Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

GHE BẦU MIỀN TRUNG -  MÔ HÌNH THƯƠNG THUYỀN NGƯỜI HOA

GHE BẦU CỦA NGƯỜI VIỆT

Đă có nhiều tài liệu nói đến ghe bầu. Theo tác giả  N.Đ trong mục “Ghe bầu” đăng ở tạp chí Văn hoá Dân gian số 3-2000 có viết về ghe bầu như sau:

“Trong thuyền bè cận duyên Việt Nam chiếc ghe bầu có vị trí rất đặc biệt được nhiều công tŕnh khảo sát về thuyền bè của tác giả nước ngoài chú ư coi đó là loại thuyền biển bản địa chứa đựng nhiều nét độc đáo về kỷ thuật đóng thuyền.

Một số tác giả cho rằng tên loại thuyền này – ghe bầu có nguồn gốc từ ngôn ngữ Nam Đảo- “Gay Pràu”- tiếng Mă Lai là thuyền buồm. Ghe bầu có dáng hai đầu nhọn bụng thuyền ph́nh to (bầu) lô lái và lô mũi cong. Thuyền cấu tạo có ḷng cốt ḷng thuyền ngăn thành từng khoang để chứa hàng. Có loại ghe bầu đáy bằng nan trên là ván be ghép với nhau bằng chốt mộng. Thuyền sử dụng lái lồi bánh lái cong theo lô lái sâu dưới ḷng cốt. Lực đẩy thuyền là các lá buồm: buồm ḷng buồm mũi ở hai đầu ghe. Mắt thuyền lớn dài xếp về phía sau. Ghe bầu thuộc loại thuyền lớn có thể  trọng tải từ 50 – 100 tấn có thể  chạy ngược gió bằng kỹ thuât “ chạy vát”.

Ghe bầu dùng phổ biến từ Trung Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ tuy nhiên mỗi địa phương có những nét khác biệt. Nguyễn Bội Liên (trong bài Ghe Bầu Hội An- xứ Quảng) cho rằng giữa ghe bầu Hội An- Quảng Nam và ghe bầu Ninh Thuận B́nh Thuận th́ ghe bầu Ninh – B́nh Thuận cổ hơn gần với Gay Pràu của Mă Lai hơn.

Người ta cũng so sánh ghe bầu với loại thuyền chiến của người Chăm Pa khắc trên phù điêu Ăng co từ đó giả thuyết rằng nguồn cội ghe bầu là sáng tạo của người Chăm sau này người Việt vào tiếp thu và hoàn chỉnh chiếc ghe bầu như ngày nay. Cho nên có thể  coi đây như là sản phẩm của sự giao lưu văn hoá Việt –Chăm.

Trước kia cũng như hiện nay Hội An là nơi có nhiều trại đóng ghe bầu nổi tiếng. Ghe bầu dùng trong đánh cá chuyên chở trên biển để buôn bán sử dụng trong quân sự. Điều này phù hợp với các dữ liệu lịch sử về Hội An vốn xưa là Chiêm cảng của quốc gia Chăm Pa sau này là một cảng thị nổi tiếng của Đại Việt từ thế kỷ XVI – XVII nơi hội tụ người Hoa Nhật Bản và cả người phương Tây (Hà Lan) tới sinh sống và buôn bán”.

Theo chúng tôi ghe bầu trước hết là một loại phương tiện chuyên chở hàng hoá bằng đường biển chạy bằng buồm là gia sản của các nhà giàu vùng cửa biển ngày trước. Chính bài Vè các lái của các thương thuyền ngày trước  đă nói rơ ngay từ câu mở đầu:

Ghe bầu các lái đi buôn

Đêm khuya ngồi buồn kể chuyện ngâm nga

Bắt đầu Gia Định kể ra

Anh em thuận hoà ngoài Huế kể vô.

Hơn nữa trong ca dao B́nh Định cũng nói ghe bầu như là phương tiện chuyên chở hàng hoá:

Ghe bầu trở lái về đông

Con gái có chồng bỏ mẹ ai nuôi?

- Mẹ tôi đă có người nuôi

Tôi theo chú lái tôi xuôi một bề

Dù mà chú lái có chê

Tôi theo chú bạn tôi về Đồng Nai

Đồng Nai sông nước giao kề

Kẻ đi có vợ người về có con.

Với ngư dân- thương nhân Hoài Nhơn th́ hằng năm cứ vào độ sau lễ Thượng Nguyên (rằm tháng giêng âm lịch) các chủ ghe bầu cho ăn hàng ở địa phương rồi xuất bến. Nếu đi ra cánh bắc như Huế Cửa Việt Cửa Tùng (Quảng Trị) th́ ghe mang các loại hàng: dầu dừa dây dừa muối dầu rái và cả dừa quả (được bóc vỏ) và thường đi xuôi theo những đợt gió nồm thổi mạnh. C̣n nếu đi vào cánh Nam th́ hàng chủ yếu là dây dừa nếu vào tới G̣ Công (Tiền Giang) th́ trên đường về hàng chủ yếu là gạo và rượu hủ. Và nếu đi được chuyến kế tiếp vào khoảng tháng 5-6 âm lịch th́ ghe chỉ nằm dọc bờ biển Ninh Thuận c̣n sâu hơn nữa là B́nh Thuận chờ ở cho có cá nhiều là muối mắm đem về. Ngày ấy cá ở Ninh Thuận B́nh Thuận rất nhiều nên có lúc họ trúng mùa cá rẻ muối mắm cho ghe bầu mang về Hoài Nhơn (qua 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ). Vào các tháng trời động gió to ghe bầu chuyển mắm ấy lên các ngă nguồn cung cấp cho vùng cao (do thuyền nguồn chở tiếp) lên vùng xa.

alt

CẤU TẠO GHE BẦU. nguồn: bảo tàng Hội An

 

Ghe bầu như trên đă nói là loại chuyên chở chủ yếu bằng đường biển nên việc cấu tạo của nó cũng phải chắc chắn nặng nề. (V́ ghe bầu nặng nề nên thuyền ít khi dùng để làm biển đánh cá như tài liệu trên đă nói). Thường ghe có chiều dài cở 12-15 mét ngang gần 3 mét sâu hơn 2 mét. Ghe bầu Hoài Nhơn chạy bằng 3 cạnh buồm ngang to tướng (giữa là buồm lớn gọi là buồm ḷng phía trước gần mủi là buồm mủi đằng sau lái bên hông thêm một buồm nhỏ nữa là buồm ưng- mà theo các cụ giải thích đây là buồm phụ nên ưng th́ mở ra chạy không ưng th́ cuốn lại). Hai côt buồm (mủi và ḷng) đều có dây chằng từ đầu cột xuống đến 2 be ghe bằng mây song léo đôi cột mủi chỉ có 2 dây. Thân ghe bầu đóng bằng ván (be) chồng cao hai hoặc ba lớp (gọi là be đôi be ba) giữa ghe là đ̣n ganh có trụ giữa không đưa tới đưa lui được. Đ̣n ganh là tấm ván dày dài gấp đôi bề rồng của ghe có dây chằng từ đầu cột buồm ḷng xuống giữ hai đầu đ̣n ganh. Khi chạy vát (chạy thuyền ngược gió bằng cách kéo xiên xiên lá buồm) nếu ghe nghiêng th́ ganh được đưa qua hết bên trong tuỳ theo độ nghiêng mà người bạn trong ghe chạy ra ngồi trên đ̣n ganh nếu ghe nghiêng nhiều hơn th́ có thể cùng lúc hai ba bốn chạy ra.  Dưới be có một phần nằm trọn dưới nước là mê ghe được đan bằng nan cật tre dày và lớn bản được trét dầu rái kĩ lưỡng. Hai đầu ghe bầu là hai sỏ lớn dùng nguyên thân cây mù u có chiều hơi cong được đục trống trong ḷng để tra lái ống (gọi là sỏ lái)   và tra xa bác (là sỏ mủi). Bên trong ghe bầu là một hệ thống chằng chịt: con lươn đà giang tạo độ chắc chắn khi chở nặng và chịu đựng sóng gió dài ngày ngoài biển. Lao động trên ghe bầu thường là 6-7 người gồm có các “chức danh” gắn liền với nhiệm vụ của họ như: lái ghe lái phụ tổng thương tổng khậu và bạn ngang. Người có chức danh lái ghe ở ghe bầu không phải là người trực tiếp cầm lái chạy ghe (mà nhiệm vụ ấy là của ông chủ ghe bầu ngoài ra ông chủ c̣n phải giữ rương tiền bạc ch́a khoá và quyết định trong các việc mua bán ăn hàng trả hàng).  Lái phụ mới là tài công cầm lái chạy ghe điều động giàn bạn định liệu việc đi đứng neo ghé núp của ghe và do vậy họ thuộc ḷng từng địa danh trên bờ dưới nước biết chỗ nông sâu chỗ neo được hay không để tránh rạn đá san hô vùng có gió ḷ gió giật… Đây là người thuộc nhiều nhất bài vè các lái trên biển. Tổng thương coi việc tát nước coi chừng những chổ thủng nước quá mức b́nh thường (tức nước khách). Tổng khậu (hay khẩu) lo việc bếp núc cơm nước hằng ngày báo cho lái phụ biết khi củi gạo hoặc nước uống gần hết để liệu nơi ghé ghe vào lấy nước. Bạn ngang lo cuốn lơi bó buồm ngồi ganh đăt neo kéo neo theo lệnh của lái phụ. Và những khi trời láng gió (không gió) tất cả đều gay và cầm chèo để chèo cho kịp với dự định hay ngồi ngoài đ̣n ganh để giảm độ nghiêng của ghe khi ghe chạy tới thường gọi tắt là ngồi ganh.

Sự phân vai ở đây tách bạch rơ rệt được tái hiện lại trong hát bả trạo. Nếu như trên sân khấu tuồng nhân vật được xếp theo những mô h́nh mà nhà nghề gọi là: đào kép lăo mụ vua quan tướng soái… th́ ở đây sự phân vai rất đơn giản gồm tổng mủi tổng khoan tổng lái và đám bạn chèo tuỳ theo vị trí của mỗi người trong thực tế chèo thuyền trên sông nước. Tổng khoan trong buổi diễn phải luôn luôn hoạt động tay cầm gàu tát nước vừa cúi xuống ngẩng lên để tát nước vừa hát:

Huớ cụ lái ơi nước nôi đă đầy- hà

      Tôi cầm gàu bôn ba nhảy xuống khoang tát nước

Có lúc anh ta tự giới thiệu ḿnh như trong chèo:

Môi lảm bảm hổi giờ chức chửa xưng tên

Dạ! Trước phụng thờ thần thánh sau vâng lệnh vạn thôn. Tôi là quyền trong tấn trong phan ngă danh xưng tổng thương tát nước

Và với việc tát nước ấy tổng thương có thể  chọc cười khán giả bằng động tác tát nước đủ kiểu với những kiểu vẽ mặt nhăn nhó v́ mệt nhọc của ḿnh.

Đặc biệt ở vai tổng mủi được dành cho một số điều kiện để phát triển tài năng cá nhân. Tổng mủi là chủ yếu của buổi diễn. Tổng mủi phải là người diễn viên đa tài mới gây không khí rộn ràng cho buổi diễn và phải biết đủ các làn điệu dân gian từ ngâm phú lư … đến các làn điệu tuồng: nói lối xưng thán oán tán hát nam ai hát bài….Nhiều đoạn cần kéo dài thời gian tŕnh diễn tổng mủi phải vận dụng tài năng để diễn như một diễn viên thực sự trên sân khấu tuồng. Ông ngâm thơ luận sự tích cổ kim uống rượu giả say và hát. Nghĩa là với tất cả mọi thủ pháp nghệ thuật đều được sử dụng để gây được không khí sôi động cho buổi diễn.

Qua cách tŕnh diễn của tổng mủi tổng lái tổng thương và đám bạn chèo như đă nói ở trên có thể  nói nghệ thuật phân vai cho các nhân vật  trong buổi diễn đă đạt đến tŕnh đô chuyên môn hoá rơ ràng minh bạch và đầy tính năng động.

Dân gian cũng từng châm biềm những bạn ghe bầu:

Bạn ghe bầu ngồi đâu nói phách

Măn chèo sào giẻ rách đầy rương.

Trở lại với ghe bầu. Người đi ghe bầu thường phải xa nhà ba bốn tháng trời cha mẹ vợ con ở nhà thường nóng ruột nên trong dân gian thường có câu:

Lạy trời thổi gió nồm đông

Cho buồm căng gió cho chồng tôi lên.

Vận chuyển bằng ghe bầu gặp bao nhiêu nguy hiểm nên vào thời ấy th́ không ǵ hơn là người lái phụ phải lăo luyện và có kinh nghiệm xem hiện tượng đoán thời tiết giông gió không có một loại phương tiện dự báo nào như bây giờ. Ghe bầu ngày trước là biểu trưng cho một cơ ngơi một tài sản to lớn của những nhà giàu có ven cửa biển chứ đem so với ghe thuyền đánh cá b́nh thường ngày nay th́ cũng chẳng ra sao.

Ngày nay ghe bầu đă nhiều thập niên vắng bóng dọc theo bờ biển miền Trung và giới trẻ cũng không thể h́nh dung tưởng tượng chiếc ghe bầu có ba cạnh buồm hiên ngang lướt gió như thế nào!

Trần Xuân Liếng- Trần Xuân Toàn

 

 

Post ngày: 11/30/17

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 11/09/17