Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Quảng Ngãi

Đất Quảng Ngãi, xưa thuộc bộ Việt Thượng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam. Cuối đời Hán bị quân Lâm Ấp chiếm, đời Tuỳ bình định quân Lâm Ấp thuộc về Hồng Châu, sau đổi thành quận Hải Ân. Đời Đường thuộc Sơn Châu, đời Tống thuộc Cổ Lũy Động của Chiêm Thành.

Năm Nhâm Ngọ 1402, Hồ Quý Ly sai tướng Đỗ Mẫn mang quân chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm là Ba Dịch Lai phải nhường Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (Quảng Ngãi). Hồ Quý Ly chia đất này thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Đặt lộ Thăng Hoa cai quản bốn châu. Thời Minh thuộc (1414-1427), bốn châu lại bị mất về Chiêm Thành. Năm Tân Mão 1471, vua Lê Thánh Tôn xuống chiếu thân chinh, quân Chiêm phải rút lui về cố thủ tại Trà Bàn. Vua Lê ra lệnh vây hãm cửa Thị Nại, ngày 26 tháng 2 Âm Lịch, vây Trà Bàn và bắt được vua Chiêm. Tháng 6, vua Lê Thánh Tôn lấy đất vừa chiếm đặt là Thừa Tuyên Quảng Nam, thống lĩnh ba phủ, chín huyện: Bình Sơn, Mộ Hóa(Mộ Đức ngày nay). Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đổi thành Quảng Nghĩa phủ nhưng cũng thuộc Quảng Nam dinh.

Đời nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802) cải Quảng Nghĩa thành Hóa Nghĩa phủ. Năm1802, Gia Long đặt Quảng Nghĩa dinh rồi đổi Quảng Nghĩa trấn vào năm 1808. Đời Minh Mạng đặt là tỉnh Quảng Nghĩa vào năm 1834.

Thời Pháp thuộc, con dân Quảng Ngãi đứng lên kháng chiến. Anh Hùng Trương Công Định (người làng Tư Cung, xã Sơn Mỹ, quận Sơn Tịnh) dựng cờ khởi nghĩa, đánh quân Pháp khắp các tỉnh miền Nam, từ Biên Hòa, Cần Giuộc đến Tân An, Mỹ Tho. Con ông là Trương quangngaiä cũng nối chí cha. Ngày 1 tháng 6 Ất Dậu (1885), 2 vị anh hùng lãnh đạo phong trào Cần Vương tại Quảng Ngãi là Lê Trung Đình (người xã Sơn Long, quận Sơn Tịnh) và Nguyễn Tự Tân (người xã Trung Sơn, quận Bình Sơn) từ chiến khu Truyền Trung (Bình Sơn) chia quân làm 3 đội, vượt sông Trà Khúc kéo quân về chiếm tỉnh lỵ ngay đêm hôm ấy, khi thế quân dân rất hăng. Ngày 5 tháng 6 Âm lịch, quân Pháp phản công mạnh, anh hùng Nguyễn Tự Tân hy sinh, còn anh hùng Lê Trung Đình bị bắt rồi bị chém trong thành phía Bắc Quảng Ngãi.

Tháng 6/1886, Nghĩa Hội Quảng Nam thống hợp với các tổ chức Cần Vương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, mang quân chia hai ngã thủy bộ đánh chiếm quận Bình Sơn, thắng một trận vẻ vang. Từ năm 1903 đến 1907, đồng bào thượng Hré nổi dậy, phối hợp với quân Cần Vương, đánh nhiều trận kịch liệt với quân Pháp ở Mang Gia, Nước Vo, thung lũng sông nước Dinh. Đến tháng 9/1911, Tổng Ren chỉ huy nghĩa quân Hré làm giặc khốn đốn ở vùng Đồng Mít và đồn Đức Phổ. Đầu năm 1908, các anh hùng Nguyễn Thụy (người xã Tư Nguyên, quận Tư Nghĩa), Nguyễn Bá Loan (người quận Mộ Đức) và Lê Khiết (người quận Tư Nghĩa) đứng lên vận động phong trào kháng Pháp dưới chiêu bài chống sưu tquangngaiá và bắt đi phu. Hàng ngàn người biểu tình vây các công sở giặc. Thực dân dùng vũ khí đàn áp thẳng tay, bắt và giết nhiều người. Hai anh hùng Lê Khiết, Lê Bá Loan bị thực dân xử  tử. Anh Hùng Nguyễn Thụy bị đày đi Côn Đảo, được thả vào năm 1916, ông lại cùng các anh hùng Lê Ngung (người quận Tư Nghĩa), Lê Triết, Trần Cao Vân, Thái Phiên thuộc Việt Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa ở các tỉnh miền Trung với sự tham dự của vua Duy Tân. Nhưng đại sự không thành, hầu hết các yếu nhân ở Quảng Ngãi bị bắt. Anh Hùng Lê Ngung uống thuốc độc tự tử, chết trong tù, nhưng giặc Pháp vẫn không tha, đem xác ông chém cùng với các anh hùng  Nguyễn Thụy và 12 chiến hữu khác, rồi đem bêu đầu ông ở làng Cam Lộ.

Đất Quảng Ngãi, xưa thuộc bộ Việt Thượng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam. Cuối đời Hán bị quân Lâm Ấp chiếm, đời Tuỳ bình định quân Lâm Ấp thuộc về Hồng Châu, sau đổi thành quận Hải Ân. Đời Đường thuộc Sơn Châu, đời Tống thuộc Cổ Lũy Động của Chiêm Thành.

Xe Nước

Chuyện xe nước ở làng Bồ Đề

Ngày nay những xe nước nổi tiếng một thời ở tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn toàn vắng bóng, nhưng trong ký ức của những người đứng tuổi, xe nước vẫn là một hoài niệm đẹp. Xe nước đã đi vào thi ca, nhạc hoạ. Xe nước càng đẹp khi ta hiểu rằng nó đã gắn với sự sống của người dân Quảng Ngãi hàng trăm năm, thậm chí vài ba trăm năm. Cứ thử hỏi, trong suốt mấy trăm năm đó, không có những xe nước, thì các cánh đồng, làng mạc ở Quảng Ngãi sẽ ra sao ?

Những bờ xe nước đặt trên sông Vệ và sông Trà Khúc không chỉ gắn liền với cuộc sinh tồn của người dân địa phương mà nó còn làm cho những khách phương xa có ấn tượng rất mạnh. Và cũng như người Việt ta, câu hỏi đầu tiên đối với du khách luôn là: Xe nước do người địa phương tự sáng chế hay được du nhập từ đâu tới ? Đó cũng là câu hỏi của chủ sự hành chính Pháp ở Quảng Ngãi La Borte, và ông đã tìm câu trả lời từ dân gian: Đó là “lão Thêm” đã sáng chế. Lão Thêm ở làng Bồ Đề, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, với những sáng chế bờ xe nước lão được Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc châu phê vào “chính chấp bằng” năm 1790. Hiển nhiên điều này chưa thật chắc chắn.
Người ta nói nhiều về các bờ xe nước trên sông Trà Khúc là có lí, vì chính ở sông Trà Khúc các bờ xe nước có quy mô rất lớn rất ấn tượng. Nhưng có lẽ cũng không nên quên rằng những bờ xe nước trên sông Vệ, nhất là chuyện về xe nước ở làng Bồ Đề cũng hết sức thú vị.
Từ sách “Đại Nam thực lục “ do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, ta được biết vào năm 1874, vua Tự Đức đã quyết định đã quyết định cho làng Bồ Đề được vay 500 quan kẽm để dựng đặt xe nước. Có lẽ đó cũng là kết quả của 4 năm trước đó, năm 1870, quan Bố Chánh Quảng Ngãi là Nguyễn Thông từng có sớ tâu xin vua cho Bồ Đề, Năng An và các làng lân cận được miễn thuế “biệt nạp” 80 quan đánh vào bờ xe nước. Lý lẽ của Nguyễn Thông như sau :
“Lại xét rằng hạt của thần, thuế biệt nạp chỉ có thôn Đông Dương xã Văn Lâm – xã Long Phụng, thôn Phước Lộc – xã Bồ Đề, xã Năng An phải nộp thuế guồng nước đằng viên hơn 80 quan. Song nghề nông không gì cần bằng nước, việc đắp đập khơi ngòi là làm lợi cho dân, dù cho tiêu tốn công quỹ triều đình cũng không tiếc, huống chi kẻ tiểu nhân tự lo lấy mà lại theo bắt nộp thuế sao ?” .
Vua Tự Đức đã cho miễn thuế .
Xe nước làng Bồ Đề đã tồn tại một thời gian dài cùng với hàng trăm bờ xe nước ở Quảng Ngãi.Theo Nguyễn Bá Trác trong “Quảng Ngãi tỉnh chí" thì năm 1932, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 96 xe nước, riêng ở Mộ Đức, các làng Long Phụng, Nghĩa Lập, Bồ Đề có 25 guồng xe trên sông Vệ .
Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù bị giặc Pháp đánh phá, oanh tạc nhưng Bồ Đề và Năng An (xã Đức Nhuận ngày nay) vẫn được dựng 7 guồng xe nước. Từ Bình Sơn, do khó khăn về nước tưới, người dân cũng được cử vào đây để học cách dựng guồng xe nước về dựng trên sông Trà Bồng.
Thật là những chuyện đáng tự hào về sự sáng tạo của cha ông ta thưở trước.

Minh Tuệ

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17