|
Chợ Bến Thành 100 tuổi
TT - Lễ kỷ niệm chợ Bến Thành tṛn 100 tuổi
vừa diễn ra đêm 26-4 do UBND quận 1, TP.HCM tổ chức như một dấu mốc để
người dân Sài G̣n và du khách ôn lại hành tŕnh trăm năm của ngôi chợ đă
trở thành biểu tượng của Sài G̣n - TP.HCM.
Vị trí hiện nay với bốn cửa đông tây
nam bắc của chợ Bến Thành là địa điểm cuối cùng kể từ 100 năm trước, khi
người Pháp quyết định chuyển địa điểm từ gần sông Bến Nghé đến gần ga xe
lửa đi Mỹ Tho nhân dịp xây mới v́ ngôi chợ trước đó đă cũ sập. Từ đó,
chợ Bến Thành vừa là chứng nhân cho biết bao sự kiện lịch sử, cả những
biến động thăng trầm của nhiều lớp cư dân trên mảnh đất Sài G̣n.
Điểm tập trung
Chợ Bến Thành tại địa điểm ngày nay xây dựng từ
năm 1912 đến 1914 th́ hoàn tất. Chợ hiện nay có tổng diện tích 13.056m²,
tập trung khoảng 3.000 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng trong và ngoài nước,
trung b́nh mỗi ngày chợ đón 15.000 lượt khách. Cuối tháng 1-2012, chợ
Bến Thành được tạp chí ẩm thực Food and Wine chọn là 1 trong 10 điểm đến
có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh.
Múa rồng trong lễ đón mừng kỷ niệm 100 năm chợ Bến Thành (1914 -
2014) vào chiều tối 26-4 - Ảnh: Thuận Thắng
-
Khi h́nh ảnh mặt tiền cửa nam của chợ
Bến Thành xuất hiện trên các bưu thiếp (post card) của người Pháp, trên
tem bưu chính và trên nhiều ấn phẩm đại chúng, trong tâm trí người Sài
G̣n và người dân cả nước gần như mặc định đây là một biểu tượng xứng
đáng cho thành phố này. Nhà nghiên cứu Lư Lược Tam cho biết vào thời kỳ
đầu cho măi đến những năm 1940, chợ Bến Thành là điểm đến của một loạt
bến xe: hai bên hông chợ là bến xe đ̣ đi về các tỉnh, bến xe ngựa ở
trước chợ, chếch về phía đầu đường Hàm Nghi hiện nay, c̣n đối diện cửa
nam là ga xe lửa. “Sau này nghĩ lại mới thấy đây quả là ư hay của người
Pháp. Họ tổ chức rất nhiều tuyến đường đi đến chợ Bến Thành, từ miền
Đông như Lộc Ninh, Hớn Quản đi bằng xe lửa, Mỹ Tho cũng có xe lửa, các
tỉnh th́ đi xe đ̣, và ngoại thành như Bà Điểm, Hóc Môn bấy giờ đi về Bến
Thành đều có tuyến xe ngựa. Do vậy mà nhiều người đến, nhiều người biết,
h́nh ảnh ngôi chợ từ đó mà nhanh chóng quen thuộc với nhiều người nhiều
miền”.
Tự hào ḿnh chỉ thua chợ Bến Thành
có... 16 tuổi, ông Lư Lược Tam năm nay 84 tuổi vẫn nhớ ngày xưa theo cha
đi xe đ̣ từ Lái Thiêu xuống chợ Bến Thành. “Lúc đó tôi mới 7-8 tuổi, nhớ
nhất là chợ có rất nhiều người Ấn, người Hoa, bán rất nhiều hàng hóa,
người Việt bán hàng ăn ở khu giữa chợ”. Thời bấy giờ những ai có tiền đi
chợ Bến Thành ắt phải là nhà khá giả, do vậy chợ Bến Thành ngay từ khi
ra đời ở vị trí trung tâm Sài G̣n đă nhanh chóng trở thành biểu tượng
của sự văn minh thị dân nơi vùng đất “trăm sông họp chợ” này.
|
Chợ Bến Thành đă có trước khi
người Pháp chiếm Gia Định nằm bên bờ sông Bến Nghé |
|
Chợ Bến Thành năm 1860 |
|
Chợ Bến Thành thập niên 1920 có
thêm bùng binh Cuniac (là tên luật sư có công nhất trong
việc phát triển đô thị Sài G̣n) Nguồn: Công an TP.HCM -
Ảnh: Nguyễn Đ́nh
|
|
Công trường Diễn Hồng trước cổng
chính chợ Bến Thành trước năm 1975, nay là công trường Quách
Thị Trang Ảnh sưu tầm của Phạm Công Luận |
|
Chợ Bến Thành 1921 |
Đẳng cấp sang cả
Thông tin “chợ Bến Thành kỷ niệm 100
năm” đem lại cho ông Nguyễn Anh Kiệt (Q.1, TP.HCM) một chút trầm mặc.
Với ông, hay đúng hơn là với ḍng họ ông, ngôi chợ này có một phần “dính
dáng” không nhỏ. Năm nay tṛn 60 tuổi, ông Kiệt vẫn phải dẫn lời những
bậc cha ông trong ḍng họ để nhắc lại khu vực chợ Bến Thành ngày nay lúc
trước là ruộng rau muống, mà ông cố ngoại nhà ông có phần lớn trong đó.
“Cho nên khi thành lập chợ, gia đ́nh ông ngoại tôi được ưu tiên có rất
nhiều sạp trong chợ Bến Thành. Mấy chị em bà ngoại tôi buôn bán ở đây từ
năm 1914. Bán cho đến năm 1944 khi Nhật bỏ bom chợ Bến Thành th́ mọi
người sợ quá, nhà ngoại tôi đi tản cư hai hướng, về Phú Nhuận và về tận
Bến Tre”.
Trong kư ức của ông Kiệt và theo lời kể
của những người trong họ, chợ Bến Thành khi xưa tập trung bán đồ cao
cấp, là nguồn thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn của người
Ấn, người Pháp. “Bán được lắm, bà ngoại tôi một năm chỉ bán sáu tháng
nắng, nghỉ sáu tháng mưa, vậy mà bán từ năm 1914 đến năm 1923 đă đủ làm
giàu, tích lũy được nhiều vàng. Thời đó, tính riêng thực phẩm cung cấp
cho các nhà hàng cà ri Ấn Độ, mỗi ngày bà ngoại tôi bán hàng thiên
(ngh́n trái) dừa khô, bí đỏ chất trong nhà vài tấn là chuyện thường” -
ông Kiệt kể. Và cũng theo ông, từ thời bà ngoại của ông c̣n bán ở chợ
Bến Thành th́ khách của nơi này đă là khách hạng sang: “Dân ḿnh lúc đó
c̣n nghèo, mua cây trái rau củ thường mua hàng dạt, chứ người b́nh dân
mấy ai vào chợ Bến Thành mua thực phẩm hằng ngày”.
|
Các phù điêu bằng gốm gắn trên bốn cổng Đông-Tây -Nam -Bắc
biểu tượng cho các mặt hàng bán ở chợ do nhà giáo, nhà điêu
khắc Lê Văn Mậu (người đeo kính bên trái) thiết kế năm ????
Tư liệu của Nguyễn Minh Anh - Ảnh: Nguyễn Đ́nh |
|
Chợ Bến Thành ngày nay Nguồn: Công an TP.HCM - Ảnh: Nguyễn
Đ́nh |
|
Chợ Bến Thành sau khi khánh
thành 4 năm (1918) |
|
Tranh bút sắt của Phạm Công Tâm
vẽ theo ảnh chợ Bến Thành thời kỳ trước năm 1952 |
Chứng nhân và bước ngoặt
Tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập
chợ Bến Thành, ban quản lư chợ cho biết sẽ thành lập website mang tên
chợ Bến Thành và lắp WiFi cho toàn khu chợ. Đây xem như là nét mới nhất
của ngôi chợ này trong thời hội nhập, khi hoạt động giao thương được
khai thác cả kênh trực tuyến. Thật ra, giao thương quốc tế vốn là lợi
thế của Bến Thành từ những ngày đầu, là nơi nổi bật trong cả nước với
khả năng thu hút một lượng lớn khách “nhiều màu da, đa quốc tịch” đến
mỗi ngày.
Và những công dân cố cựu của Sài G̣n
vẫn nhớ ngôi chợ này từng là chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử. Từ
những cuộc xuống đường với tinh thần nữ sinh Quách Thị Trang đến nay đă
là biểu tượng gắn liền với h́nh ảnh ngôi chợ, đến những tháng ngày khi
đất nước thống nhất, Bến Thành là nơi tập trung hàng hóa cho khách mua
đem về Bắc làm kỷ niệm. Một nhà sưu tập tại Sài G̣n nhớ lại những ngày
tháng 5, tháng 6-1975, rất nhiều bộ đội trước khi về quê đă ghé chợ Bến
Thành mua cau khô, vải quần tây, vơng, và một chiếc đồng hồ để làm quà
miền Nam trong không khí tưng bừng mừng đất nước thống nhất.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Kiệt, chính sự
ra đời của chợ Bến Thành đă đặt dấu chấm hết cho t́nh trạng nông thôn ở
khu vực này, bởi trước đó nơi đây vẫn c̣n ruộng, người dân mỗi khi trời
mưa c̣n xách cần đi câu cá. Hồi đó không mấy người dùng cụm từ “đô thị
hóa”, nhưng nhà nghiên cứu Lư Lược Tam cho rằng ngôi chợ Bến Thành ghi
dấu quan trọng cho bước ngoặt đô thị hóa để nơi này trở thành trung tâm
của trung tâm TP.HCM hiện đại hôm nay.
LAM ĐIỀN
* KTS NGUYỄN MINH
TIẾN:
Từ năm 1912-1914, thị trưởng Eugène Cuniac cho lấp ao Boresse và xây lên
chợ Mới Sài G̣n. Hai bên hông chợ cho đến năm 1940 c̣n là bến xe miền
Đông và miền Tây. Từ năm 1985 có sự sửa chữa lớn, tuy nhiên cấu trúc cũ
vẫn giữ nguyên. Nó được xem như một biểu tượng về mặt văn hóa và kinh tế
thương mại không chỉ của Sài G̣n mà của cả miền Nam qua sự kết hợp với
các tuyến kênh rạch Tàu Hủ, Ḷ Gốm kề bên với vựa tôm cá, lúa gạo miền
Tây ngày xưa. Ưu điểm của chợ là một kiến trúc mở rất phù hợp với khí
hậu nhiệt đới, là một bài học tiêu biểu về mặt kết cấu bêtông cốt thép
nhịp lớn.
Dù hiện tại đă bị “đóng” bớt bởi các kiôt mặt tiền, nhưng cho đến nay
chợ Bến Thành không chỉ được xem là một di sản kiến trúc không thể thay
thế về mặt vật chất với các hoạt động buôn bán sầm uất mà c̣n có giá trị
văn hóa, tinh thần rất lớn. Khách du lịch có thể không thích thú với các
cao ốc thương mại có máy điều ḥa không khí nhưng sẽ thích đến đây mua
vài món đồ kỷ niệm, khám phá t́m hiểu một đời sống rất thực của người
dân Sài G̣n. Có thể nói, giá trị về mặt văn hóa, nhân văn cũng như ấn
tượng của ngôi chợ lưu lại trong mỗi người con xa xứ hay khách du lịch
là không thể thay thế và hơn lúc nào hết nó rất cần được ǵn giữ, bảo
tồn.
* PHẠM HỮU
MINH (hướng
dẫn viên Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ):
Có lẽ không chỉ tôi mà bất cứ người làm du lịch nào cũng muốn đưa du
khách nước ngoài đến chợ Bến Thành chứ không phải một ngôi chợ nào khác,
bởi đây là ngôi chợ gắn liền với h́nh ảnh Sài G̣n xưa. Với khách du lịch,
đó c̣n là một ngôi chợ dân dă, truyền thống nổi bật ở tính phân bổ các
ngành hàng, buôn có bạn bán có phường và mang tính giao tiếp bản địa
sống động. Không lạ khi rất nhiều du khách đều tỏ ra thích thú với khu
vực cửa bắc, bởi ở đó vẫn lưu giữ h́nh ảnh các quầy hàng thô sơ bày bán
cá tươi sống hay đánh giá cao khả năng trưng bày sản phẩm trái cây, hoa
tươi...
HOÀI TRANG ghi
Nguồn: Tuoitre.vn
Post ngày:
10/19/17
|