Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

m câu hát ví ngày xưa?
Trích: Hanoimoi online

(HNM) - Làng tôi, làng Thạch Hán - Quốc Oai - Hà Tây xưa có tục hát ví. Đây là một vùng thắng cảnh đẹp. Phía Nam có núi Đồng Lư - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian. Phía Tây là dải rừng ngang, núi chập chùng như vỏ mít. Chếch đông có chùa Thầy. Chếch Bắc có chùa Tây Phương, tất cả các di tích này cách làng tôi chỉ trong ṿng bán kính khoảng 4 đến 10 km.

 

Tục lệ hát ví làng tôi diễn ra suốt từ xa xưa, măi đến những năm sau cải cách ruộng đất th́ mới mai một dần.

 

Tục lệ này rất hay, bởi nó là tự phát, tự nguyện, không cần ai tổ chức, không cần ngày hội. Cứ vào những đêm trăng mùa thu, khi lúa ngoài đồng đă mướt xanh, đây là những tháng nông nhàn bởi chỉ c̣n làm cỏ lúa, nên trai gái thường đổ ra bờ con sông nhỏ bên làng, tụ tập từng đám. Mỗi đám đứng cách nhau khoảng 30m. Một bên toàn nam, một bên toàn nữ, thi nhau hát đối đáp.

 

V́ là đêm trăng không nh́n rơ mặt nhau, chỉ nghe tiếng hát. Họ hát đố nhau từng chủ đề về mặt địa lư, chim hoa, lễ hội, thiên nhiên và t́nh yêu. Đặc biệt họ thích hát theo ca dao tục ngữ đă có. Nhưng, những khi có thể ứng dụng vào chủ đề đang hát, th́ họ cũng vận dụng luôn, bởi v́ những người có giọng hát, thường phải hát theo lời của vài vị cố vấn đứng ngay bên cạnh để “gà” cho lời ca.

 

Chính những vị này đă nghĩ ra những câu hát rất hay, mà không biết đâu là cổ, đâu mới là giao lưu truyền miệng. Ai nhớ được câu nào th́ nhớ, c̣n không th́ “lời nói gió bay”.

 

Cả làng có nhiều nhóm hát đối, nhóm ưa nhau th́ xoắn tít, không ưa nhau th́ có những câu chanh chua để từ chối, thí dụ: có lần không muốn đối đáp với một nhóm có những anh hát bài bây giờ, bên nữ đă có câu chua ngoa:

 

Anh hai ơi!

“Cạp quần của em giắt được chín vạn anh hùng

Tay nâng mặt nguyệt, tay bồng càn khôn”.

 

Câu hát chua ngoa quá! ư bên nữ muốn nói, cái cạp quần của cô giắt được những chín vạn anh con trai. Một tay th́ nâng được mặt trăng, c̣n tay kia th́ bế được cả vũ trụ. Tưởng bên nam hết cách, thế nhưng họ vẫn đối được, họ hát:

 

Cô hai ơi!

“Cạp quần anh cũng giắt được chín vạn con gái thuyền quyên

Tay anh cũng cầm được chín vạn núi Tản Viên mà thắt cổ bồng

Bao nhiêu cô gái chưa chồng

Mà hay chua chát th́ trôi sông đắm đ̣”.

 

Lời đáp hơi yếu hơn, bởi chín vạn con gái thuyền quyên th́ bằng nhau, c̣n chín vạn núi Tản Viên (Ba V́) th́ so với vũ trụ của bên nữ nó nhỏ bé quá. Bên nam chỉ có mỗi lợi thế là, mượn câu hát để cảnh báo những cô gái hay chua ngoa đanh đá.

Thế rồi như không thèm "dây" vào cái đám này nữa, bên nữ lại hát:

 

Anh hai ơi!

“Em đây chính thực nàng Kiều

T́m chàng Kim Trọng đủ điều mới chơi”.

Nhưng bên nam đâu có chịu, họ cũng đối lại:

Cô hai ơi!

“Anh đây là Mă Giám Sinh

Mua Kiều từ ở Bắc Kinh(1) mua về

Làm cho liễu chán hoa chê

Đánh cho năm chục cho về lầu xanh”.

 

Thế này th́ “cùn” quá! Phải đập tắt ngay, bên nữ chắc nghĩ vậy, họ lại hát:

 

Anh hai ơi!

“Anh như Đại Thánh trên mây

Em tuy bé nhỏ như tay Phật Bà

Biết th́ kiềng mặt nhau ra

Ḱa núi Đại Thánh, đây đà cầm tay”.

Bên nữ đă vận dụng cái tích tiểu thuyết lăng mạn “Tây du kư” của Vương Thừa Ân. Đến nước này th́ bên nam đành chịu, liền rút lui có trật tự.

 

Vả lại, cứ hay hát bài bây giờ th́ nam thường thua, thí dụ: có đêm hai bên vừa mới quây thành nhóm. Biết bên kia có một cô gái xinh chưa chồng là người đại diện để hát, bên nam bèn tạo thế chủ động để cất tiếng:

 

Cô hai ơi!

“Hoa kia tươi tốt rườm rà

Tuy rằng tươi tốt, có khi mà đă bị ong châm”.

Tức quá! Bên nữ bèn bốp trả lại.

 

Anh hai ơi!

“Anh ở trong ấy anh ra?

Nếu không sao biết vườn hoa chị tàn?

Hoa tàn chứ nhụy chưa tàn

Không tin chị vén bức màn cho xem”.

 

Hát xong bên nữ cười rộ lên thích thú, bên nam biết là bị hớ, đành lầm lũi rút lui.

Nhưng hát chọc ghẹo nhau rất ít khi xẩy ra, mà chủ yếu là hát thi tài. Và cứ như thế, hễ đêm trăng lại hát, họ hát nhiều khi rất trữ t́nh. Giá như bây giờ có máy ghi lại th́ sẽ có những bài hát ví rất hoàn chỉnh. Ví dụ khi kể về loại cây, cuối bài bên nữ hát:

 

“Thông Mai Trúc Bách rơ ràng

Bây giờ Châu Thước(2) đố chàng họa xem”.

 

Bên nam liền tiếp:

 

“Này anh nói thực cùng em

Ḱa con Linh Điểu đậu trên cây Tùng...”

 Và, họ kể về loài chim cho đến dứt bài. Hết đố chim lại đố về các loại hoa. Rồi đố về địa lư, đ́nh, chùa và t́nh yêu lứa đôi. măi khi trăng lên vời vợi th́ cuộc vui mới tàn.

 

 “Hát ví phải là sự ngây thơ, vô tư, tự nguyện, tự phát của dân địa phương. Nếu dùng phương tiện mà áp đặt th́ không được. Nếu dùng văn công có nhạc dựng lại th́ chả khác ǵ xem một tiểu phẩm hát ví, hát xoan, hát chèo nghệ thuật, giá trị lưu vốn cổ như thế, th́ chỉ có h́nh thức chứ không có hồn.

 

Những câu hát ví làng Thạch Hán đang mất dần trong nhịp sống hiện đại. Muốn khôi phục lại cần phải có thời gian, lại phải cần những người làm văn hóa có tầm và có tâm. Thật khó...?

 

Văn Sáu

- - - - - - - - - - -

(1)Câu này chỉ để Liền Vần chứ không có nghĩa.

(2)Loài chim

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17