Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Đảo Phú Quốc

Phú Quốc là ḥn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Có diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xă Hà Tiên 45 km.
 
Vị trí địa lư
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9o53’ đến 10o28’ độ vĩ bắc và kinh độ: 103o49’ đến 104o05’ độ kinh đông.
 
Địa h́nh
Vùng biển Phú Quốc có 22 ḥn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km2 (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa h́nh thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
 
Các đơn vị hành chính trực thuộc
Phú Quốc được chia thành 8 xă, 2 thị trấn là:
·      Thị trấn An Thới
·      Thị trấn Dương Đông
·      Xă Dương Tơ
·      Xă Cửa Cạn
·      Xă Gành Dầu
·      Xă Cửa Dương
·      Xă Băi Thơm
·      Xă Ḥn Thơm
·      Xă Hàm Ninh
·      Xă Thổ Chu/Thổ Châu
·                  Mă số điện thoại để gọi tới Phú Quốc: 077 (trong nước) hoặc 8477 (nước ngoài gọi tới)
 
Theo ḍng lịch sử
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đ́nh, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi ḍ hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền t́m đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
1680, Mạc Cửu đă lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Ông lập ra 7 ṣng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lănh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
Năm 1708 Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lănh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
1735 Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đ́nh họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lănh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lănh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lănh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xă Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Vơ vương Nguyễn Phúc Khoát. Thật ra đây là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống tại đây v́ śnh lầy và lụt lội quanh năm. Vơ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
 
Dân cư
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đă lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung b́nh là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung b́nh của cả nước 253 người/km².
 
Văn hóa, tôn giáo
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông.
Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954.
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
 
Đặc sản
·      Nước mắm Phú Quốc
·      Chó Phú Quốc
·      Tiêu Phú Quốc
·      Cá khô Thiều
·      Rượu Sim
·      Nấm Tràm
·      Rượu Mỏ quạ
·      Rượu Hải mă
 
Danh lam - Thắng cảnh - Du lịch
·      Vườn quốc gia Phú Quốc
·      Khu đề xuất bảo tồn biển Phú Quốc
o Dinh cậu
o Đá h́nh sư tử Dinh Cậu - Văn Hiến
·      An Thới
o Băi Kem
o Băi Kem-An Thới
o Nhà Lao Cây Dừa
o Mũi Ông Đội
o Băi Đầm
o Băi Sao
o Băi Xếp Lớn
o Băi Xếp Nhỏ
o Núi Cô Chín
o Đài Radar
o Băi Đất Đỏ
·      Quần đảo An Thới
o Ḥn Thơm
o Ḥn Dừa
o Ḥn Rỏi
o Ḥn Đụn
o Ḥn Mây Rút
o Ḥn Chân Qui
o Ḥn Dăm
·      Dương Đông
o Suối Đá Bàn
o Dinh Cậu
·      Băi Trường
·      Rạch Tràm
·      Rạch Vẹm
·      Bắc Đảo
o Băi Thơm
o Gành Dầu
·      Làng chài Hàm Ninh
o Băi Ṿng
o Suối Tranh


 

 

Nguồn: saigontimesusa

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17