Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 
Khánh Ḥa

Diện tích: 5.217,6 km²
Dân số: 1.167,7 ngh́n người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang
Các huyện, thị:
-Thành phố: Cam Ranh
-Thị xă: Ninh Hoà.
- Huyện:Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, Cam Lâm.
Dân tộc: Việt (Kinh), Ra Glai, Hoa, Cơ Ho... 
  


 

Điều kiện tự nhiên

Khánh Ḥa là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận.

 
Địa h́nh Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo.
 
                              Thành phố Nha Trang
                                 Biển Nha Trang

Khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung b́nh năm 26,
5ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Nha Trang là một thành phố biển nằm trên đường quốc lộ số 1A. Bờ biển Khánh Ḥa dài 200km, với trên 200 đảo lớn nhỏ, băi cát trắng và nước biển trong xanh đă thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Băi biển này nắng quanh năm và bầu trời luôn trong xanh, mầu xanh Địa Trung Hải. 

Đại Lănh - Văn Phong - Nha Trang là một bờ biển dài với nhiều băi biển đẹp kéo dài từ Đại Lănh qua Nha Trang, Ninh Trữ tới Cà Ná (Ninh Thuận). Những băi biển này chắc chắn sẽ tạo ra những ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch.

 
Sản xuất nông-công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá xa bờ. Khánh Ḥa có nhiều tài nguyên, trong đó nổi tiếng là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm...) và đặc biệt là yến sào. Khánh Ḥa có 5 suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống.
 

 

 
                  Suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang
                           Lễ hội tháp Bà Pô Nagar

Giao thông 

Nha Trang cách Phan Rang 105km, cách Buôn Ma Thuột 190km, cách Đà Lạt 215km, cách Qui Nhơn 238km, cách thành phố Hồ Chí Minh 445km và Hà Nội 1.450km.

Khánh Ḥa có nhiều cảng biển trong đó cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Ḥa. Nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Ḥa với các tỉnh miền Nam và miền Bắc; quốc lộ 26 nối Khánh Ḥa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.

Thành phố Nha Trang

Diện tích: 251km2
Dân số: 362 ngàn người (2008) 

 

Thành phố Nha Trang nằm trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xă, phường.

Thành phố Nha Trang

                                Tháp Bà Ponagar

Phía Bắc sông Cái gồm các xă Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ.

Phía Nam sông Cửa Bé là xă Phước Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Ḅ" và một vùng lư tưởng cho du lịch trong tương lai là rừng dừa sông Lô. 

Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hoà, Tân Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xă ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.


Nha Trang có 19 ḥn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Ḥn Tre rộng 36km2nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. 

Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.278km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. 

Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường day nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đă biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ. 

Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào. Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang. 

 

Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Ḥn Chồng, Ḥn Đỏ, Đảo Yến, Ḥn Nội, Ḥn Ngoại, Ḥn Miếu, Ḥn Tre, Ḥn Tằm, Ḥn Mun, Ḥn Lao, Ḥn Thị, Sông Lô, băi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự  Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao...

 


 

 
               Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà                                      Ḥn Tằm
Vịnh Nha Trang là một trong số 29 vịnh trên thế giới được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7/2003. Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam được xếp vào hàng danh dự này. 


 

Thành phố Cam Ranh

Diện tích: 690 km2
Dân số: 202.224 người
Mật độ: 
293 người/km2 

 


Toạ lạc ở vị trí địa đầu phía nam của tỉnh, bắc giáp Nha Trang và Diên Khánh, phía tây giáp huyện Khánh Sơn, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía đông là bán đảo Cam Ranh tạo nên vịnh Cam Ranh nổi tiếng (dài 20km, chỗ rộng nhất 10km, sâu trung b́nh 18,2m, sâu nhất 30m, cửa vịnh thông ra biển rộng 3km, có đảo B́nh Ba án ngữ nên vừa kín gió vừa êm sóng), có thể sánh ngang với vịnh Sanfrancisco của Mỹ và vịnh Rio de Janeiro của Brazil. 

Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xă là 690km2, dân số là 202.224 người, mật độ b́nh quân 293 người/km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cảng. 

Trung tâm của thị xă là Ba Ng̣i với cảng Đá Bạc (hay c̣n gọi là cảng Ba Ng̣i) là thương cảng nằm trong vịnh Cam Ranh, cửa ngơ xuất khẩu muối của Cam Ranh và tỉnh Ninh Thuận. Phường Ba Ng̣i nằm ngay quốc lộ 1A và ngă ba tỉnh lộ 9 đi Khánh Sơn, cách Nha Trang 65km về phía bắc, cách Phan Rang 40km về phía nam. 

Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Ḥn Rồng, Ḥn Qui, núi Cam Linh, hồ Cam Ranh, Băi Dài  và cũng có nhiều di tích quan trọng như đền thờ ông Tướng không đầu, nhà tù Cam Ranh, đồng Bà Th́n, di tích lịch sử đồn VIGIE (Cam B́nh), Ao Hồ... 

Sản vật của Cam Ranh xưa nay nổi tiếng như: ṣ huyết Thuỷ triều, tôm hùm B́nh Ba, hàu Trà Long, ốc tai tượng, muối Cam Ranh, nhựa thông, xoài Thanh Ca... Khoáng sản có sa khoáng Imenhit, thạch anh... nhưng nổi tiếng nhất là cát thuỷ tinh Thuỷ Triều, là nguyên liệu lư tưởng cho công nghiệp chế biến thuỷ tinh pha lê, kính quang học. 

Đường xe lửa xuyên Việt đi qua ga Cam Thịnh, Cam Ranh. 
 

 

Huyện Diên Khánh

Diện tích: 513 km2
Dân số: 34.177 người
Mật độ: 
264 người/km2

 

Là huyện nội địa, bắc giáp Ninh Hoà, đông giáp Nha Trang, Nam giáp Cam Ranh và Khánh Sơn, tây giáp Khánh Vĩnh. Tổng diện tích tự nhiên  513km2, tổng dân số 34.177 người, mật độ dân cư 264 người/ km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Huyện lỵ là thị trấn Diên Khánh, ngôi thành cổ do Chúa Nguyễn Ánh xây dựng năm 1793 theo kiểu Vauban, một h́nh mẫu thành quân sự nổi tiếng vào thế kỷ 17, 18 ở Tây Âu. Thành Diên Khánh và thành Nội Huế là hai ngôi thành tŕ phong kiến nguyên vẹn c̣n sót lại cho đến ngày nay trên lănh thổ Việt Nam. Thị trấn Thành cách Nha Trang 10 km về phía tây, ngay bên phải quốc lộ số 1A từ Bắc vào Nam.   

Những địa danh nổi tiếng của huyện Diên Khánh gắn liền với truyền thống hào hùng của nhân dân Khánh Hoà như ngă ba Cây Dầu Đôi, chiến khu Ḥn Dữ, căn cứ Tứ thôn Đại Điền, Thành cổ…

Diên Khánh là một vùng địa h́nh núi sông hùng vĩ, đặc biệt có con sông Cái là con sông lớn nhất tỉnh và các chi lưu của nó chảy qua. Có nhiều danh sơn như Ḥn Ông, Ḥn Bà, Ḥn Cô, Ḥn Cậu (đủ thế Tứ linh), trong đó có ngọn núi cao như Ḥn Bà 1.574m. 

Núi sông Diên Khánh tạo ra rất nhiều kỳ quan thiên nhiên như Đại An, Am Chúa, suối Ngỗ, suối Đỗ, suối Tiên, núi Trường Tiên. Diên Khánh c̣n là vùng đất có nhiều chứng tích lịch sử lớn của non nước Khánh Hoà như khu lưu niệm Yersin, bia Vơ Cạnh, miếu thờ Huỳnh Thúc Kháng, miếu thờ Trịnh Phong, đền thờ Trần Quư Cáp, Văn Miếu... 

Diên Khánh có nhiều sét cao lanh để phát triển nghề gốm sứ và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nước khoáng chất lượng cao là nguồn tài nguyên vô tận phong phú nhất của Diên Khánh đang được khai thác phục vụ nhân sinh ở Đảnh Thạnh - Diên Tân. 

Diên Khánh có KCN Suối Dầu được thành lập năm 1998, lĩnh vực đầu tư đa ngành với tổng mức vốn đầu tư 197 tỷ đồng, qui mô 150 ha có thể mở rộng đến 300 ha. Hạ tầng KCN hiện đă cơ bản hoàn chỉnh việc xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 (80 ha với tổng vốn đầu tư 99 tỷ đồng). 

 

Huyện Khánh Vĩnh

Diện tích: 1.165 km2
Dân số: 26.685 người
Mật độ:
 23 người/km2


Là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, bắc giáp huyện Ninh Hoà và tỉnh Đắk Lắk, đông giáp Diên Khánh, nam giáp Khánh Sơn, tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 1.165km2, tổng dân số  26.685 người, mật độ dân cư vào loại thấp nhất toàn tỉnh: 23 người/km2. Địa phận huyện nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang với diện tích rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng bào các dân tộc thiểu số đă có cuộc sống định canh định cư, đă có tập quán sản xuất lúa nước tương đối ổn định và đang phát triển trồng mía thành vùng chuyên canh cây nguyên liệu tập trung theo qui hoạch của tỉnh. Huyện lỵ là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đường tỉnh lộ 2, cách Nha Trang 35km về phía tây. 

Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hoà trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến với các địa danh hào hùng như sân bay dă chiến Ḥn Xă, Ḥn Nhạn, Soi Mít, Ḥn Dù, buôn Gia Lê, Ḥn Bà và căn cứ lịch sử Ḥn Dữ. 

Khoáng sản của Khánh Vĩnh có thiếc, cao lanh... song sản phẩm chủ yếu của Khánh Vĩnh phải nói đến các loại gỗ quí hiếm. Tổng trữ lượng gỗ của rừng Khánh Vĩnh lên đến 10 triệu m3, trong đó 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung b́nh. 
Núi sông Khánh Vĩnh rất hùng vĩ, tạo ra các kỳ quan thiên nhiên như: thác Ngựa, thác Ḥn, thácGiang Bay... có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, kết hợp với thủy lợi và cải tạo nguồn nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang. 

Các tổ chức kinh tế lớn của huyện chủ yếu là các lâm trường (Sông Khế, Sông Giang...) đang góp phần bảo vệ và trồng mới diện tích rừng, bảo vệ nguồn sống cho cộng đồng, góp phần pḥng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai. 

 

Huyện Khánh Sơn

Diện tích: 336 km2
Dân số: 16.665 người
Mật độ: 
49 người/km2 


Là huyện miền núi vùng cao ngăn cách với đồng bằng của tỉnh bởi con đèo Khánh Sơn cao vời vợi, phía bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, đông bắc giáp Diên Khánh, đông giáp huyện Cam Ranh, nam và tây giáp tỉnh Ninh Thuận. 

Tổng diện tích tự nhiên là 336km2, tổng dân số là 16.665 người, mật độ dân số thấp, chỉ 49 người/km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp. Thị trấn Tô Hạp là huyện lỵ, nằm ngay trục tỉnh lộ 9, cách phường Ba Ng̣i 40km về phía tây. Diện tích đất lâm nghiệp của Khánh Sơn chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đă có cuộc sống định canh định cư, đă có tập quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn. 

Văn hoá truyền thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn Đá Khánh Sơn"  "Văn hoá Cồng Chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên miền Trung. 

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Khánh Sơn từng là căn cứ cách mạng với những mặt trận ác liệt như: "Thung lũng tử thần", căn cứ Tô Hạp, sân bay Tà Nía. 

Khánh Sơn có nhiều loại lâm sản có giá trị. Đặc biệt có nhựa cây Tô Hạp được dùng làm gia vị rất quí, nhựa thông ba lá (loại cây mọc thành rừng ở Khánh Sơn). Chè Khánh Sơn thơm ngon nổi tiếng và cây cà phê gần đây đă trở thành cây chủ lực giúp huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đem lại một đời sống ấm no hơn cho cộng đồng dân cư. 

 

Huyện Ninh Hoà

Diện tích: 1.196 km2
Dân số: 217.244 người
Mật độ: 
182 người/km2


 

Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía Nam giáp thành phố Nha Trang và các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, phía Tây giáp tỉnh Đắk lắk, phía Đông giáp biển. Tổng diện tích 1.196 km2, tổng dân số 217.244 người, mật độ dân số 182 người/ km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp. Huyện lỵ là thị trấn Ninh Hoà, nằm tại ngă ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Nằm ở vị trí cách Nha Trang 33km, cách Vạn Giă 27km, cách Buôn Ma Thuột 162km, Ninh Ḥa trở thành cửa ngơ quan trọng nối Tây Nguyên với vùng đồng bằng Nam Trung bộ,

Ninh Hoà có nhiều địa danh nổi tiếng như chiến khu Đá Bàn, chiến khu Ḥn Hèo, căn cứ địa Cần Vương Ḥn Khói - Đầm Vân, xă anh hùng Ninh An, Ninh Thọ; trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh giá trị đă, đang và sẽ được khai thác phục vụ quốc kế dân sinh như Dốc Lết, Ba Hồ, hồ chứa nước Đá Bàn, suối nước nóng Trường Xuân, thác Bay (Ea - Crông- ru), suối Đá Chẹt, đảo du lịch sinh thái Ḥn Thị, suối Hoa Lan, Lăng Bà Vú ... 

Khoáng sản chủ yếu của Ninh Hoà là sét cao lanh, sét gạch ngói, sét Laterit, đá hoa cương phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương, có mỏ nước khoáng Trường Xuân trữ lượng lớn đang liên doanh với nước ngoài chuẩn bị đưa vào khai thác. 

Tại Ninh Hoà có Khu Công nghiệp Ninh Thuỷ đă được Chính phủ cho chủ trương đầu tư với qui mô khoảng 407 ha (bao gồm 207 ha diện tích đầu tư mới và 250 ha của Nhà máy đóng tàu HYUNDAI VINASHIN đă xây dựng) vớitổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng. 

Đựng sắt xuyên Việt đi qua Ninh Hoà có các ga quan trọng là Ḥa Huỳnh, Ninh Hoà, Phong Thạch, Ninh Ích.

 

Huyện Vạn Ninh

Diện tích: 550 km2
Dân số: 119.860 người
Mật độ: 
218 người/km2


Là một huyện địa đầu phía bắc của Khánh Hoà, nằm phía nam dăy Đèo Cả - Vọng Phu, có tổng diện tích tự nhiên 550km2, trong đó 3/4 diện tích là rừng. Tổng dân số 119.860 người, mật độ dân số 218 người/ km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Huyện lỵ là thị trấn Vạn Giă nằm cách Nha Trang 60 km về phía bắc. Đường sắt xuyên Việt chạy qua huyện với các ga quan trọng là Đại Lănh, Tu Bông, Vạn Giă. 

Vạn Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nổi tiếng nhất là băi biển Đại Lănh, được vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc vào 1 trong 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu (năm 1836). Phía nam Đại Lănh có một vùng non nước kỳ thú, được Hiệp hội du lịch thế giới (WTO) và chương tŕnh phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với băi tắm đẹp nhất, một trong những thắng cảnh quyến rũ nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông: Vịnh Văn Phong, nơi có phần đất vươn ra biển Đông xa nhất nước, có đặc thù của vùng vịnh kín gió, có độ sâu trung b́nh 20-27 mét, gần đường hàng hải quốc tế, đă tạo ra khả năng lớn để khai thác kinh tế cảng biển, cảng chuyển tải quốc tế, dịch vụ thương mại. Vịnh Văn Phong c̣n là điểm hội tụ lư tưởng của các cảng trên bán đảo Đông Dương và khu vực châu Á Thái B́nh Dương. Hiện tại đă có cảng Đầm Môn là cảng nước sâu nhất miền Trung (tàu 30.000 tấn có thể ra vào xuất khẩu cát). 

Khoáng sản có cao lanh Xuân Tự, cát trắng Đầm Môn, sa khoáng imenit Vĩnh Yên - Ḥn Gốm, đá granit Tân Dân, vàng Xuân Sơn... với trữ lượng lớn.

 

Huyện đảo Trường Sa

Diện tích: 496 km2 


Là huyện đảo, diện tích 496 km2, nằm ở khu vực phía nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 băi đá ngầm, gốc san hô. Ḥn đảo xa nhất cách đất liền tới 250 hải lư. Trên nhiều đảo có cây cối mọc tự nhiên, đáng chú ư nhất là loại cây Phong ba chịu đựng được băo tố. Trên bề mặt các đảo có phủ một lớp phân chim dày với trữ lượng hàng triệu tấn. Đây là nguồn phân phốt phát tự nhiên rất giá trị. 

Hải sản vùng biển Trường Sa rất phong phú, đặc biệt có loài san hô đỏ là một loại nguyên liệu rất quư hiếm mà ngành y tế thế giới đang nghiên cứu chiết xuất ra các loại dược phẩm chữa trị căn bệnh ung thư. 

Dưới đáy biển quần đảo Trường Sa ẩn chứa một tiềm năng lớn về dầu khí. 

Để phát triển kinh tế của huyện đảo Trường Sa mà chủ yếu là ngành ngư nghiệp, tỉnh Khánh Hoà và Bộ Thuỷ sản đă cho xây dựng 2 cảng cá lớn tại đảo Đá Tây và đảo Trường Sa làm cơ sở hạ tầng cho các tàu thuyền của ngư dân. Tỉnh cũng đang chú trọng hỗ trợ kinh phí cho ngư dân đóng mới đội tàu đánh cá có công suất lớn để có thể hoạt động dài ngày trên khu vực quần đảo Trường Sa. Điều đó đă mở ra những viễn cảnh rất phấn khởi cho việc khai thác những tiềm năng to lớn của vùng biển - đảo này của Tổ quốc.


 


 

Nguồn: vietnamtourism

Xem Thêm Đất Nha Trang

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17