Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Cá tính miền Nam của Sơn Nam
 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN HẬU GIANG VỚI NẾP SỐNG CỰC KHỔ NHƯNG NHÀN RỖI
So với Bắc và Trung phần th́ Nam phần là nơi dễ sinh sống, đất rộng người thưa. Người dân thảnh thơi: vừa làm vừa chơi cũng đủ ăn”. Chúng ta thử nh́n kỹ hơn để t́m hiểu nhờ đâu có sự thảnh thơi ấy. Sông Cửu Long chảy dài từ Tây Tạng uxống Nam Hải, mỗi năm một mùa lụt (gọi làm ùa nước lên, mùa nước nổi), hai bên bờ sông tuyệt nhiên không có bờ đê, từ hồi Vương quốc phù Nam đến vương quốc Chân Lạp vẫn thế. Đất rộng người thưa, không đủ nhân công, vả lại vào mùa nước lụt hăy c̣n nhiều giồng đất cao ráo không bị ngập, đủ chỗ cho dân cư ngụ. Phù sa tràn vào ruộng, làm cho đất thêm màu mở. Cá tôm cũng theo nước mà vào rạch, xuống địa, hoặc vào mấy khu rừng cầm thủy, thường là rừng tràm, tha hồ sanh sôi nẩy nở.
 
Không có để th́ cứ canh tác theo thời tiết và phỏng đóan mực nước tối đa vào mùa nước nổi, có xê dịch vài tất cũng không đủ gây tai hại đói kém; ngày đêm khỏi phải làm công tác dắp đê hoặc ǵn giữ để hco khỏi vở, như trường hợp ở Bắc phần.
 
Bông điên điển
 
Mực nước lụt đôi khi thay đổi, gây thiệt hại những chỉ là từng địa phương nỏ. rủi như mùa màng bị tiêu hủy th́ dân ở địa phương này có thể t́m lúa ăn do các vùng phụ cận cung cấp. Nạn lụt gây cảnh chết chóc hàng trăm người dường như mỗi thế kỷ chỉ xảy ra một đôi lần mà thôi. Băo tố ở Nam phần tuy có nhưng quá nhẹ, so với miền Trung. Đại khái, khi cân nhắc lại những thiên tai hạn hán, đồng bào ở Nam phần chỉ biết dẫn chứng trận băo lụt năm Giáp th́n (1904) gây thiệt hại cho tỉnh G̣ Công. Hoặc nạn cào cào chỉ xảy ra một lần ở G̣ Công vào năm Ất tỵ (1905). Năm sau, cũng ở G̣ công xảy ra nạn “bạch đồng”, trời cứ nắng suốt mùa mưa, lúa không cấy được, nước dưới sông không lớn không ṛng.
 
Đă khỏi ǵn giữ tu bổ bờ đê, người dân lại được nhẹ công việc canh tuần. Làng ở Nam phần không có lũy tre bao bọc. H́nh thế của làng thường là chạy dài theo hai bờ sông bờ rạch, với một lớp nhà: mé rạch, đường ṃn rồi đến nhà, phía sau là vườn rồi ruộng. chỉ ở nơi ngă ba sông hoặc ngă tư th́ nhà c
ửa mới đông đúc hơn, trở thành chợ nhỏ. Ranh giới của làng thường thay đổi, trồng tre chỉ là để tạo bóng mát chung quanh nhà, có thêm vật liệu dùng vào việc lặt vặt, thế thôi. Vả lại, không tài nào canh pḥng nổi một làng dài bảy tám cây số ngàn hoặc dài hơn nữa, với số dân ít ỏi. Bọn cướp trộm cứ chạy ra ng̣ai ruộng hoặc bơi xuồng qua làng khác bên kia bờ rạch, bên kia cánh đồng.
 
Nói chung th́ khí hậu ở miền Nam không được tốt cho lắm. Ở Bắc phần, nếu miền Thượng du nhiều sơm lam chướng khí th́ vùng hạ lưu lại trong lành, với hoa bướm của bốn mùa khá rơ rệt.
 
“Miền Nam với mưa nắng hai mùa đă người bức, ẩm thấp lại c̣n là nơi mà muỗi ṃng, kiến ,mọt mối, rắn rít, đỉa vắt tha hồ sanh sôi nẩy nở. Khi mùa nắng sắp chấm dứt, bịnh dịch thường xảy ra, lại c̣n bịnh kiết, bịnh rét rừng với những biến chứng như đau ruột, đau gan. Ngày qua ngày, với sự khia thác đất đai, bụi rậm và nước đọng bớt dần. Ta không nên phỏng định quá thẩy về tỷ lệ người chết v́ bịnh, hàng năm, trước khi có chích thuốc ngừa, trồng trái. Khi mới chiếm Nam Kỳ, người Pháp rất bi quan và nhận định rằng không thể nào định cư được, chỉ là ở tạm rồi về. Họ sơ muỗi ṃng, sợ nắng chói, sợ rắn, sợ những buổi chiều vào đầu mùa mưa, nắng người bức rồi mưa rơi và sấm sét liên hồi.
 
Về đất phù sa, chúng ta nên nh́n kỹ và tránh những ảo tưởng cho rằng đồng bằng sông Cửu Long quá ph́ nhiêu. Ở vùng đất rộng này có nhiều “tiểu h́nh thể” khác nhau: nơi nước mặn, nước phèn, nơi nước ngọt; nơi ngập lụt gần như śnh lầy măn năm, nơi cao ráo; nơi làm ruộng làm vườn được, nơi th́ hoang vu, cỏ lác, dưng, cỏ năn mọc lưa thưa.
 
Phù sa được gọi nôm na là đất mở gà, băi sinh. Nước có phù sa gọi nôm na là nước đỏ, nước son. Nhiều vùng đất ở sát bờ Tiền Giang hoặc Hậu Giang tuy quanh năm nước ngọt nhưng đất quá xấu, lần hồi trở nên cằn cổi v́ nước son, nước đỏ chở đầy phù sa cư trôi đi tuốt, không tích tụ lại được. không cứ ở bờ sông cái là sống thong dong, tha hồ trồng cam trồng quít. Chúng ta thử xem khung cảnh vài nơi ở Long Xuyên – Châu Đốc hoặc Đồng Tháp Mười buồn bả. Tuy là ở gần sông Tiền và sông Hậu những cánh đồng giữa Sa Đéc, Long Xuyên quá nhàm, thua xa vùng Tân An, Cần Giuộc là nơi có con sông kém quan trọng hơn chảy qua.
Muốn cho phù sa kết tụ (trầm tích) lại, cần rất nhiều điều kiện.
- Nước ngọt và nước mặn gặp nhau.
- Trên đất giồng ở bờ sông có lùm bụi nhiều, như lác, sậy, cỏ tim bấc, lục b́nh.
- Sông già, không chảy thẳng, cón hiều nơi uốn khúc, có doi có vịnh.

“tiền Giang sông già, nên trầm tích, trái lại Hậu Giang c̣n sức vận chuyển mạnh nên không trầm tích nhiều.
“Mặt khác, các giồng ven sông Tiền Giang quan trọng ở Mỹ Tho, có lẽ là do sự xâm thực triền lỏm của các nếp uốn, và v́ sức vận chuyển của sông yếu nên có sự bồi đắp của khối vật liệu liền theo đó”
 
Tiền giang đón nhận nhiều phù sa hơn Hậu giang, và trên Tiền Giang, vùng mỹ Tho là nơi được ưu đăi nhứt, với những con rạch đón nhận phù sa và cù lao ph́ nhiêu giữa sông cái.
 
Suốt hai bên bờ Hậu giang thuộc Việt Nam, chỉ riêng con rạch B́nh Thủy, rạch Cần Thơ là trù phú, có thể so sánh với Miệt Vườn bên tiền Giang.
Vùng Mỹ tho quả thật là địa đàng với những con rạch nhiều nhánh nhóc như Cái thia, Cái Bè, Rạch Gầm, cù lao Năm Thôn.
Đáng chú ư là phía bên kia Cái Bè, c̣n vùng Chợ Lách, Cái mơn lừng danh. Rạch Sa Đéc ở hữu ngạn Tiền Giang cũng được ưu đăi. Phù sa trôi vào rạch, vào mương vườn, vào ao; khi nước ṛng, trên cầu ao hệin ra một lớp bùn non, gọi là đất mỡ gà (màu giống như mỡ gà) dày đến mức hễ vô ư bước xuống là có thể trượt té. Người làm vườn móc đất dưới mương, hai năm một lần, bằng không th́ mương cạn.
 
Ruộng vườn tốt, rau cải cũng tôt, cá tôm dư ăn trong gia đ́nh, quanh năm nước ngọt, mùa nước nổi nhà không bị ngập, muốn đi xóm hoặc chở chuyên hàng hóa th́ dùng đường htủy, ng̣ai huê lợi ruộng c̣n huê lợi vườn.
 
Quăng đường từ Sầm Giang, Mỹ Đức Tây, Cái Cối , Trà Lọt, An Hữu đến bến đ̣ Mỹ Thuận: x̣ai xum xuê hai bên bờ rạch, vườn tược xanh um, với một mẫu đất là dư sống. Bến đ̣ Mỹ Thuận phô bày tất cả tặng phẩm của sông Cửu Long: nào trái ngon, cơm trắng, tôm, ổi, mứt chuối.
 
Nhờ khả năng thích ứng với ḥan cảnh và biết tổng kết kinh nghiệm về trồng tỉa ngay ở những vùng hẻo lánh bất lợi, nên nếp sống con người lần hồi trở nên thuần thục. Nhà cửa chú trọng vào cách bố trí những bộ cán để nghỉ ngơi trong mùa nực. Về trồng tỉa, tuyển chọn lọai cây thích hợp với chất đất ở địa phương để rồi trở thành sản phẩm độc đáo: cam Cái Bè, chôm chôm Cái mơn, vú sữ Ḷ rèn Vĩnh Kim, quít Sa Đéc, quít và cam ở B́nh Thủy, Phong điền (Cần Thơ). Về thức ăn: chọn những món” cây nhà lá vườn” tuy là tầm thường nhưng nếu ăn đúng lúc th́ quả làp hong lưu. Trồng bầu vào tháng 9 âm lịch để rồi khi trái vừa lớn là tới lúc có cá trê, nấu cá trê canh bầu. vùng ruộng sạ, gạo không ngon nhưng gạo lúa sạ vừa mới gặt nấu cháo trắng ăn với khô cá lóc th́ hương vị khó quên được. Nắng hạn, rủ vài người bạn ra giữa đồng đem theo cái hộp quệt, một gói muối hộ, vài trái ớt rồi đền vũng nước khô cạn nào đó mà bắt cá lóc thứ to con, đốt gốc rạ và rơm mà nướng trui, chấm muối ớt, nhai thêm vài ngọn lá nghễ bên ao. Lươn, rùa, ếch, rắn được chế biến thành ra nhiều thức ăn ngon.
 
Mùa nắng, ăn chanh chua vừa khỏe vừa đỡ khát, hoặc là khổ qua hầm thịt. Bí rợ hầm nước dừa, ăn với mắm chưng vào buổi trưa, dưới cơn mưa lất phất khi cấy lúa gần rồi công. Mắm sống ăn với gừng non. Măng trẻ Mạnh Tông hầm thịt là cao lương mỹ vị.
Ng̣ai cây từng trồng làm cảnh hoặc cây trẻ để nhắc nhở tiết tháo của bực trượng phu, ngày tết có mai vàng, đất xấu tốt đều trồng được. Cây mai chiếu thủy (c̣n gọi là mai hoằng), cây cần thăng, cây kim quít, thậm chí tới cây gừa được chọn lực v́ lá đẹp, vóc dáng xinh.
 
 
Rước thợ Bắc về để chạm trổ nhà cửa là phong lưu tột bực, thợ ở luôn tại nhà, làm lai rai hết công chuyện này qua công chuyện kia, chủ nhà nuôi cơm đôi ba năm. Lại c̣n thói ganh đua mua sắm đồ sành đồ sứ, “chơi đồ xưa” hoặc thi tài tuyển chọn giống gà ṇi, cá thia thia.
Tùy công dung, tùy địa phương mà cán của cây dao dài ấy bẻ cong lại nhiều hay ít. Nói cho cụ thể, cán dáo và lưỡi vốn là nằm theo đường thẳng (180o) , nếu uốn lại lần hồi ta có loại phảng náp, phảng mơ cộ lôi, phảng mơ cộ vấp, đến mức cán và lưỡi phẳng tạo ra một góc đứng 90o th́ gọi là phảng cổ c̣ (như h́nh dáng cổ con c̣).
Loại phảng mà cổ cong lại không đúng 90o chỉ xài vào công việc thứ yếu như phát cỏ ở bờ mương, phát cỏ vườn, chế đất (phát những cọng cỏ c̣n sống sót sau khi cày, trục, trước khi cấy), hoặc phát nơi nước sâu. Muốn làm ruộng trên diện tích to th́ nhứt định là dùng loại phảng cổ c̣.
 
Đơn vị để đo diện tích làm ruộng là một công, mười công là một mẫu ta. Công là diện tích của khoảng đất h́nh uvông, mỗi cạnh dài 12 tầm, mỗi dài 2m60 đến 2m80, tính cho gọn để được htống nhất với mẫu tây (hectare) th́ mỗi tầm dài đúng 2m63 để công là h́nh vuông, mỗi cạnh hơn 33m.
 
Cầm cây phảng trên tay (trong tay mặt thôi), nghiêng ḿnh uxống phát rồi đưa phảng lên, bước tới mà chém thêm nữa là việc nặng nhọc c̣n hơn là lực sĩ cầm cây mă tấu. Nếu lấy trung b́nh một lát chém là 36 tấc vuông (h́nh vuông mỗi cạnh 6 tấc) th́ muốn dọn cho sạch cỏ trong một công đất, cần đến non 2.000 lát chém. Cây phảng trung b́nh nặng hơn 3 kí lô, dài 85 phân. Tính theo vật lư, muốn dở cây phảng nặng 3 kí lô ấy lên khỏi đầu, phải tung ra một sứcl ực ba lần nhiều hơn. Phát một công đất, mệt như một lực sĩ cầm quả 10 kí lô trong một tay, cử động 2.000 lần.
 
V́ nặng nhọc như thế nên phát cỏ trên diện tích lớn là độc quyền của bọn đàn ông trai tráng. Tay mặt quơ cây phảng, tay trại cầm cây cù nèo (c̣n gọi là kèo nèo) để kèo (vạch cỏ) cũng 2.000 lần cho trống chân cỏ, không thể chém bừa văi trên ngọn v́ như thế th́ cỏ sẽ mọc lại. Người phát phải khom lưng cho lưỡi phảng nằm ngang song song mặt nước và dưới mặt nước.
 
Việc phát cỏ không thể kéo dài ngày này qua ngày kia suốt năm. Mùa phát bắt đầu từ tháng năm âm lịch đến khoảng rằm tháng sáu âm lịch là chấm dứt. Phát quá sớm khi đất ruộng c̣n khô th́ cỏ sẽ mọc trở lại như cũ. Phát quá trễ khi nước mưa lên cao trong ruộng th́ khó chém sát gốc cỏ. Trong 45 ngày do yếu tố thời tiết qui định chặt chẽ, thật ra chỉ phát được có 40 ngày; khi đang mưa mà bỗng dưng trở nắng đôi ba ngày, phát cỏ là vô ích; đôi ngày sua, gốc cỏ sẽ nhô lên v́ nước cạn, cỏ mọc lại như cũ.
 
Buổi phát tính từ khoảng 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, người giỏi th́ rồi một công, trước khi ra ruộng thường là ăn cơm rang cho no dai. Buổi trưa và buổi chiều, cần dưỡng sức cho ngày mai, phát xong th́ người mạnh khỏe cũng “bể nghể” trong ḿnh, lờ 9dờ v́ thấm mệt. Một số trai tráng thiếu sức khoẻ hoặc v́ chưa nắm được kỹ thuật nên phát không rồi một công, đành để ngày sau mà phát tiếp. Đă ra ruộng, muốn rồi công th́ tuyệt nhiên không được nghỉ để nói chuyện khoào hoặc hoảng chạy vô nhà khi trời đô mưa quá to, có sấm chớp sáng ḷe, nổ ầm ầm trước mặt.
 
Phát song, chờ năm bảy ngày cho thúi gốc rồi dùng loại bừa cào to (gọi là bừa cào rẽ) mà kéo cỏ gom lại thành vồng (mỗi công đất thường có năm sáu vồng), sau đó dọn cỏ qua loa (để pḥng trường hợp hôm trước phát không sạch) rồi cấy ở khoảng trống giữa hai vồng cỏ (gọi là láng cấy).
 
Ở nơi đất rộng người thưa, t́m đâu cho đủ nhân công phát cỏ? Chỉ c̣n một cáhc là trau dồi kỹ thuật để mỗi người đàn ông phát trung b́nh một ngày được một công, hoặc hơn càng tốt; ai phát không rồi một công thường bị chê là quá dở, lười biếng, chẳng ai dám mướn tốn cơm.
 
Kỹ thuật lần hồi trau dồi đến mức tinh vi, kinh ngiệm được tổng kết kỹ lưỡng, gọi là phát thể hoặc phát thiếp. Theo lời truyền khẩu th́ tổ sư của bộ môn này là ông Cai Thoại, làm chức cai đồn điền hồi đời Tự Đức. Vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi Nam Kỳ Lục Tỉnh lọt vào tay thực dân Pháp, ông rảo chân khắp miền Rạch Giá, Cà Mau; gặp ông th́ cọp chạy cong đuôi hoặc tới chầu chực bên cạnh khi ông ngủ giữa rừng! Ai đang làm chuyện nặng nhọc th́ ông sẳn sàng tiếp tay. Sức ông bằng năm bảy người, trên vai luôn luôn có cây phảng to tướng nặng gấp đôi cây phảng thường dùng, cở 6 kí lô, dài trên một mét. Muốn phát cỏ nhanh, kịp thời tiết th́ cứ mời. Ông phát suốt ngày đêm, nhịn đói ṛng ră đôi ba ngày để rồi sau đó ăn lại một nồi cơm to, ngủ suốt một ngày.
 
Nhiều người đi phát cỏ dạo, làng này qua làng kia, xưng là đệ tử hai đời của ông Cai Thoại. Quả thật, họ phát nhanh gấp đôi người thường, từ hai đến năm công mỗi ngày. Họ tự nhận là được tổ sư truyền đạo, nhờ thần thánh phù hộ nên sức lực mạnh khỏe, lúc ra ruộng phát cỏth́ cứ quơ tay như người lên đồng bóng, như người đi thiếp, thông cảm trực tiếp với thần linh khuất mặt. ai muốn thọ giáo, họ đ̣i số tiền tổ khá cao, lúc dạy th́ lựa ban đêm, không cho ai lại gần. Vài thầy giựt tiền của học tṛ trước khi dạy, và đa số đều là nói láo, mượn tiền để xài, sau đó phát vài công rồi trốn hoặc nằm ngủ, viện lư do là chưa đi thiếp được, thoần thánh chưa nhập vào xác. Lẽ dĩ nhiên ,các thầy phải nắm được vài bí quyết nào đó th́ mới lường gạt được người trong xóm vốn chuộng thực tế. Các thầy có thể biểu diễn trong mộtvài giờ hoặc một buổi, nhưng phát từ sáng đến chiều th́ không tài nào đủ sức.
 
 
Kiểu nhà ngói Nam bộ
 
Muốn phát cỏ cho nhanh, phải kỹ lưỡng từ cách chọn thợ rèn phảng rồi chọn thứ thép thích hợp, và nên chọn loại cây làm cán phảng để khi phát da bàn tay được mát, không phồng. Và học kỹ thuật mài phảng như thế nào cho bén lâu, khỏi tốn thời giờ mài tới mài lui. Khi quá lụt, lưỡi phảng không chạy nhanh dưới nước. Lại c̣n tư thế đứng và bước của người phát, đúng chữ bộ chữ đinh như vơ sĩ:
- Chân trái phía trước, chân mặt phía sau, chém dao thứ nhứt.
- Bỏ chân sau qua bên trái đồng thời vung cây phảng lên cao để chuẩn bị.
- Bỏ chân trước qua bên trái, chém lát dao thứ nh́ ngay khi ngón chân cái vừa đặt xuống đất.
 
Việc hợp lư hóa từng động tác này, nếu thực hiện đúng th́ với hai dao chém xuống liền ranh nhau, có thể thanh toán một vùng cỏ rộng 9 tấc (bề dài của cây phảng) và dài đến 4m20, tức 3 mét vuông 78; khi chém, cây phảng chạy theo h́nh ṿng tṛn, được nửa ṿng trước mặt người phát.
 
Nhiều người phát cỏ giỏi giữ mức trung dung, tập luyện kỹ thuật “dao vuông” , tức là mỗi lát chém phải thanh toán một vùng cỏ vuông bề ngang 9 tấc bề dài 9 tấc. Như vậy, thay v́ dùng 2.000 lần chém như các tay thông thường, người nhà nghề chỉ dùng 1.400 dao để giải quyết một công đất.
 
Cây phảng góp phần quan trọng vào việc khẩn hoang; ở một xóm nhỏ với vài mươi nóc gia, số ruộng canh tác có thể lên hơn trăm mẫu, trong hoàn cảnh thiếu hoặc không cần trâu ḅ.
 
Măi đến năm 1945, phát cỏ vẫn c̣n là công việc cần thiết và nặng nhọc nhứt của nông phu trong nhiều vùng ở Hậu Giang. Để khích lệ, vài người bày ra sáng kiến thi đua phát cỏ (gọi là phát ḱnh, theo nghĩa ḱnh địch, ăn thua, có kẻ thắng người bại), mỗi thầy chọn một đệ tử giỏi nhứt của ḿnh và một ông kỳ lăo đứng làm trọng tài. Trên hai công đất giáp ranh nhau, khi lịnh ban hành, hia người cứ hươi phảng, nhịp nhàng, không dám bỏ một giây, trong khi thầy khom lưng đi bên cạnh “con gà” nhà của ḿnh mà khoác nước lên đầu, lên vai cho người lao lực kia được mát, ít mệt. Lẽ dĩ nhiên là ăn thua bằng tiền.
 
Chi tiết “đất ph́ nhiêu”, bứt cỏ” để trồng lúa, không cần cày bừa mà Lê Quí Đôn và Tŕnh Hoài Đức chép lại là như thế. Người phát giỏi thường ỷ tài nên lắm khi cờ bạc quá mức, thua thiếu rồi lănh tiền trứơc, tới mùa mưa chỉ làm để trả nợ hồi Tết. Và đời sống của họ không hơn ǵ những nông phu khác: t́nh trạng thất nghiệp, khiếm dụng của xứ mỗi năm làm một mùa ruộng.
 
Kinh nghiệm của người già cả đă tổng kết là cứ hai năm làm ăn khá giả được mùa th́ bất cứ 9dịa phương nào cũng phải gặp một năm thất mùa. Trong sáu tháng ở không, chờ lúa chín hoặc sau Tết chờ khi trời đổ mừa, người dân sống bằng nợ, vay với tiền lời quá cao. Gặp khi trong gia đ́nh có tang chế, thân nhân đau ốm th́ số nơ gác lại năm sau. Những năm thu hoạch ở mức trung b́nh; người làm ruộng chỉ đủ ăn cho tới tháng ba; tháng tư âm lịch là vay lúa, vay tiền.
 
Mấy tháng rănh rỗi ấy, người dân ở thôn quê v́ thiếu tiểu công nghệ nên chỉ c̣n một con đường là sống lê thê, trước sau ǵ cũng nghèo, không chơi th́ chẳng làm ǵ sanh lợi cả. Vào mùa mưa, nhiều gia đ́nh không có đủ mắm mà ăn, v́ hồi mùa cá họ không rảnh rang mà bắt, nếu làm mắm được chút ít là đă bán rồi.Vào tháng bảy tháng tám, nhiều người lâm vào cảnh thiếu gạo, chủ điền chỉ cho vay ở mức vừa phải, ruộng canh tác tới đâu th́ được vay tới đó. Nhiều người đă bán bớt số lúa vay ấy, lấy tiền mặt mà chi dụng trong gia đ́nh, đó là chưa nói tới trường hợp người gia trưởng bịnh hoạn, ai dám cho vay khi chắc chắn là không bao giờ trả nổi?
Thói ăn chơi lan tràn, từ chợ làng chợ tổng đến xóm nhỏ. Xin trích vài nhận xét, viết từ năm 1908. Một cậu nọ ở Vĩnh Kim (Định Tường, xứ cóvườn) “tánh rất ham chơi, người đă không dư ấm, nhà lại chẳng nghiệp làm, xách ba-ton dạo cùng làng, hút Bastos đi giáp xứ” T́nh trạng người tá điền lại thảm thương hơn: “Một năm 12 tháng, làm ruộng thiệt sự có bốn năm tháng, c̣n bảy tám tháng dư linh làm nghề chi? V́ không có nghề trong tay nên mới rủ nhau đánh cờ chó, hoặc đi coi đánh cờ bạc, chà lết ṃn quần rách áo”. Và đây cũng là sự nhàn rỗi, trong thôn xóm vào thời ấy: “Vả lại tôi thấy người lối xóm tôi, hoặc có người sớm mai th́ dậy, thay quần đổi áo. Hễ có ai hỏi đi đâu th́ đáp rằng: đi xóm. Té ra không phải đi đâu hết, cứ tới trà đ́nh tửu điếm, dụm năm dụm bảy mà ăn uống say sưa, bàn chuyện đề cổ nhơn, hết sức rồi bàn tới chuyện đàn bà con gái, đứa này xinh đẹp, đứa khác xấu xa. Nói cho tới giờ ăn cơm th́ trở về mà ăn, hoặc có đứa ra đánh đáo tường ăn công cho tiêu cơm, có đứa kiếm năm bá cắc bạc ra mướn xe máy mà chạy một hai ṿng, đến nỗi đổ mồ hôi mồ hám mà cũng chưa chịu về, người ta có hỏi th́ lại nói chạy cho tiêu cơm” V́ tin rằng trước sau ǵ cũng cực khổ mang nợ mà không bao giờ trả nổi, nên nhiều người dám ăn xài to trong dịp Tết, mua nào là rượu cô-nhắc, thuốc x́ gà và rất nhiều pháp để vui ba ngày, sau đó đi làm mướn suốt năm tháng cho mấy chủ tiệm Huê kiều, khiêng vác đồ đạc, hoặc chèo ghe lúa.
 
Lập luận khôi hài của người lâm vào cảnh khiếm dụng, bán thất nghiệp ở miền Nam là “trời sanh th́ trời dưỡng”, “thiên sanh nhơn hà nhơn vô lộc, địa sanh thảo hà thảo vô căn”.
 
Trách nhiệm ấy về ai? Ngoài trách nhiệm của thực dân Pháp, ta nên nhớ là giới thương gia Hoa liều bấy giờ vốn lợn, việc làm ăn của họ dính dấp tới những tay mua bán lúa gạo thuuộc vào hàng quốc tế ở Tân Gia Ba, ở Hương Cảng. Ai làm ăn vốn nhỏ là thất bại. Giới đại điền chủ ở Nam Kỳ lúc bấy giờ chọn lực con đường chắc ăn hơn: dư tiền th́ mua thêm đất ruộng, thâu thêm địa tô, đất không bị mất mát. Hơn nữa, nếp sống điền chủ được sung sướng, thảnh htơi như ông hoàng nhỏ nhỏ. Nếu coi sóc một công ty thương măi, một hăng xưởng họ phải bận rộn hàng ngày quá nhiều thời giờ, lại thêm mệt óc tính toán.
 
 
Post ngày: 10/19/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17