Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Bến Tre, Một Thời Thương Nhớ

NGƯỜI LONG HỒ 

Về phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh lỵ Bến Tre được đặt tại Mỏ Cày. Tỉnh Bến Tre được thành lập chủ yếu do 3 cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Đất đai trên ba cù lao này hoàn toàn được bồi đắp bởi phù sa của ba nhánh sông Cửu Long. V́ nằm sát biển nên đất phù sa bị gió biển thổi đùn lên thành những giồng đất cao, giữa các giồng là đất đai canh tác, rất ph́ nhiêu mầu mỡ. Tuy trước đây Bến Tre trực thuộc Dinh Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay), nhưng lịch sử phát triển của Bến Tre lại gắn liền với lịch sử của tỉnh Định Tường. Như trên đă nói trước năm 1679, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long mà bây giờ chúng ta G̣i là Nam kỳ, chưa có dấu vết của chính quyền Nam triều. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng đích xác là không có lưu dân Việt Nam tại đây vào thời kỳ này. Đến khi nhà Minh bên Tàu sụp đổ, những quan quân của nhà Minh trong hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây không phục nhà Thanh nên dong buồm đi về phương Nam t́m đất mới để dung thân. Nhân cơ hội đó mà chúa Hiền cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp khai khẩn đất hoang. Thoạt tiên, họ tập trung ở những vùng Đồng Nai, Gia định và Mỹ Tho, dần dần họ tiến xa về những vùng Bến Tre và G̣ Công. Dưới thời Gia Long, Bến Tre là một trong ba tổng của phủ Kiến An (Kiến Hưng hay Cái Bè, Kiến Ḥa hay Bến Tre và G̣ Công và Kiến Đăng hay Đồng Tháp Mười) thuộc dinh Trấn Định (Định Tường). Đến đời Minh Mạng th́ nhà vua đổi dinh và trấn ra làm tỉnh, Bến Tre và G̣ Công tách ra làm huyện Tân Ḥa. Đến đời Thiệu Trị th́ G̣ Công được sáp nhập vào Gia Định, và Bến Tre được nhập vào Định Tường. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, chúng lần lượt phân lục tỉnh ra thành 20 tỉnh và một phần của huyện Kiến Ḥa được tách ra làm tỉnh Bến Tre vào năm 1907. Tổng diện tích là 170.000 mẫu Tây và tổng dân số thời đó (theo thống kê của La Cochinchine) là 257.216 người, đa số là người Việt. Hiện nay diện tích của tỉnh Bến Tre là 2.287 cây số vuông, và tổng dân số là 1.319.000 người. Có nhiều giả thuyết về cái tên Bến Tre, có người cho rằng v́ người Miên gọi là Kompong Ruusei hay Sóc Tre nên dân Nam ta gọi là Bến Tre. Về vị trí th́ Bắc giáp Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh, Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre có 9 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, B́nh Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú. Sau năm 1975, Chợ Lách dược sáp nhập vào Bến Tre, tuy nhiên, quận Đôn Nhơn được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ c̣n có 7 quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ, gồm ba cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Tuy mang tên Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn. Ngoài ra, Bến Tre c̣n trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây.

 

 

Tre c̣n là vựa muối biển của cả vùng. Bến Tre tuy là một tỉnh nhỏ với bờ biển chỉ dài khoảng 60 cây số nhưng chỉ riêng một ḿnh Bến Tre đă chiếm 5 cửa biển của sông Cửu Long ,( Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) nên hải sản của Bến Tre thật là phong phú và đặc sắc không thua bất kỳ nơi nào. Dù Việt Nam chịu ảnh hưởng gió mùa vùng nhiệt đới, nhưng nhờ gần biển, địa h́nh bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen lẫn với những cánh đồng ngút ngàn, lại được bao bọc xung quanh bởi một mạng nhện sông kinh và rạch, nên khí hậu Bến Tre luôn dễ chịu, chỉ trừ một vài vùng có đất giồng cao như B́nh Đại, Ba Tri và Thạnh Phú nên về mùa nắng hơi có phần oi bức. C̣n cái nơi khác như Mỏ Cày, Giồng Trôm, Trúc Giang và Hàm Long th́ bốn bề được sông nước bao bọc nên luôn mát mẻ và rất thuận tiện cho việc giao thông vận tải, cũng như thủy lợi. Ngoài 4 con sông lớn chảy qua Bến Tre là Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Bến Tre c̣n hai nhánh sông lớn của sông Hàm Luông là sông Sóc Sải và sông Cái Gấm. Ngoài ra, Bến Tre c̣n có kinh Chẹt hay kinh An Hóa nối sông Mỹ Tho, sông Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Song Mă nối sông Hàm Luông, Ba Lai và rạch Trúc Giang; kinh Hương Điểm chạy từ cù lao Bảo qua rạch Sơn Đốc. Bến Tre c̣n có rất nhiều rạch quan trọng như bên cù lao Bảo có các rạch Trúc Giang, rạch Lương Phú, Ngă Con, Phú Hữu, Ba Tri, Mỹ Nhiên, Bà Hiền, Cái Bông, Sơn Đốc, Cái Mít và Thủ Cửu. Bên cù lao Minh có các rạch Cái Mơn, Mỏ Cày, Cái Quao, Băng Cung, Con ốc, Hồ Cỏ. Bên cù lao An Hóa có rạch Vũng Luông. Ngoài ra, Bến Tre c̣n trên một trăm rạch nhỏ khác trong toàn tỉnh. Chính v́ thế mà từ trên phi cơ nh́n xuống toàn tỉnh Bến Tre giống như là một mạng nhện sông, kinh và rạch, cắt ngang cắt dọc, cắt xiên, cắt xéo, trông rất đẹp mắt. Tuy đất Bến Tre phù sa màu mỡ, nhưng hăy c̣n những vùng hoang dă, chỉ có cây bần, mắm, chà là hay giá mọc được mà thôi nhiều vùng hăy c̣n giữ được nét nguyên sơ của một thời cha anh ta đi khai mở đất nước và không khí cũng như môi trường thiên nhiên ở những nơi này rất trong lành như vùng bờ biển B́nh Đại, An Thạnh và Thạnh Phú...Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thuở hoang sơ ấy, những nơi này vẫn có ve đẹp thuần hậu của những thôn ấp với những đồng rẫy, vườn dừa và những vườn cây ăn trái rộng lớn. Chính v́ thế mà ngoài chuyện rất nổi tiếng về dừa và lúa ra Bến Tre c̣n sản xuất nhiều sản vật và hoa quả khác như ngô, khoai, dứa, thơm, chôm chôm, măng cầu, vú sữa sầu riêng, vân vân. Ngoài những nơi hoang sơ ấy, Bến Tre vẫn có một diện tích ruộng canh tác đáng kể, nhờ đất đai mầu mỡ nên tổng số diện tích ruộng lên tới 113.000 mẫu nằm trong đất liền của các quận Ba Tri, Thạnh Phú, Hương Mỹ và B́nh Đại... nên Bến Tre trở thành một vựa lúa lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

V́ có một bờ biển quan trọng nên ngư nghiệp tại Bến Tre cũng rất khả quan, chẳng những ven biển, mà c̣n trong những con sông lớn nữa nên ngành thủy và hải sản của Bến Tre cũng rất nổi tiếng với đủ loại cá, tôm, cua, ṣ, ốc, hến, đặc biệt là cá thiều, cá cơm, và cá mối. Về thổ sản th́ Bến Tre là nơi nổi tiếng về dừa, mía, cam, quít. Diện tích trồng dừa của Bến Tre lên 40.000 mẫu, vượt trội hơn các tỉnh khác trong Nam, gấp 5 lần Vĩnh Long và Mỹ Tho, gấp 7 lần B́nh Định, gấp 20 lần Quảng Ngăi. Dừa là sản phẩm chẳng những chỉ cho cây và trái, dừa tươi được dùng để gói bánh, lá dừa khô dùng để nhóm lửa hay làm đuốc soi ban đêm, gáo dừa dùng làm củi rất tốt, nhưng người ta c̣n dùng để múc nước và làm những đồ thủ công rất đẹp, củ hủ dừa là một món ăn tuyệt hảo của dân miền Nam, vỏ dừa dùng se dây hay dệt thảm, dầu dừa dùng chế xà bông rất tốt. Cũng chính từ dừa mà Bến Tre rất nổi tiếng về món kẹo dừa, chẳng những xuất cảng đi các tỉnh khác, mà c̣n được bán ra ngoại quốc nữa. Ngoài ra, Bến Tre c̣n nổi tiếng về ngành dệt Chiểu. Trong thời Gia Long bôn tẩu lẩn trốn quân Tây Sơn, ông đă nhiều lần lưu lại Bến Tre tại các nơi như cồn Đất, Đa Phước Hội vân vân. Tỉnh Bến Tre hăy c̣n nhiều di tích lịch sử như miếu, đền, chùa cổ kính, Hồ Cỏ thiên nhiên là một trong những thắng cảnh của tỉnh Bến Tre. Kỳ thật đây là một cánh đồng cỏ xanh tươi bát ngát, mặt đồng lại thấp, bằng phẳng và ŕ như mặt hồ không một gợn sóng, có lẽ v́ thế mà dân chúng trong vùng gọi đây là hồ cỏ, chứ không gọi là đồng cỏ.

Ngoài ra c̣n có chùa thờ Năm vị Cổ Phật ở Phú An Ḥa. Về nhân vật lịch sử th́ Bến Tre có ông Chưởng cơ Phạm văn An, pḥ Nguyễn ánh, ông Hoàng văn Tứ từng theo hầu cận Nguyễn Ánh, ông Nguyễn hoài Quỳnh từng làm tới chức H́nh Bộ Tả Tham Tri ở Bắc Thành dưới thời Gia Long. Ngoài ra, Bến Tre c̣n có ông Trương tấn Bửu, di dân từ Gia Định, nhưng sống suốt đời ở Bến Tre, theo pḥ tá Gia Long tới chức Tiền quân Phó tướng. Đời Minh Mạng, Trương tấn Bửu đă vâng lệnh Lê văn Duyệt nạo vét kinh Vĩnh Tế. Nói đến Bến Tre là phải nói về cụ Phan thanh Giản. Nội tổ gốc Trung Hoa nhưng sáng lập nghiệp tại vùng gánh Mù U, nên cụ Phan sanh ra lên tại đất Bến Tre này. Cụ đậu thi Hương năm 1825, và Tiến Sĩ năm 1826. Trong suốt thời gian hoạn lộ dù thăng hay dù trầm, cụ vẫn một mực cần chánh thanh liêm. Trải qua ba triều, cụ đă phục vụ khắp các miền đất nước, tuy nhiên, vào cuối đời th́ cụ làm Kinh Lược Sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên và tuẫn tiết khi thành Vĩnh Long thất thủ năm 1867. Cụ quả là một tấm gương cả đời hy sinh cho dân cho nước, thật đáng cho chúng ta noi theo. Hiện không có đền thờ cụ Phan tại Bến Tre v́ thế lực và xu thế chính trị đang thống trị đất nước muốn triệt hạ uy danh của cụ, nhưng trong ḷng con dân Nam Kỳ, đâu cũng là đền thờ của cụ, từ gánh Mù U đến khắp các hang cùng ng̣ hẻm cửa Nam Kỳ Lục Tỉnh người dân hồi trước và dân bây giờ vẫn xem cụ là một dũng tướng đă hết ḷng v́ nước. Hiện trong xă Bảo Thạnh, quận ba Tri vẫn c̣n mộ cụ Phan được xây bằng đá ong, với một tấm bia bằng chữ Hán rất sơ sài trong khuôn đất hương quả, do một người cháu 7 đời của cụ trông coi. Bến Tre c̣n là quê hương của Chánh Lănh binh Nguyễn Ngọc Thăng, người đă cố thủ trong trận tử thủ đồn Thủ Thiêm, rồi sau đó kéo quân về hợp cùng Trương Công Định tiếp tục  đánh Pháp tại G̣ Công. Lănh binh Thăng tử trận năm 1866. Sau Lănh binh Thăng, có các ông Phan Tôn và Phan Liêm (con cụ Phan thanh Giản) cũng nổi lên đánh Pháp tại Bến Tre. Sau khi cụ Phan tuẫn tiết và để lại di chúc cho các con đừng ra hợp tác với Pháp th́ 2 ông Phan Tôn và Phan Liêm chiêu mộ hào kiệt ở các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc nổi lên đánh Pháp, nhưng v́ thế cô sức yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Ngoài ra cụ Nguyễn đ́nh Chiểu cũng là một tấm gương yêu nước hiếm có trong thời tao loạn. Tổ tiên cụ đồ Chiểu quê Ở Huế, cha cụ làm quan dưới quyền Tả quân Lê văn Duyệt, nên sau vụ Lê văn Khôi, ông bèn đem cả nhà về miền Trung, nhưng bị vua Minh Mạng bắt tội xử tử, nhưng nhờ triều thần can thiệp, cha ông được miễn tội. Sau đó ông đem Nguyễn đ́nh Chiểu và các con khác Gia Định lập nghiệp. Năm 22 tuổi Nguyễn đ́nh Chiểu đậu Tú tài, đến năm 1849 khi vừa ra Huế ứng thí thi Hương th́ hay mẹ mất, cụ bỏ thi trở ra miền Nam. Dọc đường v́ buồn rầu than khóc mẹ mà cụ mang bệnh đến nỗi mù cả đôi mắt. Sau khi thành Gia Định thất thủ, cụ mang cả gia quyến về Cần Giuộc lánh nạn, sau đó cụ lại dời về Ba Tri. Tại đây cụ tiếp tục dạy học và liên lạc với nghĩa binh. Chủ tỉnh Bến Tre 4 lần xin ra mắt để chiêu dụ cụ, nhưng đều thất bại. Thơ văn cụ để lại hăy c̣n rất nhiều bài thơ chẳng những nói lên tâm trạng bất hợp tác với mà c̣n khuyên tấn sĩ dân nếu không chống Pháp được bằng súng đạn nên dùng ng̣i bút mà chống và khơi dậy ḷng yêu nước của nhân dân cho đến khi không c̣n bóng dáng quân thù. Cụ mất năm 1888 tại Bến Tre. Ngoài ra tại xă Bảo Thạnh, Ba Tri c̣n có mộ cụ Vơ Trường Toản. Cụ là một nhà nho lớn của Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, với kiến thức uyên bác và chí khí thanh cao, dù quê quán của cụ ở B́nh Dương, nhưng khi cụ mất, học tṛ của cụ là những quan chức thời danh lúc ấy đă dời lăng mộ của cụ về Bến Tre để cải táng sau khi ba tỉnh miền Đông mất vào tay giặc Pháp. Cụ Vơ trường Toản là thầy của các cụ đồ Chiểu, Trịnh hoài Đức, Lê quang Định, Ngô nhân Tịnh và Phan Thanh Giản. Cụ mất năm 1792 trong khi đất nước đang hồi suy mạt v́ Nguyễn Ánh đang rong ruổi đó đây hết rước Xiêm rồi rước Tây về dày xéo mả tổ với ư đồ giành giựt lại chiếc ngai vàng cho ḍng họ. Bến Tre cũng là quê hương của nhà thơ nữ Sương nguyệt Ánh (con của cụ đồ Chiểu). Bà từng làm chủ bút tờ “Nữ Giới Chung" tờ báo đầu tiên cho phụ nữ Việt Nam. Có thể nói, bà là một nữ sĩ tài ba, ng̣i bút sắt thép không kém ǵ cha ḿnh.

Ngày trước khi cha anh chúng ta đi khai mở đất đai về phương Nam, th́ đi đâu đến đâu quư ngài cũng xây dựng đ́nh chùa đến đấy. Chính v́ thế không riêng ǵ Bến Tre mà cả miền Nam thoáng đâu đâu chúng ta cũng thấy những kiến trúc mái cong của đ́nh chùa.

Riêng tại Bến Tre, đa số dân chúng theo đạo Phật và thờ ông bà, tuy nhiên, cũng có một ít theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài và Ḥa Hảo. Tại Bến Tre hiện c̣n rất nhiều ngôi cổ tự được xếp vào hàng di tích như chùa Hội Tôn ở xă Quới Sơn, được Thiền sư Long Thiền xây từ thời vua Lê Hiển Tông (1740). Tại ấp Tân Quới Đông B, xă Minh Đức, quận Mơ Cày có chùa Tuyên Linh, được xây dựng vào năm 1861. Ngay tại thị xă Bến Tre có chùa Viên Minh, được xây dựng từ thế kỷ thứ 18. Đến năm 1951, chùa được trùng tu lại, trước khuôn viên chùa có tượng Quán Thế âm Bồ Tát rất lớn. Hiện tại, hệ phái Tăng Già Khất Sĩ phát triển rất mạnh tại Bến Tre với hàng chục ngôi tịnh xá, mỗi tuần đều có thuyết giảng Phật pháp cho nhân dân trong vùng. Tại quận Ba Tri, xă Phú Lễ c̣n ngôi Đ́nh Phú Lễ được xây dựng từ những ngày đầu cư dân Việt Nam đến sống với người Khmer tại đây. Hiện nay dân chúng vẫn thường xuyên lai văng lễ bái, đặc biệt là vào hai kỳ lễ, lễ Kỳ Yên hai ngày 18 và 19 tháng 3 âm lịch, cũng như lễ Cầu Bông vào ngày mồng 9 và 10 tháng 11 âm lịch. Tại các đ́nh thần trong hai quận B́nh Đại và Ba Tri, hàng năm đến ngày 16 tháng 6 âm lịch c̣n có lễ hội tế thần cá ông rất linh đ́nh. Ngoài ra, tại Bầu Dơi thuộc quận Giồng Trôm hiện c̣n một ngôi nhà thờ cổ tên La Mă rất lớn. Răi rác khắp nơi trong tỉnh Bến Tre cũng có nhiều thất Cao Đài với lối kiến trúc thật đặc sắc. Nói đến Bến Tre không ai không liên tưởng đến giai thoại "ông Già Ba Tri” của tỉnh này. Theo các bô lăo, thời vua Tự Đức, có một ông lăo đă dám đi bộ hơn một ngàn cây số từ Bến Tre ra đến kinh đô để kêu oan. Dù đây chỉ là một giai thoại, nhưng nó cũng nói lên tánh khí kiên cường của người dân Bến Tre. Ngày nay chẳng những người Bến Tre cảm thấy hănh diện về quê hương xứ dừa mà dân Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng hănh diện về vùng đất nước cuồn cuộn, sóng vỗ dạt dào cũng như tánh t́nh hiền ḥa nhưng bất khuất của đồng bào Bến Tre.

Đất Cái Mơn, nay thuộc Bến Tre c̣n là quê hương của cụ Vĩnh Kư, một người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Gạt qua chuyện cụ đă hợp tác chặt chẽ với Pháp G̣n, cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn Tây về truyền bá cho dân Việt. Hiện tại hăy c̣n rất nhiều tác phẩm có giá trị của cụ như bộ Văn Phạm Việt Nam viết bằng chữ Pháp, Truyện Đời Xưa viết bằng quốc ngữ, Học Vỡ Ḷng Tiếng Việt viết bằng chữ Pháp. Cụ mất năm 1889 tại Sài G̣n. Ông là người đă biên soạn bộ Tự Điển Pháp Việt đầu tiên. Trương Vĩnh Kư là bậc tiền hiền chữ quốc ngữ trong toàn cơi Việt Nam. Thuở nhỏ v́ cha mất sớm nên mẹ cho ông theo Cụ Tám rồi học chữ quốc ngữ, rồi sau ông theo Cố Long và được đưa sang du học tại Penang (nhượng địa của Mă Lai cho Anh quốc). Sau ông về nước làm thông ngôn cho Pháp, rồi phụ trách trường thông ngôn ở Gia Định, cũng như tờ Gia Định Báo. Ông đă để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm chữ quốc ngữ và chữ Pháp, trong đó có bộ Văn Phạm Việt Nam (viết bằng chữ Pháp cho người Pháp dùng), Truyện Đời Xưa (viết bằng quốc ngữ), và Học Vỡ Ḷng Tiếng Việt (viết bằng chữ Pháp). Trước khi về hưu ông đă từng làm cố vấn cho vua Đồng Khánh. Ông mất năm 1899 tại Gia Định. Trương Vĩnh Kư chẳng những là một trong thế giới thập bát tú (18 người thông thái) vào thế kỷ thứ 19, đă để lại cho nền văn chương chữ quốc ngữ của chúng ta một kho báu văn chương, mà ông c̣n là người đă giúp thay đổi hẳn bộ mặt những vườn cây ăn trái của Cái Mơn nói riêng và của toàn quốc về sau nói chung. Chính ông đă mang từ Mă Lai những cây giống sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, ḅn bon, li-cu-ma về trồng tại Cái Mơn. Từ đó đến nay dù mới chỉ hơn 150 năm, nhưng người bản địa cứ ngỡ là loại cây trái ấy là của dân ḿnh, v́ những đặc sản ấy vừa ngon vừa tốt trái hơn nơi đă sản sanh ra nó. Ngoài những cây ăn trái nổi tiếng của miền nhiệt đới, Cái Mơn hiện nay c̣n là xứ của các loài hoa, từ hoa bản xứ như cúc, vạn thọ, hồng...đến những loại hoa được đưa vào từ miền Bắc hay từ Thái Lan sang với muôn màu muôn sắc làm cho Cái Mơn trở thành một khuôn viên cây ăn trái, cây kiểng và vườn hoa dọc theo hai bên bờ sông.

V́ được bao bọc bởi sông nước nên Bến Tre mang một nét đặc thù của miệt vườn miền Nam. Ngày trước và ngay cả bây giờ, dù đường giao thông trên bộ đă được xây dựng nhưng phương tiện di chuyển chính của người dân Bến Tre vẫn là thuyền bè. Nhiều khi cả gia đ́nh dong ruổi đó đây trên một chiếc ghe suốt từ năm này qua tháng nọ nên t́nh cảm người dân Bến Tre thật gắn bó với sông nước, họ sống thật giản dị hài ḥa với ruộng đồng và với những người quanh họ. Cũng chính v́ vậy mà măi cho đến bây giờ, những ai có dịp đi trên vùng sông nước Bến Tre, vẫn c̣n nghe được những câu hát điệu ḥ trên sông nước, những lời ca, điệu hát, giọng ḥ, hoặc những bản cải lương mà âm hưởng và ư nghĩa vẫn c̣n hướng về một thời cha anh chúng ta đi khai mở đất nước về phương Nam. Nhắc đến Bến Tre mà không nhắc về những cồn và những sân chim hay làng trái cây tại đây quả là một thiếu sót lớn. Ngay trong quận Châu Thành tỉnh Bến Tre, giữa sông Tiền Giang, thuộc xă Tân Thạch tức là ngay cửa ngơ từ Mỹ Tho qua Bến Tre, có một cái cồn rất nổi tiếng mang tên Cồn Phụng, quê hương của ông Đạo Dừa. Cồn nằm cách thị xă Bến Tre 12 cây số, diện tích toàn cồn vào khoảng 50 mẫu tây. Dân cư ở đây chủ yểu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và làm đồ thủ công nghệ từ cây dừa. Hiện trên cồn c̣n ngôi ṭa tháp của ông Đạo Dừa được xây trên một khu đất rộng khoảng 1.500 mét vuông. Ṭa tháp có lối kiến trúc rất độc đáo với những mảng đắp chạm rồng phượng bằng những miếng miễng vỡ của tô, chén dĩa. Chiếc cầu thang lên đỉnh tháp uốn lượn theo h́nh trôn ốc trông rất đẹp mắt. Cách thị xă Bến Tre chừng 20 cây số, có Cồn Qui (giống như h́nh con rùa), nằm trên Sông Tiền, giữa hai xă Tân Thạch và Quái Sơn thuộc quận Châu Toàn cồn nổi tiếng với những vườn cây ăn trái và cá tôm đủ loại. Cách thị xă Bến tre khoảng 10 cây số tại xă Hưng Phong, quận Giồng Tôm có cồn ốc hay c̣n gọi là cồn Hưng Phong. Cồn dài trên 8 cây số và diện tích trên 1 cây số vuông với những vườn cây ăn trái xanh tươi cũng giống như cù lao An Thành ở Vĩnh Long hay cù lao Thới Sơn ở Mỹ Tho. Trong xă Tiên Long thuộc quân Châu Thành, ngang với làng Cái Mơn trên sông Tiền c̣n có cồn Tiên. Cồn rộng chỉ khoảng 7 mẫu tây, nằm cách thị xă Bến Tre khoảng 23 cây số, đây là một băi tắm trên sông rất đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 có hàng vạn người từ các nơi đổ xô về đây trên những chiếc tam bán hay tắc rán để tham dự lễ hội tắm sông ném bùn thật vui nhộn. Giữa hai xă Mỹ Ḥa và Tân Xuân thuộc quận Ba Tri, gần cửa Ba Lai, hiện c̣n có một sân chim rất rộng, khoảng trên 50 mẫu tây, trong đó có khoảng trên 15 mẫu rừng chà là và khoảng 7 mẫu rừng đước chưa khai phá, đó là sân chim Vàm Hồ. Từ thị xă Bến Tre đến sân chim Vàm Hồ khoảng trên 50 cây số, người ta có thể đi đường bộ hay đường sông đến đây. Đây là nơi trú ngụ của hàng triệu chim đủ loại từ c̣ ngà, c̣ trắng, c̣ ruồi, vạc, sếu, le le, cồng cộc, ḍng dọc, diệc xám, quắm trong, dơi, cũng như các loại thú hoang vùng đồng bằng như chồn, rắn, rùa, cua đinh, càng đước, v.v. Trên đường vào sân chim, dọc theo hai bờ sông Ba Lai là một thảm thực vật xanh mát với đủ loại cây trái, từ cây ăn quả đến cây tạp như xoài, ổi, mận, mít, chôm chôm, dừa, cam, quít...đến so đũa, b́nh bát, điên điển, v.v. Trong sân chim nhiều nhất là các loại cây đước, tra, chà là đầy gai (có lẽ đây là bản năng tự vệ của chúng). Vào khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều, hàng triệu con chim từ khắp nơi bay về Vàm Hồ biến nơi đây trắng xóa tương tự như một cảnh tuyết phủ miền Bắc cực. Về giao thông đường bộ, tỉnh lộ 60 nối liền Mỹ Tho, Bến Tre, Mỏ Cày và Trà Vinh. Tỉnh lộ 57 nối liền Chợ Lách, Mỏ Cày và Thạch Phú (cắt tỉnh lộ 60 tại Mỏ Cày). Ngoài ra, từ tỉnh lộ 60 c̣n có các hương lộ 17 đi B́nh Đại, hương lộ 26 đi Ba Tri, hương lộ 884 đi Cái Mơn.

Nguồn: saigontimesusa

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17