Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Đền Thờ Cửa Ông

Thanh An 

Nói đến đền thờ Cửa Ông th́ đa phần những người sinh trưởng ở miền Bắc đều biết đến.  Ngôi đền Cửa Ông nằm trên đỉnh đồi về phía Đông Bắc thị trấn Cửa Ông, thuộc khu Hồng Quảng cũ (tên mới là tỉnh Quảng Ninh).  Cửa đền nh́n ra vịnh Hạ Long, bên trái đền kề với núi Cô Tiên, bên phải kề sát biển.  Phía sau đền là thị trấn Cửa Ông với dân số khoảng 3 vạn người.

Ngôi đền này được xây cất từ thế kỷ thứ 13 với lối kiến trúc cổ, thờ Trần Quốc Toản, con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.  Sử đền ghi lại: Khu vực này trước đây là rừng thiêng nước độc và cũng là nơi cư ngụ của những băng đảng thổ phỉ chuyên nghề cướp bóc, trấn lột và hăm hiếp nhân dân các vùng lân cận.  Để b́nh yên giang sơn về mọi mặt, vua đă cử Trần Quốc Toản dẫn đầu một đạo quân đến trấn thủ biên cương và dẹp loạn.  Trong ṿng gần 2 năm, ông đă b́nh yên được khu vực.  Ngay sau đó, dân chúng kéo đến lập ấp và sinh sống mỗi ngày một đông đức.  Được ba năm sau khi dẹp loạn th́ ông tạ thế.  Để nhớ đến công ơn Người, dân chúng đă lập đền thờ ngay từ thời đó.  Tục truyền sau khi lập đền thờ xong, cứ vào ngày mồng một và ngày rằm, sau khi rung chuông gỏ mơ th́ có hai con hổ về chầu trước cửa đền đợi hưởng lộc, chủ yếu là thịt lợn.

 

Mặc dù hàng thế kỷ đă qua, cùng với nhiều cuộc chiến xảy ra trên đất nước, ngôi đền Cửa Ông vẫn giữ được nguyên bản kiến trúc văn hóa cổ xưa.  Trước và sau đền vẫn c̣n những gốc cổ thụ to hàng hai người ôm không xuể.  Chung quanh đều được bao bọc bởi những hàng tre xanh tươi lẫn với tre ngà vàng óng.  Đây chính là loại tre lấy từ làng Phù Đổng mà lịch sử đă ghi nhận Thánh Gióng dùng thay gậy sắt bị gẫy trong lúc đánh đuổi giặc Ân.  Nơi đây quanh năm ŕ rầm sóng biển, lồng lộn mây trời, chim kêu vượn hú, núi non trùng điệp.  Thỉnh thoảng lại vọng lên tiếng kẽo kẹt của bụi tre, khóm trúc như bản trường ca không dứt.  Phong cảnh thật hài ḥa, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu t́nh.

Hàng năm cứ vào cuối tháng hai đầu tháng ba dương lịch, lúc trời vào xuân, mưa phùn bay bay như bụi phấn, hoa đào c̣n khoe sắc, mặt vịnh Hạ Long phẳng lặng như gương, mây nước nhạt nḥa, biển trời ḥa sắc th́ nam thanh nữ tú và khách hành hương đua nhau trẩy hội.  Từng đoàn từng đoàn người xuôi về Cửa Ông.  Khách ở khắp nơi đổ tới.  Có những người từ miền Nam xa xôi đi mất năm bảy ngày đường để kịp đến dâng hương vào ngày mở hội.

 

NGUYỄN AN TỔNG CÔNG TR̀NH SƯ CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG CỐ CUNG Ở BẮC KINH

Ai đă một lần đến thăm Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, hẳn không thể nào quên thắng cảnh di tích lịch sử nổi tiếng Cố Cung (tên cũ là Tử Cấm Thành).  Toàn thể kiến trúc này c̣n được bảo tồn khá hoàn chỉnh, là trung tâm tiêu biểu của chế độ phong kiến chuyên chế lớn và lâu dài bậc nhất thế giới, nơi từng có 24 đời hoàng đế trị v́. 

Khởi công xây từ năm Vĩnh Lạc (nhà Minh) thứ 4 (1406) đến năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420) th́ hoàn tất.  Cố Cung tính đến này đă 6 thế kỷ.  Theo thời gian, hai triều Minh và Thanh đă nhiều phen trùng  tu, mở rộng nhưng vẫn giữ nguyên bố cục buổi ban đầu với diện tích rộng hơn 72 ngh́n mét vuông (1087 mẫu tàu)  và hơn chín ngh́n ngôi nhà, diện tích khoảng 150 ngh́n mét vuông, chung quanh là tường thành cao hơn 10 mét, có sông đào bảo vệ (hộ thành hà) rộng 52 mét, thể hiện truyền thống ưu tú và phong cách độc đáo của kiến trúc cổ Trung Quốc.  Công tŕnh này từng huy động đến mười vạn thợ và hàng triệu phu dịch. 

Lưỡng cung Tam Điện là cụm kiến trúc lớn nhất của Cố Cung gồm hai cung Càn Thanh và Khôn Ninh, ba điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Than.  Ba điện này năm 1421 bị sét thiêu rụi, đến năm 1559-1562 xây dựng lại, đổi tên là Hoàng Cực, Trung Cực và Kiến Cực.  Đến năm 1645 lại đổi tên là Thái Ḥa, Trung Ḥa và Bảo Ḥa.

Sau khi vào Trung Nguyên, nhà Măn Thanh vẫn giữ nguyên chế độ cung khuyết của nhà Minh, bởi thế Cố Cung nhà Thanh cũng chính là Cố Cung nhà Minh.

Người thiết kế và chỉ đạo công tŕnh xây dựng như vậy xứng đáng được suy tôn là một công tŕnh sư vĩ đại.  Điều thú vị là theo tài liệu khảo sát của các nhà sử học, vị kiến trúc sư ấy chính là một người Việt Nam(Giao Chỉ) tên là Nguyễn An.

Sử sách nhà Minh biết đến hai Nguyễn An, cả hai đều là người Giao Chỉ, một làm thợ sau thăng làm Phó Sứ ở Văn Tư Uyển, và một làm thái giám, c̣n có tên là A Lưu.  Chính Nguyễn An thứ hai này là người thiết kế và chỉ đạo xây dựng Cố Cung ở Bắc Kinh dưới hai triều vua Minh: Vĩnh Lạc và Chính Thống.  Có thể nói, tất cả các công tŕnh mộc lớn ở Bắc Kinh đều do một tay Nguyễn An A Lưu chỉ huy kiến tạo và ông đă trọn đời cống hiến tinh lực cho kiến trúc này.  Nguyễn An A Lưu đến Trung Quốc vào khoảng đời vua Vĩnh Lạc, khi Trương Phụ b́nh định Giao Châu, bắt những thanh thiếu niên tuấn tú của Giao Châu đem về nước.  Nguyễn An ở trong số đó.  Lúc đến Nam Kinh ông c̣n là một cậu bé, đến năm Vĩnh Lạc thứ tư, mới hai mươi mấy tuổi, đă đảm đương một công tŕnh trọng đại như vậy. 

Sử sách Trung Quốc (Minh Sử, quyển 304, Anh Tông, Chính Thống Thực Lục quyển 54, quyển 84, quyển 91, quyển 130, Thụy Đông Nhật Kư của Diệp Thịnh đời Minh) cho biết về ông: “Một tay chỉ vạch, h́nh thể đâu ra đấy”.

Về sau, điều khiển trị thủy ở các sông Tái Dương, Thu Lịch, ông tự tay khiên sọt, cầm xẻng cùng dân chia sẻ những lao dịch nặng nhọc.  Ông cũng từng trong coi vận tải đường thủy từ Thống Châu đến Nam Kinh.  Vùng Trương Thu (Sơn Đông) Hoàng Hà vỡ đê, hàn măi không được, triều đ́nh lại phái ông đi trị thủy.  Năm Canh Thái thứ bảy (1456), ông mất trên đường đi, thọ hơn 60 tuổi. Công lao như vậy, nhưng ông sống rất thanh bạch, trước lúc chết, ông c̣n hiến tất cả tiền bạc được triều đ́nh ban thưởng mà ông dành dụm được (sử ghi rơ, năm Chính Thống thứ sáu, tháng mười ngày Kỷ Sửu, ông được lĩnh thưởng 50 lượng vàng nhân khánh thành Lưỡng cung Tam điện).

Có thể nói, nơi kiến trúc sư Nguyễn An có sự kết hợp của một trí tuệ thiên tài và một đạo đức cao thượng.

Trải qua bao nhiêu năm, nhờ sự trao đổi văn hóa và mở rộng thông tin giữa các nước, chúng ta mới biết người Việt đă lưu lại dấu vết của ḿnh ở khắp nơi, và làm nên nhiều chuyện lớn lao mà người bản xứ vị tất đă làm nổi.

Ngày nay trên thế giới, hiện tượng “Nguyễn An” đang nở rộ.  Người Việt có mặt khắp nơi, đóng góp đủ loại kỳ công trong các lănh vực không gian, khoa học, kỹ thuật, làm vẻ vang dân Việt!

Nguồn: saigontimesusa

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17