Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

B́nh Định Và Vơ Thuật

Con Gái B́nh Định
Đào Đức Chương  (Thếkỷ 21 No.109, May 1998)
Phụ nữ ở B́nh Định được học vơ đến nơi đến chốn để trở thành bậc cao thủ, đem tài vơ nghệ làm nên lịch sử như nữ tướng Bùi Thị Xuân người đất Tây Sơn cũ, quán làng Xuân Ḥa xă B́nh Phú quận B́nh Khê (nay là huyện Tây Sơn) th́ xưa nay chưa có người thứ hai. Nhưng con gái B́nh Định được cha mẹ cho học vơ pḥng thân, nhất là trước năm 1945, th́ hầu như cô gái nào cũng biết qua hai môn vơ căn bản:
 
Ai về B́nh Định mà coi,
Con gái B́nh Định múa roi, đi quyền (Ca dao)
 
Tuy nhiên, đôi lúc cũng có những cô gái học vơ không chỉ để pḥng thân mà muốn phát huy cái đẹp của vơ truyền thống như trường hợp Thanh Tùng, hoặc c̣n đi xa hơn, thi thố với đời, trở thành cao thủ trong làng vơ. Điển h́nh có bà Mân sống vào thời chúa Nguyễn, cô Quyền vào giữa thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20 lại có Tám Cảng.
 
Bà Mân chưa phải là nhân vật lịch sử nhưng với tài vơ nghệ, bà được dân B́nh Định ca tụng qua bài vè Chú Lía dài 1434 câu thơ lục bát và được lưu truyền khắp các tỉnh miền Nam Trung phần.
 
Theo bài vè, bà Mân ở gần vùng Truông Mây, nơi sào huyệt của một đảng cướp lớn do cha Hồ chú Nhẫn và sau có thêm chú Lía cầm đầu, nay thuộc xă Ân Đức huyện Hoài Nhơn. Một hôm hai tên Hồ, Nhẫn đem cả lực lượng hùng hậu đến bắt heo nhà bà, cả làng khiếp sợ không ai dám tiếp cứu:
 
Lân la bốn chục theo rày
Thẳng đường xuống xóm chật đầy đường quan
 
Trong tay bà chỉ có cây roi ngắn nhưng với ḷng can đảm và tự tin, bà xông ra cự địch với một đảng cướp mạnh khét tiếng trong vùng:
 
Mụ Mân độ khoảng bốn hai
Làu thông vơ nghệ ít ai sánh b́
Th́nh ĺnh chưa biết việc chi
Tiện tay mụ với tức th́ đoản côn
Bước ra thấy rơ thiệt hơn
Mụ không thèm hỏi huơ côn đánh liền.
 
Ai cũng tưởng phen này bà Mân bị nát thây v́ hai tên Hồ, Nhẫn không những vơ nghệ phi thường mà c̣n hung bạo chưa từng có. Nhưng không may cho chúng, thế vơ của bà sâu hiểm vô cùng, áp đảo được ngay đối thủ:
 
Cả ba vùng vẫy đua tranh
Mụ Mân quả thực liệt oanh ai tày
 
Chỉ mới so tài ở hiệp đầu mà bọn cướp đă bị ngọn roi thần của bà cuốn người như băo táp, chúng phải đổi từ thế công sang thế thủ rồi t́m đường tháo lui:
 
Phút thôi Hồ, Nhẫn cả hai
Đuối tay kéo chạy như bay khác nào!
 
Thân đàn bà mà đánh đuổi bọn cướp đông đảo để bảo vệ tài sản là điều hiếm có. Nhưng cũng tại huyện Hoài Nhơn c̣n một cô gái khác, trong tay chỉ có con dao mà hai lần đánh thắng cọp để cứu mẹ, mới là chuyện phi thường.
 
Trần Thị Quyền, cái tên do cha mẹ đặt gắn liền với vơ nghệ, âu đó là cái nghiệp tiền định làm nên kỳ tích mà chính cô cũng không ngờ được. Nhà nghèo, cha mất sớm, không có anh em, cô là người duy nhứt sớm hôm với người mẹ. Cô có nhan sắc, nhiều người đến xin cưới nhưng nhất mực từ chối để làm tṛn chữ hiếu.
Thường ngày hai mẹ con vào núi chặt củi đem ra chợ bán kiếm tiền nuôi thân. Một hôm cô Quyền đang chặt cây để cho mẹ gom thành bó, bỗng có một con cọp nhảy ra vồ người mẹ, bà phải lăn người mới kịp né tránh. Cô Quyền đang cầm cái rựa, thấy thế vội xông đến cứu mẹ. Nhờ có vơ nghệ và b́nh tĩnh, cô tránh được tầm nanh vuốt của mănh thú và chém trả lại nhiều nhát chính xác, cọp đau quá đành bỏ chạy.
 
Câu chuyện đánh cọp tưởng đă lăng quên theo năm tháng, không ngờ cọp luôn luôn ŕnh rập quyết báo thù. Một đêm bà mẹ có việc phải ra sân, như có linh tính, cô Quyền cầm dao theo mẹ pḥng thú dữ.
 
Th́nh ĺnh cọp nhảy bổ ra vồ hai mẹ con, cô vội kéo mẹ dạt sang một bên để tránh rồi dùng dao chống trả. Cọp được lợi thế nhờ đêm tối, c̣n cô Quyền cũng có lợi điểm đánh cọp nơi quang đăng, tiện bề công thủ. Hai bên quần thảo với nhau, cọp vồ hụt nhiều lần đâm ra mệt trở nên hung dữ, liều lĩnh lao tới, cô tràn bộ ( né tránh. Cọp đang tầm phóng chưa kịp xoay ḿnh lại, nửa phần thân sau của nó là mục tiêu ngon lành cho mũi dao của cô cắm phập vào hông cọp. Tuy bị thương nhưng cọp c̣n thừa sức quay đầu lại chồm lên, chuyển hết thần lực vào hai chân trước để trả đ̣n. Lanh như chớp, cô Quyền hoành bộ (2) rồi phóng mạnh lưỡi dao ngọt xớt vào lồng ngực nở nang của đối thủ, trước khi nhảy trái tránh cú vồ sinh tử. Khi dân làng đèn đuốc kéo đến tiếp cứu, con cọp to lớn chỉ c̣n là một cái xác giăy giụa trên vũng máu.
 
Nếu bà Mân tên tuổi sống măi trong văn học dân gian, chuyện cô Quyền giết cọp được truyền tụng trong làng vơ của tỉnh nhà th́ trường hợp của bà Tám Cảng là một bài học đáng suy ngẫm.
 
Ông Hương mục Ngạc, kế tổ của phái quyền An Vinh mà phương ngôn đă có câu truyền tụng "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh" có ba người con: Bảy Lụt là trai trưởng, kế là Tám Cảng và út nam là Chín Giác. Tuy là gái nhưng Tám Cảng có sức mạnh hơn người và ham mê vơ thuật nên được cha cưng chiều truyền dạy chu đáo. Tiếng đồn con gái ông Hương mục Ngạc mới 18 tuổi, trong tay chỉ có cây đ̣n gánh mà đánh bạt cả hàng trăm thanh niên cầm gậy bủa vây tại sân chùa Bà An Thái trong ngày lễ hội Đổ Giàn càng làm thiên hạ phục sát đất ḷ vơ của ông Hương mục Ngạc nhưng đồng thời càng không ai dám tính chuyện trăm năm với cô. Năm Tám Cảng 20 tuổi vẫn chưa được nơi nào dạm hỏi dù rất có nhan sắc. Ông Hương mục Ngạc thông cảm nỗi khổ tâm của con, tuyên bố với mọi người rằng nếu ai đánh bại được Tám Cảng th́ ông sẽ gả con gái cho mà không đ̣i hỏi một lễ vật ǵ. Có ba người đến xin đấu vơ với Tám Cảng. Người thứ nhất bị Tám Cảng cho một cú đá văng vào hàng rào. Người thứ hai, vơ nghệ khá hơn, kịt ngựa (3) nhanh nhẹn, công thủ song hành nên cầm cự được hiệp đầu, sang đến hiệp thứ hai th́ bị Tám Cảng dùng ngón gia truyền ép vào bể cạn, đánh gục. Người thứ ba là Dư Hựu (không phải tên Hựu, quân sư trong đảng cướp của Dư Đành) bị Tám Cảng đạp nhào vào hồ cá, đành bỏ ra về tầm sư học đạo. Một năm sau lại đến xin đấu, lần này Tám Cảng tung cước bị Dư Hựu tóm được chân, ném trả vào hồ cá.
 
Dư Hựu thắng. Giữ lời hứa, ông Hương mục Ngạc làm lễ vui qui cho con gái. Năm ấy Tám Cảng 22 tuổi. Nhưng cũng chỉ sống chung với nhau được ba năm. Một hôm vợ chồng lời qua tiếng lại, Tám Cảng quen thói bướng bỉnh, trả lời khinh khỉnh làm Dư Hựu điên tiết. Anh thuận tay chụp cái b́nh hoa chưng trên sập gụ ném mạnh vào mặt vợ. Nếu là người khác th́ đă nát mặt, nhưng Tám Cảng nhẹ nhàng đưa tay bắt lấy đem đặt trên bàn và mỉa mai: "B́nh xưa mà làm ngơ không bắt, để bể cũng uổng." Dư Hựu càng giận, với lấy cái chày đâm tiêu bằng đá ném mạnh vào đầu vợ. Tám Cảng cũng đưa tay chụp cười gằn giọng châm chọc: "Cái đầu mà quáng mắt lầm cái cối đâm tiêu hả?" Dư Hựu giận lắm, mất hết trí khôn, chụp con dao phay, bằng thế vơ rất lợi hại, phóng thẳng vào ngực vợ. Đường dao quá mạnh, Tám Cảng không thể chụp được, đành phải té ngửa để tránh. Con dao ngon trớn cắm phập vào vách đất ngập đến cán. Dư Hựu sực tỉnh th́ mọi việc đă xảy ra rồi, suưt nữa gây nên án mạng. Tám Cảng lồm cồm ngồi dậy, c̣n Dư Hựu bỏ chạy một mạch đến nhà cha vợ. Gặp ông Hương mục Ngạc, anh ta sụp lạy kể lại đầu đuôi câu chuyện và nhất quyết xin trả Tám Cảng mà không đ̣i hỏi một điều kiện nào.
 
Chuyện Dư Hựu trả vợ nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Nhân đó câu ca dao trên được sửa lại:
 
Ai về B́nh Định mà coi
Con gái B́nh Định cầm roi rượt chồng
 
Các bậc phụ huynh ở B́nh Định rút kinh nghiệm, thôi không dám chiều ư con gái cho học nhiều vơ nghệ nữa, sợ bị ế chồng như Tám Cảng. Họ chỉ luyện con gái vài thế vơ thủ thân, thế cũng đủ cho
đối phương kinh hồn rồi. Sau đây là một trong hàng trăm chuyện về phản ứng tự vệ của các cô gái B́nh Định.
Ai đến Tuy Phước cũng biết câu ca dao về các phiên chợ trong quận: "Chợ Huyện liệng Cây Gia, Cây Gia xa chợ Mới, chợ Mới tới chợ Dinh, chợ Dinh rinh Bồ Đề, Bồ Đề kề chợ Huyện." Phiên Huyện nhằm các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch, là phiên chợ lớn nhất của huyện nhà nhưng lại cách thị trấn Tuy Phước hơn ba cây số.
Ngày phiên, không những dân trong vùng tập trung về mà c̣n đủ mặt dân buôn từ xa đến mua gom sản phẩm địa phương và bán hàng hóa ở nơi khác mang tới. Con đường quốc lộ 1 từ huyện lỵ đến chợ Huyện người mua kẻ bán đi lại tấp nập có cả những chàng trai đi dạo chợ để t́m ư trung nhân:
 
Trai khôn t́m vợ chợ đông
Gái khôn t́m chồng giữa chốn ba quân.
(Ca dao)
 
Tuy nhiên cũng có kẻ lợi dụng đám đông để giở tṛ xằng bậy. Từ sáng, tại cổng Lư Môn có hai thanh niên ăn mặc chải chuốt, cười nói rổn rảng, chốc chốc lại trông ra đường. Nh́n dáng điệu biết ngay là dân ăn chơi từ tỉnh thành lạc đến. Trong ḍng người từ chợ về, có một thanh nữ cao lớn, bước đi chậm chạp, hai tay xách hai giỏ nặng đầy ắp thức ăn. Đợi cho cô gái rẽ vào con đường đất dẫn vào cổng làng, hai "công tử" bước tới đón đàng, buông lời chọc ghẹo và giở tṛ sàm sỡ. Nhanh như chớp, cô gái buông hai giỏ thức ăn, xoay nghiêng né tránh tầm tay của kẻ vô hạnh đang sấn tới ngực, rồi đưa tay đánh phất qua một chiêu. Bị phản ứng bất ngờ, một trong hai tên né sang bên nhưng hắn đă lầm v́ đó là hư chiêu. Cô gái thấy hắn trúng kế, thuận chân tung cước trúng thẳng vào hông làm hắn lăn xống ruộng, bùn bê bết từ đầu đến chân. Tên thứ hai mất tinh thần nhưng trước đám đông hắn tự ái liều mạng xông tới. Cô gái trong tư thế đứng ngựa (4), đón hắn bằng ngón vơ gia truyền, chiếc khăn quàng cho ấm cổ trở thành roi nhuyễn tiên quất mạnh vào mặt đối thủ làm hắn không kịp tránh cú đá song phi, lảo đảo cắm đầu xuống ruộng.
 
Thanh nữ ấy là con gái út nhà họ Đào, quan Trung nghị Đại phu Quang lộc Tự khanh người làng Vinh Thạnh, nay bà đă giữa tuổi thất tuần thường kể lại câu chuyện năm xưa lúc bà chưa lập gia đ́nh. Và ngón vơ pḥng thân ấy do ông cậu Năm Hương ở thôn Dương An nay thuộc xă Phước An huyện Tuy Phước truyền dạy cho bà lúc tuổi trăng tṛn.
 
Vào đầu thập niên một chín bảy mươi, một ngôi sao lóe sáng trên ṿm trời Vơ học B́nh Định: nữ vơ sĩ Thanh Tùng của miền sông Côn. Cô được phong vơ sĩ và được làng báo Sài G̣n tặng biệt danh "Hổ Cái Miền Trung" không phải v́ cô đă thắng trên vơ đài hoặc đă từng tranh tài cao thấp với ai; người ta chỉ thấy Thanh Tùng ở điện thờ Quang Trung trong ngày hội Đống Đa biểu diễn các bài quyền như Lăo Mai Độc Thọ hay bài roi như Tấn Nhất Ô Du với thế thủ như cản gió che mưa và thế công dồn dập như băo táp là đă đủ khiếp.
 
Xét cho cùng, điều ấy là lẽ dĩ nhiên. Thanh Tùng là con nhà vơ, đời đời nối nghiệp và thừa hưởng các ngón bí truyền của một ḍng họ cao thủ. Ông nội của Thanh Tùng là một tay roi quỉ khiếp thần kinh, người đồng thời và xứng tài với Hồ Ngạnh (1891 - 1976, kế tổ của phái roi Thuận Truyền). Thân sinh cô vẫn nối nghiệp nhà, giữ vai tṛ đứng đầu hàng vơ tại địa phương. Rồi đến Thanh Tùng, tuy là gái, cô vẫn tiếp nối thừa hưởng tinh hoa của con nhà vơ. Nhưng với bản chất kín đáo và nhũn nhặn, Thanh Tùng ngoan hiền về nhà chồng như bao cô gái B́nh Định khác, ngày ngày chăm chỉ bên chiếc máy may, nhỏ nhẹ với khách hàng. Trông dáng dấp liễu yếu đào tơ, không ai thấy ở Thanh Tùng một dấu vết ǵ về vơ nghệ, một thời nổi tiếng biểu diễn quyền roi. Chớ lầm! Khi cần tự vệ, "con người vơ" của Thanh Tùng nổi dậy. Đôi mắt hiền lành sẽ rực sáng như gươm bén và đôi tay mềm mại sẽ biến thành thanh sắt.
 
Nhưng trên hết, người đàn bà B́nh Định đáng nói hơn cả là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Vơ nghệ của bà vào bậc siêu phàm, ngang tài với các danh tướng mày râu của Tây Sơn như Nguyễn Huệ sở trường về roi, Nguyễn Lữ sáng chế và xuất sắc môn Hùng kê quyền, Vơ Văn Dũng giỏi về đao, Đặng Văn Long quán thông cả cương quyền và miên quyền, c̣n Bùi Thị Xuân không ai sánh kịp về độc kiếm và song kiếm. Tài thao lược, bà xứng là đấng nữ kiệt. Gương dũng cảm, bà đáng bậc anh thư làm cho Nguyễn Ánh khiếp sợ và căm tức. C̣n đức độ của bà, không những trong hàng ngũ Tây Sơn mến phục mà ngay cả kẻ thù cũng thầm kính nể.
 
Bà Bùi Thị Xuân có họ hàng với vua Quang Toản, nhưng về thứ bậc gia tộc lại có nhiều sách chép khác nhau: Theo tài liệu của Vương Bích Thu, viết trong giai phẩm Tây Sơn Xuân Quí Dậu (1993), trang 148, Bùi Thị Xuân là chị ruột của quan Thái sư Bùi Đắc Tuyên và là con của Bùi Đắc Kế. C̣n bà chánh cung Hoàng Hậu họ Phạm sinh ra Nguyễn Quang Toản theo Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, quyển 4, trang 204, bà này là con của Bùi Đắc Tuyên, không rơ là em cùng mẹ khác cha hay anh em thúc bá bên ngoại? Nếu vậy vua Nguyễn Quang Toản gọi Bùi Đắc Tuyên bằng cậu và Bùi Thị Xuân bằng d́. Nhưng theo sách "Những v́ sao đất nước" (truyện danh nhân lịch sử của nhiều tác giả) tập 5, trang 204, Quỳnh Cư chép "Bùi Đắc Tuyên là anh cùng cha khác mẹ với vua Cảnh Thịnh (?), là cậu Bùi Thị Xuân."
 
Nữ kiệt Bùi Thị Xuân có bốn lần đối đầu với Nguyễn Ánh sau là vua Gia Long. Lần thứ nhất vào mùa hạ năm 1797, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bản dịch, tập 2, trang 261 có chép, tóm lược như sau:
 
Nguyễn Ánh đem binh thuyền đánh Thị Nại, rồi đích thân đem hơn 100 chiếc thuyền ra đánh cửa Đà Nẵng nhưng v́ Trương Phúc Luật không tiếp tế thuyền lương thực kịp thời v́ bị gió ngược, trong quân chỉ c̣n năm ngày lương nên vua tạm đem quân về Gia Định và cố nhiên không thể lấy mạnh yếu mà luận. Đó là lời biện bạch của sứ thần nhà Nguyễn, nhưng theo Quỳnh Cư th́ ban đầu Nguyễn Ánh định đem quân đánh Thị Nại, nhân lúc triều đ́nh Phú Xuân chia rẽ nội bộ (phe Bùi Đắc Tuyên bị phe Vơ Văn Dũng sát hại) nắm bắt thời cơ, đích thân ông đem binh thuyền ra đánh Đà Nẵng, nơi Bùi Thị Xuân đang trấn nhậm, với ư định phá tan căn cứ quan trọng nằm sát nách kinh đô Phú Xuân. Nhưng đội thám mă Tây Sơn từ Bản Tân (5) đă kịp thời báo về Tổng hành dinh của bà về cuộc hành quân bất thần của Nguyễn Ánh. Nhân có chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh hối thúc bà hồi triều để dàn xếp nội bộ, tương kế tựu kế, Bùi Thị Xuân phao tin ba ngày nữa sẽ kéo đại binh về Phú Xuân, cốt làm kiêu ḷng giặc. Quân Nguyễn hăm hở tiến tới thành Quảng Nam nhưng đă bị 5000 quân của Bùi Thị Xuân phục đánh đúng chỗ. Trận ấy, may cho Nguyễn Ánh đi đoạn hậu nên thoát chết. Thua cả tài lẫn trí đàn bà, Nguyễn Ánh vừa thẹn vừa tức, thu tàn quân về Gia Định, giấu nhẹm việc bại trận, nại cớ hết lương phải rút quân.
 
Lần thứ hai Nguyễn Ánh đụng độ với Bùi Thị Xuân tại mặt trận Trấn Ninh (6). Theo hai bộ chính sử của Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn, quân Tây Sơn cả thủy bộ gồm ba vạn, chia làm ba đạo tấn công.
 
Tháng 12 năm Tân Dậu (tháng 1-1802) quân Tây Sơn vượt sông Linh Giang (sông Gianh), lực lượng tiền phương quân Nguyễn đang đóng ở đây do các Tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương và Đặng Trần Thường chỉ huy, phải lui binh về Đồng Hới. Được tin cấp báo, Nguyễn Ánh thân chinh đem cả đại binh ra tiếp ứng, sai Phạm Văn Nhân và Đặng Trần Thường giữ mặt bộ, giao Nguyễn Văn Trương giữ mặt biển.
Ngày mùng Một tết Nhâm Tuất (3-2-1802) Nguyễn Quang Thùy tiến đánh lũy Trấn Ninh bị hỏa lực của quân Nguyễn cầm chân lại. Bùi Thị Xuân lănh chức Đại tướng đem 5000 quân bản bộ tấn công lũy Đồng Hới, địch quân bắn ra như cát văi nhưng cờ lệnh của bà vẫn chúc hẳn xuống, dấu hiệu quyết chiến không lùi. Đang chiến đấu anh dũng, vua Cảnh Thịnh ra lệnh lui binh, bà không chịu, vua phải nghe theo. Suốt ngày hôm ấy bà ngồi trên bành voi xông xáo trận tiền đôn đốc binh sĩ; tuy thế trận chưa nghiêng hẳn bên nào nhưng Nguyễn Ánh đă núng thế, định tháo lui.
 
Bỗng nghe tin thủy quân Tây Sơn ở cửa Nhật Lệ bị Nguyễn Văn Trương phá tan lại thêm tướng Nguyễn Văn Kiên ra hàng địch làm cho vua Cảnh Thịnh và các tướng tá nản ḷng. Trước t́nh thế ấy bà vẫn quyết chiến, sai một đội quân đến điền khuyết bọn làm phản rồi giành lấy dùi trống thúc quân liên hồi. Được lệnh xung phong quân của bà ào ạt trèo tường chiếm thành. Thế trận này nếu kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ nữa, bà hạ được thành Trấn Ninh rồi, Nguyễn Ánh và tướng tá hoảng hốt liền sai thủy quân liều chết vượt sông đánh bọc hậu để chia lực lượng, ḥng giảm bớt mũi nhọn tấn công của Tây Sơn, ngơ hầu mở đường máu thoát thân. Nhưng Nguyễn Quang Thùy nhát gan, thấy thủy quân của Nguyễn Ánh ở mặt sau đánh tới, sợ bị vây, vội rút quân. Một lúc sau Bùi Thị Xuân mới biết trên mặt trận chỉ c̣n quân dưới quyền bà đang đơn độc chiến đấu, các cánh quân khác đă hỗn loạn tháo chạy. Bà vẫn b́nh tĩnh giữ vững hàng ngũ, bảo vệ vua Cảnh Thịnh rút lui an toàn.
Lần thứ ba, Nguyễn Ánh đối diện với Bùi Thị Xuân khi bà cùng gia đ́nh bị quân Nguyễn bắt ở huyện Thanh Chương, Nghệ An và giải về Phú Xuân. Sự kiện này có nhiều sách kể lại nhưng chi tiết lại khác nhau đôi chút. Nếu theo hai tài liệu của Vương Bích Thu và Quách Giao viết trong Giai phẩm Tây Sơn Xuân Quí Dậu (1993) và Xuân Ất Hợi (1995) th́ lời đối đáp giữa Nguyễn Ánh và Bùi Thị Xuân như sau:
Khi quân hầu dẫn Bùi Thị Xuân vào, Nguyễn Ánh với giọng tự đắc hỏi:
 
"Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?"
Bùi Thị Xuân ung dung đáp:
 
"Nói về tài ba, tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. C̣n nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém như ao trời nước vũng. C̣n về đức độ, tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế như đă đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. C̣n nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đă hết ḷng v́ chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người khác, tức là khuyến khích tôi ḿnh trung với ḿnh. Chỗ hơn kém cũng rơ ràng ban ngày và đêm tối. Nếu tiên đế ta đừng thừa vong sớm, dễ ǵ nhà ngươi trở lại đất nước này."
 
Nguyễn Ánh cười gằn:
 
"Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?"
 
Bùi Thị Xuân đáp:
 
"Nếu có thêm một nhi nữ như ta th́ cửa Nhật Lệ không dễ ǵ mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không dễ lạnh th́ nhà ngươi cũng khó đặt chân lên đất Bắc Hà."
 
Nguyễn Ánh nén giận hỏi với giọng mỉa mai:
 
"Ngươi có muốn ta ân xá không?"
 
Bùi Thị Xuân đáp:
 
"Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ ḿnh trước một kẻ tiểu nhân đắc thế!"
 
Nguyễn Ánh căm gan, dằn từng tiếng:
 
"Không chịu nhục. Ta sẽ làm cho ngươi biết nhục..."
 
Lần thứ tư, vua Gia Long lại đối đầu với bà Bùi Thị Xuân tại pháp trường.
 
Trước đó, Nguyễn Ánh gặp Bùi Thị Xuân ba lần đều lănh ba vố thua đau. Lần một, đấu trí thua tài, lần hai đấu lực thua dũng, lần ba đấu khẩu thua lư. V́ thế, sau Quang Toản, Bùi Thị Xuân là kẻ thù số một của Gia Long, nhà vua dành cho gia đ́nh bà cực h́nh thảm khốc nhất và đích thân chứng kiến cuộc hành quyết này. Gia Long hả hê nghĩ rằng phen này bà phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác lẫn tinh thần, dù có gan đồng da sắt cũng không thể cầm được nước mắt. Thế nhưng Gia Long lại một lần nữa thua cuộc.
 
Theo tài liệu của Giáo sĩ De la Bissachère viết năm 1807 (7) do một người thân tín đă chứng kiến rồi tường thuật lại, tại pháp trường hôm ấy, dân chúng khắp kinh thành Phú Xuân được huy động đến xem đông nghẹt. Trên khán đài các quan và khách ngoại quốc đă tề tựu đông đủ, khi kiệu nhà vua đến nhiều phát đại bác nổ vang làm tăng thêm uy nghi của ngày lễ hiến phù. Kế bên khán đài là cḥi phát thanh cao lêu nghêu vang lên bài chiếu của Gia Long, nghe câu được câu không:
 
"V́ chín đời mà trả thù... Chợt nửa chừng gặp lúc gian truân, để ngoan dân gây nên biến loạn... Chống giặc bắt xong tội nhân được hết... Yết tế thái miếu, làm lễ hiến phù... Phanh xác tán xương, trả thù miếu xă, rửa hận thần dân..." (8)
 
Tiếng loa vừa dứt, một hồi thanh la vang lên báo hiệu giờ phút thi hành án bắt đầu. Hàng vạn người như nín thở, mắt đăm đăm nh́n mẹ con bà Bùi Thị Xuân, không khí nghiêm trọng bao trùm cả pháp trường. Từ xa, một thớt voi to lớn, đen đủi, lù lù tiến tới tử tù theo lệnh của quản tượng. Cô con gái của bà mới 18 tuổi xuân, bị lột hết quần áo đang co ro trong thân thể tiều tụy, bỗng nàng hét lên thất thanh rồi toàn thân biến sắc trắng bệch như một bóng ma, quay lại cầu cứu mẹ.
 
Bà Bùi Thị Xuân nén xúc động, nghiêm nét mặt nói với con lần cuối: "Con gái của mẹ, con không được làm thế, phải chết anh dũng để xứng đáng là con nhà tướng Tây Sơn. Mẹ đây c̣n làm thế nào cứu con được!"
Con voi hung hăn dùng ṿi quấn chặt cô gái, đu đưa lấy trớn tung mạnh nạn nhân lên cao rồi nhảy bổ lên dùng ngà hứng lấy và lại tung lên lần nữa, cao hơn lần trước. Lần này cô gái rơi xuống đất chỉ c̣n là một cái xác mềm nhũn bê bết máu. Bây giờ voi dùng chân trước chà đạp lên xác nạn nhân cho đến khi nát bấy thành đống bùn màu đỏ.
 
Đến lượt Bùi Thị Xuân, bọn đao phủ mới phát hiện trong lớp áo quần bà đă quấn chặt thân thể bằng lụa để tránh sự lơa lồ khi bị voi giày. Chúng định tháo gỡ nhưng không kịp nữa rồi v́ con voi đang hăng máu xồng xộc chạy tới toan làm phận sự như lần trước. Bà vẫn đứng b́nh thản, nét mặt không hề biến sắc, đợi voi đến gần bỗng thét lên một tiếng thật lớn, nhái theo khẩu lệnh dùng để nạt những con voi bướng bỉnh. Voi giật ḿnh lùi bước rồi cong ṿi quay đầu lại.
 
Một sự kiện bất ngờ! Dân chúng lại càng thán phục người nữ tướng Tây Sơn trước cái chết vẫn c̣n biết tiên liệu và vẫn c̣n oai quyền khiến voi dữ cũng phải khiếp sợ. Gia Long ngự trên khán đài đang hí hửng bỗng sầm mặt lại khiến viên Đề Đốc chỉ huy cuộc hành h́nh tái mặt, run lập cập, truyền loa giục đao phủ thi hành án lệnh gấp. Viên quản tượng hốt hoảng dùng cây sào nhọn đâm vào miệng voi và quát to bảo bà phải qú xuống cho voi khỏi sợ. C̣n bọn giáp sĩ cũng vội vàng bắn hỏa pháo vào đít voi, buộc nó phải tiến tới phía tội nhân. Con voi bị kích thích cùng cực trở nên hung tợn và như điên dại, chạy bổ tới vội vă quấn lấy bà, tung lên cao rồi cong đuôi chạy quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hăi, làm hàng vạn người hoảng hốt theo.
 
Về cái chết của bà, giáo sĩ Bissachère c̣n cho biết trong đám vua quan Tây Sơn bị Gia Long hành h́nh tại Phú Xuân chỉ có ba người gồm em vua Quang Toản (9), quan Thiếu Phó Trần Quang Diệu và vợ là nữ Đại tướng Bùi Thị Xuân là vẫn b́nh thản, mặt không biến sắc trong lúc bị hành h́nh.
 
Ông Nguyễn Huyền Anh, trong Việt Nam Danh Nhân từ điển, đă nhận xét về bà: "Có tài binh bị, bà thường ṭng chinh chống địch, lập được nhiều chiến công. Là một nữ tướng rất dũng cảm và có độ lượng, bà không bao giờ giết những quân đă chạy hay đầu hàng."
 
Trong Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam có bài thơ vịnh bà:
 
Vận nước đang xoay chuyển
Quần thoa cũng vẫy vùng
Liều thân lo cứu chúa
Công trận quyết thay chồng
Khảng khái khi lâm nạn
Kiên trinh lúc khốn cùng
Ngàn thu gương nữ kiệt
Gương sáng hăy soi chung
 
Ông Nguyễn Bá Huân (1848-1899), một danh sĩ B́nh Định có chân trong phong trào Cần Vương của tỉnh nhà, chuyên nghiên cứu sử Tây Sơn để viết liệt truyện qua các tác phẩm như Tây Sơn tiếm long lực, Cân quắc anh hùng truyện, Tây Sơn danh tướng chinh nam truyện... Ông c̣n để lại bài thơ vịnh Bùi Thị Xuân (Vịnh phu nhân Bùi Thị Xuân)
 
Cân quắc do tư báo quốc cừu
Khả liên di hận phó đông lưu
Dạ lan mỗi độc Tây Sơn sử
Phảng phất phương dung hiện án đầu
Việt Thao dịch:
 
Phận gái lo tṛn chuyện nước non
Thương thay mối hận chảy về đông
Đêm khuya lần đọc Tây Sơn sử
Phảng phất dung nhan trước án c̣n
 
Và trên vùng đất quê hương của bà, miền sông Côn, người đời sauc ó bài thơ hết lời ca tụng, rất phổ biến:
 
Xưa nay khăn yếm vượt mày râu,
Bùi Thị phu nhân đứng bậc đầu.
Chém tướng, chặt cờ, khoe kiếm sắc,
Vào thần, ra quỷ, tỏ mưu sâu.
Quên nhà, nợ nước, đem toan trước,
V́ nước, thù nhà, để tính sau.
Tài đức ngh́n thu c̣n nức tiếng,
Non c̣n chảy ngọc biết v́ đâu?
 
Với tài đức và gương dũng cảm ấy, anh thư Bùi Thị Xuân đáng đứng riêng một danh sách và vượt hẳn các nhân vật nữ ở B́nh Định đă nêu trên.
 
Chú thích:
1. Tràn bộ: xê dịch nhanh sang bên trái hay bên phải để tránh đ̣n của đối thủ.
2. Hoành bộ: quay ngược trở lại để tấn công vào chỗ sơ hở của đối thủ.
3. Kịt ngựa: thế vơ tiến thẳng tới hoặc tiến sang bên phải, bên trái của đối thủ mà bàn chân không rời mặt đất.
4. Đứng ngựa: thế đứng mà bắp đùi song song với mặt đất để bảo vệ phần hạ bộ.
5. Bản Tân: tức Bến Ván, tên của bến sông Trầu ở làng An Tân phía namcửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam.
6. Trấn Ninh: thuộc xă Trấn Ninh, sau đổi là Phù Ninh, huyện Phong Lộc phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng B́nh.
7. Theo Thiên Nam nhân vật chí bà Bùi Thị Xuân bị xử lăng tŕ. Các sách sau này viết về cái chết của bà đều dựa vào một trong hai thuyết ấy.
8. Theo tài liệu của Quỳnh Cư trong Những v́ sao đất nước, tập 5, trang 228.
9. Vua Nguyễn Quang Toản có bốn người em: Quang Thùy tự tử ở ngoài Bắc, c̣n Quang Bàn, Quang Duy và Quang Thiệu cùng bị bắt với vua anh và bị đóng cũi giải về Phú Xuân chịu cảnh gia h́nh.

Bài Đọc Thêm

Đánh gậy : Môn vơ truyền thống
Phan Quỳnh


Nhà vơ xưa cho rằng gậy là tiền thân của các loại binh khí cầm tay cổ điển khác. Gậy vót nhọn có thể trở thành dáo, lao hay ngọn bút v.v... Gậy c̣n được gọi là Roi, Hèo, Trượng, Tiên, hay Côn ... và có nhiều loại dài ngắn khác nhau . Gậy dài được gọi là Gậy Bẩy hay Trung B́nh Tiên, dài bẩy thước ta (khoảng 2,80 mét); gậy ngắn có tên là Gậy Ba dài ba thước ta (khoảng 1,20 mét) tiết diện tṛn. Gậy ngắn tiết diện vuông hay chữ nhật được gọi là tay thước hay giản. (Đôi khi giản có tiết diện lục giác và cán cầm). Nhiều ḷ vơ xưa thực dụng hơn, không phân chia gậy, côn theo thước tấc như trên mà linh động căn cứ vào tầm vóc lớn nhỏ của từng người xử dụng, căn cứ vào chiều cao từng vơ sinh để phân chia gậy ra nhiều loại dài ngắn với những tên khác nhau như Trường Côn, Tề Mi Côn, Trung Côn, hay Đoản Côn. Đoản côn có chiều dài từ bả vai hay nách xuống tới đầu ngón tay người xử dụng duỗi thẳng. Trung côn dài từ mặt đất chân đứng thẳng đến ngực người xử dụng. Tề mi côn dài từ mặt đất đến ngang tầm mi mắt. Trường côn dài nhất, từ mặt đất tới đầu ngón tay với thẳng của người xử dụng (được gọi là "dài một đầu một với") . Do đó Tề Mi Côn của người này có thể là Trung Côn của người khác.
Đánh gậy là môn vơ chiến đấu và cũng là môn thể thao được h́nh thành rất sớm ở nước ta . Truyền thuyết Phủ Đổng Thiên Vương nói lên gậy đă được xử dụng nhiều và phổ biến từ hồi đầu thuở các vua Hùng dựng nước. Cậu bé đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi sắt. Chưa hết, roi sắt bị gẫy, cậu bé dũng sĩ anh hùng làng Gióng đă nhổ từng khóm tre ngà làm roi quay tít hàng trăm ṿng rồi quất mạnh xuống đầu giặc :
Đứa th́ sứt mũi sứt tai,
Đứa th́ chết nhóc v́ gai tre ngà.
(Bài ca Hội Gióng)
Truyền thuyết cho biết thêm theo Thánh Gióng đi đánh giặc c̣n có ông Đường Ghềnh (Trung Mầu, Gia Lâm) cầm vồ đập đất, có đoàn trẻ chăn trâu Hội Xá (Gia Lâm) cầm roi, cầm khăng, có người câu cá vác cần câu đuổi giặc.
Gậy đă gắn liền vào sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên chúng ta . Gia đ́nh nào trước đây cũng có cái gậy dựng ở góc nhà. Cái then cài cửa, cái cán cuốc, cán xẻng, cái mái chèo thuyền, cái bắp cầy, đ̣n gánh, cần câu, v.v. ... lúc biến cũng dễ dàng trở thành cây gậy ngừa pḥng bất trắc. Tới dịp hội hè đ́nh đám, đánh gậy là môn thể thao được thanh niên trai tráng trong làng đua nhau thi sức , trổ tài . Họ lập ra những phường hội để tập dượt, để giúp nhau trau dồi tài nghệ, tinh luyện về môn đánh gậy . Tác giả Toan Ánh nói về ngày hội thi đấu trung b́nh tiên xưa như sau :
" Thường tại các hội quê, khi có đấu trung b́nh tiên dân làng đều có treo giải như giải đánh vật hoặc giải bơi thuyền hoặc như nhiều cuộc vui xuân khác vậy. Các vơ sĩ dự cuộc đấu roi, v́ giải thưởng th́ ít, v́ tinh thần thượng vơ, nhất là v́ danh dự của từng ḷ roi th́ nhiều. Hai tiếng ḷ roi để chỉ những tay chơi trung b́nh tiên xuất thân ở một xă nào, hoặc ở một nhóm nào, có người huấn luyện chỉ dẫn.
"Đánh trung b́nh tiên, đánh tay đôi, ai đánh trúng địch thủ vào những chỗ hiểm và đánh trúng nhiều được coi là thắng.
"Trong cuộc đấu, chiếc gậy thường được bịt giẻ ở đầu để tránh sự nguy hiểm cho các đấu thủ. Đầu bịt giẻ, được nhúng vào nước vôi trắng, để một khi địch thủ nào đánh trúng đối phương sẽ có dấu vết để lại. Vết vôi ở người mỗi địch thủ giúp cho ban giám khảo xét định hơn thua. Trận đấu gồm nhiều hợp và mỗi hợp tính theo những động tác của các đối thủ". (
Năm 1258, quân Nguyên lần thứ nhất sang xâm lược Đại Việt. Khi đă chiếm được Thăng Long, bọn giặc xua quân đi càn quét, cướp phá các vùng lân cận. Tới Cổ Sở (nay là Yên Sở phía tây ngoại thành Hà Nội) , giặc bị nhân dân trong vùng dùng gậy, dùng dáo đánh cho thua to . Nói về trận đánh này, sử cũ đă ghi :" Đời Nguyên Phong (Trần Thái Tông), quân Thoát Hoan vào cướp, khi đến xă Cổ Sở ngựa không tiến được , người trong xă chống phá được giặc".
Sử cũ cũng ghi :"Năm Mậu Tuất (1298) (đời Trần Anh Tông), mùa thu tháng tám thi đấu gậy ". Tuy sử không thuật rơ thể thức thi đấu thế nào, song cuộc thi được kể là ở triều Trần, diễn ra sau khi đất nước đă ba lần đánh thắng giặc Mông Cổ và cuộc thi đấu có ư nghĩa khuyến khích quân sĩ và nhân dân trong nước mài sắc cảnh giác, luôn luôn tập luyện sẵn sàng đứng lên chiến đấu đập tan mọi cuộc ngoại xâm. Một sự kiện cũng liên quan đến đánh gậy đă được Đại Việt Sử Kư Toàn Thư ghi chép : Quí Hợi, [Đại Khánh] năm thứ 10 [1323] , mùa thu, tháng 8, ngày 22, vua ngự đến nhà Thái Học. Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi Thái Học sinh, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ, làm quân lại quân Thiên đinh, đến khi thi đánh gậy, [Mặc] lại đỗ cao (2) .
Đánh gậy là một môn vơ truyền thống của dân tộc đă được nhiều người ngưỡng mộ và tập luyện. Không những thanh niên trai tráng tập luyện mà ngay cả nữ giới cũng trau dồi kỹ thuật chiến đấu này :
Ai vô B́nh Định mà coi,
Đàn bà cũng biết cầm roi đi quờn (quyền).
(Ca dao)
Tháng 11 năm Mậu Thân 1788 quân Măn Thanh xâm chiếm Thăng Long, Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ, sau khi đăng quang tại Phú Xuân (Huế), vội kéo đại binh thần tốc đi Bắc phạt. Tới Nghệ An, nhà vua dừng lại đây vài ngày để mộ thêm quân và nhanh chóng tuyển dụng được trăm ngàn tân binh. Theo truyền thuyết vùng Thanh Nghệ, cả cánh rừng tre rộng lớn nơi đây đă được nhà vua trưng dụng để lấy tre làm binh khí, làm quân dụng cho đoàn tân binh nghĩa quân này. Điều đó nói lên gậy tre vót nhọn có lẽ là binh khí chủ yếu của đoàn tân nghĩa binh, bởi với thời gian ngắn ngủi kỷ lục không dễ rèn đúc đủ binh khí bằng sắt thép trang bị cho cả trăm ngàn quân.
Tới thế kỷ 19, vơ gậy ở nước ta đă được phát huy tới tŕnh độ cao. Gậy dùng để tập và thi lúc này ngoài gậy tre c̣n có hai loại nữa là sắt và gỗ. Gậy sắt theo qui định có loại dài hơn 6 thước 3 tấc ta (khoảng 1,50 mét) và nặng tới 40 cân ta ( khoảng 25 kg); c̣n gậy gỗ dài 6 thước 5 tấc với chu vi 2 tấc 6 phân. Việc thi gậy thời này có hai môn : múa và đấu. Múa gậy để biểu diễn tài khéo léo và sức mạnh. Đấu gậy để thẩm định kỹ thuật chính xác, dũng mănh và linh hoạt cần thiết cho chiến đấu.
Thể thức thi Hội, ngoài các môn vơ bắt buộc phải thi khác, riêng môn đấu gậy đầu thế kỷ 19 sử sách có nói rơ : "Thi đấu côn gỗ cứ một người thi đấu với hai người, người nào thắng luôn cả hai là hạng ưu; thắng một người và ngang sức (ḥa) một người là hạng b́nh ; thắng một người và kém (thua) một người hoặc ngang sức hai người là hạng thứ ; không thắng là hạng liệt ". Rơ ràng đây là môn đấu đ̣i hỏi người thi phải có tài năng, sức lực, dũng cảm, và mưu trí. Đó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Cử Nhân Vơ.
C̣n đấu gậy trong thi Đ́nh th́ mức độ yêu cầu cao hơn. Một người phải đấu với năm người, thắng cả mới được là ưu; nếu chỉ thắng bốn ngang sức một hay thắng ba ngang sức hai là b́nh. C̣n thắng hai ngang sức ba hoặc thắng một ngang sức bốn là thứ ; không thắng là liệt. Đó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Tiến Sĩ Vơ.
Song dù thi Hội hay thi Đ́nh, người thi đều phải qua cuộc thử sức bằng môn múa hai loại gậy gỗ và sắt. Yêu cầu múa phải nhanh, mạnh, khéo, gọn, ... , gậy múa phải quay tít trên cao và bao kín quanh ḿnh, không trống không hở.
Chàng Lía, một dũng sĩ đất Qui Nhơn B́nh Định nổi lên chống bất công của triều đ́nh nhà Nguyễn, có tài đánh gậy rất khéo léo , tinh vi :
Đường côn trọn vẹn trăm bề,
Múa như giông tố tiếng nghe vù vù .
( Vè chàng Lía )
Khi quân Pháp nổ súng tấn công cướp thành Gia Định năm 1859, nhân dân Nam Bộ đứng lên dùng gậy tầm vông xông ra chống giặc Pháp cứu nước. Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân dưới trướng chủ tướng Trương Định đă được cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu ca ngợi trong bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " nổi tiếng :
Ngoài cật có một manh áo vải,
Trong tay cầm một ngọn tầm vông.
Các thế vơ gậy cổ truyền với những đ̣n miếng lợi hại mỗi địa phương trên đất nước, mỗi ḷ vơ xưa có những đặc tính khác nhau . Có ḷ vơ thích xử dụng gậy dài, có ḷ chỉ chuyên luyện gậy ngắn.
Về kỹ thuật cầm gậy, cầm côn, thường dùng cả hai tay nhưng cũng có thể xử dụng một tay cho gậy ngắn, và có nhiều lối nắm cầm gậy khác nhau tùy theo thế vơ hay đấu trường. Thông thường có hai lối cầm gậy dài : Nhật nguyệt áp chưởng và Long trảo hộ châu . Nhật nguyệt áp chưởng là lối cầm gậy hai tay đối nhau hai bên , tay trong tay ngoài nắm chặt gậy nằm gọn ở giữa hai ḷng bàn tay. Long trảo hộ châu là lối cầm gậy bằng mười đầu móng tay và cả hai tay đều cùng ở một phía gậy .
Để tạm kết thúc, xin đơn cử hai bài vơ gậy cổ truyền, một bài về gậy dài, bài "Lữ Vọng Tâm Côn" và một bài về gậy ngắn, bài "Hoàng Kim Giản Pháp".
I/ Lữ Vọng Tâm Côn
Thượng tŕnh thọ thế lưỡng biên khai ,
Tam tấn xà thương nhất điểm lai ,
Bảo tử kinh xa hồi tọa mă ,
Kinh châu hổ cứ trấn Trung sơn ,
Điểm thủy phong đao phi chiếc dực .
Thạch bàn Lữ Vọng tọa lư ngư , (2)
Phi khứ phi lai biên quơ thảo ,
Đàng địa phi xa luyện trung thiên .
II/ Hoàng Kim Giản Pháp
B́nh thân lập thế ,
Lưỡng long thủ châu ,
Khuynh thân bái tổ ,
Thiềm thử vọng nguyệt ,
Kim giản bạt sơn ,
Tiềm tàng long hổ ,
Phượng vũ xuyên lâm ,
Phi giao đoạt ngọc ,
Mănh sư trấn động ,
Cuồng phong tảo diệp nhất,
Cuồng phong tảo diệp nh́,
Tiềm tàng long hổ ,
Phượng vũ xuyên lâm ,
Phi giao đoạt ngọc ,
Mănh sư trấn động ,
Cuồng phong tảo diệp ,
Tiềm tàng long hổ ,
Lăo tiều quải sơn ,
Thiềm thử vọng nguyệt ,
Lăo tiều quải sơn ,
Vân gia hồi giản ,
Đoạt mệnh kim giản ,
Khuynh thân bái tổ . /.
Phan Quỳnh.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toan Ánh, Nếp cũ . Hội hè đ́nh đám. Saigon, Sao Mai xb, 1974, trang 278.
Đai Việt Sử Kư Toàn Thư, mộc bản khắc năm Chính Ḥa thứ 18, tập II.
Có nơi đọc là " Thạch bàn lưỡng vọng tọa lư ngư ".

Tríh từ: http://www.vovinamcanada.org/thuvien/thvothuat/dg.html

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17