Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
THÁNG GIÊNG LỄ CHÙA
Thăm các chùa nổi tiếng Hà Nội
10:00' 17/02/2005 (GMT+7)

THÀNH VIỆT

Hà Nội là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa-địa chỉ dành cho người dân nơi đây và du khách ghé thăm vào những dịp lễ hội đầu năm.

Cảnh chùa Trấn Quốc

Theo số liệu thống kê sơ bộ, Hà Nội có đến hơn 100 chùa lớn, nhỏ, nằm xen kẽ trong các phố phường tấp nập như Trấn Quốc, Kim Liên, Một Cột, Liên Phái, Quán Sứ, Thái Cam..., rồi đền Quán Thánh, Bích Câu đạo quán, nào đền Bạch Mă, đền Lư Quốc Sư...

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lư Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn.

Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt, chùa Trấn Quốc có nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, vàng son lấp lánh, hương khói quanh năm...

Chùa c̣n có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quư Thích dựng năm 1639 và 1015...

Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật c̣n là để có một chút ngao du ngắn, được thăm một danh lam nổi lên thanh b́nh giữa phố phường ồn ào, tất bật.

Chùa Kim Liên

Nằm ở phía đông bắc hồ Tây, kề bên khách sạn Thắng Lợi và hàng loạt biệt thự hiện đại đang đua nhau mọc lên - chùa Kim Liên là ngôi chùa nổi tiếng từ xưa. Đất dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa, thuộc trại tằm Tang. Từ Hoa là con gái vua Lư Thần Tông (1128-1138). Vua dựng cung Từ Hoa cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng vất vả mà thấy rơ hơn giá trị ngôi tôn quí của ḿnh.

Đến đời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên. Dân làng dựng chùa Đống Long trên nền cung Từ Hoa cũ. Đến năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chùa được tu sửa lớn và đổi tên là chùa Kim Liên. Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được xây dụng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.

Ai đă tới Hà Nội, với ḷng ngưỡng vọng những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, không thể không một lần tới thăm cảnh đẹp này.

Ngay khi tới cổng chùa, khách thăm đă bị choáng ngợp bởi cổng tam quan độc đáo. Đây là một ngôi tam quan không giống bất cứ ngôi tam quan nào ở các chùa khác, toàn bộ kết cấu tam quan có mái che được đỡ từ các thân cột. Từ giữa các thân cột, những "con rường" vươn dài tạo nên bộ v́ nóc đỡ mái. Bộ mái lợp ngói vảy cá nhiều tầng, ở giữa đột ngột vươn cao như bông sen tỏa nở trên mặt nước Tây Hồ mênh mang bốn mùa sóng phủ - một nét đẹp đặc sắc bất ngờ.

Bước qua tam quan, men theo con đường nhỏ bên phải, du khách tới đầu hồi gian tiền đường để lăng du về đất Phật. Nh́n từ bên hông chùa, các tầng mái nhấp nhô, những đầu đao cong vút tạo cảm giác như các lớp cung điện trùng điệp như cùng hiện về trong thoáng chốc, phô diễn tài nghệ kiến trúc của người xưa.

Các pho tượng Phật được bày thành hai lớp, trên cùng là bộ Tam thế, tiếp theo là tượng Adiđà, tượng Quan Thế Âm và tượng Đại thế chỉ ở hai bên cùng Anam, Ca diếp là hai đại đệ tử của Đức Phật. Lớp dưới là Quân âm chuẩn đề, tượng Ngọc Hoàng, dưới cùng là ṭa Cửu Long. Các pho tượng đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ XVIII - XIX, chùa có tượng Uy vương Trịnh Giang, người đă cấp tiền hưng công tu tạo chùa năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771).

Chùa Quán Sứ

Chùa Kim Liên c̣n lưu giữ được một tấm bia cổ, nay dựng phía bên phải cổng chùa, trên bệ đá h́nh vuông, dù năm tháng đă làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng c̣n xem được niên hiệu Thái Ḥa tam niên Ất Sửu - tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay.

Chùa Quán Sứ, trụ sở của Hội Phật giáo Việt Nam, nằm ở phố Quán Sứ, trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc đi lại văn cảnh, cúng bái của khách thập phương. Vào những ngày rằm, ngày mồng một, ngày lễ tết, đặc biệt là ngày Phật đản... các Phật tử, các thiện nam, tín nữ kéo về đây rất đông, tấp nập cả một đoạn đường Quán Sứ.

Tiền đường chùa Quán Sứ thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lư là Thiền sư Khuông Lộ. Trong chùa, ngoài các cơ quan của Hội Phật giáo c̣n một thư viện lớn, lưu giữ nhiều kinh sách Phật giáo.

Nhiều người Việt và cả người nước ngoài đến Hà Nội dẫu có bận bịu mấy cũng gắng đến văn cảnh thắp nhang ở chùa Quán Sứ v́ trong thâm tâm họ, chưa vào Quán Sứ cũng coi như chưa đến Hà Nội.

T.V

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC :
Chùa cổ Giác Lâm (13/01/2005)
Chùa Long Sơn (07/01/2005)
Nhà thờ lớn nhất, xưa nhất VN (24/12/2004)
Phước Minh Cung - Trà Vinh (26/11/2004)
Chùa Bà Đanh (12/11/2004)
Bảo tàng mở trên núi Bà Đen (05/11/2004)
Chùa Chén Kiểu (29/10/2004)
Chùa Hang - Cổ Thạch Tự (15/10/2004)
Chùa Ông - Cần Thơ (08/10/2004)
Linh Phước Tự: chùa Ve Chai (06/10/2004)
Bia chùa Long Thủ - Đà Nẵng (06/09/2004)
Xuất xứ của hai tiếng "Vu Lan" (29/08/2004)
Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt (25/08/2004)
Chùa Xvayton - An Giang (04/08/2004)
Tháp Chăm B́nh Định: Từ kiến trúc đến lịch sử (23/07/2004)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17