Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Nguyễn Công Trứ và Quảng Ngăi

Nguyễn Công Trứ

http://www.ugvf.org/TaiLieu/VHNT/NguyenCongTru.htm

 
Nguyễn Công Trứ


Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859), tự Tồn Chất biệt hiệu Hy Văn, nguyên quán ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An), song ông được sinh tại xă Địa Linh, huyện Quỳnh Côi, Thái B́nh. Ông xuất thân trong gia đ́nh quan lại, có truyền thống văn thơ. Cha ông là Đức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn. Mẹ là ái nữ của quan Quản nội thị Cảnh Bá Nhạc ở Sơn Nam. Chị là Năng văn nữ sĩ rất giỏi văn thơ, từng được vua Minh Mạng ban 4 chữ "tiết hạnh khả phong".

Tuy xuất thân từ ḍng dơi thế phiệt nhưng Nguyễn Công Trứ phải sống trong cảnh hàn vi v́ gia sản bị chiến tranh tàn phá. Từ nhỏ, ông đă có chí học hành mong giúp dân, giúp nước.

Tương truyền rằng, một lần có việc đi xa, trời rét. Nguyễn Công Trứ vào quán nước bên đường nghỉ chân. Gặp lúc đại binh của Tả quân Lê Văn Duyệt đi tập về, mọi người sợ hăi nép vào một góc, riêng ông vẫn đắp chiếu nằm trên ổ rơm ngủ. Quân lính đánh thức ông dậy, Lê Văn Duyệt thấy ông là học tṛ nho nhă, liền bảo Nguyễn Công Trứ thử vịnh cảnh "nằm ổ rơm đắp chiếu", nếu hay sẽ được tha. Ông ứng khẩu đọc.

"Ba vạn anh hùng đè xuống dưới
Chín lần thiên tử dội lên trên"

(ư chỉ rơm là "anh hùng rơm", chiếu ví với chiếu chỉ của vua). Lê Văn Duyệt khen hay, thưởng tiền và thả cho.

Năm Gia Long ra Bắc thành (1804) có trú lại Nghệ An ít ngày. Nguyễn Công Trứ đến bái yết và dâng lên vua tập Thái B́nh thập sách (Mười kế sách giữ nước nhà thái b́nh) của ḿnh soạn, đề cập đến vấn đề phát triển nông nghiệp để phục hưng kinh tế. Theo ông "muốn an định xă hội và đưa đời sống dân lên một hoàn cảnh tốt đẹp và cao cả hơn th́ phải phát triển nghề nông, lấy nông nghiệp và kinh tế làm căn bản (canh nông vi bản).

Măi đến năm 41 tuổi (1819), Nguyễn Công Trứ mới đậu Giải nguyên kỳ thi Hương và làm quan liên tiếp ba đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Năm 1827, Nguyễn Công Trứ nhận lệnh cùng Thống quản Phạm Văn Ly cầm quân trấn áp cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành. Từ dó Nguyễn Công Trứ mới thấy miền duyên hải Ninh B́nh, Nam Định, Hải Dương có nhiều đất ph́ nhiêu bỏ hoang bèn nghĩ ra kế hoạch khẩn hoang vùng đất này. Năm 1828 Nguyễn Công Trứ được thăng H́nh bộ thị lang (trông coi việc h́nh án ở dinh Tổng trấn Bắc thành) kiêm doanh Điện sứ. Nguyễn Công Trứ đi kinh lư khắp băi bồi duyên hải, từ vẽ bản đồ, phát trâu ḅ, nông cụ cho dân để khẩn hoang. Chỉ trong 2 năm, Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái B́nh) và Kim Sơn (Ninh B́nh) cùng hai tổng Hoàng Thu và Minh Nhất (ven bờ biển Thái B́nh, Ninh B́nh), khai khẩn được 33.570 ha đất. Năm 1852 đời Tự Đức thứ 5, nhân dân ở hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải cùng nhau xây dựng sinh từ, thờ Nguyễn Công Trứ ngay lúc ông c̣n sống (75 tuổi).

Năm 1832, lúc Nguyễn Công Trứ làm Bố chánh rồi Tổng đốc Hải Yên (Hải Dương, Quảng Yên), ông tiếp tục khẩn hoang được 3.500 ha ven biển ở đây. Sau đó, năm 1838 - 1839, Nguyễn Công Trứ c̣n chiêu dụ được người Hoa để khai khẩn trên 700 ha, lập thành làng Hưng Hóa. Năm 1833, Nguyễn Công Trứ làm Tham tán quân vụ đi trấn áp cuộc nổi dậy của Nông Văn Vận suốt 2 năm mới xong và được phong Binh bộ thượng thư và vẫn ở Hải Yên làm Tổng đốc. Sau v́ để xổng một trọng tù, Nguyễn Công Trứ bị giáng bốn cấp, đổi về kinh. Năm 1840 ông làm Đô ngự sử, chủ khảo trường thi Hà Nội. Sau đó lại cùng Nguyễn Tri Phương, Phạm Văn Điễn dẹp tan cuộc xâm nhập lănh thổ Việt Nam của quân Xiêm, kế đó Nguyễn Công Trứ cùng Doăn Uẩn đánh tan liên quân Xiêm - Chân Lạp. Năm 1843 vừa được thăng Binh bộ Tham tri ông bị vu cáo, triều đ́nh cách hết chức tước, phát đi làm lính biên thùy ở Quảng Ngăi. Đến năm 1845, Nguyễn Công Trứ mới được bổ làm Chủ sự Bộ H́nh ở kinh đô, rồi quyền án sát Quảng Ngăi, dần dần đổi về làm Phủ thừa Thừa Thiên và 1847 làm Phủ Doăn Thừa Thiên. Trong 28 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức và cách chức đến 5 lần, nặng nhất là lần bị tước hết chức làm lính thú, nhưng lúc nào cũng giữ được chí khí.

Năm Tự Đức nguyên niên (1848), Nguyễn Công Trứ tṛn 70 tuổi, xin về hưu, sống ở quê nhà đến khi mất (1859).

Nguyễn Công Trứ sáng tác rất nhiều, hầu hết bằng chữ Nôm, nhưng phần lớn đă bị thất lạc, hiện chỉ c̣n khoảng 150 bài gồm đủ các thể loại, nhưng nhiều nhất và thành công nhất là những bài thuộc thể hát nói. Thơ văn của ông ca tụng chí làm trai và công danh, vai tṛ nhà nho và đặc biệt ca ngợi con người hành động, nhập thế, con người trung hiếu:

"Đă mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh ǵ với núi sông..."

(Đi thi tự Vịnh)

Năm 1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, lúc đó dù đă 80 tuổi ông vẫn xin vua Tự Đức đi ṭng quân: "Thân già này c̣n thở ngày nào xin hiến dâng cho nước ngày ấy". Nhưng sau đó không lâu, vào ngày 14-11 năm Mậu Ngọ (1859) ông từ trần.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17