Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Điện Biên

Diện tích: 9.562,9 km² 
Dân số: 504,5 ngh́n người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Điện Biên Phủ
Các huyện, thị:
- Thị xă: Mường Lay
- Huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Mường Ảng. 
Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, H'Mông, Dao, Giáy

 

Điu kin t nhiên

 

Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa h́nh Điện Biên có nhiều dăy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Ḷng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc tỉnh Điện Biên giáp tỉnh Lai Châu, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía tây giáp CHDCND Lào, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc (chiều dài đường biên giới 38,5km) và Lào (chiều dài đường biên giới 360km). Địa h́nh chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ, sông suối. 
 

Khí hậu tỉnh là khí hậu nhiệt đới núi cao, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung b́nh năm khoảng 21ºC – 23ºC.


 

Tim năng phát trin du lch

 

Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu t́nh, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
 


 

 

 

Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn đă có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua tay áo" hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành tŕnh lư thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ.


 

Giao thông

 

Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi gồm:

- Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 478km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6.

- Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195km.

- Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km.

Tỉnh có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ.

 

 

Thành phố Điện Biên Phủ

Diện tích: 60,0905 km².
Dân số: 70.639 người (năm 2004).
Dân tộc: Mông, Thái, Sila.
Đơn vị hành chính:
- Phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh B́nh, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua
- Xă: Thanh Minh, Tà Lẻng.

 

Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh trong ḷng chảo Điện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp lên.
 

Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chăi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lư, tức là tri phủ kiêm quản lư châu), Tuần Giáo, và Lai Châu.

                    Hầm Đờ Cát
Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng tây bắc Việt Nam với câu truyền khẩu từ xa xưa: “Nhất Thanh (Mường Thanh – Điện Biên Phủ), nh́ Ḷ (Mường Ḷ – Yên Bái), tam Than (Mường Than – Lai Châu), tứ Tấc (Mường Tấc – Sơn La) để nói về 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon bậc nhất miền Tây Bắc.
 

Thành phố Điện Biên Phủ được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Vơ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Chiến thắng Điện Biên Phủ là đ̣n quyết định đánh bại kế hoạch quân sự Na-va, làm sụp đổ niềm hy vọng của các giới quân sự và chính trị ở Pháp, làm xoay chuyển nhanh chóng cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi ở hội nghị Giơnevơ.

Đến với thành phố Điện Biên Phủ du khách có thể tham quan hầm chỉ huy tướng De 

                Tượng đài chiến thắng
Castries, sân bay Mường Thanh, cứ điểm Bản Kéo, đồi Độc Lập, đồi A1, C1, C2, D1, bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, cụm tượng đài kéo pháo vào Điện Biên 
phác họa h́nh ảnh 29 chiến sĩ lực lượng pháo binh kéo khẩu pháo 105 ly xuyên rừng, vượt dốc vào trận địa; ợng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng; bức phù điêu đại cảnh bằng đá xanh Thanh Hóa khắc họa, diễn tả h́nh ảnh toàn bộ diễn biến Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ... 
  

Về giao thông thành phố Điện Biên Phủ phát triển cả về đường bộ lẫn đường hàng không. Đường bộ: Thành phố Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474km, cách biên giới với Lào khoảng 35km (qua cửa khẩu Tây Trang). Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Điện Biên. Đường hàng không: hàng ngày có 2 chuyến bay Hà Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà Nội

 

 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17