Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   Giới thiệu vài nét về cuốn sách „ Ca Dao- Con Đường Văn Hóa Việt „

Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm
     
 
Sách dày 557 trang gồm phần dẫn nhập và 14 chương.
Phần dẫn nhập gồm hai tiểu đề mục: Minh triết và quan điểm.

Minh triết: Phần này dẫn nhập mấy điểm sáng tỏ trong tâm thức tiêu biểu như sau:
    Trong Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông, ở hội thứ hai có câu:
“ Di Đà là tính sáng soi ”. 
 Đức Phật cũng đă dạy: “ Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật ” và c̣n nói rơ thêm: “ Ngươi là kẻ đang thành Phật, c̣n ta là kẻ đă thành Phật ”. Như vậy tính sáng ấy thiên bẩm ai cũng có, nhưng độ sáng ở mỗi người khác nhau do công phu tu đạo,mức độ thể nghiệm ở mỗi thân tâm.
    
 Ở hội thứ nhất: “ Yêu tính sáng yêu hơn châu báu ”. Tính sáng đó quư hơn tất cả mọi thứ trên đời, cho nên phải bảo trọng, ǵn giữ tính sáng, v́ đó là trí huệ Bát Nhă có khả năng thấu đạt tính thể, tức đại thể viên dung, mở ra  chân trời hạnh phúc, cuộc sống an lạc thật sự: “ Ǵn tính sáng tính mới hầu an ” ( Hội thứ hai ). Đạt được tính sáng đó là có minh triết.”
     

Phân biệt hai loại minh triết, xin trích:                                                                           
   „ Theo nghĩa thông thường  ở đợt dụng th́ minh triết là ánh sáng do lương tri giúp sắp xếp cuộc sống thế nào cho con người có hạnh phúc. C̣n theo nghĩa triết lư siêu h́nh th́ phải xét cho tận căn cơ đến đợt thể dưới sự soi sáng của ánh sáng trí huệ, của minh đức là bầu linh lực uyên nguyên, mới có khả năng siêu việt, thống nhất những cặp mâu thuẫn, những đối cực của lưỡng nghi  vào thái cực. 
    
 Con đường văn hóa Việt Nam đặc trưng ở chữ Việt, có nghĩa là siêu việt, khả năng vượt qua các mâu thuẫn , cực đoan để nhập vào ngôi thái thất. Có được thật sự như thế th́ nền văn hóa mới có minh triết theo nghĩa siêu h́nh.“        
     Ở Tây phương từ lâu người ta cũng đă nói về minh triết, xin trích:
     Nói về minh triết, Heraklit ( 544- 484 tr. CN ) c̣n để lại trong những tản văn của ông câu nói nổi tiếng như sau: “Đặc điểm của minh triết là đừng có nghe ta, mà hăy nghe sấm ngôn của ta , để nói cho đúng rằng vạn vật đồng nhất thể . ”   ( Haben sie nicht mich, sondern den Logos vornommen, so ist es weise, ihm gemäß zu sagen, Alles sei Eins – Die Griechische Philosophie của Walther Kranz, trang 55- tản văn 50. ) Đừng có nghe ta: đừng cố chấp vào thế giới hiện tượng phân cực để rồi bị ngưng trệ ở đó; mà hăy nghe sấm ngôn Logos của ta: nghĩa là tiến lên đợt tâm linh để lắng nghe tiếng nói của tính thể là đại thể viên dung.“

 

Quan điểm:

Có nhiều quan điểm khác nhau , tuy nhiên phần này chỉ tŕnh bày một vài quan điểm chính có liên quan trực tiếp đến đề tài mà thôi. Xin trích một đoạn phân biệt triết học ư hệ với minh triết:                         
    Giới học giả đầy ấp tri thức nhị nguyên th́ c̣n quanh quẩn ở b́nh diện ư hệ của triết học. Hành giả th́ đă vượt qua ư hệ để vươn tới triết lư, đến khi nào không c̣n chấp vào đâu nữa, mà quyền biến th́ mới tới cửa minh triết. Mạnh Tử kể lại gương vị Thánh minh triết trong làng nguyên Nho:
 
 “ Hồi vua Thuấn c̣n cư ngụ trong núi sâu, ngài ở giữa loài cây, loài đá, đi lại với đoàn hươu, đoàn heo. Khoảng đời của ngài lúc ấy sánh với một kẻ quê mùa ở núi sâu, thật chẳng khác bao nhiêu vậy. Nhưng đến chừng ngài nghe được một lời lành, thấy được một việc phải, th́ ngài tựa hồ như ḍng nước sông Giang, sông Hà khi vỡ bờ, tràn lan khắp cả, mà không một sức nào cản nổi “ ( Mạnh Tử- Tận tâm ). „
Phần quan điểm đặt trọng tâm ở nền văn hóa nông nghiệp, phân biệt với văn hóa du mục.

 

Xin trích:  

Sự thật là các dân tộc ở phương Nam bị phương Bắc xâm lăng thuộc nhóm Viêm Việt, Bách Việt, trong đó có Lạc Việt đă có nền văn hóa nông nghiệp cao, đă đạt đến tŕnh độ minh triết từ lâu trước đó rồi. Sau đây là một số lư chứng:
     Đức Khổng Tử nói rằng:“Không làm ǵ mệt nhọc mà thiên hạ được thái b́nh, đó là vua Thuấn chớ ai ? Ngài có làm ǵ chăng ? Ngài chỉ cung kính giữ ḿnh, ngự trên ngôi mà day mặt về hướng Nam thôi “ ( LN chương XV ): Quay mặt về hướng Nam để tiếp nhận minh triết của nền văn hóa nông nghiệp để thực thi chính sách nhân trị lư tưởng.
  
 Đức Khổng Tử bàn về âm nhạc, nói rằng:“ Thiều là âm nhạc của vua Thuấn, hay tột bậc và lành cũng tột bậc “ ( LN- Bát dật 25 ): Đó là đặc tính âm nhạc của văn hóa nông nghiệp phương Nam. 
 
 “ Đức Khổng Tử quở rằng:“ Tiếng đờn sắt của ngươi Do sao lại trổi lên ở cửa ta?“ ( LN chương XI: Tiên tấn 14 ): Tiếng đờn của Tử Lộ ( Do ) giống thứ âm thanh sát phạt của các đoàn quân hiếu chiến gốc du mục ở phương Bắc.“
Chính nhờ ở vào khu vưc nông nghiệp, cho nên  Việt Nam mới có được kho tàng ca dao  vô cùng phong phú làm chất liệu nghiên cứu „ Con Đường Văn Hóa Việt  

 

Chương 1:  Tiếng ca dao trong đêm.
Xin trích m ột đoạn:                                                                                                                
    Tôi cứ tưởng tiếng đêm đă đến lúc ngưng nghỉ, nhường lại cho những tiếng không thành tiếng để đi vào giấc ngủ, ai ngờ hết tiếng ru con của người vợ, lại trổi lên lời ca dao của người chồng. Trong bóng đêm, mọi năng lực đều qui về một quan năng cảm giác là thính giác, tôi nghe rơ mồn một như vầy:
“ Đêm nằm nghe vạc trở canh,
 Nghe Sư gơ mơ, nghe anh vỗ nàng. ”
 
    
 Nếu lời ru con của người mẹ đă lôi cuốn tôi vào vùng hoài niệm thời ấu thơ, th́ tiếng ca dao của người chồng đang gây chấn động tận tâm can của tôi, kéo tôi về với thực tại. Ai mà lại thấu rơ được nỗi ḷng ḿnh như vậy ḱa? Hay là một sự t́nh cờ? Hỏi ra mới biết cái cḥi ở rẫy bên kia là của hai vợ chồng thằng Tánh, con của chú Năm Đức ở hàng xóm. Th́ ra Tánh là người, mà sau bửa cơm mừng đoàn tụ, đă nói với tôi một câu ngắn ngủi mà hết sức chân t́nh: ” Ráng lên nha anh Tư! ”
    
 Tiếng ca dao thật ấn tượng, cho măi đến ba mươi năm sau, khi ngồi viết lại hai câu này, tôi có cảm giác như c̣n nghe văng vẳng lời ca dao kỳ diệu của Tánh trong đêm hôm đó. Thật là hàm súc! Chỉ vỏn vẹn có hai câu, mà chứa đủ cả những phạm trù chính yếu như thời gian, không gian, tôn giáo, nhân sinh. Rồi từ những phạm trù đó, các chủ đề khác cũng được dẫn xuất ra, như phạm trù nhân sinh th́ thật là phong phú trong đời sống ca dao! Chính v́ vậy, hai câu trên được chọn để mở đầu cho phần nghiên cứu về ca dao , tục ngữ trong   Con đường văn hóa Việt . „   

 

Chương 2: Tính minh triết của ca dao, tục ngữ.
Cái độc đáo của ca dao không chỉ ở nội dung, mà h́nh thức cũng hổ trợ để nêu cao tính minh triết. Xin trích: 
   Thể phú th́ tả chân một h́nh ảnh khởi đầu, thể tỉ th́ dùng một h́nh ảnh để so sánh, thể hứng th́ khai mào từ một h́nh ảnh. Tuy có phân biệt như vậy, mà thực ra cả ba thể quyện lấy nhau, tăng cường  cho cảm xúc, ư tưởng chính của bài ca dao. Có hai loại liên hệ giữa các h́nh thức dẫn khởi và cao điểm của bài ca dao: loại có ư nghĩa liên hệ rơ ràng và loại xem ra như  bâng quơ, vô nghĩa.     Loại liên hệ có ư nghĩa:                                                                                                                               
    
 Đó là loại liên hệ thuộc b́nh diện ư thức, nằm trong ṿng liên hệ nhân quả hay liên hệ căn do, mà người ta có thể giải thích được bằng cách này hay cách khác, gần hay xa. Sau đây là một số ví dụ:

 H́nh ảnh quả cau 

Quả cau nho nhỏ,
 Cái vỏ vân vân,
 Nay anh học gần,
 Mai anh học xa,
 Anh lấy em từ thuở mười ba,
 Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
 Ra đường thiếp hăy c̣n son,
 Về nhà thiếp đă năm con cùng chàng
.“
      Khai mào bằng h́nh ảnh quả cau nho nhỏ dễ thương, lại có ư nghĩa, v́ trầu cau là một trong lễ vật cưới hỏi, đặc trưng của phong tục tập quán Việt Nam:
Giúp em quan tám tiền cheo, 
 Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau
.“                                                                                          

 

Loại liên hệ khó giải thích.

  Đó là liên hệ đồng bộ không nhân quả, nó ngấm ngầm trong cơi vô thức hay tiềm thức nơi thâm tâm, mà ư thức không biết được. Pascal đă nói:“ Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas ” : Con tim có những lư lẽ của nó mà lư trí không thể nào biết được. Con tim nó rung động, không rung động theo lư này, lẽ nọ, mà nó sẽ đồng bộ với những cái đồng điệu. Xin đừng có hỏi cái đó là cái ǵ, tại sao?   

  Con chim manh manh, nhảy quanh bụi ớt, rớt xuống bụi riềng.
 Thương sao thấy mặt thương liền,
 Cũng như Ông Tơ, Bà Nguyệt nối duyên ḿnh thuở 
 xưa.“
                          
 ***                                                                                                               Con quạ đen, con c̣ trắng,
Con ếch ngắn, con rắn dài, 
 
Em trông anh, trông măi, trông hoài,
 Trông cho thấy mặt, thấy mày mới yên
.“
  Con chim manh manh, bụi ớt, bụi riềng, con quạ đen, con c̣ trắng, con ếch ngắn, con rắn dài... tất cả những đối tượng quen thuộc, thân mến ở đồng nội đă lắng sâu vào tiềm thức của người b́nh dân, cho nên chúng luôn luôn gắn liền với cảm xúc của con người trong một tương quan đồng bộ không nhân quả. Rồi từ tương quan đó, ư thức như đă nhận được tín hiệu từ cơi vô thức qua tiếng nói của thiên nhiên:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng,
 Nó kêu cái 
 quyệt  biểu ưng cho rồi.“  

 

 Chương 3: Những dấu vết c̣n lưu lại dọc con đường văn hóa.        
Xin trích:    
   Những mầm văn hóa truyền thống dân tộc được truyền dạy bao đời từ trong mỗi đơn vị gia đ́nh với  lời ru con ngọt ngào, sự vỗ về của cha mẹ qua tiếng ca dao:   
“Bông bần rụng trắng ngoài sân,
Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về.*
Xa xưa con ở dựa kề
 Bên ba, bên má vỗ về ca dao.“
 
( *Ngày xưa phương tiện giao thông 
 thiếu thốn )

 

Đến đời Lư có khoa thi tuyển chọn nhân tài, văn hóa đă khởi sắc, được ca dao phản ánh. 
Xin trích:
 Đến khi vua Lư Thái Tổ ( 1010-1028 ) lên ngôi, dời đô về Thăng Long vào tháng bảy năm 1010, th́ đất nước mới thật sự bước vào thời kỳ độc lập tự chủ vững chắc, lâu dài.                                                         
    
 Vua Thái Tổ sáng lập triều đại nhà Lư lúc nhỏ đă có một tiểu sử khá ly kỳ, bí mật. Khi ông lên ba tuổi, bà mẹ đem ông giao cho nhà sư Lư Khánh Vân trụ tŕ chùa Cổ Pháp làm con nuôi, được đặt tên là Lư Công Uẩn. V́ vậy, trong dân gian đă lưu truyền lời ca dao:                
“Con ai đem bỏ chùa này,

A Di Đà Phật, con thầy nuôi »   

V́ nhà vua xuất thân từ cửa Phật, nên Phật Giáo được khuyến khích mở mang, trong khi đó Văn Miếu cũng được thiết lập để dạy Nho học và các khoa thi Tam Giáo được mở ra để tuyển chọn nhân tài . Từ đó nền văn hóa Lạc Hồng càng được thắm tươi:
Tiếng chuông lay bóng Bồ Đề,
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên.                                    
 
 Mong sao dân tộc b́nh yên,
 Đạo lành che chở dân hiền thương yêu.         
                        
 Dù cho đất sập trời xiêu,
 Ḷng tôi vẫn nhớ những điều giá gương.
 Khắp nơi đồng ruộng phố phường,
 Nhớ 
 lời Phật dạy phải thương nhau cùng.
 Đạo vàng điểm núi tô sông,
 Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi
.“

 

Chương 4: Cơ và những h́nh thức biểu thị của nó.
Xin trích                    
          

 

“Huyền số 2:   

Đôi ta là nợ là t́nh,
Là duyên là kiếp đôi ḿnh kết 
 giao.
Em như hoa mận hoa đào,
Cái ǵ là nghĩa tương giao hỡi chàng
?“

 

Con số 2 chỉ  đôi ta  như ở bài ca dao trên thật là hàm xúc, nó bao gồm nhiều phạm trù của triết lư nhân sinh trong đời sống lứa đôi của người b́nh dân: duyên, nợ, t́nh, kết giao, tương giao.”     

 

 “Huyền số 3:  Làm sao giữ trọn Đạo ba,
Sau dầu có thác cũng là thơm danh
.”      
 
hay rơ ràng hơn:
Làm trai giữ trọn Ba Giềng,
Thảo cha ngay chúa, vợ hiền chớ vong
.”

 

Đạo ba trước hết là tam cang ở b́nh diện luân lư: Quân vi thần cang, phụ vi tử cang, phu vi thê cang. C̣n Đạo ba ở b́nh diện triết lư là tam tài: thiên, địa, nhân.”...           
Xin trích

« Vuông Tṛn »            

 

 Vuông tṛn là cặp h́nh ảnh dễ nhận ra đối với người b́nh dân, thay thế cho đất trời, nhất là âm dương c̣n trừu tượng.   Cũng như đất trời, âm dương, chúng chỉ có ư nghĩa khi kết hợp với nhau trong thế giao ḥa cân đối, quân b́nh và sự giao ḥa đó tỏa ra ánh sáng chân lư, cái mỹ và cả sự thiện. Ở b́nh diện ư thức th́ có sự phân biệt ra ba lư tưởng, c̣n ở đợt tâm linh siêu việt th́ cả ba là một, là lư tưởng vuông tṛn, là sự hoàn hảo:
Bấy lâu nay liễu Bắc đào Đông,
Tự nhiên thiên lư tương phùng là đây.
Bây giờ rồng lại gặp mây,
Nhờ tay tạo hóa đó đây vuông tṛn
.”    
 
    
 

Các công tŕnh tạo hóa, các qui luật tự nhiên xuất phát từ chỗ giao thoa của hai truc thời không mà phát triển ra măi .   Bây giờ  là thời gian hiện tại miên trường; không gian khi xưa kia phân cách Bắc Đông, xa  nhau ngàn dặm ( thiên lư ) th́ nay chỉ là gang tấc. Thật là kỳ diệu, mọi chướng ngại ngăn trở đều biến mất, tâm thức thăng hoa chẳng khác nào như  rồng lại gặp mây.                                                                                     
   

 Ca dao của người b́nh dân  nói: đất vuông trời tṛn  là trước hết nhằm vào trí khôn   để đạt chân lư ở b́nh diện lư trí, tức là nhằm vào tri thức sự vật như một tri thức khoa học:        
Làm người phải có trí khôn,
Nghĩ sao cho hết đất vuông trời tṛn.
Lên rừng biết núi biết non,
Xuống khe biết nước chảy đá ṃn, con cá lội giương
 vi.” 
    
 Khi vuông tṛn giao ḥa với nhau theo liều lượng như cặp cơ số 2-3 th́ đoạn thẳng phối hợp với ṿng tṛn cho ra nét cong nghệ thuật là biểu tượng của mỹ:
”Chân mày ṿng nguyệt có duyên,
Tóc mai gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.”
Ṿng nguyệt, gợn sóng chính là kết quả tổng hợp thẳng và tṛn, là đường nét thẩm mỹ.
 
”Trên đầu em đội khăn vuông,
Trông xuống dưới ngực cau buồng c̣n non.
Cổ tay em vừa trắng vừa tṛn,
 
 Mặt mũi vuông vắn chồng con thế nào.”
    
 Đó là nói về sắc đẹp   vừa trắng vừa tṛn  của người con gái, c̣n cái đẹp của người con trai th́ lại đi với nét hào hùng:
”Tóc đen thưa rộng mà dài,
Vuông tṛn sắc mặt là trai anh hùng.”                                                                                                   
 
    
 Vuông tṛn là h́nh ảnh ḥa hợp lư tưởng, nghĩa là đi sâu vào căn cơ, suối nguồn tâm linh huyền diệu, nên thường được viện dẫn trong những lời thề nguyền:
”Hai chân đạp đất, đầu em đội trời cao,
Ngó lên mái tóc mấy lời giao vẫn c̣n.
Lời nguyền với anh chật biển đầy non,
Em thương anh hai chữ vuông tṛn.” 
 
Đạt được vuông tṛn 
 là đă tới thiện, cho nên bên cạnh thề nguyền c̣n có nguyện cầu, van vái với ḷng chí thành:
”Vái Trời cho đặng vuông tṛn,
Trăm năm giữ vẹn ḷng son cùng chàng.”
                                                                                                       

Xin Trích                                                            

« Nguyên ngôn:  

 

 Phát xuất từ chỗ chí trung, chỗ cơ vừa khởi động, cho nên nguyên ngôn là những phát biểu đơn giản mà hàm súc về những nguyên lư căn bản, chân lư phổ biến. Về h́nh thức, những phát biểu đó thường có dạng của những câu tục ngữ, cách ngôn hoặc ca dao ngắn gọn.

 

Quan điểm và chân lư: 

Muốn đạt được chân lư, tri thức đúng đắn trước hết phải có quan điểm đúng đắn, phê phán những quan điểm hẹp ḥi, thiển cận:
Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.”
    
 

Phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan :

Có mợ th́ chợ cũng đông,
Không mợ th́ chợ cũng không không bửa nào
.”
                           
 ***
Có ai nước cũng lững lờ,
Không ai nước cũng đứng cơ mực này
.”
 Sự phê phán đó đă ngầm chứa ư nghĩa vừa có chủ quan, vừa có khách quan.

 

Theo tinh thần văn hóa lưỡng hợp  th́ nhận thức vừa có yếu tố chủ quan nội tại:
Người làm sao, chiêm bao làm vậy.”
 
vừa có yếu tố khách quan ngoại tại:
Ở bầu tṛn, ở ống th́ dài.”  
 
Chương 5:
 T́m v ề mái nhà.

 

Xin trích: 

 Mắm trước, đước sau, tràm theo sát
Sau hàng dừa nước mái nhà ai
?“   
 
     
 Nhóm chữ   mái nhà ai?  buông lơi đó, tuy không xác định, nhưng lại rất có ư nghĩa.
     
 Ở triết lư nhân sinh th́ vai tṛ của con người rất quan trọng, không như triết học trục vật lấy sự vật độc khối, vô tri làm đối tượng : 
“Tiếc thay hoa nở bên rừng,
Thơm cay ai biết, ngọt lừng ai hay?”  
 
Đóa hoa chỉ thật tươi thắm, rạng rỡ khi đối diện với con người như một tâm hồn đối diện với một tâm hồn. 
 Mái nhà đàng sau hàng dừa nước không phải là mái nhà vô chủ lạnh tanh, mà là mái nhà của ai đó có bếp lửa hồng ấm cúng, đầy ắp t́nh nghĩa yêu thương.  
    
 Mái nhà là thể hiện triết lư lưỡng hợp thái ḥa, mà t́nh nghĩa vợ chồng khắng khít như vô số nuộc lạt ở mái nhà:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt thương ḿnh bấy nhiêu.”
    
 Liên hệ keo sơn gắn bó đó ở cả hàng ngang lẫn hàng dọc như ư tưởng của câu châm ngôn sau đây:
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.”
 
    
 Xây nhà là sinh hoạt ở đời, đó là chức năng của đàn ông, là phần hiển hiện thuộc dương , hàng ngang, ṿng ngoài. Xây tổ ấm là chức năng của đàn bà, là phần ẩn sâu nơi tâm linh, do đó đàn bà cũng có năng khiếu nắm bắt ánh sáng minh triết hơn hết.  Ca dao đă có nhận xét rất sâu sắc và cho lời khuyên quư báu:
Vợ chồng chớ căi nhau hoài,
Sao cho trong ấm th́ ngoài mới êm
.”  
 

 

Xin trích:
Ca dao, tục ngữ thường dùng h́nh ảnh con sông để chỉ sự phân ly, ngăn cách đôi bờ và h́nh ảnh chiếc cầu như phương tiện đưa đến sự gặp gỡ, thông hội.
    
 H́nh ảnh chiếc cầu nói lên biết bao ư nghĩa của triết lư nhân sinh qua nét chấm phá độc đáo gọi là  lư qua cầu :                                   
“Thương nhau hát lư qua cầu,
Quê em Ninh Quới nặng câu ân t́nh.
Thương ai cách một cánh đồng,
Dẫu xa cho mấy mà ḷng vẫn thương.”
      
 Lư qua cầu  là triết lư giao duyên  nặng câu ân t́nh , cho nên  dẫu xa cho mấy ,  cách một cánh đồng , mà ḷng vẫn thương . 
    
 Nói là lư như lư qua cầu, lư đ̣ đưa, lư con sáo...nhưng  thật ra ở đây không duy lư chút nào, mà lư, t́nh quyện lấy nhau xoắn xuưt. Đó là nét đặc biệt của Việt lư. “          

 

Xin trích: 

 “Vị v́ một dải sông Ngân,
 Làm cho Chức Nữ chẳng gần Ngưu Lang
.”
    
 Bắc cầu Ô Thước mỗi năm chỉ một lần như vậy là quá ít ỏi, con người vẫn c̣n ngăn cách đôi bờ v́ c̣n luẩn quẩn trong ṿng nhị nguyên đầy mâu thuẫn, đầy đau khổ, chia ly. Ước vọng của con người đă được tỏ bày qua hai câu ca dao sau đây:     
“Ước ǵ sông hẹp vài gang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.” 


Từ ước mong sẽ chuyển qua hiện thực bằng hành động nổ lực. Một khi đă siêu vượt khỏi nhị nguyên rồi th́ không c̣n phân chia cách trở nữa, mọi sự đều hanh thông:
“T́m em chẳng thấy em đâu,
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa.
Bây giờ trông thấy em ra,
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần.”
    
 Từ trước tới giờ chỉ mới lo thắng vượt nỗi bất hạnh là đôi bờ ngăn cách ở  lư qua cầu , chừng nào qua cầu rồi mới có thể nói đến cái lư nhập ư thất :
“Cô kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi cô lại hỏi nhà cô đâu?                                                                                                                    
                         - Nhà tôi ở dưới đám dâu,
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua.
Ngó qua đám bắp trổ cờ,
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.” 
 
    
 Ngôi nhà bên kia cầu là ngôi nhà hạnh phúc có đủ cả lư tưởng chân, thiện, mỹ, nào là bắp trổ cờ, dưa trổ nụ, cà trổ bông...
    
 Phải vượt qua sông. Ở kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa có câu thần chú như sau:
“ Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha “: Độ, độ, độ khắp cả, độ sang bến bờ bên kia, khắp độ tất cả sang bờ bên kia, giác ngộ!
 “         

 

Chương 6: Quan niệm thời gian.

 

Xin trích:  

 “ Ḥa thời: 
  
   Ḥa thời là đặc trưng của tính lưỡng hợp, lưỡng nhất trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, có thể được tóm lược qua đẳng thức:
    
 Gian thời + siêu thời = ḥa thời
    
 Đẳng thức này cũng đă nói lên ư nghĩa của tính lưỡng hợp và quân b́nh. Đẳng thức lưỡng hợp tính về thời gian cũng đi song song với đẳng thức lưỡng hợp tính về tâm thức:
    
 Ư thức + tiềm thức = thần thức   
    
 Ḥa thời như  vậy có tính tương đối. Đặc tính của ḥa thời là con người tuy sống trong gian thời mà không hoàn toàn bị thời gian cuốn trôi, con người c̣n muốn thoát khỏi thời gian máy móc, lạnh lùng của chiếc đồng hồ bằng mối chung t́nh trước cũng như sau:                                                                        

  Đồng hồ c̣n có khi sai,
 Chung t́nh với bậu trước hoài như sau
.” 
 
Xin trích:
  Chung thủy:

 

 Thề thốt chỉ mới là h́nh thức, mà nội dụng của nó mới là cứu cánh của Đạo hằng:
Ai về nhắn với người xưa,
Lời thề phai lạt nhưng chưa thay ḷng
.”
   
 Không thay ḷng đổi dạ là chung thủy, nghĩa là trước sau như một, là Đạo hằng. Nói về mối t́nh chung thủy hay chung t́nh th́ ca dao  Việt Nam rất phong phú, nó phản ảnh rất trung thực, sâu sắc cuộc sống của xă hội nông nghiệp xưa rất hài ḥa theo như tinh thần của ḥa thời, đời sống t́nh cảm của gái trai tuy rất trữ t́nh mà lại ḥa hợp với Đạo lư, nào là thủy chung, nào là nghĩa nhân, cho nên thay v́ nói đến t́nh yêu đơn thuần, người Việt thường hay nói đến t́nh nghĩa, Đạo nghĩa.”

 

Chương 7: Lịch Á Đông.

 

Xin trích:
 
  Việc làm lịch ở Á Đông thuộc khu vực văn hóa nông nghiệp mang ư nghĩa triết lư nhân sinh, giúp con người sống sao cho hợp với tiết điệu của trời đất: công việc làm ăn như cày cấy, gieo gặt đúng ngày mùa, việc canh gác tuần pḥng, ngày lễ Tết, tế tự...
    
 Nói đến lịch Á Đông, người ta thường nghĩ đến âm lịch tính theo chu kỳ mặt trăng để phân biệt với dương lịch. Nhưng trong thực tế lịch được sử dụng là âm dương lịch, trong đó các tháng được tính theo chu kỳ mặt trăng, nhưng tháng nhuận được thêm vào để điều chỉnh sư sai sót, sao cho năm tháng phù hợp với các mùa. Ca dao có hai câu liên quan đến sự việc này:
“Ai về nhắn họ Hy Ḥa*,
Nhuận năm sao chẳng nhuận vài trống canh.”   
 
    
 Nội dung ca dao trên có ư trách hai anh em Hy, Ḥa đă chế ra tháng nhuận cho năm, sao không chế  ra canh nhuận cho đêm. Đó là trách cứ của những con người có tâm sự muốn thời gian giăn dài ra tương tự như mấy câu ca dao sau đây:
Đêm khuya nghe vạc cầm canh,
 Nghe chuông gióng sáu, nghe anh khuyên nàng.
Anh khuyên nàng, nàng đă hồ nghe,
Trách
 con gà trống te te gáy ḍn.” 
( *Theo Kinh Thư th́ vua Nghiêu sai hai anh em Hy Ḥa điều chỉnh lịch, đưa thêm tháng nhuận vào cho vận hành của mặt trời, trăng, sao ăn khớp nhau.)
Một số ca dao nói về giờ giấc khi xưa:
 “Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi.”
 Ngọ từ 11 đến 13 giờ trưa. Mùi từ 13 tới 15 giờ. 
Con cua ḱnh càng ḅ ngang đám bí,
Nói với chị mày giờ Tư tao qua.”

                           
 ***
Chắc là giờ Tư canh ba,
 Nếu không bán dạ cũng là nửa đêm
.”
Xin trích:
 Năm canh, sáu khắc: 

 Ngày xưa người Việt c̣n chia, tính thời gian đêm, ngày bằng đơn vị đặc biệt gọi là canh và khắc:
Đêm năm canh nghe con vạc tác canh,
Con thằn lằn điểm khắc, em thương anh nhiều bề
.”
                                        
 ***
Đêm năm canh, ngày sáu khắc rơ ràng,
Huệ không sương phải héo, anh mảng sầu nàng anh phải  
 
.”
Chương 8: Lịch sử và sử mệnh.
 

 

Sử kư: 

 “Ru con con ngủ cho lành,
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu Tướng cởi voi đánh cồng
.”

 

Sử mệnh : 

 Sử mệnh là vấn đề có liên quan đến quan niệm thời gian, con người và tính mệnh, cho nên ngoài h́nh ảnh  Con đường  như ở  Con đường văn hóa , c̣n có thể lấy h́nh ảnh ḍng sông để biểu tượng cho sử mệnh luôn luôn trôi chảy, biến động. Nhưng ḍng sông thuộc nhiên giới, là cái đă an bài, mọi sự lưu chuyển theo ḍng sông như vậy mà thiếu phần ư chí của con người th́ hầu như có ư nghĩa  định mệnh. Ca dao đưa ra h́nh ảnh con thuyền đi ngược xuôi trên ḍng sông đó và c̣n có tác động tích cực của con người nữa, nào là  chèo chống , đứng mũi, chịu sào ,  lên thác, xuống ghềnh . Con thuyền không những chỉ đi trên sông, mà c̣n qua hồ, biển nữa và hướng về một bến bờ:                                                                   Lênh đênh đă quá lênh đênh,
Chiếc thuyền đại hải dàng dênh giữa trời.”

                                
 ***
Thuyền sao không chọn bến bờ,
 Như khách thương hồ khi đến khi đi.”
                                 ***
Sông hồ một dải con con,
Gặp cơn sóng gió chớ non tay chèo.
Yêu nhau sinh tử cũng liều,
Thương nhau lặn suối, qua đèo có nhau
.”

 

Chương 9: Quê hương giàu đẹp.                                              

 

 “Đất Phú Mỹ, chữ Mỹ là đẹp,
Đất Đa Lộc, chữ Lộc là giàu,
Em đến đây muốn cho đẹp trước giàu sau.
Lửa hương càng đượm, càng lâu càng bền
.”
    
 Cái đẹp và giàu đó lại được tô điểm bằng văn hóa có truyền thống hàng ngàn năm, biểu hiện rơ nét qua Thăng Long, Hà Nội là đô thành ngh́n năm văn vật:
Thăng Long Hà Nội đô thành,
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô,
Ngh́n năm văn vật bây giờ vẫn đây
.”
Miền Nam chẳng những trù phú lúa gạo mà c̣n có nhiều cá tôm:   

 “Đồng Tháp Mười c̣ bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Th́ vô Đồng Tháp ăn no đă thèm
.”
    
 C̣ bay thẳng cánh ,đơn vị đo lường độc đáo chỉ đồng ruộng ngập nước Tháp Mười mênh mông, bát ngát, cho nên lời mời mọc về xứ này rất có thực chất:
Ai về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.”


 

Chương 10: Quê hương và con người.     

 

 Đây là đề tài rất rộng, v́ hầu hết đối tượng của ca dao đều có liên quan đến t́nh tự con người rất sống động. Cảnh trong ca dao không phải những tấm ảnh chụp có tính cách khách quan lạnh lùng, mà là những bức tranh vẽ có tính cách nghệ thuật sáng tạo mang t́nh tự, cảm nghĩ của con người. Sau đây là một số ca dao có tính cách như thế, giới thiệu sơ khởi vài nét về con người của vài miền quê hương:
Đất Đại Từ hoa sen thơm ngát
Giếng Đại Từ nước mát trong xanh
Ḍng Tô uốn khúc lượn quanh
Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài
.”   
 
                               
 ***
Làng Bút Trận có làm mía mưng
Có o con gái tiếng lừng gần xa
Khéo tay thu vén việc nhà
Giọng nói ngọt xớt như là mía mưng
.”
 
                  
              ***
Đất Thừa Thiên
 trai hiền gái đẹp
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, Thánh miếu, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Ṭa
.” 
                               
 ***
Trà My sông núi đượm t́nh
Nơi đây là chỗ Thượng Kinh
 chan ḥa.”

Những nét tiêu biểu của cái làng:

   

Xét  hai bài ca dao  Làng tôi và  Chợ Bỏi  dưới đây:
 “Làng tôi nhỏ bé xinh xinh
Chung quanh có lũy tre xanh rườm rà
Trong làng san sát nóc nhà
Đ́nh làng lợp ngói có vài cây cau
Chùa làng rêu phủ mái nâu
Dân làng thờ cúng để cầu b́nh an
.”
                               
 ***
Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy, đ̣ đưa dập d́u
.”
    
 Nói chung th́ làng nào cũng có lũy tre, đ́nh, chùa, miếu, đền thờ,cây cau, nhà cửa, dân làng, bến đ̣. Đó là những cái tiêu biểu cho cái làng Việt Nam.

 

Chương 11: Đời sống có đạo lư.
Xin trích :

 

 “ Người trai có đức vẹn toàn khi giữ trọn cương thường cả trên dưới:
Như vầy mới gọi là trai
Trên lo nghĩa chúa, dưới mài thảo thân.”
                       
  ***
Hai vai gánh nặng về hai
Nghiêng ḿnh cơng chúa, tay d́u mẫu thân
.”
  
 Trong tam cương, tức ba quan hệ: vua tôi, cha ( mẹ ) con, vợ chồng, đôi khi ca dao cho thấy chữ trung thay v́ dành cho vua, lại dành cho cha:
Ḿnh về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ t́nh là ba
Chữ trung th́ để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ t́nh.”


 

Xin trích:                                
 “ Đây là đường lối giáo dục gia đ́nh theo Đạo Việt với cứu cánh vừa thành công vừa thành nhân. Công đức của cha mẹ cao quư biết bao, cho nên h́nh ảnh của cha mẹ trong tâm của các con cũng ví như h́nh ảnh các vị Phật từ bi:
Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già đích thị Phật Bà Quan Âm.”
 
    
 Nhất là người mẹ với t́nh thương con bao la, ngọt ngào:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
.”
    
 Mẹ là ánh sáng dịu dàng dẫn bước con đi:
Mẹ già như ánh trăng khuya
Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền
.”          
 

 

Xin trích:      

 T́nh nghĩa:    Ca dao nói về t́nh nghĩa vợ chồng cũng có căn cứ vào sách xưa:
“Chữ rằng quân tử tạo đoan
Vợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm.”
    
 Theo sách Trung Dung: “ Quân tử chi Đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí giă, sát hồ thiên địa”: Đạo quân tử, chỗ phát khởi th́ tầm thường như ở vợ chồng, mà chỗ chí cực th́ cho thấy rơ cả trời đất.
     
 Đạo vợ chồng được xây dựng trên cặp lưỡng hợp t́nh- nghĩa. Nghĩa th́ nặng và t́nh lại sâu, cho nên Đạo vợ chồng rất bền vững:
“Vợ chồng nghĩa nặng, t́nh sâu
Thương nhau đến thuở bạc đầu vẫn thương.”   
 
    
 Xét nền tảng giá trị theo Đạo vợ chồng th́ bên cạnh t́nh yêu, nhân nghĩa là điều đáng chú ư nhất:
“Đứa ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.”
    
 Bởi vậy, nếu t́nh nghĩa, nhân nghĩa không có th́ người vợ làm dâu nhà chồng thời xưa chẳng khác nào đứa ở.
    
 Trong Đạo vợ chồng, chữ t́nh đến trước, chữ nghĩa đến sau. Thế rồi t́nh- nghĩa bổ túc cho nhau tạo ra sự bền vững trăm năm:         

 “Thương nhau tạc một chữ  t́nh
Trăm năm thề quyết bạn ḿnh có nhau
.”
                                
 ***
Đă rằng là nghĩa vợ chồng
Dẫu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng dời
.”
     
 T́nh nghĩa vợ chồng đă là Đạo rồi th́ siêu vượt thời gian, là Đạo hằng:
Vợ chồng Đạo cả lẽ hằng
Một dây một buộc ai chằng cho ra
.”

 

Chương 12: Đời sống có văn hóa.

 

Trong sinh hoạt văn học, văn nghệ b́nh dân, những con người say mê việc hát ḥ hầu hết là giới trai gái trong làng. Khi tham gia hát ḥ, họ có thể chọn lựa trong kho tàng ca dao những câu hay sẵn có sao cho thích hợp với t́nh huống hoặc tự ḿnh do cảm hứng và tài năng riêng mà sáng tác ra. Chính nhờ vậy mà kho tàng ca dao đă phong phú, lại càng phong phú thêm. 
    
 Hát ḥ có thể là sinh hoạt văn nghệ tập thể, mà cũng có thể diễn ra ở từng cặp trai gái vừa ư, hợp t́nh với nhau:
Một đàn c̣ trắng bay chung
Bên nam bên nữ ta cùng cất lên
Cất lên một tiếng linh đ́nh
Cho
 loan sánh phượng, cho ḿnhs ánh ta.”
       Nội dung của những câu ḥ, tiếng hát rất phong phú, đa dạng từ vui nhộn, chọc ghẹo, hóm hỉnh cho đến t́nh tự, đam mê nồng nhiệt của tuổi trẻ.
    
 Để giải khuây:                                                                                
Buồn t́nh cất giọng hát ḥ
Kiếm người cùng ngơ chuyện tṛ giải khuây
.” 
 
    
 Do say mê nghệ thuật:
Điệu ǵ vui bằng điệu hát ḥ
Có một cẳng rưỡi cũng ḍ mà đi
.”
                      
 ***
Ai về xóm Mỹ mà coi
Bắc niêu lên bếp, xách oi ra đồng
Đất nghèo chạy buổi ăn đong
Mà câu hát ghẹo th́ không mô bằng
.”
     
 Tùy theo người mà tiếng hát, giọng ḥ có nhiều âm hưởng khác nhau, mà người nghe có thể phân biệt được:
Tối tăm biết trẻ hay già
 
 Tai nghe tiếng hát giọng đà có con.”                                             
     
 Cũng có giọng ḥ nghe trầm buồn vời vợi pha chút bi ai dễ khơi động  ḍng nước mắt của các cô gái đa sầu, đa cảm:  
Nước ngă ba chảy ra giồng Dứa
Nghe giọng anh ḥ em ứa giọt châu
.”
    
 Lại có những giọng ḥ hay đến nỗi người ta phải thú nhận rằng mới nghe qua đă mê ngay, chứ không phải v́ sắc đẹp:
Trai đất Giồng lụy gái G̣ Me
Không v́ sắc đẹp, chỉ v́ mê giọng ḥ
.”
 
    
 Muốn cho giọng ḥ hay th́ cũng cần phải được chăm sóc, bồi dưỡng đúng mức:
Sáng trăng đi bủa cá ve
Em ngồi gỡ lưới vừa nghe anh ḥ
Về nhà nấu cháo bo bo
Để anh ăn cho khoẻ anh ḥ cho hay
.”
    
 Câu ḥ cũng phải được chọn lưa kỹ càng để khỏi phụ ḷng người bạn ḥ khoan :
Lên rừng lựa chặt cây ngay
Điệu ḥ khoan nẫu lựa câu hay nẫu ḥ
.”
    
 Giọng ḥ đă hay, câu ḥ lại có duyên th́ đó là sức mạnh tạo t́nh cảm khắng khít:
Sông sâu sóng bủa láng c̣
Thương em v́ bởi câu ḥ có duyên
.”
    
 Nghe những tiếng hát, giọng ḥ quyến rũ đến như thế th́ làm sao mà không t́m đến cho được:
Ở xa nghe tiếng em ḥ
Nỡ nào đắp chiếu nằm co một ḿnh
.”
                      
 ***
Ta nghe tiếng hát đâu đây
Ta về rút chiếc thuyền mây đi t́m.”
    
 Hát ḥ trong sinh hoạt văn nghệ b́nh dân ở nông thôn là lối văn nghệ tham dự, mọi người cùng hát, cùng ḥ, chứ không phải như đi nghe nhạc ở đại nhạc hội như thời bây giờ:
Đến đây không hát th́ ḥ
Chẳng phải con c̣ ngóng cổ mà nghe.”
    
 Không tham gia đóng góp tiếng hát, câu ḥ th́ bị chê cười ngay:
Ba đồng một mớ rau ng̣
Báu chi câu hát bạn ṃ không ra
.”
    
 Hát ḥ là tạo cơ hội đưa tới t́nh duyên lứa đôi, tuy coi thông thường như vậy, nhưng lại là thể hiện cho Đạo làm người, cho nên mới có Đạo vợ chồng:
Bâng khuâng bát ngát, câu hát hữu t́nh
Căn duyên tiền định, hai đứa ḿnh gặp nhau
.”
                        
 ***
Tới đây ta hát ḥ chơi
 Ḥ cho đủ cặp đủ đôi mới về
.”
    
 Đủ cặp, đủ đôi là thể hiện nguyên lư  lưỡng hợp thái ḥa. Ḥ khoan là âm điệu đong đưa, có qua có lại, có tới có lui, nó khéo dẫn dắt trai gái đến chỗ giao ḥa:
Khoan hỡi ḥ khoan, khoan tới khoan
 lui
Khoan anh chưa vợ, khoan tôi chưa chồng
.”
    
 Hát ḥ mới chỉ là tạo cơ hội làm quen, muốn tiến tới hôn nhân th́ con người  nhân nghĩa  phải tiến thêm bước nữa, nhờ thầy mẹ tính toan :
Thương em th́ nhờ thầy mẹ tính toan
Không phải em vô ṣng giă gạo hát ḥ khoan mà thành
.”
    
 Bởi v́ chỉ mới có dịp hát ḥ khoan với nhau, có ǵ bảo đảm đâu?
Điệu ḥ khoan thiếp thiếp, chàng chàng
Buông cây chày xuống, hai bàn tay không
.”
 
     
 Nhiều người đă có chồng có vợ cũng tham gia các cuộc hát ḥ do ḷng yêu chuộng nghệ thuật, miễn giữ sao cho đẹp cách, đứng đắn:
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có vợ, nói vợ đừng ghen
Tới đây ḥ hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy
Không há lẽ ngọn đèn hai tim
.”
    
 Nhưng phải chơi cho đẹp, fair play, chớ có lộn xộn v́ luật pháp cũng nghiêm minh:
Ḥ khoan với nẫu có chồng
Trong sách có chữ : thượng gông hạ cùm.”

 

Chương 13: Triết lư Việt.

 

Xin trích:
 
 “  Về thành Cổ Loa, có ca dao như sau:
Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc rùa vàng tiên xây
Căm hờn giếng ngọc tràn đầy
Máu pha thành lũy ngàn cây bóng tà
.”         
 
    
 Điểm độc đáo của truyện là ở h́nh dạng của thành có h́nh xoáy ốc, mà không thấy ở nơi  khác có.                                                                             
    
 Để tiện việc minh họa, minh giải, dạng xoáy ốc được chuyển thành những ṿng tṛn đồng tâm  chồng lên nhau trên mặt phẳng, hay đúng hơn là những ṿng tṛn lượng giác có hàm số như sau:
    
 sin a= sin ( a + k.2π )
    
 Chu kỳ là 2π, c̣n k = 1, 2...9 chỉ số ṿng.

Trạng thái biến động

 

Thời gian                                                                                                    

 Đường biểu diễn h́nh “ sin “

       Qua h́nh dạng đặc biết của Loa Thành và sự minh họa của đồ thị h́nh „ sin “, chúng ta có thể rút ra các đặc tính của thế giới vạn vật đă trở thành tính quy luật như sau:
Lu
 ật biến động
Lu
ật tuần hoàn
Sự phân cực
Lu
ật liên hệ:            
  

 

 Liên hệ giữa các phần tử đối lập, âm dương:
Trời mưa lâm râm
Cây trâm có trái
Con gái có chồng
Đàn ông có vợ
Đàn bà có con
 
                 
 ***
Nước c̣n quyến cát làm doi
Phương chi ta chẳng tài bồi lấy nhau
.”
   

 

Liên hệ loại tụ:    

Chữ đồng thanh tương ứng
Chữ đồng khí tương cầu
Dầu mưa dầu gió, mặc dầu gió mưa
.”   
           

 

Liên hệ nhân quả:
 “Trồng cây chua, ăn quả chua
Trồng cây ngọt, ăn quả ngọt.”
     
 Ai trồng người ấy hưởng, cũng có liên hệ đến con cháu đời sau:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau
.”
 
                         
 ***
Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.”
    
 Luật nhân quả ở Việt lư với Đạo Việt thờ cúng tổ tiên nói đến liên hệ nhân quả của các thế hệ kế tiếp nhau liên tục từ đời cha đến đời con theo tinh thần tre già măng mọc , chứ không nói đến kiếp trước, kiếp sau của một con người theo cá nhân. 
    
 Tác dụng của tính nhân quả tăng gắp bội:
Gieo gió gặt băo.”    

 

  Liên hệ quân b́nh:
 Trồng trầu th́ phải khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
.”                                                                                                                                    

Liên hệ lượng phẩm:   

 “Mưa lâu thấm đất. “  
                   
 ***
Kiến tha lâu đầy ổ.”
                   
 ***
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 

 

Chương 14:  Dân tộc tính   
Việt lư đă ăn sâu vào ḷng dân tộc từ bao đời. Đó là triết lư  lưỡng hợp thái ḥa, vuông tṛn, triết lư nhân sinh giúp cho đời sống của con người thêm ư nghĩa, có đạo lư, có văn hóa. Việt lư bao hàm xuyên suốt từ đợt dụng ( vuông ) đến đợt thể ( tṛn ) tức tính thể, cho nên triết lư đó có thể soi sáng bao quát được tính t́nh của cả dân tộc.  Dân tộc tính do nền văn hóa đó mang lại, ngoài nét đặc thù dân tộc ở ṿng ngoài có góc cạnh khác nhau của h́nh vuông, c̣n có những đặc điểm chung của nhân tính phổ quát ở ṿng trong tṛn đầy, đều đặn chỗ nào cũng như nhau. Ngoài ra, cũng do tính lưỡng nghi, trong âm có dương, trong dương có âm, mà dân tộc tính nói chung, bên cạnh tính tích cực cũng c̣n có một số tính tiêu cực.Thời thịnh trị th́ tính tích cực nổi bật, thời suy thoái th́ xuất hiện nhiều         tính tiêu cực, cho nên Đạo Việt chủ trương tu tâm dưỡng tánh:
“ Hoa thơm nhờ hương nhờ nhụy
Người có giá trị nh ờ đạo đức tác phong
.” 

 

   Địa chỉ liên lạc về sách:
Lạc Hồng
Bismarck Str.24
78549 Spaichingen
      Germa ny
Tel: 07424 / 7529
E-mail:  
songdinh81@gmail.com


 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17