Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH VĨNH PHÚC - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Tây, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.371,41 km2, dân số trung b́nh năm 2004 có 1.161,7 ngh́n người với 9 đơn vị hành chính, đó là thành phố Vĩnh Yên. Có thị xă Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, B́nh Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Pḥng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội: kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực pḥng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến tŕnh đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xă hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá tŕnh phát triển kinh tế - xă hội của đất nước trong các năm qua đă cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lư: tỉnh đă trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn...; Sự h́nh thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đă đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Pḥng, QL2 Việt Tŕ - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng g̣ đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa h́nh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17400ha, đất lâm nghiệp 20300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (25 xă), huyện Tam Đảo và 4 xă thuộc huyện B́nh Xuyên, 1 xă thuộc thị xă Phúc Yên. Trong vùng có dăy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quư giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa h́nh phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và B́nh Xuyên (15 xă), thị xă Vĩnh Yên (6 phường xă), một phần huyện Lập Thạch (11 xă), thị xă Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng c̣n có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích 47.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường huyện Mê Linh. Đây là vùng có địa h́nh bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rơ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại h́nh sản xuất đa dạng.
Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Ḅ Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp B́nh Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hăn, Di chỉ Đồng Đậu.
Cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh c̣n rất hạn chế.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA BÁO ÂN VĨNH PHÚC:


Chùa Báo Ân thuộc phường Trưng Nhị, thị xă Phúc Yên, được xây dựng ở thế kỷ XII đời vua Lư Cao Tông (1176 - 1210). Đây là một trong số ít ngôi chùa thời Lư c̣n lại đến ngày nay. Chùa làm trên một quả đồi cao, xưa gọi là rừng Cấm, cây cối xum xuê, bốn bề lộng gió, phong cảnh đẹp, tĩnh tại, đậm chất vi vu, u tịnh của chốn thiền tôn.
Theo văn bia, ngọc phả th́ chùa đă có từ lâu, đến thế kỷ XII, con trưởng của vua Lư Cao Tông là Thái Tử Sâm đă cúng hơn một trăm mẫu ruộng, hai ngh́n quan tiền để tu bổ chùa, tu bổ xong Thái Tử c̣n bỏ ra bảy trăm quan tiền nữa để làm tiệc cúng giàng. Đây là cuộc trùng tu rất lớn do Nguyễn Công là một vơ tướng có uy tín lúc bấy giờ được cử trực tiếp chỉ đạo tu sửa. Ông đă vận động các bậc cung phi và nhiều chúng sinh trong nước đóng góp cho công tŕnh. Và kết quả là, như trong văn bia đă nói “cột sơn hoa thắm, màu ngọc tươi chiếu rọi non sông, cung điện huy hoàng, ánh nhật nguyệt chói ngời sáng láng, tượng phật trang hoàng, toà sen đĩnh đạc. Chuông to gác phượng, chẳng bao lâu tu tạo đă xong, khánh quư khám rồng, vẻ lộng lẫy uy nghiêm rơ rệt...” Tu bổ xong chùa, vơ tướng Nguyễn Công lại bỏ ra hơn một ngh́n quan tiền để mua hơn một trăm mẫu ruộng cúng cho chùa làm ruộng oản.
Đến thế kỷ XIV đời vua Trần Anh Tông, chùa Báo Ân lại được công chúa Hưng Nương cấp nhiều tiền của tu bổ, tôn tạo. Để ghi nhớ công lao to lớn của công chúa, nhân dân ta đă lập ban thờ ngài ở chùa này.
Qua đó có thể nói rằng, thời Lư - Trần chùa Báo Ân được vua và các nhà quyền quư quan tâm tu bổ, xây dựng với quy mô rất to lớn, rất đẹp và là một trong những trung tâm phật giáo quan trọng ở nước ta.
Trải qua những thăng trầm biến cố của cả ngh́n năm lịch sử, đến nay chùa Báo Ân vẫn c̣n đó song có nhiều biến đổi. Các toà kiến trúc cổ của chùa như: Tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà tổ, điện thờ công chúa Hưng Nương và điện thờ mẫu do xuống cấp bị mục nát nên nhân dân đă dỡ bỏ. Hiện nay hệ thống chùa được xây dựng lại với quy mô to lớn hơn, kiến trúc bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi, rất chắc khoẻ.
Hiện tại chùa Báo Ân c̣n một số di vật cổ rất có giá trị. Tượng pháp có: Ba pho Tam Thế, một pho A Di Đà, một pho Di Lặc, một pho Thích Ca sơ sinh, một pho Đức ông và một pho Thánh Tăng. Tượng thần có một pho công chúa Hưng Nương ở tư thế ngồi toạ thiền trong cỗ khám được trang trí hết sức tinh tế. Nh́n chung tượng chùa Báo Ân không lớn nhưng rất đẹp về tạo dáng và thành công về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian, về đặc tả theo tích chuyện của từng nhân vật trong hệ thống tượng chùa thế kỷ XVIII.
Đặc biệt chùa Báo Ân có một bia đá “Báo Ân thiền tự bi kư” (bài kư bia chùa Báo Ân). Bia khắc tháng 12 năm Trị B́nh Long ứng thứ 5 (1209). Đây là tấm bia thời Lư c̣n lại duy nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc. Bia cao 1m40, rộng 0m85, dày 0m14, đặt trên lưng rùa đá mai trơn, đầu tḥ dài, chân 4 móng choăi vẻ nặng nhọc. Bia khắc cả 2 mặt với 1498 chữ Hán, nét chữ sắc sảo theo lối chữ trân thời Lư rất đẹp. Nội dung bài kư do Nguỵ Tư Hiền soạn với lối văn biền ngẫu, đăng đối, súc tích. Bài kư đă miêu tả cảnh chùa Báo Ân ở thế kỷ XII hết sức lộng lẫy, huy hoàng và công đức bố thí làm chùa của Thái Tử con trưởng vua Lư Cao Tông và vơ tướng Nguyễn Công trong cuộc trùng tu sửa chữa chùa năm đó. Cuối bài kư là một bài minh viết theo lối kệ nhà phật, mô tả cảnh đẹp của chùa sau khi tu sửa và công đức của những người theo phật pháp ở đây. Nội dung tấm bia này đă được hai tác giả Ngô Thế Long - Băng Thanh đọc, dịch và giới thiệu trong tuyển tập thơ văn Lư - Trần.
Với giá trị về mỹ thuật trang trí điêu khắc trên đá thế kỷ XII và nội dung văn tự chữ Hán như kể trên, bia đá chùa Báo Ân là một báu vật quư hiếm trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.


--------------------------------------------------------------------------------

TAM ĐẢO VĨNH PHÚC:
Ai cũng biết Tam Đảo là một danh từ địa lư nhưng dùng để chỉ một vùng đất có biển bao bọc bốn bề. Nhưng đây là vùng núi, tại sao lại mang tên đảo? V́ ba ngọn núi này ở độ cao trên ngh́n mét so với mặt biển, luôn có mây trắng bao quanh, đứng ở xa ngước trông nó giống như ba ḥn đảo nhô lên mặt sóng nước muôn trùng. Do đó, người ta đặt cho ba ngọn núi là “Tam Đảo”.
Tam Đảo cùng với Sapa, Đà Lạt là ba vùng núi có khí hậu ôn đới dùng làm nơi nghỉ mát rất tốt. Khi mặt trời mùa hạ trút ánh nắng chói chang nóng như thiêu như đốt trên vùng đồng bắng, th́ ở đây nhiệt kế không nhích lên quá hai mươi bảy độ. Ở Tam Bảo một ngày chia làm bốn mùa: buổi sáng trời dịu mát như đầu xuân, trưa nắng ấm có thể tắm nước suối, chiều se lạnh giống thời tiết mùa thu, tối đến hơi rét như đầu đông, ngủ phải đắp chăn dạ.
Tam Đảo không đẹp nổi tiếng bằng Đà Lạt, Sa Pa. Nhưng nó được người Hà Nội ưa chuộng v́ ở cách Hà Nội không xa 87km cũng như Vũng Tàu đối với người Sài G̣n vậy. Dăy núi Tam Đảo, thuộc miền trung du tỉnh Vĩnh Phú, dài khoảng 50km, vươn lên hướng bắc với độ cao trung b́nh khoảng trên một ngh́n mét, tiếp giáp với núi rừng Việt Bắc. Bộ phận phía nam dài khoảng 10km, thấp dần xuống, rồi lặn vào đồng bằng hai huyện Kim Anh, Đa Phúc.
Vùng núi Tam Đảo có nhiều cảnh đẹp đáng đề vịnh ngâm thơ như vậy, nhưng trước kia, khi nước ta c̣n bị thực dân Pháp cai trị, người dân ở đây không dám bén mảng đến. Từ đầu thế kỷ hai mươi 1901, thực dân Pháp đă đuổi dân làng vùng này, xây nên một khu cấm địa để dành riêng cho chúng đến ăn chơi dưỡng sức. Những cái tên khu toàn quyền, khu Bảo Đại… ngày xưa c̣n nhắc đến thời kỳ vàng son của bọn tây cai trị và bọn vua quan phong kiến tay sai đă sụp đổ. Chúng đă đày tù chính trị và bắt phu lên phá rừng mở đường, bạt núi. Xây xong khu nghỉ mát này, hàng ngàn người đă ngă xuống v́ bệnh tật, v́ đ̣n roi. Chúng đem vùi xác chết trên sườn đồi thành nghĩa địa.
Từ sau ngày miền bắc giải phóng, Tam Đảo được mở rộng. Những ngôi nhà sàn xây dựng theo phong cách dân tộc mọc lên san sát bên sườn đồi, tiếp đón cán bộ và nhân dân lao động khi ngày hè đến. Vào một ngày tốt trời, mời bạn leo lên thăm ba ngọn núi mang tên là “đảo” này. Đó là ngọn Phú Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị, kể theo thứ tự từ hướng bắc xuống hướng nam.
Phú Nghĩa là đỉnh cao nhất, khoảng 1.500m. Ở đây có hai ngọn núi gọi là Hồi Hương và Quế Phụ, v́ trên hai ngọn núi này mọc nhiều cây hồi và cây quế. Đến mùa hồi ra hoa toả hương thơm ngát. Trong rừng ríu rít những đàn chim lông cánh có nhiều màu sắc rất đẹp. Dưới chân núi có ḍng suối tuôn nước vàng hoe, v́ vậy mà nó được đặt tên Suối Vàng, c̣n có tên chữ Kim Tuyền. Đứng ở đây, những ngày trời quang mây tạnh, nh́n về miền ngược, núi rừng Việt Bắc hiện lên một màu xanh nhấp nhô trùng điệp. Nh́n sang phía Hà Tây, ngọn Tản Viên của dăy núi Ba V́ vươn cao sừng sững. Nh́n về xuôi, ruộng đồng bát ngát, sông ng̣i uốn khúc lượn quanh. Khi trời nhiều mây, nh́n về từ hướng một màu trắng đục sương mù bao phủa. Lúc ấy ta có cảm giác như đang đứng trên một ḥn đảo giữa đại dương, chỉ c̣n thấy đỉnh Tản Viên nổi lên bồng bềnh như một ḥn đảo cách xa.
Cảnh đẹp thiên nhiên của Tam Đảo nay được bàn tay lao động tô điểm thêm lộng lẫy. Tam Đảo là một vườn rau tươi tốt bốn mùa. Ở đây có vườn cây thuốc trồng đủ loại, hương bay ngào ngạt. Những đồi chè, những cánh đồng bông, thuốc lá của nông trường Tam Đảo ngày càng mở rộng diện tích đóng góp tài nguyên làm giàu cho đất nước.
Núi được gọi là Tam Đảo v́ ở khoảng giữa dăy có 3 ngọn núi cao vút: Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị tính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tựa như 3 ḥn đảo nổi bồng bềnh giữa biển mây bao phủ.
Truyền thuyết:
Chuyện kể rằng trên núi Tam Đảo có một người con gái khoẻ mạnh, tóc nàng dài mượt như ḍng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời Tam Đảo. Nàng che thân bằng vỏ cây, làm lều ở trên cây, đi lại truyền nhảy nhanh như con sóc, nhẹ như vượn, nhặt đá ném thú rừng và chim muông sống.
Giặc Ân sang cướp nước ta, thế giặc rất mạnh. Vua Hùng cho sứ đi các trang động trong nước cầu người ra dẹp giặc. Người con gái xuống núi về chầu vua, xin được đi đánh giặc. Ra trận chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc, đánh với giặc nhiều trận ở ngay cửa ngừ thành Phong Châu, ngă ba Bạch Hạc (nay thuộc là địa phận huyện Vĩnh Tường).
Vua Hùng thứ 6 đă già, muốn thử tài trong số các con để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh trưng, bánh dầy tượng trưng của trời đất, cho vua Hùng và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đó cùng ḿnh đánh giặc Ân thuở nào. Nhà vua trẻ trở lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại bóng hồng. Ngày lại ngày trôi qua nàng vẫn đâu đó xa ngút giữa núi rừng trùng điệp. Nhà vua buồn bă chuẩn bị ra về th́ đêm đó, mơ thấy thần hiện về báo mộng: "Ngày mai nhà vua sẽ được gặp người đẹp". Sáng hôm sau, từ sương mờ Tam Đảo, trên con đường nhỏ, nàng tiên Tam Đảo đang đi đến. Nhà vua mừng rỡ chạy ra gặp mặt. Nàng vẫn đẹp như ngày hai người gặp nhau. Tóc nàng vẫn dài mượt như ḍng suối e ấp, môi nàng vẫn hồng đỏ như hoa núi, mắt nàng vẫn trong veo như nước hồ xanh và da nàng vẫn trắng như mây trời Tam Đảo. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ ngay sát chân ngọn Thiên Nhị, trên đường lên tháp truyền h́nh.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA CHI ĐÔNG VĨNH PHÚC:
Chùa có tên chữ là Phúc Long tự (chùa Phúc Long), thuộc thôn Chi Đông, xă Quang Minh, huyện Mê Linh. Năm 1993, chùa cùng với đền Chi Đông (được xây dựng liền kề chùa) đă được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là cụm di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Chùa có giá trị tiêu biểu về kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc gỗ, tạc tượng và c̣n lưu giữ được nhiều loại di vật, cổ vật quư từ thời Lê, Nguyễn.
Chùa được làm vào thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Ḥa thứ 14 (1693), gồm tam quan 2 tầng 8 mái, chùa chính, nhà tổ và hành lang tả, hữu. Tuy nhiên, như hầu hết các di tích khác trong vùng đă bị thời gian với những biến cố lịch sử và thiên nhiên làm thay đổi, hiện chùa Chi Đông c̣n chùa chính và nhà Tổ, khá bề thế, đồ sộ. Chùa chính gồm ṭa tiền đường 9 gian nối với thượng điện 5 gian theo kiểu chữ “đinh”. Toàn bộ mái chùa được làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, riêng mái hai gian đầu hồi được làm nhô ra và cao hơn mái tiền đường một chút để tạo nên lầu chuông và gác trống. Nhà Tổ ở phía bên trái chùa gồm 2 toà 7 gian tạo thành h́nh”chuôi vồ”, kiến trúc theo kiểu “chồng bồn kẻ truyền”, cột xà chắc khỏe. Nh́n chung, các cấu kiện kiến trúc bằng gỗ ở chùa đều là các loại gỗ tốt, được gia công với kỹ thuật mộng sàm chuẩn mực, tương đối bền vững.
Chùa Chi Đông có nhiều bức chạm khắc với h́nh thức và nội dung phong phú. ở tất cả các kẻ phía trước chùa và các dép hoành kê đệm đ̣n tay đều trang trí các h́nh hoa lá, vân xoắn, chữ triện hay phượng, ly, long mă. Riêng các bức cốn, đă được những nghệ nhân dân gian tài hoa tạo thành các tác phẩm nghệ thuật với tŕnh độ điêu luyện, hết sức tinh xảo như cốn nách ở ṭa tiền đường, các bức cốn ở hai bên tả hữu của thượng điện chạm các đề tài long - ly quy phượng, mai điểu, tùng lộc...rất sinh động. Đó là những bức cốn đẹp, đạt tŕnh độ thẩm mỹ cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian.
Có thể nói nghệ thuật điêu khắc ở chùa Chi Đông rất tinh tế. Các bức chạm có bố cục nội dung phong phú mà chặt chẽ, kỹ thuật được sử dụng ở đây là chạm nổi, đục thủng, chạm lộng, bong kênh với những đường nét chạm khắc tỉ mỉ, sắc gọn. Với nội dung đề tài tả về các con vật vũ trụ quen thuộc như tứ linh, hay các loài thủy tộc và muông thú khác, cùng với cỏ cây hoa lá ḥa với thiên nhiên, thể hiện những ước vọng thanh b́nh, dung dị của cuộc sống của con người đương thời.
Cùng với kiến trúc đồ sộ và nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ, chùa Chi Đông c̣n có một hệ thống tượng đẹp, gồm 13 pho, được làm bằng gỗ và đất luyện. ở tiền đường có 4 pho, theo thứ tự từ trái sang phải là: tượng Đức Ông, cặp tượng Hộ Pháp(Khuyến Thiện Trừng ác), tượng Thánh Tăng. ở thượng điện có 6 tượng được bày theo từng cấp, gồm Di đà Tam tôn, Quan Âm Nam Hải, Ngọc Hoàng và Thích Ca cửu long. Mỗi pho tượng là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo với những đường nét chau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, từng hoa văn trang trí kết hợp với kỹ thuật sơn thếp lành nghề.
Giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng cùng với các đề tài trang trí mỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian đă làm nên giá trị văn hoá tiêu biểu của chùa Chi Đông. Một trong những di tích quư của tỉnh.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA ĐỘNG LÂM VĨNH PHÚC:
Chùa Động Lâm c̣n gọi là chùa Hạ, thuộc xă Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, cách thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ Vĩnh Phúc) 4km về phía Tây Bắc theo đường quốc lộ số 2. Chùa Động Lâm được tạo dựng không chỉ là nơi tu hành của các tín đồ Phật giáo mà một thời c̣n là trung tâm sinh hoạt làng xă trong hoàn cảnh đất vua, chùa làng thời phong kiến. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa và triết lư Phương Đông.
Chùa được xây dựng ở giữa khu dân cư trù phú, phía trước có hồ nước rộng. Tam quan chùa có gác chuông, ở đây lưu giữ một quả chuông lớn Động Lâm tự chung đúc năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Sân chùa có một bia đá tạo thời Lê Trung Hưng niên hiệu Đức Long (1629), diềm bia chạm khắc những h́nh hoa văn mang đặc trưng của nghệ thuật thế kỷ XVII. Điều đó có thể cho phép chúng ta đoán định rằng chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đă trùng tu lớn vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX) và hiện nay gồm 2 ṭa: Bái đường và thượng điện, bố cục kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”.
Giá trị tiêu biểu ở chùa Động Lâm là nghệ thuật tạc tượng tṛn của các nghệ nhân dân gian từ những thế kỷ trước. Hệ thống tượng đẹp và khá phong phú bao gồm cả tượng Phật, tượng Thần. Toàn bộ hệ thống tượng được sơn son thếp vàng, màu sắc hài ḥa, được bài trí trong thượng điện theo thứ tự từng lớp từ cao xuống thấp, ở giữa sang hai bên tả hữu, gồm các tượng: Tam thế, Di Đà tam tôn, Tuyết Sơn, Ngọc Hoàng, Thích Ca Cửu Long, Quan Âm Thiên thủ Thiên nhăn (hay Quan Âm Nam Hải), Quan Âm Tọa Sơn, Tứ Bồ Tát, Thập Điện Diêm Vương, Thánh Tăng, Đức Ông...Tiêu biểu nhất là bức tượng Quan âm Thiên thủ Thiên nhăn được tạc bằng gỗ, cao 2,7m, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (pho Quan Âm Nam Hải hiện ở chùa là bản sao). Đây là bức tượng lớn nhất và có niên đại sớm nhất của chùa. Tượng được tạc rất đẹp, ngồi thiền trên ṭa sen, đội ṭa sen là đầu người có khuôn mặt h́nh thủy quái, tất cả được đặt trên đế h́nh lục lăng chia làm 3 tầng trang trí tỉ mỉ, chau chuốt. Toàn bộ phần tượng và đế là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ tài t́nh, hài ḥa cả về nội dung và h́nh thức, với tŕnh độ kỹ thuật tinh xảo, hoàn mỹ, mang sinh khí của nghệ thuật phật giáo thế kỷ XVII.
Bên cạnh đó, ở chùa Động Lâm, h́nh tượng Quan Âm Tọa Sơn bồng một đứa bé (v́ thế c̣n gọi là Quan Âm Tống Tử) với Kim Đồng và Ngọc nữ ở hai bên đă được dân gian hóa thành h́nh ảnh Quan Âm Thị Kính hay c̣n có tên gọi khác là Mụ Thiện, tượng này mang phong cách thời Lê xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVII. Cũng khoảng thời gian này, chùa Động Lâm có các tượng tứ Bồ Tát (ái, Ngữ, Sách và Quyền Bồ Tát), tượng đứng trên ṭa sen, đầu đội mũ thất phật, tay thon dài, chắp trước ngực, cũng được xem là 4 tác phẩm rất có giá trị từ thời Lê.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA HOA DƯƠNG VĨNH PHÚC:
Là ngôi chùa của tổng Tuân Lộ xưa nên c̣n gọi là chùa Tuân Lộ, nay thuộc thôn Thượng, xă Tuân Chính, cách huyện lỵ huyện Vĩnh Tường khoảng 2km về phía Tây.
Chùa Hoa Dương được xây dựng thời Hậu Lê, năm 1680, c̣n lại cho đến ngày nay là một di tích có kiến trúc khá đồ sộ, nguy nga, mặt bằng h́nh chữ “công” gồm 3 toà chính: Tiền đường (7 gian), thượng điện (4 gian) và nhà tổ (5 gian), tổng diện tích 262m2 cùng 2 nhà hành lang gồm 20 gian với diện tích 196m2, phía trước sân c̣n cây Bồ Đề cổ thụ trăm năm tuổi và các loài cây: Đại, Ngâu, Lan, Sấutạo nên không khí thâm nghiêm, u tịch nơi cửa thiền.
Về kiến trúc: Kết cấu bộ v́ theo kiểu thức “chồng rường giá chiêng”, hệ thống cột chịu lực đều bằng gỗ lim to, chu vi cột 1,5m và đều được kê trên chân đá tảng vuông, to mỗi chiều 75cm để chống mối và chống ẩm.
Về mỹ thuật: Giá trị nổi bật của chùa Hoa Dương là nghệ thuật điêu khắc, được biểu hiện ở hệ thống tượng tṛn và các tác phẩm điêu khắc gỗ (y môn, tranh kệ, hoành phi, câu đối). Đó là các lớp tượng cơ bản, đại diện chung cho hệ thống tượng được bài trí trong một ngôi chùa thờ phật theo phái Đại thừa ở miền Bắc Việt Nam, gồm các lớp: Bộ tượng Tam thế phật, Di Đà tam tôn phật, Thích ca cửu long, tứ Bồ tát, tứ Thiên vương, tượng Đức ông, Thánh hiền, Hộ pháp phật và tượng phật Tổ. Tất cả các pho tượng phật đều được tạo từ gỗ mít già, nguyên lơi, kỹ thuật công phu, tỉ mỉ, nghệ thuật sáng tạo, điêu luyện, thể hiện khả năng tư duy thẩm mỹ nghệ thuật cao và hoà nhuyễn trong nhận thức giá trị tuyệt đối “không” của phật pháp. Giá trị chân, thiện, mỹ của đạo phật bắt nguồn từ những chân lư giản đơn của cuộc sống thường nhật qua hàng ngh́n năm tu luyện, bồi dưỡng, lưu truyền đă trở thành một bộ phận cơ bản của tâm hồn Việt Nam, tâm hồn nghệ sỹ khi thổi hồn cho các pho tượng hoặc từ gỗ, đá, hay đất mà trở nên lung linh, huyền ảo nhưng rất thực trước mỗi người khi bước chân vào chùa chiêm bái phật.
Các tác phẩm điêu khắc gỗ có: 8 bức y môn (biển hoành) đều chung kích thước (dài 3,0m rộng 0,6m) được chạm nổi, sơn son thếp vàng các đề tài thiên nhiên: Hoa lá, vân mây, cổ thụ, chim muông vô cùng gần gũi, tự nhiên và sống động, chính giữa đục các “đại tự” mang ư nghĩa tụng ca, răn dạy, đan xen giữa phật pháp và triết lư Nho học. 8 bức “tranh Kệ” khắc các bài kệ bằng chữ Hán với nội dung về phong cảnh thiên nhiên và những đề tài liên quan đến việc hoằng dương phật pháp, là những thi ca tuyệt hảo lồng trong tác phẩm điêu khắc tài ba, trên nền của kỹ thuật chạm khắc, trang trí phóng khoáng, bố cục hài hoà, sơn thếp đẹp, xứng đáng là di sản cho muôn đời hậu thế chiêm ngưỡng và ngẫm suy. 8 bộ hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, câu chữ chuẩn chỉnh, ngay ngắn, ư tứ sâu xa, ngữ nghĩa bao trùm, chân tâm, chân thiện. Cùng với các di vật cổ: Chuông đồng, cây hương, bia đá,.đồng thời là những tư liệu văn tự cổ trên đá lưu măi để muôn đời hậu thế, thập phương du khách, tăng ni phật tử t́m cơ hội đến chiêm bái nơi cảnh thiền ẩn lặng dấu quê.


--------------------------------------------------------------------------------

DANH THẮNG TÂY THIÊN VĨNH PHÚC:
Nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc địa phận xă Đại Đ́nh, huyện Tam Đảo.
Miền đất Phật Tây Thiên có phong cảnh hữu t́nh với Thiền Viện Trúc Lâm, những mái đ́nh cổ xưa, suối Vàng, Thác Bạc, khe Trường Sinh, suối Giải Oan, cây đa 9 cội...
Theo Ngọc phả và kết quả nghiên cứu mới nhất, Tây Thiên là nơi thờ nữ chúa Tam Đảo: bà Lăng Thị Tiêu. Sau khi giúp Nhà nước Văn Lang đánh giặc ở thành Phong Châu, bà đó kết duyên cùng Lang Liêu (vua Hùng thứ 6). Bởi vậy sắc phong các triều đại phong kiến tôn bà là “Quốc Mẫu Tây Thiên”. Huyền thoại kể rằng bà vốn là một trong bảy nàng tiên xuống núi để chữa bệnh cho dân, trừ bạo nghịch cho nước và cứu độ chúng sinh. Câu chuyện Quốc Mẫu được ghi chép trong Ngọc phả, trong các văn bia hệ thống đền chùa Tây Thiên, là sự uy linh và vẻ đẹp đức độ của bà khiến cho các bậc anh hùng hào kiệt, các thiện nam, tín nữ, các trai thanh gái lịch bao đời nay đă phải trèo non lội suối chống gậy Tây Thiên chiêm ngưỡng cảnh bồng lai.

Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17