Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Ninh Bình

Diện tích: 1.389,1 km² 
Dân số: 900,6 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Ninh Bình 
Các huyện, thị:
- Thị xã: Tam Điệp
- Huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày

 

Điu kin t nhiên

 

Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.


 


 

 

 

Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18km bờ biển.

 

Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4ºC. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa.


 

Tim năng phát trin kinh tế và du lch

 

Về kinh tế, Ninh Bình có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi các loại gia súc.

 

Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cổ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những điểm du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.


 


 

 
 

Giao thông

 

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Ninh Bình nằm trên đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cách Hà Nội hơn 90km. Tỉnh có quốc lộ 10 đi Nam Định, Thanh Hóa, quốc lộ 12B đi Hòa Bình

 

 

Địa Danh Du Lịch Ninh Bình,

Tam Cốc Bích Động, Ninh Bình
Chùa Bái Đính, Ninh Bình
Hoàng Hậu Dương Vân Nga, Ninh Bình
Nhà Thờ Đá Phát Diệm, Ninh Bình
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình
Đền vua Lê Đại Hành, Ninh Bình

 

Thành phố Ninh Bình

Diện tích: 483 km²
Dân số: 130 nghìn người (năm 2006)
Dân tộc: Kinh
Đơn vị hành chính:
- Phường: Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam Thanh, Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn.
- Xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc.

Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Ninh Bình

Vị trí, địa lý

 

              Thành phố Ninh Bình
Thành phố Ninh Bình phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lư, phía nam và đông nam giáp huyện Yên Khánh, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định). 

 

Với vị trí nằm chính giữa các tuyến điểm du lịch lớn, giao thông thuận tiện đồng thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, thành phố Ninh Bình mang đặc trưng của một thành phố du lịch.

 

Địa hình, khí hậu

Địa hình thành phố tương đối bằng phẳng, là vùng đồng bằng có núi. Núi lớn nhất là núi Cánh Diều, Núi Lớ, còn hai núi nhỏ là núi Non Nước và núi Kỳ Lân. Thành phố Ninh Bình có 4 con sông chảy qua: sông Đáy, sông Vân (Vân Sàng Giang), sông Vạc, sông Tranh góp phần điều hoà sinh thái và cảnh quan môi trường cho thành phố.

 

Khí hậu, thời tiết thành phố tương đối ôn hoà hơn so với các địa phương khác ở đồng bằng sông Hồng do nằm giữa vùng giao thoa miền núi Tây Bắc và vùng duyên hải Bắc Bộ. Mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700-1.800 mm. Nhiệt đô trung bình 23,4ºC.

 

Lịch sử

Thành phố Ninh Bình vốn xưa là trấn lỵ Vân Sàng của đất Thanh Hoa ngoại, mà trung 

                       Núi Dục Thúy
tâm là làng Đại Đăng, đất kho cũ của nhà Lê. Theo các tài liệu địa lý, lịch sử cũ, dưới triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 13 (1814), thành tỉnh Ninh Bình được xây dựng bằng gạch khá kiên cố: Chu vi 393 trượng, 9 thước; tường thành cao 9 thước, thành có 3 cửa: Cửa Trung phía đông, Cửa Tả phía tây, Cửa Hữu phía bắc. Trong thành, trung tâm là Nha môn quan lãnh binh; lại có cả nhà ngục để giam giữ những kẻ phạm tội. Bên ngoài thành, phía trước (phía đông) và bên trái, đều có hào rộng 4 thước, sâu 8 thước, phía sau và bên phải có sông (tức sông Vân Sàng và sông Đáy), núi hộ thành (núi Dục Thuý) làm tường thành bảo vệ. 

 

Sau khi đặt được ách thống trị ở nước ta, thực dân Pháp cho mở mang xây dựng trên cơ sở của thành tỉnh Ninh Bình cũ thành một đô thị khá sầm uất ở vùng cực nam đồng bằng Bắc bộ lúc bấy giờ và lấy đây là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Bình. Các công sở như: Dinh quan Công sứ người Pháp, dinh quan Tuần phủ người Việt Nam; trại lính, nhà thương, nhà học, nhà thờ thiên chúa giáo, nhà ga xe lửa, cầu đò, bến bãi, chợ quán như Chợ Rồng… cũng lần lượt mọc lên. Nhiều khu phố mới như phố Pesit hay phố Cha Sáu, nhiều nhà hai tầng, phố Nhà Thờ, phố Cầu Lim (phố Cô Đầu), phố Giá Nứa… được hình thành. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Chính phủ, thành phố Ninh Bình đã phá bỏ hầu hết nhà cửa, đường phố, công sở để tham gia kháng chiến, với khẩu hiệu “Vườn không nhà trống”.

 

Sau ngày hoà bình lập lại, thành phố được xây dựng lại. Chính vì thế mà thành phố Ninh Bình hiện là thành phố trẻ, có cảnh quan đô thị mang dáng dấp một đô thị hiện đại.

 

 

Du lịch

            Đền thờ Trương Hán Siêu
Thành phố Ninh Bình là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao. Thành phố nằm chính giữa trung tâm của các khu du lịch nổi tiếng với bán kính chưa đầy 30km như khu hang động Tràng An (huyện Hoa Lư), Tam Cốc – Bích Động, VQG Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, hồ Đồng Thái… 

 

Trung tâm thành phố có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như núi Non Nước, hồ Kỳ Lân, núi Cánh Diều (Ngọc Mỹ Nhân), bảo tàng Ninh Bình; đền thờ Trương Hán Siêu... Biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình là hình ảnh "núi Thuý, sông Vân".

 

Sông Vân là tên gọi tắt của sông Vân Sàng - một chi lưu của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp qua huyện Hoa Lư và hội lưu với sông Đáy tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Sông Vân là một dòng sông có giá trị lịch sử, nơi gắn với các chiến công của Việt Nam trong kháng chiến chống quân nhà Tống dưới thời vua Lê Đại Hành. Tương truyền, khi Lê Hoàn đánh thắng giặc Tống trở về Hoa Lư, Dương Vân Nga đã kê giường bên bờ sông đón. Từ đó mà sông có tên là Vân Sàng (giường mây).

 

Núi Non Nước, hay Dục Thúy Sơn, là ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân Sàng với sông Đáy, như một tiền đồn ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình.

 

Đến với thành phố Ninh Binh, du khách có thể thưởng thức các đặc sản Ninh Bình như cơm cháy, các món chế biến từ thịt dê, rượu Kim Sơn, dứa Tam Điệp...

 

Có 4 câu thơ khi nói tới thành phố Ninh Bình:

Rượu ngon cơm cháy thịt dê

Ninh Bình chào đón khách về tham quan

Đẹp thay non nước Tràng An

Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương

 

Giao thông

Nằm ở vị trí trung tâm vùng cửa ngõ miền Bắc, cách Hà Nội 93km, thành phố Ninh Bình có quốc lộ 1A xuyên Việt và quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh. Ga Ninh Bình và bến xe khách Ninh Bình đều nằm ở trung tâm thành phố. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 7 huyện lỵ khác đều dưới 30 km.

 

Về giao thông thuỷ, thành phố nằm bên hai sông lớn là sông Vân và sông Đáy, có hai cảng sông là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc

 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17