Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Người Hạ ở Đồng Cau

 

Trước đây, vào năm l992, chúng tôi đă có thực hiện một đề tài khoa học về "Người Đàng Hạ trên đất Khánh Hoà" chủ yếu nghiên cứu sưu tầm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và đă t́m ra một số tư
liệu đáng quư về tộc người này. Trong quá tŕnh điền dă sưu tầm. Chúng tôi đă phát hiện ra rằng không riêng ǵ huyện Vạn Ninh có người Hạ cư trú mà suốt một dải ven biển miền Trung Trung Bộ, rải rác ở các ḥn đảo, bán đảo, và một số làng người Hạ ở xen lẫn với người Kinh, cụ thể là ở thôn Đồng Cau xă Suối Tân, Huyện Diện Khánh tỉnh Khánh Hoà. Để lư giải thực tế này. Giáo sư Trần Quốc Vượng đă có một giả thuyết trong bài:"Có một giải văn hoá năm đảo ven bờ biển Đông " đăng trong tạp chí Đông Nam á. Theo Giáo Sư Trần Quốc Vượng. Người Hạ (mà Giáo sư gọi đó là người Hẹ - điều này chúng tôi sẽ giải thích sau) thuộc hệ Malayô polinêdi sống dọc theo bờ biển ở các đảo, bán đảo từ Phú Quốc đến Quăng Nam Đà Nẵng (gồm đảo Phú Quốc, đảo Phú Quư, B́nh Thuận, ḥn Cù Hin, Binh Ba - Khánh Hoà, Đảo Điệp Sơn, Bán đảo, Đầm Môn, huyện Vạn Ninh - Khánh Hoà. Hoà Vang Tỉnh B́nh Định, Cù Lao Chàm - Quảng Nam - Đà Nẵng...)

 

Như vậy, việc nghiên cứu về tộc người Hạ đă hé mở một đường hướng mới, sâu hơn và rộng hơn. Việc t́m hiểu xuất xứ nguồn gốc sinh hoạt văn hoá tinh thần và vật chất của người Hạ c̣n là một tiềm ẩn chưa giải đáp trọn vẹn. 

 

Trở lại với Thôn Đồng Cau - xă Suối Tân huyện Diên Khánh, chúng tôi được cán bộ của UB Xă đưa đến gặp người cao tuổi nhất thôn là ông Man Cà - người đang giữ một số tài liệu ruộng đất của làng từ thuở mới lập làng (văn tự chữ Hán Nôm). Ông Man Cà năm nay 75 tuổi, ông nói với chúng tôi: (trích băng ghi âm) ..."Chúng tôi không phải là người trên núi xuống chúng tôi là người Hạ, theo lời kể của ông bà th́ đời ông bà chúng tôi ở Cù Hin, Cù Ho. Trước kia cha ông cũng có tiếng nói riêng, nhưng bây giờ th́ không ai biết

 

nữa, tôi c̣n nói được và nghe được tiếng nói của dân tộc Raglay, Chăm..." và ông Man Cà đọc cho chúng tôi nghe một đoạn văn cúng Miếu làng bằng tiếng dân tộc (?) trong đó nhằm dâng lễ cho Thần Biển, Thần Núi và Bà Thiên Y A Na...Thôn người Hạ ở Đồng Cau h́nh thành cách đây hơn l00 năm, trong thư tịch cổ của làng c̣n lưu lại dấu hiệu của đời Vua Khải Định năm thứ 8. Trong tờ (l) của thư tịch cổ này có ghi như sau:
'Phê bằng - tạo khai niên tam nguyệt nhị thập nhị nhật" (Khởi tạo tháng 3 ngày 22 - Triện đóng có hai chữ Thuận Khánh nhưng không ghi năm nào)
- Cửu phẩm chánh ngạch Lê Bá Xuân
- Điển bộ nguyên thừa hương Ngô Kế - Cẩn Kư

 

Thuở ban đầu đến lập làng Đồng Cau chỉ có khoảng l2 người dân trong địa bàn của làng c̣n ghi rơ "thập nhị man đinh"...Như vậy một nghi vấn khoa học: Người Hạ ở thôn Đồng Cau xă Suối Tân trướckia đă cư trú ở những vùng bán sơn địa - Biển - Đảo chứ không phải là một nhánh của tộc người Raglay như nhiều người hiện nay nhận định. Trong bài báo: "Làng dân tộc không có buôn" của tác giả Việt Trường in trên báo Khánh Hoà Chủ Nhật ra ngày l2 - 9 - l999 đă giải thích thiếu cơ sơ khoa học và sai về Họ của người Hạ ở Đồng Cau. Tác giả viết: ‘Cả làng đều mang họ Mang từ thuở khai sinh ra Đồng Cau, ngừơi Pháp đến bắt họ làm phu khuân vác, thấy người nào cũng mang gùi sau lưng, nên đặt cho họ cải họ Mang..." Thực ra, không phải như vậy. Người Hạ ở Đồng Cau mang họ Man chứ  không phải là Mang. Theo Hán - Việt từ điển của Thiền Chửu - nhà in Hưng Long ll7 Tôn Thất Đạm - Sài G̣n - l 996 đă giải thích như sau:
 
MAN: Giống Mán ở phương Nam,
Chỉ cây mạnh để làm cân gọi là Man
Dă Man: gọi là Man

 

Điều này ta thấy đúng với nội dung ghi trong các khế ước ruộng đất của người Hạ ở Đồng Cau, v́ người Hạ không có họ nên trong các giấy tờ đất đai thời thuộc Fháp đều ghi trước tên là chữ Man thay cho họ. Trang (25) của thư tịch cổ này có ghi như sau:(tạm phiên âm)"Kết tu điền thổ bộ độ nạp tư man sách tuân hành sự hoàng sở hữu giới hạn tịnh công tư điền thổ đẳng tinh đông tây tứ cận, kê:
Đông cận ngôi hiệp sơn vi giới
Tây cận hoả xa lộ ba mươi thước tây
Dĩ hoá xa lộ vi giới
Phần măi dĩ mộc trụ vi giới
Bắc cận Văn Nhĩ phần trung dĩ mộc trụ vi giới
Đông cận lâm, hưu cận ngôi bàn hiệp sơn, tây cận Man Điền, man là, đẳng mười ba đinh phần khẩu, nam cận Lê Man là, Man Này, Man Mực, Man Trực, Man Thật, Man Lập, Man Tiến, Man Thủ, Man Kỷ...đẳng phần Tam thập đinh. Quân phần quảng nhận canh tác dĩ hạ..."

 

Hiện nay người Hạ ở thôn Đồng Cau có 73 hộ gồm 233 nhân khẩu. Nghề nghiệp chính của người dân trong thôn chủ yếu là làm ruộng, làm rẫy - không có nghề thủ công, người trong thôn đều theo lương giáo thờ cúng ông bà tổ tiên chứ không theo đạo nào khác. Cuộc sống kinh tế nh́n chung, theo thống kê của UBND xă Suối Tân th́ hộ giàu khoảng 20%, hộ trung b́nh 40%, hộ nghèo 40%. Con em trong thôn được đi học tại trường cấp l, ll của xă. Về di tích lịch sử văn hoá của người Hạ trong thôn Đồng Cau hiện có một ngôi miếu thờ tiền hiền và thờ thánh mẫu. Theo lời ông Man Cà th́ người Hạ đă nhờ người Kinh viết và trang trí Hán tự ở ngôi miếu này việc thờ cúng hiện nay không khác ǵ mấy so với lễ cúng Miếu, Đ́nh của người Kinh trong vùng. Ông Man Cà là người thường đại diện cho dân làng chủ tế miếu hàng năm, lời văn cúng được ông đọc bằng tiếng dân tộc (.) lệ cúng miếu làng thường vào rằm tháng bảy âm lịch hàng năm.

 

Để điều tra dân tộc học đơn giản, chúng tôi đă hỏi ông Man Cà về các tên gọi như 'Oray Glai", Rai", "Rayl' là những tên gọi tộc người có quan hệ gắn bó với dân tộc Raglay, nhưng ông đều lắc đầu không biết. Vậy, việc người Hạ ở thôn Đồng Cau tự nhận ḿnh là người dân tộc Raglay như từ lâu nay cần phái soát theo tinh thần khoa học nghiêm túc. Dân tộc Raglay là một dân tộc c̣n lưu giữ khá đậm nét văn hoá vật chất và tinh thần như ta đă biết. Riêng  người Hạ ở Đồng Cau th́ không có biểu hiện ǵ về đâu ấn văn hoá Raglay cả Khi trao đổi về tên gọi của người Hạ với Giáo Sư Trần Quốc Vượng, PGS - PTS Nguyễn Xuân Kính, Giáo Sư Trần Quốc Vượng gọi đó là người Hẹ, nhưng theo tôi - ở vùng Khánh Hoà trong cách phát âm, ngữ âm A thường hay bị đọc lệch thành AE, thí dụ: BA đọc thành BA-E(BE), Hạ đọc thành HA-Ẹ (Hẹ). Ở vùng thuộc Vạn Long. Vạn Thạnh huyện Vạn Ninh thường gặp cách phát âm này nhất. Ngay ở địa bàn Khánh Hoà, trước kia, người Kinh thựng gọi người Hạ là Mọi Nước (Cách gọi miệt thị hiện nay đă không c̣n tồn tại nữa) theo nhà nghiên cứu Folklore Lê Quang Nghiêm, ở đảo Phú Qúi (B́nh Thuận) người ta gọi người Hạ là người Ḥn. Như vậy cách gọi tên của tộc người Hạ ở từng vùng khác nhau vẫn có sự khu biệt, cần kiểm chứng cụ thể.
 
Việc t́m kiếm, điều tra nghiên cứu về tộc người Hạ đang được Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam thực hiện nhằm xác minh được nguồn gốc của tộc người. Sự thể hiện của văn hoá vật chất tinh thần của người Hạ và sự giao thoa văn hoá với các cộng đồng người khác trên mảnh đất miền Trung Trung Bộ - t́m được những khái niệm đó, th́ trong tương lai, bản chất cụ thể và riêng biệt của tộc người Hạ sẽ được các nhà khoa học giải đáp trọn vẹn, hi vọng là vậy.

 

 (l): xem " Văn Hoá và Xă Hội người Raglay ở Việt Nam
Phan Xuân Biên (chủ biên)
Phan An
Phan Văn Dốp
Vơ Công Nguyên
Nguyễn Văn Huệ - NXB Khoa học

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17