Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Ca dao, Tục ngữ Việt Nam

Ca dao (歌謠) là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
Nội dung
Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá tŕnh diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.
Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống t́nh cảm nhân dân; phản ánh đời sống xă hội cũ. Ngoài ra, ca dao c̣n:
Chứa đựng tiếng cười trào phúng

Phân loại

Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em, loại gắn với tṛ chơi của trẻ em.

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế

Ca dao lao động: là phần lời cốt lơi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá tŕnh lao động.

Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

Ca dao ru con: Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn.

Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ t́nh cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các h́nh thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.

Dập d́u cánh hạc chơi vơi
Tiễn thuyền Vua Lư đang dời kinh đô
Khi đi nhớ cậu cùng cô
Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường

Ca dao trào phúng, bông đùa

Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm th́ ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ th́ hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
 

Ca dao trữ t́nh.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Nghệ thuật

Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao; thể song thất lục bát được sử dụng không nhiều; thể văn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
Cấu tứ có các loại sau: Cấu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu tứ theo lối đối thoại, và cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên.

Tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xă hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu h́nh ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xă hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Tục ngữ được h́nh thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ư đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Giữa h́nh thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lư. H́nh tượng của tục ngữ là h́nh tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ư, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca… Sự ḥa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. H́nh thức đối: đối thanh, đối ư. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.

Đầu tiên là các bản ghi chép tục ngữ bằng chữ Nôm vào thế kỷ 19 như Nam phong ngữ ngạn thi của Đ́nh Thái, Đại Nam Quốc Túy của Ngô Giáp Đậu…

Bản ghi tục ngữ bằng chữ quốc ngữ có Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của (1897), Tục ngữ cách ngôn của Hàn Thái Dương (1920)…

Một số bản sưu tập, chú thích nghĩa và dịch tục ngữ Việt Nam sang tiếng Pháp như Tục ngữ An Nam dịch sang tiếng Tây của V. Barbier (Triệu Hoàng Ḥa), Đông Tây ngạn ngữ cách ngôn của H. Délétie và Nguyễn Xán (1931)…

Một số bản khác như Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1942), [Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa]] của Minh Hiệu sưu tầm (1970), Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội do Triều Dương sưu tầm và biên soạn (1971), Tục ngữ Thái (1978), Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan (1956), Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Chi (1975)…

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

Post ngày: 10/19/17 

Nguồn: Bachkhoatoanthu

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17