Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Nam Kỳ Lục Tỉnh

 

Gia Định, Định Tường, Biên Ḥa, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên thuộc Lục Tỉnh Nam Kỳ ngày xưa (được vua Minh Mạng đổi Trấn thành Tỉnh vào năm Tân Măo 183. Theo ḥa ước Pháp - Việt được kư vào năm Nhâm Tuất 1862, giữa thiếu tướng Bonard (phía Pháp) với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (phía Việt Nam), theo đó th́ triều đ́nh Huế phải nhường cho Pháp 3 tỉnh thuộc Lục Tỉnh Nam Kỳ là: Biên Ḥa, Gia Định và Định Tường. Ba tỉnh c̣n lại là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên đă bị Pháp lấy theo ḥa ước Pháp - Việt được kư kết vào năm Giáp Tuất 1874 giữa thiếu tướng hải quân Dupré (phía Pháp) với Lê Tuấn và Lâm Duy Tiếp (phía Việt Nam). Pháp đă chia 6 tỉnh Nam kỳ ra làm 20 tỉnh và Gia Định có số thứ tự là 1; sau đó thành 21 tỉnh, khi Vũng Tàu tách ra khỏi Bà Rịa.

 

Khi nói đến vùng đất Nam Kỳ, là phải nhớ đến công ơn khai thác bờ cơi của các đời Chúa Nguyễn. Nguyễn Hoàng (1524 - 1613, tục gọi là Chúa Tiên) người huyện Tống Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa (Trung phần), là thứ  nam của An Thành Hầu Nguyễn Kim, làm đến chức Đoàn Quận Công đời vua Lê Anh Tông (1556 - 1573).

 

Khi thân phụ hàng tướng Dương Chấp Nhất và sau đó bị đánh thuốc độc chết, rồi đến người anh cả là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh Kiểm (lấy chị ruột tên là Ngọc Bảo) ám hại, chỉ v́ sợ bị họ Nguyễn tranh mất quyền. Nguyễn Hoàng lo sợ sớm muộn ǵ cũng sẽ bị Trịnh Kiểm ám hại, nên Ông t́m cách nói với chị là Ngọc Bảo xin với chồng, cho phép ông vào trấn giữ ở phía Nam.

 

Vào năm Mậu Ngọ 1558, Ông được đề cử vào trấn đất Thuận Hóa. Khi đi, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đă mang theo gần hết bà con họ hàng ở huyện Tống Sơn. Cùng đi c̣n có thêm số quân lính và vợ con, dân chúng ở vùng Bắc Bố Chính cũng t́nh nguyện theo Chúa Tiên vào Nam để khai khẩn đất đai và sinh cơ lập nghiệp.

 

Năm Nhâm Thân 1592, ông đưa quân ra Bắc rồng rả suốt 8 năm, giúp Trịnh Tùng chống lại tướng Lập Bạo của nhà Mạc ở làng Hồ Xá và Lang Uyển, thuộc Quảng Trị. Đến Năm 1600 Ông trở về Thuận Hóa, lập ra nghiệp nhà Nguyễn, khởi đầu cho cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn.

 

Vào Năm Tân Hợi 1611, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đă lấy phần đất của Chiêm Thành lập ra phủ Phú Yên, rồi chia ra làm hai huyện Đồng Xuân và Tuyên Ḥa. Ông mất năm Quư Sửu 1613, thọ 89 tuổi; được truy tôn là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế.

 

Nhân cơ vua nước Chiêm Thành cho quân sang quấy nhiễu Phú Yên, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (hay là Nguyễn Phước Tần 1619 - 1687, vị Chúa thứ 4 đời nhà Nguyễn) bèn sai quân đi dẹp loạn. Vua nước Chiêm Thành là Bà Thấm phải đầu hàng. Ở phía Nam, Chúa Hiền lại lấy thêm được phần đất của Chiêm Thành, từ Phan Rang trở ra làm Thái Ninh phủ, sau đổi thành phủ Diên Khánh (tức Khánh Ḥa ngày nay) và đặt dinh Thái Khang để coi việc cai trị.

 

Vào năm Kỷ Mùi 1679, củng với nhóm người Việt di dân vào Nam lập nghiệp, c̣n có hai nhóm người Trung Hoa khoảng 3.000 quan quân và 50 chiến thuyền ở Quảng Tây. V́ muốn tỏ ḷng trung thành với nhà Minh, không chịu hàng phục nhà Thanh, nên họ xin được gia nhập làm dân nước Nam. Trong nhóm người Hoa có hai vị Thiền Sư nổi tiếng là Quả Bổn và Nguyên Thiêu.

 

Nhân có ư định muốn khai khẩn thêm phần đất của Chân Lạp, Chúa Hiền đă cho những người Hoa vào những vùng đất ở Đông Phố (tức Gia Định), ở Lộc Dă và Ba Lân (tức Biên Ḥa thuộc Đồng Nai), ở đất Mỹ Tho (trước thuộc tỉnh Định Tường, nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Chúa Hiền mất năm Đinh Măo 1687, thọ 68 tuổi; được truy tôn là Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế.

 

Nguyễn Phúc Chu (hay Nguyễn Phước Chu 1674 - 1725, vị Chúa thứ 6 của đời Nguyễn), nối nghiệp Chúa Nguyễn Phúc Trăn từ năm Tân Mùi 1691, người đương thời c̣n gọi là Quốc Chúa. Ngoài việc lo sửa sang chánh trị, mở các khoa thi để kén chọn nhân tài, Quốc Chúa c̣n có công quan trọng trong việc mở rộng thêm bờ cơi phía Nam cho nước ta.

 

Năm Quí Dậu 1693, nhân cớ vua nước Chiêm Thành bỏ lệ tống cống cho nước ta, Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu sai quan Tổng Binh là Nguyễn Hữu Kính mang quân đi chinh phạt. Vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh bị bắt, phần đất cuối cùng của nước Chiêm Thành bị chiếm và được đổi thành Thuận phủ. năm Gáp Tuất 1694 đổi Thuận Phủ làm Thận Thành trấn và đặt ra phủ B́nh Thuận (Phan Thiết) gồm có huyện Yên Phúc (Phan Rí) và huyện Ḥa Đa (Phan Rang). Kể từ đấy, nước Chiêm Thành xem như đă hoàn toàn bị thôn tính.

 

Đến năm Mậu Dần 1698, Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chiêm Thành. Lấy xứ Đồng Nai làm  huyện Phúc Long, xứ Sài Côn (sau này là Sài G̣n) làm huyện Tân B́nh; đặt Trấn Biên dinh (tức Biên Ḥa ngày nay) và Phiên Trấn dinh (tức Địa Dinh). Những lưu dân từ Quảng B́nh trở vào, được đưa đến vùng đất mới để khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp. Quốc Chúa có được 146 người con, mất năm Ất Tỵ 1725, thọ 51 tuổi; được truy tôn là Hiếu Tôn Ninh Hoàng Đế.

 

Chúa Nguyễn Phúc Trú (hay Nguyễn Phước Trú 1685 - 1738, vị Chúa thứ 7 đời nhà Nguyễn, kế nghiệp Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu) đă tiếp tục mở mang thêm vùng đất Gia Định và bảo hộ đất Chân lạp: Chúa nguyễn Phúc Trú mất năm Mậu Ngọ, thọ 43 tuổi; được truy tôn là Túc Tôn Hiếu Ninh Hoàng Đế.

 

Vào năm Đinh Sửu 1759, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên chết, Vơ Vương Nguyễn Phúc Khoát (hay là Nguyễn Phước Khoát, vị Chúa thứ 8 đời nhà Nguyễn, kế nghiệp Chúa Nguyễn Phúc Trú) đă che chở và giúp đỡ cho Nặc Tôn lên làm vua. Nặc Tôn đă dâng đất Tầm Phong Long (hiện là đất Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc) cho Vơ Vương để tạ ơn. Nặc Tôn c̣n trao cho tướng Mạc Thiên Tứ (người mà trước kia đă từng cầm quân giúp cho Nặc Tôn) 5 phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, sài Mạt và Linh Quỳnh. Nhưng sau đó mạc Tứ Thiên đă dâng lại cho Vơ Vương Nguyễn Phúc Khoát và sau đó đă được sáp nhập vào trấn Hà Tiên. Vơ Vương mất năm Ất Dậu 1765, được truy tôn là Thế Tôn Hiếu Vơ Hoàng Đế.

 

Thời đó, đất đai vùng Lục tỉnh Nam kỳ c̣n hoang dă, khắp nơi chỗ nào cũng có rất niều thú dữ, nhưng rất là ph́ nhiêu, khí hậu thuận lợi cho những người di dân lập nghiệp. Thiên nhiên đă ban bố cho những vùng đất đai ở miền Nam rất là ph́ nhiêu, không những chỉ trồng được có nhiều thứ lúa gạo ngon, mà người nông dân c̣n trồng ra được rất nhiều thứ trái cây ngon, ngọt.

 

Khi những bàn chân khai khẩn đất hoang kéo đến vùng Lục tỉnh nam kỳ, họ đă dùng hết nghị lực, cùng với tính cần cừu nhẫn nại sẵn có, để tận dụng sự ưu đăi của thiên nhiên và họ đă t́m được hạnh phúc ấm no. Có rất nhiều bài ca dao đă nói lên cuộc sống rất phồn thịnh của những lưu dân đến sinh cư lập nghiệp nơi vùng đất mới.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17