Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH YÊN BÁI - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH YÊN BÁI
SUỐI GIÀNG - YÊN BÁI

Suối Giàng Yên Bái: Suối Giàng (Văn Chấn - Yên Bái) nằm trên độ cao 1.371m so với mực nước biển, nằm sâu trên dăy núi Phan Xi Phăng hùng vĩ thuộc huyện Văn Chấn - Nghĩa Lộ (Yên Bái). Đây là quê hương của thủy tổ loài chè trên thế giới, của hơn 300 gia đ́nh đồng bào dân tộc Mông
Khí hậu ở đây bốn mùa se lạnh, tựa như Sapa, Đà Lạt. Du khách chỉ mất khoảng chút ít thời gian thả hồn cùng những dải lúa cong cong theo vạt núi, từng nương ngô, nương cải xanh non trong sương bay bảng lảng là thấy ḿnh như đứng trên mây.
Phóng tầm mắt xuống biển lúa rộng mênh mông vàng óng Mường Ḷ - vựa lúa lớn thứ hai của Miền Tây Bắc - Việt Nam và thị xă thanh b́nh cùng nhịp sống của 13 dân tộc anh em. Du khách có thể lên những cây chè cổ thụ trên trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Hmông mến khách, hay đi dạo dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du cùng thác Tập Lang ŕ rầm nước chảy.
Suối Giàng nổi tiếng với cây chè tuyết, có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính lên tới 100cm. Chè tuyết nơi đây phát triển tự nhiên trong tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, chẳng cần phân bón mà vẫn đâm chồi nảy lộc xanh biếc. Lộc non sao lên, pha nước sôi, hương vị bốc lên thơm ngây ngất, uống vào thấy đượm vị ngọt lâu, dù là "chè Thái, gái Tuyên" cũng chẳng sánh bằng. Bởi thế mà khách trong nước hay khách quốc tế đă từng đến nơi đây, dù giá chè đắt gấp 3-4 lần các loại chè khác cũng cố t́m mua đôi ba lạng chè tuyết Suối Giàng về làm quà cho bạn bè, gia đ́nh.
Nhiều gia đ́nh dân tộc Mông ở đây cũng nhờ những gốc chè này mà làm nên cơ nghiệp, cải thiện sinh hoạt trong cuộc sống. Họ coi đó là cây chè của đất trời ban tặng cho người Mông, người Thái và xứ sở này.
Ở Hà Nội, giữa trưa hè nóng bức nhưng chỉ mất 260km đường ô tô đến với Suối Giàng là khách đến với một vùng trời mây non nước. Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Suginô, Giám đốc hăng ảnh Miraica (Nhật Bản) từng đi nhiều nước trên thế giới, chụp hàng ngh́n bức ảnh về cây chè và các dân tộc thiểu số, nhưng khi đến đây cũng phải ngạc nhiên thốt lên: "Rừng chè thiên nhiên kỳ diệu này có thể là một trong những cái nôi của loài chè trên thế giới".
Ngành du lịch Yên Bái đă quy hoạch khu du lịch sinh thái Suối Giàng, xây dựng trở thành khu du lịch với nhiều sản phẩm hấp dẫn: sinh thái nghỉ dưỡng, t́m hiểu văn hoá bản địa. Khu du lịch sinh thái Suối Giàng bốn mùa bồng bềnh trong mây, hấp dẫn du khách bởi khí hậu, vị ngọt của chè tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao t́nh của các chàng trai, cô gái Hmông réo rắt gọi mời.

Nguồn: saigontoserco


RUỘNG BẬC THANG MÙ CĂNG CHẢI - YÊN BÁI

Ruộng Bậc Thang Mù Căng Chải: Ruộng bậc thang tại ba xă La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Ph́nh huyện Mù Căng Chải, Yên Bái vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18-10-2007, một danh thắng có lẽ là độc đáo vào bậc nhất của đât nước Việt Nam. Mù Căng Chải cách Hà nội chừng 300km về phía Tây Bắc. Những năm gần đây, địa danh Mù Căng Chải đă trở nên gần gũi và nổi tiếng hơn với khách du lịch "bụi" trong và ngoài nước. Các "Tây ba lô" và các nhà nhiếp ảnh từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Kiều từ nước ngoài về nước thường lặn lội lên Yên Bái chỉ để ngắm ruộng bậc thang, hít thở không khí trong lành, ghi lại nhữg h́nh ảnh đẹp, hoành tráng. Tháng 10 là tháng đẹp nhất ở Mù Căng Chải và cũng là tháng thu hút khách du lịch nhiều nhất. Quốc lộ 32 chạy dọc theo những sườn núi hun hút gió, con suối đỏ ngầu cuộn chảy, chạy qua nhưng đồi thông và nhưng thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng chừng trời.Thị trấn Mù Căng Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi, c̣n khá nghèo. Đến Mù Căng Chải, du khách đừng quên thưởng thức món gà đồi cũng như những bát cơm lúa mới nấu từ loại nếp Tú Lệ dẻo thơm.

ruộng bậc thang

ruộng bậc thang
Tại Mù Cang Chải, những cung ruộng bậc thang ở các xă La Pá Tẩn, Chế Cu Nhai, Dế Su Ph́nh đă được xếp hạng danh thắng quốc gia - Ảnh: Đan Hạ

 

Nguồn: saigontoserco


Khu di tích Nguyễn Thái Học

Sơ Lược

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học nằm trong khuôn viên của công viên Yên Hoà, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Đặc Điểm

Ban đầu, khu mộ nằm ở khu vực trong cùng của nghĩa trang thị xă Nghĩa Lộ (trước kia thuộc tổng Bách Lẫm, phủ Trấn Yên, tỉnh Yên Bái). Sau năm 1954, địa phương tập trung tất cả hài cốt của dân công, bộ đội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào khu vực này để xây đài, bia mộ. Khu di tích Nguyễn Thái Học được khởi công xây dựng vào dịp kỷ niệm 70 ngày các anh hùng hi sinh (17/6/2000).

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái có diện tích khoảng 10.391m2 bao gồm khu lăng mộ, khu tượng đài, bia tưởng niệm, khu nhà đón khách và khuôn viên cây cảnh.

Tượng đài khu di tích Nguyễn thái Học. Ảnh: yenbaigov.

Phần chính của khu di tích là khu mộ có diện tích 300m2 bao quanh là 17 cột trụ, mỗi cột có chiều cao 5m. Các cột trụ được nối bằng một ṿng tṛn khuyết tượng trưng cho 17 liệt sỹ bị thực dân Pháp xử chém trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Khu mộ có 2 ngôi mộ được xây bằng gạch ốp lát, nhà bia tưởng niệm được làm từ đá cẩm thạch khắc tên 17 liệt sỹ, phủ nhũ vàng. Mái nhà bia được gắn ngói mũi hài trên bê tông nghiêng. Phần tượng đài có diện tích chính là 56m2 gồm 5 nhân vật: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang và Ngô Hải Hoàng. Nhóm tượng đài có chiều cao khoảng 6m với chất liệu bê tông phủ kẽm.

Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 nằm trong khuôn viên công viên Yên Hoà (rộng 30 ha), bên cạnh đại lộ Nguyễn Thái Học.

Du khách có thể đi đến khu di tích bằng 3 loại h́nh giao thông là đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Ngày 5/3/1990, khu di tích Nguyễn Thái Học được Bộ văn hoá đă công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 177 VH/QĐ.

 

Lịch Sử

 

5 nhân vật của tượng đài gồm:

Lănh tụ Việt Nam Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học, sinh năm 1903 tại làng Thổ Tang, Phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Yên). Ông là người thứ 17 bước lên máy chém của Pháp.

Ông Nguyễn Khắc Nhu (cụ xứ Nhu), sinh năm 1882, người làng Song Khê, tổng Yên Dũng (Bắc Giang). Tuy không có tên trong những người bị hành quyết tại Yên Bái nhưng ông Nguyễn Khắc Nhu có vai tṛ quan trọng trong Việt Nam Quốc dân đảng, ông là người chỉ huy cuộc bạo động vũ trang ở các tỉnh miền ngược, trong đó có Yên Bái. Ông Nguyễn Khắc Nhu bị thương nặng trong trận đánh ở Hưng Hoá và Lâm Thao, sau khi bị Pháp bắt giam tại đồn Hưng Hoá, ông đă tự tử.

Ông Phó Đức Chính, lănh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng, sinh năm 1910 tại làng Đa Ngưu, tổng Văn Giang (Hưng Yên). Phó Đức Chính là người thứ 12 bước lên máy chém.

Ông Ngô Hải Hoằng (cai Hoằng), gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng năm 1928 ở Tuyên Quang. Ông là một hạ sĩ quan trong đội lính khố đỏ của Pháp, đóng quân tại Yên Bái và giữ chức cai đội. Ông là một trong 4 người bị tử h́nh ngày 8/5/1930.

Bà Nguyễn Thị Giang, người vừa là đồng chí vừa là vợ của nhà chí sĩ Nguyễn Thái Học, sau khi Nguyễn Thái Học bị xử chém, bà đă tự vẫn theo chồng.

Năm 1930, Pháp đă tổ chức 2 đợt xử chém 17 nhân vật quan trọng của Việt Nam Quốc dân đảng tại khu lính tập (hiện nay là khu vực nhà máy chè Yên Bái). Đợt 1 ngày 8/5/1930 có 4 người gồm: Đặng Văn Tiệp, Đặng Văn Lương, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng. Đợt 2 vào ngày 17/6/1930 có 13 người gồm các ông: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuân, Đào Văn Nhít, Nguyễn Như Liên, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Văn Du, Hà Văn Lao, Đỗ Văn Tư, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Văn Thịnh.

Sau khi xử tử những nghĩa sĩ, Pháp đă đào hố chôn tập thể trong nghĩa địa và canh gác cẩn mật.

Nguồn: vietgle.vn


HỒ THÁC BÀ

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2 về phía tây. Hồ Thác Bà được h́nh thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 chặn ḍng sông Chảy.

Hồ Thác Bà có diện tích 23400 ha, trong đó, diện tích mặt nước là 19050 ha, chiều dài 80 km, chiều rộng lớn nhất 30 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài ḍng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà c̣n có một hệ thống ng̣i lớn như: ng̣i Hành, ng̣i Cát,... đổ về, làm tăng lượng phù sa và các loài sinh vật phong phú cho hồ. Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu t́nh.

Nằm trong địa phận hai huyện Yên B́nh và Lục Yên tỉnh Yên Bái, Hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” với những đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong ḷng những dăy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu t́nh.

Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà c̣n được hoà ḿnh cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn ḿnh vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận.

Sau vài giờ lênh đênh trên sóng nước, du khách ghé thăm động Thủy Tiên, động Xuân Long, núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đền Thác Ông, đền Thác Bà. Hoặc du khách cũng có thể ngược ḍng sông Chảy đến với đất Ngọc Lục Yên thăm hang Chùa Săo, Đền Đại Cại, b́nh nguyên xanh Khai Trung... mang đậm những nét văn hóa của dân tộc Tày, Dao rất đặc sắc.

Trong hệ thống hang động trên hồ Thác Bà, phải kể đến động Thủy Tiên. Nằm sâu trong ḷng núi khoảng 100m, nơi đây lưu truyền sử sách về Vũ Văn Mật - một vị đầu lĩnh thời Lê và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Yên Bái đă từng làm việc tại đây. Động Thủy Tiên c̣n gắn với huyền thoại về chín nàng tiên xinh đẹp trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi ở nơi hồng trần. Thăm động và thưởng ngoạn những kiệt tác của tự nhiên với hệ thống nhũ đá đa màu sắc, với hệ thống hang động gắn với truyền thuyết ly kỳ, du khách có cảm giác đang lạc trong thế giới thần tiên như mơ, như thực để trút bỏ tất cả những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống đời thường.

Với đặc điểm là hồ nhân tạo, kết hợp sử dụng tự nhiên, Hồ Thác Bà là nơi mang trong ḿnh sự kết tinh thành quả của bàn tay và khối óc con người trong quá tŕnh cải biến giang sơn phục vụ cuộc sống con người, vừa mang trong ḿnh những di tích, di chỉ lịch sử khảo cổ. Đồng thời Hồ Thác Bà trở thành một danh thắng đẹp, cải tạo khí hậu sinh thái môi trường, từng bước trở thành vùng tham quan du lịch có giá trị của đất nước.

Hồ Thác Bà được công nhận là di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia theo quyết định số 2410/QĐ-VH ngày 27/9/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. ,

Nguồn: saigontoserco


Đền Đông Cuông

Vị trí:Đền nằm ở huyện Văn Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 50 km.
Đặc điểm:Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu t́nh, núi sông hoà hợp nên vừa là di tích, vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái.

Đền c̣n có tên gọi là đền thờ thần Vệ quốc v́ bên cạnh việc thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền c̣n thờ các vị có công với nước chống giặc Nguyên - Mông (thế kỷ 13), đó là một số tướng người dân tộc ở địa phương. 

Thời phong kiến, Chư thần Đông Cuông được bốn đời vua phong sắc về công lao bảo vệ đất nước, che chở nhân dân và xă Đông Cuông được đặc cách chuẩn y cho phụng thờ các vị chư thần tại đền.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đền Đông Cuông chịu nhiều sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh. Sau nhiều năm tôn tạo, tu bổ, đền Đông Cuông toạ lạc khang trang trên nền cũ. Kiến trúc đền Đông Cuông mang dáng dấp kiến trúc đền chùa thời Lư Trần với mái ngói cong và h́nh lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết được sơn son thếp vàng h́nh rồng cuốn trang nghiêm. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu... được trạm khắc tỷ mỷ h́nh tứ linh và hoa lá. Các bức trạm khắc tinh vi đạt tŕnh độ cao cả về kỹ thuật phục chế và mỹ thuật. 

Khuôn viên của đền được mở rộng, cây xanh toả bóng mát sum xuê, điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận đang mùa hoa nở rộ. Mặt đền quay về hướng Nam, địa thế tựa vào h́nh sông thế núi với cảnh sắc thiên nhiên hữu t́nh đẹp như bức tranh thuỷ mặc. Con đường dốc độc đạo chạy từ phía Đông lên đền uốn ḿnh quanh co mềm như dải lụa vắt ngang lưng chừng núi khiến khung cảnh càng thêm thâm nghiêm, tĩnh mịch. 

Với tín ngưỡng thờ mẫu và các anh hùng có công với đất nước, đền Đông Cuông mang ư nghĩa giáo dục truyền thông lịch sử, văn hoá sâu sắc. Đây là di tích lịch sử văn hoá lâu đời, điểm du lịch văn hoá, sinh thái lư tưởng dành cho du khách trong chuyến hành hương về nguồn

 

 
Đ̀NH LÀNG DỌC - YÊN BÁI
 
 
Nằm trong vùng chiến khu cách mạng, xă Việt Hồng huyện Trấn Yên (Yên Bái) có nhiều di tích lịch sử được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá như: Đ́nh làng Vần, Nhà ông Trần Đ́nh Khánh, Hang Dơi. Mới đây, Đ́nh làng Dọc - nơi c̣n giữ được những nét văn hoá Kinh - Tày độc đáo đă được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số 41/QĐ/UB ngày 4/2/2005.
 
Làng Dọc có tên cổ là Bản Guộc hay bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản Rừng rậm. Nơi đây xưa kia mọc nhiều cây dọc, quả được dân bản ép làm dầu thắp sáng. Đ́nh làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Đời vua Khải Định (triều Nguyễn), đ́nh được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây th́ các đời vua khác cũng có sắc phong cho đ́nh nhưng do chiến tranh loạn lạc nên các sắc phong này đă bị mất, bị giặc đốt cháy nay chỉ c̣n một bản.

Đ́nh làng Dọc gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ “đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ, loại kiến trúc tôn giáo. Hiên trái phía đông được chọn làm cửa chính vào đ́nh. Nét đặc dị này do dải đồi nơi xây dựng đ́nh tạo nên và chính điều đó đă góp phần làm nên cảnh trí độc đáo của Đ́nh làng Dọc. Đ́nh nh́n ra suối nước trong xanh có mỏ nước ngầm chảy 4 mùa, tương truyền đó là long mạch của đ́nh và trên mỏ nước là phiến đá lớn nơi c̣n lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước đ́nh hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Trái đ́nh kề dải đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái. Năm 1947, khi giặc Pháp quay lại chiếm khu cách mạng Vần - Dọc, chúng đă xây lại đồn cách đ́nh 500m ở G̣ Dứa, đối diện mặt trước của đ́nh. Chúng đốt phá làng mạc nhưng tuyệt nhiên không dám đụng đến ngôi đ́nh mà vào ngày rằm, mồng 1 hàng tháng bọn lính đánh thuê người Việt c̣n đến cửa đ́nh cúng bái cầu thành Hoàng làng. Thời kỳ này Đ́nh làng Dọc trở thành Đài quan sát lợi hại của lực lượng du kích. Lễ hội Đ́nh làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm vào mồng 3 mồng 4 tháng giêng âm lịch (gọi là lễ hạ điền) và 13, 14 tháng 7 âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Lễ cúng trong các ngày hội gồm 4 mâm cỗ chay và 27 mâm cỗ mặn. Riêng lễ tháng 7 c̣n có thêm thịt trâu hay thịt dê. Lễ hội Đ́nh làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân trong vùng dựng đ́nh lá để tổ chức lễ hội hàng năm.

Từ năm 1944 ngôi đ́nh được nhân dân đóng góp xây dựng lại khang trang như ngay nay. Với tâm nguyện cầu cho lúa tốt mạ xanh, cầu cho dân an thịnh vượng, nhà nhà ấm no hạnh phúc... Phần lễ đ́nh được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với hội chơi đu, hội c̣n, hội yến, hội hát đối, hội chọi gà... cùng những điệu xoè then duyên dáng của các bà, các chị, của thiếu nữ Tày, Kinh. Ngoài thờ thần linh, thờ thành Hoàng làng, Đ́nh làng Dọc c̣n thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và 6 ḍng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ 18.

V́ thế lễ hội Đ́nh làng Dọc không chỉ mang đậm mầu sắc tâm linh mà qua đây lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt t́nh làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên ông cha đă có công khái khẩn ra mảnh đất này. Gắn với lịch sử thăng trầm của vùng đất phía tây nam tỉnh Yên Bái, được thừa hưởng sự linh thiêng của đời xưa, v́ lẽ đó Đ́nh làng Dọc có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng. Hội đ́nh đă thu hút được nhân dân các dân tộc Tày, Kinh, Thái, Mường ở 17 mường, 14 bản của xă Việt Hồng và xă Đại Lịch huyện Văn Chấn về dự lễ hàng năm.

Đ́nh làng Dọc được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh là điều kiện tốt để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc trong vùng, đồng thời mở ra hướng phát triển mới, đưa kinh tế Việt Hồng những năm tới phát triển theo hướng: nông lâm nghiệp - dịch vụ gắn với khai thác tốt những tiềm năng du lịch sẵn có, phấn đấu đến năm 2010 mức b́nh quân thu nhập đầu người đạt 6 triệu đồng trở lên.   (Nguồn: yenbai.gov.vn)

DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI - YÊN BÁI

 

Di tích Đền Đại Cại Yên Bái: Quần thể di tích đền Đại Cại thuộc xă Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 80km. Quần thể di tích lịch sử này bao gồm đ́nh Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Đại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh băi đua ngựa huấn luyện kỵ binh.

Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt là suối Đại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Đền Đại Cại có từ thời hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Đền Đại Cại, đ́nh Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quư làm từ gỗ tứ quư như cḥ chỉ, vàng tâm, lơi thọ, đinh hương. Đặc biệt, những tảng đá kê cột đ́nh, cột đền được chạm trổ h́nh mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Đền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Đức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột ḷng. Các chân tảng đều chạm 16 cấnh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây c̣n t́m thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sư men ngà rạn trang trí h́nh cánh sen rất đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với sông Chảy vẫn c̣n lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh. Băi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của đ́nh Bến Lăn.

Ngày 21/3/1997, bảo tàng tỉnh Yên Bái đă khảo sát khu miếu Hắc Y và đă t́m thấy tháp đất nung cổ. Đây là một phát hiện rất quan trọng v́ ở miền núi cao cũng có một chùa tháp đất nung đồ sộ. Vật liệu xây dựng là những viên gạch đất nung có kích thước 450x245x100 mm. Trên tháp có hoạ tiết hoa văn trang trí như lá đề, hoa cúc, hoa sen đều bằng đất nung.

Đáp ứng tín ngưỡng của nhân dân, trân trọng các di sản văn hoá của cha ông ta để lại, khu di tích đền Đại Cại được bảo tồn và trùng tu. Cho tới nay, hàng năm, khách thập phương từ nhiều nơi trong cả nước tới đây thắp hương cầu phúc, cầu may và chiêm ngưỡng hệ thống di chỉ c̣n lại của văn hoá thời Lư, Trần, Lê đang có ở một tỉnh miền núi phía Bắc.

Có thể nói, quần thể di tích khảo cổ này rất quan trọng không chỉ của riêng Yên Bái mà quan trọng đối với cả nước.

Nguồn: Sở Du Lịch Tỉnh Yên Bái



 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17