Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH BẮC NINH 2 - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BẮC NINH

NƠI PHÁT TÍCH NHÀ LƯ BẮC NINH:
Bắc Ninh một cái nôi văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam, nơi phát sinh của một triều đại mở đầu cho thời ḱ vàng son của dân tộc ta : Nhà Lư
Tại xă Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn có một ngôi miếu mang tên là Lư Bát Đế, tương truyền là nơi phát tích của nhà Lư
Lư Bát Đế nghĩa là tám vị Hoàng Đế đời nhà Lư. Tám vị đó gồm :

- Lư Thái Tổ (1010 — 1028)
- Lư Thái Tông (1028 — 1054)
- Lư Thánh Tông (1054 — 1072)
- Lư Nhân Tông (1072 — 1127)
- Lư Thần Tông (1128 — 1138)
- Lư Anh Tông (1138 — 1175)
- Lư Cao Tông (1175 — 1210)
- Lư Huệ Tông (1210 — 1224)
Sở dĩ chỉ thờ Lư Bát Đế mà không phải là Lư Cửu Đế (nhà Lư có tất cả 9 vị Hoàng Đế) v́ Hoàng Đế cuối cùng là Lư Chiêu Hoàng chỉ ở ngôi một năm, sau đó trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông (1226 — 1258). Cuối cùng, bị đem gả cho Lê Trần (tức Lê Phụ Trần), sống cuộc đời b́nh dị.

LƯ CÔNG UẨN:
Vua nhà Lư, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Sinh ngày 12/2 Giáp Tuất (8/3/974). Ông là vua khai sáng nhà Lư, tức Lư Thái Tổ, lúc 35 tuổi.
Thân mẫu ông họ Phạm, năm 3 tuổi ông làm con nuôi sư Lư Khánh Văn, đến tuổi trưởng thành ông thông minh, có tài văn vơ. Làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Nhà Tiền Lê suy yếu v́ Lê Ngọa Triều bạo ngược, thiêu thân là Đào Cam Mộc ngầm mưu với sư Nguyễn Vạn Hạnh thường khuyên ông hăy sẵn sàng lật đỗ nhà Lê. Đến 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông cùng Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đề đem 500 quân Tuỳ Long vào cung canh giữ. Nhân thời cơ, Đào Cam Mộc giục ông hành động. Cuộc đảo chính thành công chớp nhoáng.
Ong lên ngôi vua, sáng nghiệp nhà Lư, dời đô ra thành Đại La (sau đổi là Thăng Long — Hà Nội). Ong sửa sang chính trị, trọng dụng Đào Cam Mộc, gả em gái là An Quốc cho phong tước Nghĩa Tín hầu. Mặt khác, ông cũng trọng đăi tăng sĩ, chú trọng việc đúc tượng, xây chùa, thời kỳ này xem đạo Phật như là quốc giáo.
Ngày 3/3 Mậu Th́n (31/3/1028), ông mất hưởng dương 54 tuổi, ở ngôi 19 năm, hiệu năm là Thuận Tiên.


--------------------------------------------------------------------------------

Y LAN - BẮC NINH:
Vợ Lư Thánh Tông, mẹ Lư Nhân Tông. Bà xuất thân từ một gia đ́nh nông dân quê ở Thổ Lỗi, Bắc Giang (sau đổi là Siêu Loại, Bắc Ninh).
Về họ tên thực của bà, sách Thơ văn Lư Trần ghi là Lê Thị Y Lan. Nhưng theo Hoàng Xuân Hán trong quyển Lư Thường Kiệt th́ :
“ Một học giả đời nhà Tống là Thẩm Hoạt đă ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan”. Tuy vậy Hoàng Xuân Hán cho rằng đây chỉ là ghi theo âm, nên có thể chữ Yến Loan là do chữ Y Lan ghi chệch ra, cũng như Lư Thường Kiệt chính quyển sách đó ghi thành Lư Thượng Cát.
Tương truyền nhân một chuyến vi hành đến Thổ Lỗi, Lư Thánh Tông bắt gặp bà đang hái dâu. Trong lúc mọi người nô nức đi xem xa giá nhà vua. Riêng bà vẫn đứng tựa gốc lan ra vẻ thản nhiên. Ngây ngất trước nhan sắc tuyệt trần, Lư Thánh Tông cho tuyển vào cung lập làm phu nhân, đặt hiệu là Y Lan (dựa gốc lan). Sau bà sinh hoàng tử Càn Đức (tức Lư Nhân Tông) và trở thành Hoàng thái hậu.

Năm 1069, Lư Thánh Tông thân chinh chiêm thành, bà ở lại triều giám quốc. Đánh măi không thành công, nhà vua ngă ḷng kéo quân về. Đến châu Cự Liên, nghe tin bà trị nước có kết quả tốt nhà vua nói : “ Đàn bà c̣n làm việc được, tài trai há chịu xoàng”. Rồi quay lại đánh bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Năm 1073, bà được phong là Linh Nhân hoàng hậu. Bấy giờ, v́ ḷng ghen ghét, bà đă làm cho Dương Hoàng Hậu (vợ cả Lư Thánh Tông) và 76 thị nữ mắc tội chết oan. Sử gọi là án Thượng Dương Cung.
Năm 1805, bà tuần du khắp nơi với ư định quan sát t́nh h́nh sinh hoạt cũa nhân dân. Đến năm 1087, bà xuất tiền trong phủ chuộc những người con gái nhà nghèo phải đi ở đợ, rồi gả cho những người goá vợ, dân chúng xưng tụng bà là “ Quan Am”.
Ngày 25/7/1117 bà mất. Qua tháng 8 làm lễ hoả táng rồi thờ tại thọ lăng. Thụy hiệu là phù thánh linh nhân hoàng thái hậu.
Miếu thờ bà ở hai xă Cẩm Đới và Cẩm Cầu, thuộc Gia Lộc, Hải Dương (nay thuộc Hải Hưng) gọi là cung Quỳnh Hoa.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA BÚT THÁP BẮC NINH:
Trên triền đê uốn lượn bên ḍng sông Đuống hiền ḥa, phóng tầm mắt nh́n về phía đồng ruộng bạt ngàn, du khách sẽ thấy ngôi chùa cổ nằm ẩn núp trong lùm cây cổ thụ. Đó là chùa Bút Tháp, một danh thắng ở xă Đ́nh Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đến nay các nhà sử học vẫn chưa t́m ra niên đại chính xác của chùa. Theo sư trụ tŕ th́ chùa Bút Tháp ra đời cách đây 2.000 năm nhưng theo Địa chí Hà Bắc (1982) th́ chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278). Thiền sư Huyền Quang, vị Quốc sư trẻ nhất thời Trần, trụ tŕ ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí h́nh hoa sen. Chùa Bút Tháp (tên chữ là “Ninh Phúc Thiền tự”), là một trong những quần thể kiến trúc bằng gỗ và đá hoàn chỉnh và c̣n nguyên vẹn nhất Việt Nam hiện nay. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam mà theo đạo Phật, đây là hướng của trí tuệ, của bát nhă.
Được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc", chùa Bút Tháp có: Tam quan, gác chuông hai tầng 8 mái, ṭa thiêu hương, Thượng điện, cầu đá, ṭa Cửu phẩm Liên hoa (Tích thiện am), nhà chung, phủ thờ và Hậu đường. Tất cả gồm 10 ṭa nhà, nằm trên một trục dài hơn 100m.
Ngoài ra, bên trái chùa là nhà tổ và tháp Báo Nghiêm. Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức cao 10 m, nơi đặt xá lợi Thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Nghệ thuật điêu khắc trên gỗ và trên đá ở đây đạt đến tŕnh độ tinh xảo. Nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ với kỹ thuật chạm thủng rất hiếm có như bàn thờ hương án, các tấm gỗ chạm trổ h́nh rồng phượng trên xà nhà thiêu hương ... Xung quanh ṭa thượng điện có hàng lan can đá gồm 26 bức phù điêu chạm trổ tinh vi những cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước với h́nh ảnh c̣ bay trên đầm sen, cá lội, trẻ chăn trâu…
Chùa Bút Tháp bảo tồn và lưu giữ nhiều bảo vật như: tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền… và kiệt tác Quan Âm Thiên thủ Thiên. Tượng cao 3,7 m bằng gỗ phủ sơn, tạc năm 1656, có 11 khuôn mặt, 994 tay với 994 con mắt nằm trong ḷng mỗi bàn tay. Trên đỉnh tượng là một đôi chim thần đầu người x̣e cánh rộng áp vào nhau. Tượng đặt trên ṭa sen, do một con rồng vươn lên mặt nước đội đỡ.
Từ thượng điện, một chiếc cầu đá có ba nhịp uốn cong dẫn đến ngôi nhà gọi là Tích thiệm am (chứa điều lành). Trên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm khắc h́nh chim muông hoa lá. Tích thiện am là một nhà có ba tầng, có mái ṿm mềm mại và vững chăi. Trong Tích thiện am, có cây Cửu Phẩm Liên Hoa - Hoa sen chín tầng, là một tháp bằng gỗ cao 9 tầng như 9 đài sen, 8 mặt đều đặn thể hiện 8 phương của nhà Phật. Chín đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo.
Điều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ, mỗi ṿng quay của tháp ứng với 3.542.400 câu niệm phật…
Với những giá trị độc đáo c̣n nguyên vẹn, chùa Bút Tháp không chỉ là nơi để khách thập phương về hành hương, lễ Phật mà c̣n là điểm du lịch hấp dẫn. Đến Bút Tháp và bắt đầu từ Bút Tháp, du khách có thể mở đầu một chuyến tham quan, du lịch kỳ thú trên miền đất Kinh Bắc cổ xưa với thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - đất Phật, Lăng Kinh Dương Vương, xa hơn chút nữa là làng tranh Đông Hồ đượm hồn dân tộc.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA CẢM ỨNG BẮC NINH:
Ngôi chùa ở xă Tam Sơn, huyện Từ Sơn có tên Cảm Ứng, xây trên đỉnh một núi thấp ở trung tâm xă, có quan hệ mật thiết đến sự nghiệp vương triều Lư. Theo “Thiền Uyển Tập Anh” viết vào thời Trần, Lư Công Uẩn đă đưa Thiền sư Vạn Hạnh về lánh nạn để tránh sự truy bức của Lê Ngọa Triều. Chùa c̣n là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ tŕ, hành đạo của nhiều bậc Thế sư, Pháp tăng, có những đóng góp lớn vào việc xây dựng triều chính và nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Những vấn đề trên được làm sáng tỏ khi Hội thảo khoa học chủ đề “Tam Sơn truyền thống, lịch sử và hiện đại” được tổ chức ngay tại Tam Sơn ngày 5-6-2002 với sự hiện diện của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ hàng đầu về khoa học lịch sử (Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Minh Tường, Ngô Sách Các, Trần Lâm Biền, Bùi Xuân Đính…); lănh đạo Sở VHTT tỉnh, cán bộ Bảo tàng, Pḥng VHTT và nhiều cán bộ đầu ngành khác. 17 bản tham luận và ư kiến trong Hội thảo khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của chùa.
Các tài liệu cho biết năm Tân Sửu (1061) Vua Lư Thánh Tông v́ muộn con đă về đây cầu tự, khi đó chùa có tên Ba Sơn. Năm 1063, Vua cho xây chùa quy mô, đẹp hơn, trên diện tích 3.300 m2, 17 hạng mục, gồm 100 gian lớn nhỏ, từ đấy có tên chùa Trăm gian. Cuối tháng 12-1972, chùa bị B52 của giặc Mỹ đánh phá, làm hư hại, thất bát nhiều nội thất.
Theo các ghi chép lịch sử, chùa Cảm Ứng có nhà thờ Đức ông, Đức bà và các công chúa; có Đền tây, Đền đông, Điện chính, Trung đường, nhà Mẫu, Thượng điện, Tây biên, Đông biên, gác chuông, Tam bảo v.v… Chùa c̣n thờ Sơn thần, Thành hoàng làng.
Gần đây chùa được tu bổ bằng nguồn kinh phí hơn 16 tỷ đồng của Nhà nước, nhằm bảo tồn, phục chế một số hạng mục. Mặc dù c̣n hạn chế về ngân sách nhưng được các cấp quan tâm, chùa Cảm ứng vẫn tiếp tục nhiều phần việc chỉnh trang.
Tam Sơn hôm nay đă phát triển nhiều về kinh tế. Một tuyến đường dài hơn 3 km, nối tỉnh lộ 295 với 3 thôn Dương Sơn, Tam Sơn, Phúc Sinh mới hoàn thành tạo thuận lợi cho giao thông đặc biệt là du lịch. Chùa Cảm ứng của Tam Sơn ngày càng được nhiều người biết đến như một địa chỉ văn hóa của vùng Kinh Bắc.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA CHA LƯ BẮC NINH:
Chùa Cha Lư tọa lạc ở phía đông nam làng Dương Lôi, xă Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào kết cấu kiến trúc và những di vật hiện c̣n, các nhà sử học, khảo cổ học đă đánh giá chùa được xây dựng từ rất lâu.
Đặc biệt là chùa lại thờ Thánh Mẫu Phạm Thị, mẹ vua Lư Thái Tổ (Công Uẩn). Đầu xuân, vào ngày mồng 7 tháng Giêng, nhân dân lại tổ chức giỗ "đức Thánh Mẫu, Tuyên Bảo Thái hậu, đương cảnh Thành hoàng" và cũng là ngày hội chùa.
Chùa Cha Lư vốn là một quần thể kiến trúc nối tiếp nhau như: Tiền đường, Tam bảo (Phật điện), gác chuông, nhà Tổ, nhà khách, nhà sư ở, bếp và công tŕnh phụ rồi đến sân và khu vườn chùa, v.v. Kiến trúc chùa Cha Lư theo kiểu chữ quốc (nội công ngoại quốc). Hai dăy hành lang, một bên thờ mười vua thập điện, một bên thờ 18 vị La Hán (đă bị dỡ bỏ) nay chỉ c̣n lại nhà Tổ giáp với chính điện ở phía hồi sau.
Nh́n chung, chùa Cha Lư ở Dương Lôi không phải là ngôi chùa lớn, song giá trị ở đây là ư nghĩa lịch sử. Căn cứ vào lời văn khắc trên quả chuông đồng "Cha Lư tự chung" (chuông chùa Cha Lư), đúc lại ngày 13/3, năm Mậu Tư (1828) đời vua Minh Mệnh, do cử nhân Trần Lại Phủ soạn có ghi rơ:

"...Dương Lôi là ấp thang mộc Thánh Mẫu Lư triều, từ xa xưa đă có chùa Cha Lư và chùa Càn Nguyên, cả hai chùa đều có bia, vào năm Bính Ngọ triều Lư, đều đă bị thất lạc...".
Như vậy, nếu tính ra: trong 216 năm vương triều Lư th́ có ba năm Bính Ngọ (1066 - 1126 - 1186). Như văn chuông đă ghi, bia chùa mất một trong ba năm trên th́ thời gian muộn nhất cũng cách đây khoảng hơn 800 năm. Điều này chứng minh rằng: chùa Cha Lư được xây dựng từ thời Lư.
Ngoài giá trị về lịch sử, chùa Cha Lư hiện c̣n lưu giữ được một số văn bia, văn chuông và hoành phi câu đối, tượng Phật... rất có giá trị về văn hóa. Trong đó, đáng kể là hai tấm bia đá và một quả chuông đồng.
Vừa qua, Nhà nước đă hỗ trợ đầu tư kinh phí cho nhân dân Dương Lôi trùng tu và tôn tạo ngôi chùa khang trang sạch đẹp, xứng với giá trị lịch sử văn hóa vốn có thể hiện đạo lư "uống nước nhớ nguồn" và cũng là trách nhiệm, là sự tôn kính với các bậc tiền nhân đă có công với dân với nước, thiết thực tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA CHÂN LẠC BẮC NINH:
Chân Lạc xưa có tên là kẻ Chóa, vốn là một làng Việt cổ nằm ở bờ Nam sông Cầu. Nơi đây từng là trung tâm kinh tế-văn hóa của vùng với những khu chợ sầm uất trên bến dưới thuyền, những công tŕnh văn hóa tín ngưỡng, trong đó có ngôi chùa làng linh thiêng cổ kính.
Chùa Chân Lạc có tên chữ “Thiệu Khánh tự” nay thuộc thôn Chân Lạc, xă Dũng Liệt, Yên Phong. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 4.000m2 ở giữa làng, hướng Tây nam. Phía trước là chợ Chóa, bên cạnh là khu di tích đền, đ́nh của làng, xung quanh là những cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm, tạo không gian cổ kính linh thiêng cho ngôi chùa.
Theo văn bia có niên đại Đức Long năm thứ 2 (1630) hiện có lưu giữ ở đây, chùa Thiệu Khanh được khởi dựng từ đời Đinh Tiên Hoàng (968-980) do công lao động của một vị sư trụ tŕ họ Hoàng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, chùa Thiệu Khánh đă nhiều lần được trùng tu mở rộng. Đến thời Lê (TK17) nơi đây đă là một danh lam cổ tự với nhiều hạng mục công tŕnh như Tam quan, Tiền đường, Thượng điện được trang trí trạm khắc tinh xảo, nghệ thuật.
Đến nay, chùa Thiệu Khánh không c̣n được nguyên vẹn như xưa, dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn c̣n lại đó là ṭa Tiền đường và Thượng điện liên kết với nhau tạo thành h́nh chữ Đinh. Ṭa Tiền đường 5 gian 2 chái, bộ khung gỗ lim với 6 cột hàng cột ngang và 3 hàng cột dọc. Bộ v́ theo kiểu thức truyền thống “chồng rường, giá chiêng”. Nghệ thuật chạm khắc chủ yếu tập trung ở các đầu dư với những h́nh rồng bán thân, miệng ngậm ngọc với những nét đao mác mập, nhọn bay ngang. Đây là dấu ấn c̣n lại của ngôi chùa Thiệu Khánh thời Lê. Nối với Tiền đường là 3 gian Thượng điện, kết cấu kiến trúc của ṭa này đơn giản, chủ yếu là bào trơn đóng bén.

Song giá trị nổi bật của ngôi chùa là ở hệ thống di vật cổ quư c̣n lưu giữ tại đây. Đó là hệ thống tượng Phật của hai thời Lê-Nguyễn, là cây hương đáo cao 2,05m đặt trước sân chùa dựng năm Kỷ Sửu (1796); là hệ thống bia đá gồm 8 chiếc được dựng vào hai thời Lê và Tây Sơn (bia sớm nhất có niên đại Đức Long năm thứ 2-1630, nội dung nói rơ quá tŕnh xây dựng chùa). Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến chiếc hương án bằng đá xanh, đây là một tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của thời Lê Trung Hưng (TK 18).
Hương án được đặt ở giữa ṭa Tam Bảo, h́nh hộp chữ nhật gồm 5 phiến đă xanh ghép lại. Mặt trên của hương án được ghép bởi hai phiến đá. Một phiến có chiều dài 1,40m, rộng 0,85m, dày 0,22m, phiến thứ hai được ghép thêm sau này có chiều dài 1.420m, rộng 0,22m. Hai bên hồi là hai phiến đá xanh được tạo thành hai cái bia, ghi lại việc xây dựng và sửa chữa chùa. Bia có chiều rộng 0,85m, cao 0,95m, dày 0,15m có mộng khớp với mặt trên, mộng rộng 0,82m... Một bia có niên đại Vĩnh Thịnh thập nhị niên (1716); một bia có niên đại Cảnh Thịnh (1793-1801). Mặt trước của hương án là một phiến đá có chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo nghệ thuật với 4 tầng hoa văn. Trên cùng là các ô h́nh chữ nhật trang trí hoa văn cánh sen nhiều lớp và hoa lá cách điệu. Tầng thứ hai được trang trí h́nh chim thú trong đó rồng là con vật chủ đạo. Nhưng rồng ở đây lại được biến hóa thành nhiều dạng khác nhau như “cá hóa long” (đầu là cá, ḿnh là rồng, hay đầu rồng, thân rồng nhưng đuôi lại là cá), “long mă” (đầu rồng ḿnh ngựa)... ở hai ô phía ngoài cùng các nghệ nhân lại chạm nổi đôi phượng trong tư thế đang bay, rất sống động. Tầng ba được trang trí h́nh hoa văn mây lửa. Tầng bốn là bệ án thư được trang trí h́nh mặt nguyệt ở chính giữa, xung quanh được chạm nổi hoa văn mây lửa và đao mác.
Chùa Chân Lạc là một công tŕnh tín ngưỡng văn hóa tiêu biểu của nhân dân địa phương, những tài liệu hiện vật ở đây không chỉ giúp cho việc t́m hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn hóa của ngôi chùa và làng xă Chân Lạc, mà c̣n là những di sản quư giá của quê hương đất nước góp phần làm nên văn hiến Bắc Ninh-Kinh Bắc.
 

--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA DÂU BẮC NINH:
 

Chùa Dâu đất Luy Lâu

Vùng đất cổ tích Dâu - Luy Lâu cách Hà Nội chỉ hơn 20km về phía đông, mang trong ḷng bao câu truyện cổ.

"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu th́ về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám th́ về hội Dâu"...

Ai đă một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hăy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa cổ kính xưa nhất Việt Nam này.
 

Chùa Dâu

Theo ghi chép trong sách sử, bia đá, là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu c̣n có tên là chùa Diên Ứng, thờ nữ thần Pháp Vân nên c̣n gọi là chùa Pháp Vân, và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

Truyện rằng, thuở xưa nàng Man Nương ở vùng Dâu, v́ thiền sư Khâu Đà La bước qua người mà mang thai, sinh ra đứa con đem trả nhà sư. Thiền sư bỏ đứa trẻ vào gốc cây dung thụ, lại đưa cho Man Nương cây thiền trượng có thể làm phép lấy nước cứu dân bị hạn hán. Ngày cây dung thụ bật gốc trôi về sông Dâu, thái thú Sĩ Nhiếp muốn vớt lên nhưng không sao làm được, chỉ có nàng Man Nương dùng dải yếm buộc vào nhẹ nhàng đem lên bờ.

Từ thân cây thần ḱ ấy, người dân tạc bốn pho tượng Nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức là bốn chị em thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp của tín ngưỡng nông nghiệp, và đặt thờ ở bốn ngôi chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn. Giữa cây dung thụ c̣n một khối đá, gọi là Thạch Quang Phật, được thờ chung ở chùa Dâu. Bà mẹ Man Nương khi mất được thờ trong chùa Tổ cách đó không xa.

Từ câu truyện cổ đó, đă tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, thờ người Mẹ Việt, lấy tượng Nữ thần làm trung tâm chứ không phải là tượng Phật. Phật và Nữ thần ḥa quyện, bà mẹ của các Nữ thần cũng được tôn là Phật Mẫu Man Nương.

Tượng cừu bằng đá bị mài ṃn vết ở chùa Dâu



Kiến trúc chùa Dâu c̣n đến ngày nay được dựng dưới thời Trần, do trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trùng tu. Bao quanh ṭa điện chính chữ công là những dăy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Chính giữa sân chùa trước bái đường, Mạc Đĩnh Chi đă cho dựng ngôi tháp Ḥa Phong cao chín tầng, nay chỉ c̣n ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ.

Dưới chân tháp Ḥa Phong có một bức tượng cổ h́nh một con cừu đá nằm quỳ hai chân trước, được tạc từ gần 2.000 năm trước. Truyện rằng xưa Sĩ Nhiếp có hai con cừu, khi ông chết đi, hai con cừu lang thang khắp ruộng đồng, một con t́m được về lăng Sĩ Nhiếp nằm phủ phục, một con lạc đến chùa Dâu không biết đường về nên ở luôn lại đó nghe kinh. Trên lưng cừu đá có một vết lơm của rất nhiều thế hệ đă mài dao kéo lên đây.

Tháp Ḥa Phong dựng từ thời Trần


Trong chính điện chùa Dâu, pho tượng lớn nhất và đẹp nhất là bà Dâu - nữ thần mây Pháp Vân. Pho tượng màu gụ, được ngồi trên ṭa sen như tượng Phật, nét mặt như một người mẹ hiền từ nh́n xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi, tay trái đặt trong ḷng. Bốn phía ṭa sen có các ṿng sắt để có thể di chuyển tượng trong ngày lễ hội. Tượng được phủ lớp áo vàng, ngày hội khi làm lễ tắm tượng mới thay áo.

Phía trước là nơi đặt Thạch Quang Phật, bàn thờ trước nữa là người em hai Pháp Vũ. Nguyên chùa Đậu bị phá thời Pháp, người dân đem tượng Pháp Vũ về thờ chung với chị tại chùa Dâu. Hai bên bà Dâu c̣n hai tượng nữ thần giữ chùa, để khi các Bà về thăm mẹ chùa có người coi sóc.

Tượng Nữ thần Pháp Vân tại chính điện


Trong chùa Dâu c̣n hai pho tượng rất đẹp là tượng Kim đồng và Ngọc nữ, với khuôn mặt sống động, đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, đặc biệt tượng Ngọc nữ vấn khăn, rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Ngoài ra trong chùa chính c̣n rất nhiều các pho tượng cổ: tượng tổ sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi, tượng Mạc Đĩnh Chi, các pho Kim Cương, Hộ pháp. Tượng Phật, Bồ tát, Thánh tăng, Đức ông được bày phía sau cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị.

Tượng Ngọc nữ

Tượng Kim đồng


Chính hội chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương.

Trong bốn chị em, Pháp Điện trẻ nhất lại ở xa nhất, v́ vậy bao giờ cũng phải đi sớm hơn, nhưng bao giờ cũng đến chùa Dâu trước tiên. C̣n khi đă gặp chị cả Pháp Vân ở chùa Dâu, th́ phải theo thứ tự mà đi về thăm mẹ. V́ vậy xưa kia sân phía trước chùa rất rộng mới đủ chỗ cho các cỗ kiệu và nghi trượng, tam quan ở tận bến sông Dâu. Ngày nay một phần đất chùa cũng đă bị lấn chiếm, và tam quan chùa cũng lùi vào nhiều lắm.

Các vị Kim cương và Hộ pháp chùa Dâu


Dân gian vùng Dâu đă có câu ca dao nhắc về chùa và hội chùa:

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu th́ về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám th́ về hội Dâu
.

Ai đă một lần đi về Thuận Thành, Bắc Ninh, hăy một lần về thăm chùa Dâu, ngôi chùa xưa nhất Việt Nam. Và nếu vẫn chưa thỏa tâm nguyện, hăy t́m đến với chùa Tướng, chùa Dàn cách đó không xa. Và đặc biệt là ngôi chùa Tổ thờ người Mẹ Việt - Man Nương đă được tôn lên là Phật Mẫu. Nếu may mắn, các bạn sẽ được nghe các cụ già trong chùa ngồi kể lại câu truyện Phật Mẫu Man Nương qua bản thơ lục bát cổ xưa “Cổ Châu Phật bản hạnh”:

…Bốn chùa Sĩ Vương dựng làm
Trung trùng điện các tượng vàng tốt thay
Người ta hội họp rồng mây
Đôi bên phố xá xem tày cảnh tiên
Khai quang khánh tán măn viên
Đặt làm lệ hội Tràng Yên thuở này…

(Theo TTO)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17