|
Có Một Phố Hiến Trong Lịch Sử
NGUYỄN LINH GIANG
Người xưa có câu: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nh́ Phố Hiến" Vào thế kỷ 16,
khi đô thị cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) mất dần vị trí hàng đầu mà nó giữ
qua các triều Lư, Trần th́ ở giữa đồng bằng Bắc bộ, nơi cư dân trù mật,
cách không xa kinh thành Thăng Long, đă nổi lên một trung tâm thương
nghiệp lớn của Đàng ngoài. Đó là Phố Hiến. Đến Phố Hiến tàu thuyền có
thể di lại thuận tiện: đường từ biển vào theo cửa sông Hồng hoặc đường
từ cửa sông Thái B́nh qua sông Luộc đi vào; ở phía trong từ sông Đáy qua
sông Châu Giang t́m sang, rồi từ kinh thành Thăng Long đi xuống. Sách
“An nam kư du” (1688) của Phan Đ́nh Khuê đă viết: “Ở đây dừng lại tất cả
các thuyền bè từ bốn phương để buôn bán với đường ngoài”. Giáo sỹ đạo
tin lành Valentyn đă đến Đàng ngoài vào thế kỷ 17, có mô tả về Phố Hiến:
“Đó là một đô thị có khoảng 2000 nóc nhà”. Đặc biệt, giáo sư Richard,
người Hà Lan đă viết về Phố Hiến: “thuyền bè đi về Kẻ Chợ số lượng quá
lớn đến nỗi khó có thể lội xuống bờ sông được” Phố Hiến xưa, chính là
thị xă Hưng Yen ngày nay đă từng có một thời kỳ phồn thỉnh vào bậc Nhất
trong lịch sử.
* ĐỆ NHỊ KINH KỲ
Chùa Thiên Ứng ở Phố Hiến có một tấm bia dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7
(1625), giải thích: “Đó là nơi đặt tri sở Hiến Nam, án sát của một thừa
tuyên. Hiến nam thi lại là một đồ hội như Trường An (kinh đô) nhỏ của
bốn phương”. Biên niên sử đời Lê cho biết: “năm Hồng đức thứ 2 (1471)
đặt Hiến sát cư ty, gọi tắt là Hiến ty - một cơ quan cấp thừa tuyên, ly
sở thừa tuyên Sơn Nam thời Lê đặt ở xă Nhân Dục, Phố Hiến.
Vào thời Lê, khoảng năm 1550, nền nông nghiệp và thủ công nghiệp của
nước ta đă phát triển mạnh mẽ, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáng kể. Chính
cơ sở này đă tạo ra nhu cầu trao đổi và thúc đẩy thương nghiệp phát
triển. Nhờ vị trí đại lư thuận lợi và những tác nhân lịch sử xă hội tác
động, Phố Hiến đă h́nh thành một đô thị thương nghiệp lớn. Sách "Ḥa Hán
tam tài đô hội" có ghi chép cụ thể các mặt hàng của Phố Hiến xuất sang
Nhật Bản, đó là: lụa vàng, linh, đủi, sa, là, nhung, tơ, bông vải, sa
nhân, xạ hương, sơn, quế, nhăn, hoặc hương, lưu huỳnh,thiếc, cau, đồ sứ,
đồ sành, đồ sơn. Các tài liệu của Nhật c̣n bổ sung thêm danh sách này:
gạo, hồ tiêu, đường, vây cá, cá vàng. Như vậy, chỉ một con đường sang
Nhật như thế cũng đủ thấy nội lực của Phố Hiến không đáp ứng nỗi. Không
c̣n nghi ngờ ǵ nữa, hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tơ lụa và hương
liệu đă được đưa từ nhiều địa phương về Phố Hiến. Trong bia của Anh Linh
Vương (Theo "Kiến văn tiêu lục"
của Lê Quư Đôn th́ Anh Linh Vương là Lê Đ́nh Kiền, trấn thủ Sơn Nam từ
1664 đến 1704, người có công lớn trong việc mở mang Phố Hiến) cũng ghi
địa danh của hơn 50 địa phương gần như của cả nước đă từng có quan hệ
với Phố Hiến.
Trên bia chùa Thiên Ứng, dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 c̣n đọc được câu có
giá trị vào bậc nhất: "Nhân Dục, Hoa Dương. Hiến thị thập phường". Chính
nhờ điều này mà chúng ta biết được ngay từ năm 1625, trước khi người
phương Tây đến đặt thương điểm, Phố Hiến đă tổ chức Phường và đă có đến
10 phường. Như vậy, sự h́nh thành đô thị và quá tŕnh đô thị hóa tại đây
ít nhất cũng có từ thế kỷ 16.
Tuy nhiên, để Phố Hiến trở thành một đô thị thịnh vượng trong giao
thương phải kể đến vai tṛ của người ngoại quốc. Ở Phố Hiến có mặt đông
nhất là người Trung Quốc, Sách “Thực lục" chép rằng: vào khoảng năm
1662, nhà Minh (Trung Quốc) bị nhà Thanh (người Măn Châu) đánh đổ. Nhà
Thanh cai trị được ít lâu th́ ban hành chính sách đồng hóa. Ở các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến có khoảng 40 hộ, gồm 300 gia đ́nh đă bỏ
quê hương sang Việt Nam để mưu tính làm ăn lâu dài. Có 14 hộ đă đến Phố
Hiến làm cho Phố Hiến càng đông vui sầm uất. Họ có nhiều nghề thủ công
và biết kinh doanh buôn bán, nhất là về mặt hàng hóa lại có luồng hàng
chính đưa từ Trung Quốc sang là những hàng người Việt Nam quen dùng.
Cùng với người Trung Quốc và có lẽ sớm hơn người Trung Quốc, người Nhật
đă có mặt ở Phố Hiến. Trong gia phả ḍng họ Tiết (người Trung Quốc) t́m
được ở Hưng Yên, có đoạn chép "Ông Tiết Đống đến Bắc Hoa hạ phố, huyện
Kim Đông, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nước Nam để buôn bán". Gia phả
ḍng họ Đào lại cũng thấy có chữ "Ḥa" nữa, lần này là Nam Ḥa: "khoảng
năm 1730, họ Đào từ Kim Bằng sang khu Năm Ḥa ở Phố Hiến dựng ḷ nôi".
Trong ngôn ngữ cổ, nếu Hoa là người Trung Quốc th́ Ḥa là người Nhật Bản.
Và chính người Nhật Bản chứ không phải ai khác là những người ngoại quốc
có mặt rất sớm ở Phố Hiến, họ đă để lại địa danh Ḥa (Bắc Ḥa, Nam Ḥa)
là những phố sầm uất nhất của Phố Hiến thời bây giờ.
Các thương gia Châu Á, ngoài Nhật Bản và Trung Quốc, dần dần c̣n có
người Xiêm La và Măi Lai cũng đến Phố Hiến. Các lái buôn người phương
Tây măi đến năm 1673 mới đến. Người đến đầu tiên là Hartsinek, người Hà
Lan, đă đi từ Nhật Bản, đáp chiếc tàu Le Gol đến buôn bán, đă tổ chức ra
thương tàu và lập công ty Đông Ẩn (1673). Cũng năm ấy người Bồ Đào Nha
đến Phố Hiến nhưng không buôn bán mà chỉ giảng đạo. Các lái người Anh và
người Pháo đến Phố Hiến muộn hơn (1672), đầu tiên họ nhờ người Trung
Quốc dẫn đường. Năm 1673, Guffoords, người Anh bắt đầu mở thương điểm,
c̣n người Pháp th́ măi đến năm 1680 mới bắt đầu đặt thương điểm.
Cùng với sự h́nh thành đô thị thương cảng, những hoạt động của khách
thương nước ngoài - lần lượt là Nhật, Trung Quốc, Xiêm La, Mă Lai, Hà
Lan, Anh, Pháp như một nhân tố kích thích ở thế kỷ 17 đă góp phần to lớn
làm cho Phố Hiến phát triển đô thị mạnh mẽ vào bậc nhất.
* ĐẶC KHI KINH TẾ PHỐ HIẾN MỘT ĐIỂN H̀NH VỀ CHÍNH SÁCH THUƠNG GIAO MỞ
CỬA
Ở Phố Hiến, các mặt hàng được khách thương trao đổi như sau: Hàng nhập
gồm có: thuốc bắc, kim chỉ, sa, gấm, nhiễu vóc, tŕu, lĩnh, nỉ, chỉ thêu,
chỉ kim tuyến, vàng quỳ, bạc quỳ, nhỡn (mắt tượng), gương soi, giấy hoa
tiên, mực nho, bút lông, chè bao, phấn sáp, cao đơn, táo tàu, hồng tàu,
bát đĩa, ấm chén... Hàng xuất gồm có: từ miền núi đưa xuống như thuốc
nam, sơn, thảo quả, sa nhân, tiêu hồi, quế chi, gạc hươu, xương hổ,
xương khỉ, hàng địa phương có tơ lụa, gạo thóc, hàng thủ công có hộp,
khay, đồ khảm, đồ nan, đồ thờ, đồ gỗ sơn...
Người Trung Quốc ở Phố Hiến ngoài buôn bán c̣n làm các nghề thủ công có
tiếng như dệt chiếu, kéo mật, hộn đường, làm quạt lông, làm bánh kẹo.
Kẹo lạc ngon nổi tiếng là kẹo của người Triều Châu mà người ta gọi là
kẹo Siu. Lại có thứ bánh phục linh làm bằng củ phục linh ngon nhất Phố
Hiến bây giờ. Phố Hiến ngoài việc buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền,
người ngoại quốc c̣n làm các nghề khác nữa như giáo sĩ truyền đạo, làm
thông ngôn. Các thầy bói, thầy tướng, thầy số, thầy cúng, thầy địa lư
cũng đổ về Phố Hiến. Người Châu Âu vẫn ở khu Phố Hiến cũ (Bắc Ḥa hạ phố).
Người Nhật, người Trung Quốc mở mang lên các phố trên, lập ra những phố
rộng răi (Bắc Ḥa thượng phố, Bắc Ḥa trung phố). Chỉ riêng làng người
Hà Lan tại đây đă có hơn 100 nóc nhà. Tài liệu Hà Lan c̣n lưu lại một
câu phiên âm chữ quốc ngữ, thổ âm Việt để người Hà Lan khi ấy dạy nhau
tán tỉnh dụ dỗ các cô gái Việt: "Con guoomouom bau laom Hoa Loam chia"
(Con nhỏ muốn vào làng Ḥa Lan chăng?).
Sách “Lịch triều dư địa chỉ” cho biết: các hàng hóa nước ngoài khi nhập
khẩu, đều phải nộp thuế, gọi là “thuế tuần”. Để đảm bảo nguồn thu thuế
vào các hàng hóa ngoại nên đă đặt một đồn thuế chính ở thôn Xích Đằng (Phố
Hiến) và đặt một đồn thuế phụ ở bến Kê Châu (Kim Động). Thuế hàng ngoại
người nước ngoài phải nộp bằng hiện vật nên đă lập ra một kho hàng bên
cạnh đồn thuế chính đều ở thôn Xích Đằng.
Phố Hiến trở thành một thị trường tập trung v́ ở đây triều đ́nh quy định
là "khu cho người ngoại quốc ở" (ngoại quốc chỉ nhân, khu nhi chi nhi).
Người Hoa, người Nhật được triều đ́nh ưu tiên cho cư trú, buôn bán và
làm ăn lâu dài ở đây. Họ Trịnh đă tích cực dồn các lái về Phố Hiến làm
cho lệnh cấm người ngoại quốc trú ngụ ở kinh thành, "thuyền buôn phải đổ
ở Lai Triều (Phố Hiến), thuyền trưởng được dẫn đến yết kiến Chúa xong
lại trở về Lai Triều chứ không được ở kinh thành" (Thiện Chính Thư).
Trong sách “Lịch sử Thiên chúa giáo", theo lời kể của William Dampier: "Phố
Hiến là một đô thị lớn có chừng 2000 nóc nhà và một phố dành riêng cho
người Tàu, người Nhật và lại có một trại lính khá đông". Dampier c̣n
chép : "Nhà đức Giám mục ở về phía tây bắc thành phố, trên bờ sông, xung
quanh xây tường, mở cửa ra một phố sầm uất hai bên có nhà ở, mở cửa suốt
ngày và ngay cửa có pḥng tiếp khách ngoại quốc.
Sang thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 th́ hai tấm bia: chùa Thiên Ứng (bia thứ
hai) dựng năm 1709 và bia chùa Chuông (Kim chung tự) dựng năm 1711 đă
cung cấp đầy đủ tên của 20 phường thị của Phố Hiến. Năm 1895,
G.Dumoutier có công bố một bản đồ Phố Hiến. Bản đồ này chỉ tập trung thể
hiện khu vực phía Bắc trung tâm Hưng Yên ngày nay. Từ đó có thể thấy
rằng, những ngày đầu và buổi thịnh vượng nhất, 20 phường thị của Phố
Hiến lúc đó phân bổ ở hai khu vực chính: Bắc Ḥa và Nam Ḥa.
* PHỐ HIẾN ĐI VÀO QUÁ VĂNG BÀI HỌC LỊCH SỬ
Vào thế kỷ 18, nhà Lê thấy việc ra vào của người ngoại quốc ở Phố Hiến
có nhiều điều bất lợi (?) nên đă thay đổi hẳn chính sách. Nhân lúc có
một người Anh xúc phạm vào quốc thể: đi vơng điều - phạm vào luật cấm
của nhà vua, vua Lê Hy Tông lấy cớ đó để đuổi cha cố và thầy tu, trục
xuất người ngoại quốc. Các lái Âu Châu dần dần rời khỏi Phố Hiến. Thương
điểm của người Hà Lan rời Phố Hiến năm 1701. Đây là thương điểm đứng
vững lâu nhất, 64 năm, trải qua 13 viên giám đốc, người đầu tiên là
Hartinek và người cuối cùng là Jacob van Loo. Tiếp sau người Hà Lan,
người Anh, người Pháp cũng lần lượt ra đi. Phố Hiến từ đó vắng dần. Cảnh
vật đổi thay. Ḍng sông Hồng từ nửa sau thế kỷ 17 đă thu hẹp ḍng chính,
chuyển ḿnh lăn hẳn sang địa phận huyện Lư Nhân (Nam Hà). Ḍng sông từ
chỗ chảy sát ngay Phố Hiến, trên bến dưới thuyền đă dịch chuyển cách xa
Phố Hiến gần 2 km. Và ở đây cũng không thể không nói đến sự đổi thay
bước ngoặt mới của lịch sử: sự trỗi dậy
của đô thị cảng Hải Pḥng. Phố Hiến ngày càng mất dần vai tṛ đô thị
thương nghiệp và cảng sông phát đạt.
Phố Hiến đă h́nh thành và phát triển đô thị, trở thành một đô thị thịnh
vượng và tiêu biểu bậc nhất của nước ta vào thế kỷ 17. Đáng lẽ, Phố Hiến
hoàn toàn có thể phát triển từ một đô thị thương nghiệp lên một đô thị
công thương lớn. "Tuy nhiên, Phố Hiến đă không
nhân đà ấy mà thăng hoa được do sự thay đổi chính sách của triều đ́nh,
sự ra đi của khách thương nước ngoài và hoạt động ngoại thương, cả sự
thay đổi của điều kiện địa lư tự nhiên. Thời huy hoàng của Phố Hiến ngày
một lùi xa. Âu cung không thể thoát khỏi lẽ đời, khi mà Phố Hiến không
c̣n hội tụ được các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân ḥa. Bài học lịch
sử vẫn c̣n nguyên giá trị.
Post ngày:
10/19/17
|