu Ngữ, Nam Xuân, Tư Mă Tương Như, Tiên Nữ Tống Lưu Nguyễn, Tự Trào, Tự Thán, Trường Thán… Một số bài cổ như Lưu Thủy, Hành Vân và một số các điệu khác như Nam Ai, Nam B́nh, Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh v.v...

            Riêng người Huế tại Mỹ th́ lại tỏ ra rất năng nỗ về mặt sách báo „Nhớ Huế“.  Ngoài những đặc san Mùa Xuân hay Mùa Hè mà bất cứ Hội Huế nào cũng có hàng năm th́ mấy chục năm qua, những tờ báo thường kỳ chuyên đề về Huế cứ đều đặn xuất bản với những đề tài nghiên cứu, khảo luận, hồi kư, sáng tác về Huế tưởng như không bao giờ đứt đọan như Tuyển Tập Nhớ Huế của Vơ Văn Tùng (Cali), Tiếng Sông Hương (ở Washington DC của Lê Chí Thảo, ở Dallas Texas của Nguyễn Cúc), Tuyển Tập Phượng Vỹ (ở Houston của Tôn Nữ Quế Hương, ở Toronto Canada của Y La L.K. Ngọc Quỳnh) v.v...

            Về phương diện tiếng nói điạ phương và trong lĩnh vực ngữ học, hầu như chưa có một địa phương nào trên đất nước Việt Nam và một vùng đất nhỏ nào trên thế giới lại có một cách nói riêng vừa thanh nhă mà cũng lại vừa có nhiều tiếng đệm „luyến láy“ hơi thô do ảnh hưởng tiếng Chiêm Thành - Mường -  (Mô, tê, tề, răng, rứa, ri, ni, ń, nớ, nợ, hè… ) cùng sự biến thể phụ âm đầu (nh = d; d = đ; v = b; gi = tr…) nguyên âm giữa (anh = eng; uông = on; ong = on… ) và phụï âm cuối ( t = c; ng = n…) như Huế.  Và theo bước đầu sưu khảo đang c̣n hạn chế của người viết bài nầy th́ cũng chưa có một vùng đất có địa bàn địa lư nào nhỏ bé ngang tầm xứ Huế trên thế giới nầy lại có một „kho liễm“ từ ngữ và khái niệm đứng riêng trong toàn bộ ngôn ngữ của một nước đạt mức độ phong phú có thể lập thành một cuốn từ điển riêng như tiếng Huế.  Tác phẩm Từ Điển Tiếng Huế của Bác sĩ Bùi Minh Đức xuất bản lần đầu năm 2001 dày gần 600 trang và xuất bản lần thứ hai năm 2004 dày 1.100 trang là một sự đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Huế nói riêng.

            Tháng chạp năm 1993, Quần Thể Di Tích Huế đă được tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hoá Thế Giới.  Và cuối năm 2004, khi UNESCO công bố 28 danh mục của 28 di sản „Phi Vật Thể“ của các quốc gia và liên quốc gia trên ṭan thế giới, Nhă Nhạc Cung Đ́nh Huế được công nhận là „Di Sản Phi Vật Thể“ của nhân loại.

            Như thế, văn hóa Huế mang một dáng vẻ riêng trong ḷng văn hóa dân tộc bằng cả hai giá trị vật thể và phi vật thể.  Bởi vậy, một hội đoàn liên quan đến Huế trước hết phải là một hội đoàn mang đậm tính văn hóa bên cạnh các nhu cầu chung chung khác mà bất cứ tổ chức sinh họat hội đoàn nào cũng có như thân hữu, tương tế, sinh hoạt, tiêu khiển…

Nói đến văn hóa là nói đến một thực thể bao gồm ba mặt: Truyền thống, con người và lối sống. Chính cái mới, cái lạ, cái khác, cái độc đáo trội bật trong ba mặt nầy là chất liệu điển h́nh xây dựng bản sắc của văn hóa. Martin Almond trong loạt bài nhan đề The Vanishing Arctic (Bắc Cực Mù Khơi), nói về bản sắc văn hóa độc đáo của giống người Eskimo xứ tuyết vùng Bắc cực, nhận xét rằng: „ Một nền văn hóa thiếu bản sắc cũng giống như một đồng tuyết vùng bắc cực vắng bóng những ṿm trốn tuyết kỳ lạ của người Eskimo.  Những biển tuyết một màu trắng mênh mông nối nhau kéo dài đến vô tận, biết đâu và t́m đâu ra dấu vết của truyền thống, con người và lối sống“ Văn hóa cần phải có những cột mốc của tư tưởng, những nét độc đáo riêng biệt của đời sống.  Nếu không đồ sộ như Kim Tự Tháp của Ai Cập th́ ít nhất cũng mang những mày vẻ riêng, tuy  nhỏ nhoi và khiêm tốn nhưng xác định được những nét kiến trúc điển h́nh ưu việt giống như những nóc nhà ṿm của người Eskimo trên biển tuyết…“

Đất nước Việt Nam có ba miền Bắc Trung Nam.  Mỗi miền và mỗi điạ phương đều có một bản sắc văn hóa riêng.  Văn hóa là câu chuyện truyền đời tính bằng thế kỷ.  Từng thời đại, từng khuynh hướng và từng công tŕnh nghiên cứu có một cách nh́n riêng về bản sắc văn hóa, hay nói một cách khác là về cái chất đậm đà của mỗi Hà Nội, Huế, Sài G̣n… trong cái chung của truyền thống văn hóa dân tộc, vẫn có từng nét riêng.  

Khi nói đến Huế, người ta thường tự hỏi, cái ǵ là „Chất Huế“?  Chất liệu tinh thần và vật thể nào đă làm cho một dải đất hẹp nhất trong ba miền đất nước như Huế trở thành một sự níu kéo dằng dặc và thiết tha đối với người ra đi, một ḍng sống êm đềm với người ở lại và một cảm hứng đầy ư vị với người mới đến.  Chất Huế trở thành „ngải Huế“ v́ nó mê hoặc ḷng người. Chất Huế trong veo như giọt nước mắt của cô học tṛ áo trắng hay như giọt nước sông Hương vỡ trên mái chèo Thừa Phủ. Chất Huế không bao giờ phôi pha v́ nó không phải là một đáp số mà măi măi vẫn là một ẩn số cao vời.

 

                                                           Trần Kiêm Đoàn

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17