Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

CA DAO, TỤC NGỮ

Ca dao, tục ngữ, dân ca truyền miệng của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6, câu 8, có vần, có điệu, ư nghĩa và tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc giới b́nh dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo" ? Chỉ biết riêng ca dao mênh mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua 4000 năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị.

Ca dao tục ngữ là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Không phải dân tộc nào cũng có được văn chương và thi sĩ tính như thế. Non nước Việt Nam đẹp ngh́n thu, vô song. Người nước Việt cũng khác thường. Trải qua nhiều thời đại, kho tàng văn chương b́nh dân Việt Nam càng phong phú, súc tích với biết bao câu tục ngữ, ca dao, những câu hát điệu ḥ muôn h́nh muôn vẻ. Dân ca là ca dao đă được dân gian hát và ḥ qua nhiều thể điệu đặc thù của từng địa phương.
Ca dao, tục ngữ, kho tàng văn học phong phú, là kiến thức vô giá. Ca dao thể hiện nghệ thuật sống đẹp, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Ca dao đầy t́nh nghĩa : T́nh cảm trai gái, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, t́nh cảm giữa con người với thiên nhiên, cây cối loài vật.
Ca dao, tục ngữ, dân ca đặc cao giá trị nếp sống của con người tự do xă hội chủ nghĩa. Ca dao bảo vệ chân thiện mỹ, đề cao cái đẹp cái hay, chỉ trích cái xấu trong xă hội loài người.
Ca dao tục ngữ là một hành tŕnh t́m về cội nguồn của nước Việt Nam mến yêu. Đọc ca dao để thấy khí thiêng sông núi Việt, đọc ca dao để thấy tinh thần hiện hữu, bản sắc dân tộc của dân tộc Việt. Thấy ra ư thức dân tộc và sức mạnh tinh thần của người Việt, thấy cái tinh thần kháng chiến quật cường của người Việt, nhất định không chịu đồng hoá.
Hăy đọc ca dao, tục ngữ dân ca để thấy thông điệp của tiền nhân để muôn đời cho dân con nước Việt.


THÀNH NGỮ

Trong ngôn ngữ Việt có hẳn một kho thành ngữ, trong đó phải kể đến những câu, những lời b́nh nghị sinh động về phẩm cách con người, về đạo lư ở đời, về nhân t́nh thế thái. Chỉ kể những câu có bốn từ, bốn tiếng đăng đối giàu biểu cảm người ta đă có thể liệt kê ra rất nhiều. Xin viện dẫn: "Xấu người đẹp nết", "Giấu đầu hở đuôi", "Cười thuê khóc mướn", "Nước chảy đá ṃn", "Giận cá chém thớt", "Bóc ngắn cắn dài", "Ḅn tro đăi sạn", "Chọn đá thử vàng", "Dẻ cùi tốt mă", "Văn ḿnh vợ người", "Ma chê cưới trách", "Quưt làm cam chịu", "Con dại cái mang", "Chị ngă em nâng", "Công cha nghĩa mẹ", "Môi hở răng lạnh"...

Đặc điểm của loại thành ngữ này là bốn từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành hai cặp đối xứng nhau. Ví như câu "Xấu người đẹp nết" th́ xấu, người, đẹp, nết; bốn từ đơn mang hàm nghĩa riêng, độc lập, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác; chia thành hai cặp đối xứng là xấu người đối với đẹp nết; đối cả ư lẫn lời; xấu đối với đẹp, người đối với nết. Toàn bộ câu thành ngữ đại ư nói: người ta không được trời phú cho cái nhan sắc bề ngoài, thậm chí bề ngoài không vừa mắt ai song cái người "xấu người" ấy hoá ra lại mang vẻ đẹp bên trong, giàu có về đạo đức, về đường ăn nết ở mà người Việt gộp chung vào khái niệm "nết". Gần nghĩa với câu này c̣n có câu "mạnh miệng" hơn là "cái nết đánh chết cái đẹp" - đương nhiên "đánh chết" chỉ là cách nói cường điệu gây ấn tượng, nhấn mạnh phần hơn hẳn, phần ưu việt của nết so với vẻ đẹp h́nh thức. Phân tích thêm câu "văn ḿnh vợ người" nói về một cái "thói đời" chung khá phổ biến ở giới mày râu là tự cho văn ḿnh bao giờ cũng hay hơn văn người, ngược lại vợ người thường bao giờ cũng đẹp hơn vợ ḿnh trong con mắt soi ngắm của họ. Bốn từ đơn "văn, ḿnh, vợ, người" đều có nghĩa riêng; chia thành hai cặp từ đăng đối: văn ḿnh và vợ người. "Văn" đối với "vợ", "ḿnh" đối với "người". Câu thành ngữ có ư khéo phê tính chủ quan, cảm tính của cánh đàn ông, tự phụ cho văn ḿnh hơn hẳn văn người khác; song v́ đă quá quen nên họ chỉ thấy vợ ḿnh là người b́nh thường, thậm chí tầm thường; chỉ thấy vợ người là đáng để chiêm ngưỡng. Những câu thành ngữ bốn từ bốn tiếng chia thành hai vế đối cả lời lẫn ư trên đây thường được người Việt dùng để phẩm b́nh trong những trường hợp thấy sự đời tương ứng để biểu tỏ thái độ khen chê. Ví như nói về một cô gái nào đó trời không cho sắc đẹp, thậm chí xấu người nhưng đức hạnh th́ người ta có thể nói "cô ấy xấu người đẹp nết" nên ai cũng quư.

Cũng có khi người Việt chỉ cần dùng nguyên văn thành ngữ, chẳng cần diễn giải thêm người nghe vẫn hiểu hết ư tứ. Ví như nói về một ai đó làm ít song lại hoang tiêu, người ta nói ngay: đồ "bóc ngắn cắn dài". Đây là cách nói tượng h́nh, lấy h́nh ảnh người ăn chuối, bóc th́ ngắn - cắn th́ dài, có khi "ăn" cả vào vỏ. Cách nói ấy dường như chỉ có người Việt mới cảm được, rất khó chuyển ngữ những câu thành ngữ h́nh tượng hoá đại loại như thế v́ ở đây có sự liên tưởng rất xa.


Theo định nghĩa trong Tập "Tục Ngữ, Thành Ngữ Ca Dao và Dân Ca Việt Nam" của cụ Trần Ngọc Ngải, Chicago, Illinois, USA 1997:

- Ca Dao (petit chanson populaire) = Câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian
- Cách Ngôn (Précepte, Maxime) = Lời nói làm khuôn phép (cách kiểu mẫu, khuôn mẫu)
- Châm Ngôn ((Précepte, conseil) Lời văn có vần điệu để khuyên đời
Dân Ca (Chanson populaire) Bài ca có tính cách dân tộc, dễ hiểu và hợp với tâm t́nh đơn giản của nhân dân
- Ngạn Ngữ (Proverbe, dicton populaire) Câu nói ngắn gọn của dân gian với mục đích răn dạy
- Phong Dao (Chanson populaire) = Lời ca câu hát của dân gian tại các địa phương mà có thể hiểu được phong tục tập quán của một dân tộc trong lịch sử
- Phương Ngôn (Proverbe) = Lời nói thông dụng của từng địa phương có ư nghĩa như câu tục ngữ
- Tục Ngữ (Proverbe) = Câu nói có tính cách răn dạy hay châm biếm chuyện đời
- Thành Ngữ = Là những câu nói ngắn gọn dân gian thường dùng trong khi nói hay viết cho có vẻ mầu mè. (Trang 3)


Theo Ông Lê Gia trong bộ sưu tập "Tâm Hồn Mẹ Việt Nam" (NXB Văn Nghệ, 1994) đưa ra những nhận định khá khác biệt với những Sưu tầm ca dao trước đây. (Trang 13 - 30 Quyển Một)

a. Tục Ngữ: Câu nói dựa theo phong tục ăn sâu vào tư tưởng mọi người, được mọi người chấp nhập và truyền tụng. (trang 13)

Có người hiểu theo nghĩa thứ 2 (Tầm thường thấp kém, tục tằn (t.13) mà cho rằng Tục ngữ là câu nói thô tục, quê mùa không văn vẻ (Bất thành văn) thuộc đám b́nh dận. (t. 14)

a1. Thành ngữ: là một phần câu, do một số tiếng góp nên, nhưng lại là phần quan trọng. (t. 18)

Thí dụ: Trong câu tục ngữ
Nói phải như găi chỗ ngứa (Tục Ngữ)

Cũng như trong câu phong giao:
Một ngày hai bữa cơm đèn
C̣n ǵ má phấn răng đen hỡi chàng

Th́ "Găi chỗ ngứa" và "Má phấn răng đen" là hai thành ngữ.
Nhưng găi trúng chỗ ngứa lại là một câu tục ngữ v́ nó có ngụ ư (nghĩa bóng) và thay cho một câu trọn nghĩa: Làm đúng việc, làm có lơi...

a2. Ngạn Ngữ: Câu nói có từ lâu đời, được lưu truyền trong một nước, một vùng. Có nhiều người dùng "Ngạn ngữ" thay cho "Tục ngữ" (t.22)

a3. Sấm Ngữ: Nghiệm đúng sự việc sẽ xảy ra ... như "Mặt rỗ, tổ ghen"

"Chớp Đông hay nháy, gà gáy th́ mưa" (Sấm Trạng)(t.22)

a4. Mê Ngữ (Câu đố): Mơ hồ, không rơ... Mê ngữ là các câu đố, có ẩn nghĩa như: Đầu bằng con ruồi đuôi bằng cái đĩa (t.23)

a5. Phương ngôn: 1. Tiếng nói hoặc một câu văn hay của một vùng nào đónhư: "Trai Cầu Vồng yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim" 2. Câu nói hay, chỉ phương hướng cho ta theo là phương pháp cho ta dùng, như: Bầu ơi thương lấy bí cùng , Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (t.23)

a6. Cách Ngôn
: Lề lối, phép tắc (t.24)

a7. Châm Ngôn: Có nghĩa là răn đời, lời nói dùng làm kim chỉ đường cho cuộc sống (t.24)

a8. Ngụ ngôn: Lời nói có ư nghĩa bên trong (t.24)

a9. Túy ngôn: Theo Hán tự Túy là: Của cải, gia sản, tức cái hay cái quư cái đẹp. (t.25)

Phân tách cho kỹ, ta thấy: Phương ngôn, cách ngôn, châm ngôn, túy ngôn... là lọai tục ngữ nói về cách cư xử, c̣n sấm ngữ, mê ngữ nói về việc làm ăn chơi bời. Tất cả đều gọi chung là Tục Ngữ(t.25)

b. Phong Dao: - Hát ngắn, bài hát câu hát không thành chương khúc, ít giọng điệu, chỉ dùng thanh nhạc, không có nhạc khi phụ họa, dùng hát hát ngâm chơi tùy hứng, không tŕnh diễn với sân trường và bối cạnh

- Lời đồn đại, lời nói vô bằng cớ, không biết xuất xứ (Dao ngôn, Dao tục)

Vậy phong dao có nghĩa là những câu , những bài hát ngắn chưa thành chương khúc, ít giọng điệu, dựa theo phong tục tập quán và được truyền tụng lâu đời, không rơ tác giả và xuất xứ, đôi khi có tính cách đồ đại một sự việc ǵ. (t.26)

b1. Đồng dao: Những câu hát ngắn, không rơ xuất xứ, của trẻ con hát chơi hay đồn đại một sự việc ǵ như:

"Ông tiển ông tiên

Ông có đồn tiền ...." (t.27)

b2. Lư ca hay Lư ngữ: ...là câu hát nơi đồng quê, được hát một cách thản nhiên, một cách nhàn nhă như:

"Trời mưa lâm râm

Cây trâm có trái... (t.28)

Vè của ta vừa là Thi vừa là Dao....(t.29)

c. Dân Ca: Hát lên, tiếng hát, bài hát có giọng điệu, tiết tấu, chương khúc (có bài bản) (t.29)

d. Ca Dao: Như trên ta đă thấy, hai chữ "Ca" và "Dao" có hai nghĩa khác nhau cũng như hai chữ "Thi" và "Phú" vậy.

Sách "cổ dao ngạn" (Phong dao, ngạn ngữ) xưa có viết: Ca va Dao khác nhau ở chỗ là Dao có thể dùng làm lời Của Ca.

Sách Mao Truyện (Truyện hay chọn lọc) nói: "Khúc hợp nhạc viết Ca, đồ ca viết Dao" có nghĩa là khúc hát có đệm nhạc là Ca, hát trơn là Dao.

Vậy một bài hát không thể vừa Ca vừa Dao nên cũng không thể có bài hát nào được gọi là bài Ca Dao cả (t.30)

Truy nhiên, để dễ sắp xếp chúng tôi vẫn dùng Ca Dao, Tục Ngữ và Dân Ca đồng thời thêm phần Dân Ca đă được phổ nhạc để tiện dụng


Có thể nói: Ca dao là những câu thơ có vần điệu, thiên về t́nh cảm; Thành ngữ là những câu thơ ngắn gọn, thiên về lư trí

1. Ca dao: thơ ca truyền miệng dưới dạng những câu hát, hoặc văn vần.
Ca dao là những câu lục bát, câu ca về cuộc sống, có thể đó là sự đồng cảm giữa con người, có thể đó là kinh nghiệm, có thể là cách lư giải các hiện tượng thiên nhiên, có thể là câu đố... Ca dao là phần ngôn ngữ từ của dân ca.

Ví dụ:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân...

Chiều chiều ra đứng ngơ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều;

Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều cô gái lạ nên anh chàng ràng;

Mang chiêng đi đánh nước người
Chẳng kêu cũng thử một vài tiếng chơi

Đem chuông đi đấm nước người
Chẳng kêu, tôi vác chuông tôi, tôi về
...

2. Tục ngữ: là những câu nói, cụm từ (thường có vần điệu), đó là kinh nghiệm được đúc kết từ bao đềi của ông cha ta, truyền qua các thế hệ con cháu về sau. Có thể là kinh nghiệm về cuộc sống, về con người, thiên nhiên...

Ví dụ:
Vỏ quít dày, có móng tay nhọn


3. Thành ngữ: là một nhóm những từ cố định đă quen dùng mà nghĩa của nó thường khó giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên câu đó. Và theo cụ Lê Gia th́ Thành ngữ là một phần nhỏ từ Tục ngữ

Ví dụ:
Hai sương một nắng

Thành ngữ là những câu nói, cụm từ quen thuộc (có thể có vần hoặc không) của một lớp người trong xă hội, có thể bắt nguồn ở thọi điểm hiện nay hoặc từ thọi trước, dùng để chỉ một hiện tượng, sự việc...

Quán ngữ th́ giống như thành ngữ. Cả ba thành phần trên đều có cái chung là sự không rơ tác giả, xuất xứ của câu, thường truyền miệng là chủ yếu nên thường có nhiều dị bản, từ dùng có thể khác nhau đôi chút giữa các vùng miền...


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17