Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Từ cây giá đến Rạch Giá

Rạch Giá là một địa danh ở niền tây Nam Bộ. Tên gọi nầy dịch nôm na từ tên làng Giá Khê. Làng này do Mạc Cửu (1655 – 1735) lập ra và được sát nhập vào Hà Tiên vào năm 1715. Giá Khê là ḍng suối có cây giá mọc hai bên bờ hay nói một cách nôm na là “rạch giá”, tức là con rạch có cây giá mọc hai bên bờ (giá: cây giá; khê: suối).

Dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820) Hà Tiên là một trấn trong Nam Kỳ Ngũ Trấn [Biên Trấn, Phiên Trấn (Gia Định), Định Trấn, Vĩnh Trấn và Hà Trấn]. Năm 1833 vua Minh Mạng đổi 5 trấn Nam Kỳ thành 5 tỉnh và lập thêm tỉnh thứ sáu: An Giang. Từ đó có Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Hiệp ước 1884 công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Người Pháp chia Nam Kỳ ra làm 21 tỉnh. Rạch Giá trở thành một tỉnh bên cạnh tỉnh Hà Tiên nằm trên Vịnh Thái Lan. Dưới thời đệ nhất Cộng Ḥa, Hà Tiên trở thành một quận. Tỉnh Rạch Giá được cải danh thành Kiên Giang (sông Kiên). Quận Hà Tiên, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Châu và vô số đảo nhỏ khác trong vịnh Thái Lan đều thuộc tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang giáp với vịnh Thái Lan, Kampuchea, tỉnh An Giang, tỉnh Phong Dinh (Hậu Giang) và An Xuyên (Cà Mau, Minh Hải). Tỉnh Kiên Giang trước 1975 nhỏ hơn tỉnh Kiên Giang bây giờ. Kiên Giang cũ có 7 quận. Tỉnh Kiên Giang bây giờ gồm thành phố Rạch Giá, thị xă Hà Tiên và 12 huyện: An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, G̣ Quao, Ḥn Đất, Kiên Hải (đảo), Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng. Diện Tích tỉnh Kiên Giang sau năm 1975 lối 6.300 km2 với lối 1,6 triệu dân. Đó là một tỉnh quan trọng về phương diện:

Kinh tế : Dồi dào lúa gạo, thủy sản, than bùn, đá vôi Kiên Lương để làm xi măng (Xi măng Hà Tiên), nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu Hà Tiên và Phú Quốc, đồi mồi Hà Tiên, v.v.

Nhân văn : Việt, Hoa, Khmer. Nhiều người Việt ở địa phương gốc Minh Hương v́ vùng nầy do Mạc Cửu và Mạc Thên Tứ khai phá và xây dựng lên. Đa số dân ở Hà Tiên và Rạch Giá có thể nói được tiếng Việt, tiếng Hoa ở miền nam sông Dương Tử, tiếng Khmer.

Tôn giáo : Khổng Giáo, Phật Giáo Đại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa của người Khmer Krom tức Khmer Nam Bộ, đạo Thiên Chúa, Lăo Giáo, Phật Giáo Ḥa Hảo.

Lịch sử : Sự khai phá vùng Bantay Meas (Kim Thành) của Mạc Cửu, sự xâm lăng của quân Xiêm ở Hà Tiên năm 1771 và 1780 dưới triều vua Phya Tak (1), nội chiến giữa Tây Sơn và họ Nguyễn, sự truyền giáo của Pigneau de Behaine ở Ḥn Đất, cuộc tấn công Rạch Giá và sự hành quyết Nguyễn Trung Trực, v.v… Nguyễn Trung Trực không phải là người Rạch Giá nhưng ông có chiến tích kháng Pháp lừng lẫy và chết một cách oanh liệt ở Rạch Giá năm 1868. Ở Rạch Giá có trường trung học Nguyễn Trung Trực . Đ́nh làng Vĩnh Thanh Văn (nay là phường Vĩnh Thanh Văn) thờ Nguyễn Trung Trực (1835 – 1868). Hàng năm ở xă Long Kiến, Chợ Mới, An Giang có tổ chức lễ hội tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực, một trong những anh hùng ở Nam Kỳ mở đầu những trang lịch sử kháng Pháp oai hùng vào thế kỷ XIX.

Thể thao và du lịch : Lặn biển, săn cá ở Thổ Châu, thắng cảnh và mồ mả của Mạc Cửu (Mo Jiu) và Mạc Thiên Tứ (Mo Tian Shi) ở Hà Tiên, mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.

V́ Kiên Giang có một phần duyên hải trên Vịnh Thái Lan nên trong thời gian 1976 – 1989 tỉnh nầy là một trong những nơi xuất phát những cuộc vượt biên táo bạo. Người Kiên Giang hiện nay sống răi rác khắp nơi trên thế giới. Bayou La Batre, một ngư cảng của tiểu bang Alabama trên Vịnh Mexico , là nơi người Việt Nam chiếm 30% dân số. Phần lớn những người trong số nầy là người Hà Tiên và Rạch Giá. Ông Huỳnh Thọ Văn, chủ tiệm đồi mồi Lê Minh nổi tiếng ở Hà Tiên hiện sinh sống tại đây.

***

Đó là chuyện Rạch Giá. C̣n chuyện cây giá th́ sao?

Cây giá là một loại cây rừng sát như cây bần, cây đước, cây mấm, cây vẹt, v.v. Cây giá được t́m thấy nhiều ở miền duyên hải Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, hải đảo Thái b́nh Dương, nam Trung Hoa, nam Nhật Bản, bắc Úc Đại Lợi. Tên khoa học của cây giá là Excoecaria agallocha thuộc gia đ́nh Euphorbiaceae . Người Mă Lai gọi là cây buta buta . Người Ấn Độ vùng Bengal (bây giờ là Bangladesh) gọi là gewa , Người Anh gọi là milky mangrove (cây đước nhựa sữa) hay rơ hơn là cây blind-your-eye v́ cây giá có nhiều nhựa như sữa rất độc, nuốt vào miệng có thể chết và rơi vào mắt làm mù mắt.

Cây giá cao từ 15m đến 20m, lá dầy, láng và xanh tươi. Khi gần rụng, lá chuyển sang màu đỏ. Hoa đực tạo thành chuỗi dài màu vàng. Ở xa trông như những con sâu vàng trên cây. Trái tạo thành ba ô giống như trái cao su nhưng nhỏ. Mỗi ô có một hột. Gỗ cây giá trắng và mềm nên nổi trên mặt nước và chóng mục. Thường thường người ta dùng gỗ để hầm than, đóng thùng, làm diêm quẹt hay làm bột giấy. Nhựa gỗ rất độc v́ gây phỏng da khi đụng đến. Người ta dùng nhựa cây giá để thuốc cá. Thổ dân trên đảo New Guinea dùng nó làm tên tẩm thuốc độc.

Nhựa cây giá độc như vậy nhưng nơi có nhiều cây giá là nơi có mật ong ngon. Người Ấn Độ, Tích Lan ( Ceylon hay Scri Lanka) dùng nhựa cây giá đ ắ p vào ung nhọt. Có khi họ giă gừng và rễ cây giá để đắp vào vết sưng trên tay chân. Theo cách ch ữ a trị cổ truyền, người Tích Lan dùng khói của vỏ cây để trị phong hủi.

Từ độc tính của nhựa cây giá các nhà khoa học nghĩ rằng loại thảo mộc nầy phải có dược tính trị liệu đặc biệt của nó. Miền duyên hải Tamil Nadu ở Ấn Độ có nhiều cây giá. Một ngôi đền Ấn Giáo ở Chidabaram thờ cây giá như là thiêng mộc . Như vậy cây giá phải có một giá trị đặc biệt nào đó nên mới được xem là thiêng mộc. Ngày nay các nhà khoa học Nhật, Trung Hoa, Singapore, Mă Lai và Úc Đại Lợi nghiên cứu thấy chất diterpene trong nhựa và pentacyclic triterpenoids và ác xít béo trong cuống và lá cây giá có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng tế bào ung thư. Từ đó người ta hy vọng có thể dùng cây giá để trị HIV.

Nếu cuộc khảo cứu thành công th́ Rạch Giá rất tự hào về tên gọi của ḿnh.. Phong trào trồng cây giá sẽ tiến hành rầm rộ ở rừng U Minh, rừng Sát Long Thành-Bà Rịa-Vũng Tàu và miền duyên hải từ Quảng Yên đến Ninh B́nh.

 

Phạm Đ́nh Lân, F.A.B.I.

__________

(1) Phya Tak (quan huyện Tak) tức Tŕnh Quốc Anh (Cheng Kuo-Ying) là người Trung Hoa lai Xiêm, có công đánh đuổi quân Miến Điện ra khỏi Ayuthya và lên làm vua năm 1767. Ông chọn Thonburi làm thủ đô v́ Ayuthya bị tàn phá nặng nề. Năm 1771 rồi 1780 quân Xiêm tấn công Hà Tiên hai lần. Nhưng cả hai lần đều bị đẩy lui. Tướng chỉ huy cuộc xâm lăng là Thong Dung bị bại trận. Lịch sử thường ghi là Chakkri. Chakkri không phải là tên mà là một chức tước quân sự cao quư của Xiêm La. Thong Duang kéo quân về Thonburi giết Phya Tak năm 1781 và lên làm vua. Đó là Rama I, người khai sáng triều đại ngự trị ở Thái Lan bây giờ

Post ngày: 11/09/17 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 11/09/17