Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Giai thoại về một câu ca

TRẦN XUÂN TOÀN

B́nh Định xưa là nơi đất lành chim đậu. Chuyện cách đây hơn 4 thế kỷ, có một người con nhà ca kỹ "xướng ca vô loại" ở đất làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng thông minh và hiếu học, v́ luật lệ hà khắc của chúa Trịnh không cho phép con nhà xướng ca ứng thí khoa trường, đă quyết chí t́m đường lập thân ở xứ Đàng Trong. Sách "Trịnh - Nguyễn diễn chí" do Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1763) soạn có viết việc này: "... bẩm tính thông minh, sáng trí, thông hiểu sự tích cổ kim, các sách ngũ kinh, chư sử, Kinh Thư không sách nào là không đọc" và khi không được dự thi "ngày đêm suy nghĩ để t́m phương kế lập thân, anh em họ hàng đều không hay biết". Con người chí lớn đó là Đào Duy Từ (1572-1634). Vào xứ Đàng Trong, ở đất B́nh Định, ông chính thức cộng tác với chúa Nguyễn từ năm 1627 đến năm 1634. Với một năng lực lớn, văn vơ song toàn, tài cao đức rộng, Đào Duy Từ đă giữ một vai tṛ lớn trong buổi đầu khai nghiệp của nhà Nguyễn Đàng Trong.

Ở làng Tùng Châu, phủ Hoài Nhân (Hoài Nhơn ngày nay) tỉnh B́nh Định, Đào Duy Từ được các thân hào nhân sĩ nh́n nhận. Quan Khám lư Cống quận công Trần Đức Ḥa, nhân vật có tên tuổi lúc bấy giờ và là em kết nghĩa với Săi Vương, thương yêu gả con gái cho và tiến cử lên Săi Vương, được Vương mến phục và trọng dụng. Nhớ lại buổi đầu dừng chân ở đất này, sách trên có chép: "Một hôm Duy Từ đi qua phủ Hoài Nhân. Nơi đây địa h́nh phong phú tươi đẹp, phong tục hào hiệp, Duy Từ quyết chí ở lại đây t́m chỗ nương thân trong thôn ấp, chịu làm đầy tớ nhà người để t́m kế lập thân. Nhưng Duy Từ vẫn chưa t́m được nơi vừa ư, đành phải dừng chân ở quán nước nghỉ ngơi..."

Một kẻ chăn trâu ở mướn mà luận bàn với các ông nho học ở làng về lẽ nho quân tử, nho tiểu nhân và kẻ chăn trâu anh hùng, kẻ chăn trâu tôi tớ... th́ đâu phải là kẻ b́nh thường trong thiên hạ.

Chuyện Đào Duy Từ rời bỏ quê hương ở Đàng Ngoài chạy vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn gắn liền với giai thoại một câu ca nói về mối quan hệ giữa một Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài với Đào Duy Từ ở Đàng Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Giai thoại kể rằng: Sau khi Đào Duy Từ bỏ vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn, Trịnh Tráng sai người đưa thư và lễ vật vào Nam chiêu dụ Đào ra Bắc với ḿnh. Đào không ra và gửi cho Chúa Trịnh bài thơ sau:
 

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày c̣n không
Bây giờ em đă có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra?

Trịnh Tráng lại tiếp tục cho người vào gặp Đào Duy Từ một lần nữa. Ông vẫn không ra và gửi tiếp cho Chúa Trịnh hai câu sau :
 

Có ḷng xin tạ ơn long
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen.

Trịnh Tráng tức giận bèn làm mấy câu hát nhắn với Đào:
 

Có ai về tới Đàng Trong
Nhắn nhe bố đỏ liệu trông đường về
Mải tham lợi, bỏ quê quán tổ
Đất nước người, dù có như không...

Giai thoại là thế chẳng biết hư thực thế nào. Phải đâu Đào "mải tham lợi, bỏ quê quán tổ" mà chỉ v́ B́nh Định là nơi đất lành th́ chim đến đậu, nơi đăi sĩ chiêu hiền, dưỡng nuôi bao tài năng văn hóa, văn học cho dân, cho nước. Câu ca bây giờ được giảng dạy ở nhà trường phổ thông lớp mười:
 

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày c̣n không?
Bây giờ em đă có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra?

Câu ca đă một thời gắn liền với mảnh đất vốn trọng sĩ, đăi hiền có bề dày văn hóa lịch lăm và thượng vơ là B́nh Định.

Đ́nh Lạc Giao

Đào Duy Từ, Thần Hoàng đ́nh Lạc Giao

 

Đ́nh Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột h́nh thành năm 1928, là đ́nh làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp. Là nơi thờ Thần Hoàng (c̣n gọi là Thành Hoàng), là người có công lập làng. Đ́nh cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đă có công lớn trong việc bảo vệ, xây dựng làng.

Năm 1932, Vua Bảo Đại đă ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng của đ́nh Lạc Giao. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.

Đào Duy Từ (1572-1639): Tác giả Ngọa Long Cương Văn, giúp chúa Nguyễn mở cơ nghiệp.

 

Chính điện

“Dưới thời Lê Trung Hưng (1532 - 1788) Đào Duy Từ là con một kép hát ở Thanh Hoá, không được dự thi, phẫn chí ông bỏ Đàng Ngoài vào Đàng Trong sống với Trần Đức Hoà (Quy Nhơn) lúc nhàn rỗi, ông lấy phác làm vui, nhân đó mà Châu Ta (tức B́nh Định) được di phong.

Vũ khúc Tam tinh chúc thọ: Có nghĩa là ba sao chúc sống lâu. Đó là ba sao Phúc, Lộc, Thọ. Vũ khúc này được dùng trong dịp lễ vạn Thọ, múa chúc thọ nhà vua. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ sửa lại để múa vào các ngày lễ Vạn Thọ, Thánh Thọ, Tiên Thọ, Thiên Xuân, ngụ ư chúc nhà vua phúc - lộc - thọ kiêm toàn.

Vũ khúc Múa quạt: (Vũ phiến), cũng do Đào Duy Từ đặt ra, múa vào các buổi yến tiệc, tân hôn dành cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, phi tần, công chúa thưởng lăm

Vũ khúc Tứ linh: Là bốn loài thú linh thiêng: Rồng (Long), Kỳ lân (Long hay Ly), rùa (Quy) và chim Phượng (Phụng). Vũ khúc này có từ thời cổ được Đào Duy Từ chỉnh biên lại để múa vào những ngày Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân và cúng Mụ.

Vũ khúc Nữ tướng xuất quân: Múa trong những ngày lễ chiến thắng, Hưng quốc Khánh niệm, những buổi dạ yến và tiếp sứ thần nước ngoài. Vũ khúc này do Đào Duy Từ đặt ra để ghi nhớ công đức Hai Bà Trưng có công đánh giặc giữ nước.

Vũ khúc Tam quốc - Tây du: Cũng do Đào Duy Từ đặt ra để diễn lại sự tích những vị anh hùng chiến đấu v́ dân v́ nước. C̣n riêng điệu múa Tây Du nhằm làm siêu thoát âm hồn thập loại chúng sinh. Vũ khúc Tam Quốc - Tây Du múa vào các ngày lễ Vạn thọ, Khánh thọ và Tiên thọ.

Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật: Múa vào các ngày lễ Vạn thọ Khánh thọ, Tiên thọ và cúng Mụ. Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ đem kinh Phật đặt ra vũ khúc này chủ yếu để trừ yêu ma quỉ chướng. V́ điệu múa có hai vị thần là Tề Thiên Đại Thánh và Hộ Pháp nên cũng gọi là múa song quang.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17