Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Tiếng Mẹ Ru Trong Làng Việt
  • Ngô Đ́nh Vận

Trong thời điện toán, thế giới như được thu nhỏ lại giống một cái làng; từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam trên trái đất ngày này không c̣n là chuyện xa vời như thời Huyền Trân Công Chúa đi lấy chồng là vua Chế Mân của Chiêm Thành, sự kiện này đă được ghi lại qua bài ca Huế theo điệu Nam B́nh:

           

            “Nước non ngàn dặm ra đi, mối t́nh chi,

            Mượn mầu son phấn đền nợ Ô, Ly

            Đắng cay v́ đương độ xuân th́…”

 

            Mặt khác, sự việc người Việt Nam qua nhiều t́nh huống đă hiện diện ở khắp Năm châu, đây là một thực thể mang tính toàn cầu của dân Việt.

 

            Từ hai yếu tố nói trên nên trang Web này có Làng Việt Thế Giới và khi có Làng Việt th́ đương nhiên có t́nh yêu của Mẹ được diễn tả bằng tiếng Mẹ ru.

 

            Mẹ Việt Nam ở bất cứ đâu, mang thai trong bất cứ cảnh ngộ nào, khi sinh con vẫn hết ḷng yêu thương, Mẹ không phân biệt mầu da chủng tộc, con nào cũng là con của mẹ sinh ra. Tinh thần hợp chủng của dân Việt đă có từ lâu, đă có ở truyền thuyết Đế Minh Nhân đi tuần Phương Nam đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra vua Kinh Dương Vương, như thế là đă có sự kết hôn giữa các bộ tộc với nhau.

 

            Trên b́nh diện khác, Mẹ tiêu biểu cho hồn tính dân tộc mang ḍng dơi mẫu hệ từ thuở sơ khai, v́ thế dân Việt dù ở đâu th́ cũng vẫn được hồn tính dân tộc d́u dắt, thương yêu, vỗ về, an ủi.

 

            Hồn tính hay c̣n gọi là Văn Hóa Việt Tộc chẳng phải t́m ở đâu xa mà chúng ta đều nghe được, thấy được qua tiếng nói, cách nói lối cư xử với nhau của dân Việt diễn ra liên tục hằng ngày

 

            “Trời Đất Ơi! Văn Hóa ǵ mà giản dị, dễ dàng quá vậy”.

 

            Chỉ một câu kêu “Trời Đất Ơi!”  đă đủ thấy Việt tính nằm gọn trong đó; Việt tính này là dân ta từ xưa đă có Tín ngưỡng, đặt niềm tin vào Thần linh là Trời và Đất.

 

            Hóa cho nên chỉ cần nghĩ một chút, tự học hỏi th́ chúng ta sẽ thấy câu “Trời Đất, Ơi!” nằm trên cửa miệng mỗi người, thực ra cũng thấy đươc ghi trong nhiều pho Kinh Điển từ Triết Học, Thần Học, Ngữ Học, Lịch Sử… một cách trang trọng là đạo Tam Tài bao gồm Thiên, Địa, Nhân, ngụ ư rằng con người là gạch nối giao ḥa giữa Trời và Đất, giữa Tṛn và Vuông hay c̣n quen gọi là nguyên lư Âm Dương theo ngôn từ bác học.

 

            Nếu bảo rằng việc kêu “Trời Đất Ơi!” chỉ là chuyện ngẫu nhiên rồi sau biến thành thói quen của dân Việt, chẳng có sách vở ǵ ghi lại cả th́ chúng ta đă quên mất một điều là tiếng nói, cách nói, ca dao, tục ngữ của dân Việt là cả một “pho sách đồ sộ”. Pho sách truyền khẩu này kết tụ tinh hoa của dân Việt từ thời thượng cổ cho tới bây giờ, với biết bao nhiêu đóng góp không ngừng của rất nhiều người thuộc mọi thời đại, khiến tiếng nói của người Việt luôn là sinh ngữ hằng được phát triển.

 

            “Trời Đất Ơi!” được người Việt quen dùng đến nỗi Thần Linh là Trời Đất bị con người kéo xuống phàm trần, đem vào trong mọi sinh hoạt của đời sống gồm đủ các mặt “Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục”khiến cho Trời Đất cũng “mệt đến bở hơi tai”.

 

            Cách kêu “Trời Đất Ơi!” chỉ cần lên, hay xuống giọng sẽ diễn tả vui, buồn khác nhau; chẳng hạn lên giọng vui như : “Trời Đất Ơi! Mẹ đă về, con chờ mẹ lâu quá”.

 

            Than thở th́ hạ giọng : “Trời Đất Ơi! Băo lụt thế này th́ sống làm sao được”.

 

            Cằn nhằn th́ rít răng lại chút xíu : “Trời Đất Ơi! Anh để cháy ấm đun nước rồi, sao mà mê coi đá banh quá vậy”.

 

            Vui tươi, nhơng nhẽo th́ : “Trời Đất Ơi! Em chờ anh muốn chết”, khi không lôi kéo Trời Đất vào cái cảnh này liệu có ai nghe được tiếng th́ thào của ông Trời trong tâm khảm đại khái rằng“Cái ǵ tụi bây cũng kêu Trời th́ làm sao tao chịu nổi, hở Trời!”

 

            Trời là cao nhất rồi nhưng đôi khi cũng bị hạ bệ, không biết từ bao giờ, do hoàn cảnh nào mà dân ta đă đẻ ra câu : “Nhất vợ, nh́ Trời” để sau này vào cuộc cải cách ruộng đất của Cộng Sản Việt Nam lại được đổi là : “nhất Đội, nh́ Trời”, v́ lúc bấy giờ Đội cán bộ cải cách đă nắm toàn quyền sinh sát đối với dân chúng ở nông thôn

 

            Cái vụ Trời bị “xuống cấp” cũng chỉ là ví von chứ làm sao con người hạ được Ông Trời. Con người ở bất cứ đâu th́ cũng đều sống dưới gầm trời cả .

 

            Để thấy trời ai chẳng phải ngửa mặt nh́n lên như câu ca dao :

 

            “Trên trời băm sáu v́ sao,

            V́ thấp là vợ, v́ cao là chồng.

            Cô kia gái lớn tồng ngồng,

            Hỏi thăm cô đă có chồng hay chưa”.

 

            Dân Việt có tính khôi hài, châm biếm là phải rồi; nói tới chuyện vợ chồng người ta cũng nghĩ tới câu :”Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Chỉ một câu này chúng ta thấy Văn Hóa Việt khác hẳn Văn hóa Trung Hoa. Câu “..Tát biển Đông” th́ chỉ có dân Việt dùng chứ người phương Bắc th́ gọi Thái B́nh Dương là Nam Hải. “Thuận vợ thuận chồng” th́ chỉ dân Việt mới có chuyện bàn căi, b́nh đẳng chứ c̣n người Trung Hoa th́ phải là “Phu xướng phụ tùy”.

 

            Ở Trung Hoa cho tới bây giờ vẫn c̣n tệ nạn trọng Nam khinh Nữ, hủ tục này đă giết hại không biết bao nhiêu bé gái sơ sinh, v́ thế Trung Hoa đang và sẽ gặp khủng hoảng xă hội v́ nạn trai thừa gái thiếu.

            Chuyện  Nam Nữ b́nh đẳng cũng thấy được qua huyền sử Âu Cơ và Lạc Long Quân khi chia con mỗi bên một nửa rất ṣng phẳng.

           

            Tục ngữ Việt Nam nhiều khi đụng chuyện tính toán có phần sai lệch, chẳng hạn như câu“Chín bỏ làm mười”, câu này nói lên tính dễ dăi đầy t́nh người với nhau chứ không phải là cách tính chính xác, lạnh lùng trong thời đại máy móc

 

            Về môn Việt Học Dân Gian nói qua th́ giản dị , dễ dàng nhưng nếu đi vào th́ lại phải bơi trong cả một biển học mênh mông, Nhớ lại trong khoảng thập niên 60, chúng tôi đă gặp trở ngại khi viết về mấy thú vui ngày tết cho báo xuân, các khó khăn ấy cho tới bây giờ vẫ chưa t́m ra được sự giải thích thỏa đáng.

 

            Rắc rối thứ nhất là tại sao lại gọi là bộ bài Tam Cúc, măi tới năm 1984, khi làm báo trở lại ở Hoa Kỳ chúng tôi mới được một vị giáo sư Viẽt Hán lăo thành dạy cho chữ Cúc theo chữ Hán có nghĩa là bốc lên; cụ bà này c̣n đọc nguyên cả một bài thơ Đường trong đó có chữ Cúc. Bài thơ mô tả một người đêm ngồi thấy trăng hiện ra trong chậu nước nên đă dùng tay bốc ánh trăng lên.

 

 

            Tuy giải thích Cúc là bốc nhưng cụ bà cứ căn dặn măi rằng : “anh có viết báo th́ nói là tôi giải thích một chữ Cúc thôi chứ c̣n gọi bộ bài ấy là Tam Cúc th́ tôi cũng đành chịu không biết gốc gác thế nào”.

 

            Rắc rối thứ hai là bộ Bầu Cua, có đủ thứ Bầu, Cua, Cá, Tôm, Gà, Nai nhưng không có Cọp th́ tại sao lại kêu bằng “Bầu Cua Cá Cọp”, lại c̣n chữ “Cọp” ở đây th́ có nghĩa là đứng coi“cọp” hay cọp là con hổ, đụng tới Ông Ba Mươi th́ phiền lắm, mà sao cọp lại gọi là Ông Ba Mươi?

 

 

            Lại c̣n bức tranh vẽ bốn thứ trái cây gồm Măng cầu, Dừa, Đu đủ, Xoài không biết xuất xứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào mà được vẽ ra lại ép bà con phải kêu là “Cầu vừa đủ xài”. Không lẽ ỷ vào chuyện biết vẽ chút đỉnh rồi cương sảng bắt người khác phải gọi ra một câu không đúng chính tả chút nào. Nhưng bà con th́ đành phải chấp nhận từ cái sai nhỏ để có được cái đúng lớn tức là bưc tranh nói y chang cái ư của người dân miệt vườn là chỉ “Cầu vừa đủ xài là đủ vui rồi” .

 

            Từ cái chuyện xính xái cho qua, cho qua riết rồi thành cái lệ khiến bây giờ hể tới gần Tết th́ cả làng hùa nhau đi sắm bốn thứ trái cây thiệt đem về chưng trong nhà vừa vui lại có ư lấy hên.

 

            Do đó, trong Làng Ta thường có nhiều chuyện “Ṿng vo Tam quốc” cũng là lẽ thường; làng ta ở đây gồm đủ các nghĩa là làng của tôi, làng của chúng ta, làng Việt chứ không phải là làng Tây theo cách nói dưới thời Pháp thuộc hể thấy người nào vào quốc tịch Pháp th́ bảo là ông ấy đă vào làng Tây rồi. Bây giờ dân Việt vào đủ thứ quốc tịch, trong đó vào quốc tịch Mỹ khá đông nhưng không c̣n ai nói là vào làng Mỹ cả, cái lối nói này đă là chuyện xưa rồi “Vật đổi sao dời là thế”.   

           

            Nói chuyện “trên trời, dưới đất” lan man quá, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ c̣n trở lại kỹ lưỡng, chi tiết và có hệ thống hơn trong phần “Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt”

 

            Về việc trắc nghiệm để biết một người có tŕnh độ văn hóa Việt Nam nhiều hay ít th́ chúng ta đọc lại cuốn Vần Việt Ngữ lớp đồng ấu trong đó có câu chuyện như sau :

 

            “Anh Bính đang ngồi xem sách chợt thấy một người khách lạ đến nhà. Anh liền đứng dậy cuối đầu chào. Khách hỏi :

            - Cha mẹ cháu có nhà không?

            Anh Bính đáp:

            - Thưa ông cha mẹ chàu đi vắng cả.

            Người khách bảo:

            - Khi cha mẹ cháu về th́ cháu nói rằng có ông Bá làng bên lại chơi nhé.

Anh Bính cúi đầu:

- Thưa vâng.

Ông khách ra về khen thầm: “cậu bé này thật có lễ phép”.

 

            Ở đây chúng ta thấy em bé nhuần nhuyễn Việt Tính nên mới có tŕnh độ văn hóa tốt như vậy.

           

            Đây là cậu chuyện từ cuối thập niên 30, c̣n bây giờ chúng ta có thể gọi điện thoại th́ sẽ biết câu chuyện tiếp tục ra sao:

           

            “Hello! Cháu đó hả, Bố cháu có nhà không?

 

            - Bố cháu…Nó đi vắng rồi”.

 

            Em nhỏ này sinh ra trên đất Mỹ, đang cố gắng nói tiếng mẹ đẻ đó là điều đáng khuyến khích nhưng có điều em nói chưa rành rẽ lắm.

 

            Ở nhiều nước Tây Phương, hay ở Trung Hoa, cách xưng hô của các xứ này th́ người ta chỉ có một chữ gọi chung ngôi thứ ba hay có thay đổi th́ cũng thay đổi rất ít. Cách xưng hô của họ có ưu điểm ở chỗ giản dị, tập quán của các nước nói trên coi chuyện xưng hô như thế là b́nh thường nhưng nếu đem áp dụng vào văn hóa Việt th́ không người Việt nào chịu được.Cách xưng hô của người Việt là cả một hệ thống lớp lang, trên dưới đôi khi rắc rối đến phức tạp chứ không thể gọi “cá mè một lứa” được.

 

            Vảo khoảng thập niên 80, khi các trại Tị Nạn ở Đông Nam Á c̣n đông đảo người Việt th́ bấy giờ người ta đă ghi nhận một thời khập khiễng tiếng Việt tạm gọi là giai đoạn “Văn Hóa Chào Ông Mạnh Giỏi”; người ta đă chứng khiến một số người ngoại quốc thuộc các phái đoàn Thiện nguyện dùng tiếng Việt đại loại như “Chào ông buổi sáng, Chào ông buổi chiều…” nói tiếng Việt kiểu này th́ người Việt nghe thường ngẩn người ra chẳng khác nào đi ăn phở mà lại thiếu “chanh ớt, hành ng̣”.

 

            Không ai có thể trách người có thiện chí tập nói tiếng Việt, có phàn nàn chăng là mấy người soạn sách lúc đó có phần tắc trách đến độ ngớ ngẩn, dịch như thế th́ cũng có thể dịch sát nghĩa là“Tốt sáng…Tốt chiều…Tốt đêm…” có nên chăng.

 

            Từ các sự kiện được tŕnh bày ở trên chúng ta thấy Văn Hóa Việt Nam được thể hiện đầy dẫy trong trong tiếng nói, cách nói, tập quán của người Việt. Văn hóa Việt khác hẳn Văn Hóa của các sắc tộc bạn trong một sinh hoạt đa văn hóa th́ điều quan trọng là phải t́m hiểu, học hỏi lẫn nhau th́ mới mong tránh được các xung đột về Văn Hóa và sẽ làm Văn Hóa của cộng đồng nhân loại thêm phần phong phú.

 

            Trở lại thực thể dân Việt đă có mặt ở khắp thế giới th́ từ năm 1996 chúng tôi một số anh chị em đă hợp tác với nhau để ghi  nhận sự việc qua vài ca khúc có tính cách quốc tế, trong đó có bài Mẹ Ru Thế Giới.

 

            Khi tŕnh bày bài hát để thu âm, chúng tôi đă đồng ư với nhau rằng mỗi anh chị em chỉ hát vài câu để diễn tả rằng tiếng ru này là tiếng ru của nhiều thế hệ làm mẹ. Cũng theo tinh thần Việt tính có Tṛn Vuông, có Âm Dương hài ḥa trong đời sống nên có các giọng Nam hát theo làm bè phụ.

 

            Khi bài hát được viết xong, cũng như khi đă phát thanh th́ anh chị em chúng tôi đă được nhiều vị lănh đạo tinh thần thuộc các tôn giáo ngơ lời khen ngợi; trong số này có Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận là người đă viết thư khích lệ việc làm này.

 

            Quay lại chuyện chính là Làng Việt Thế Giới, từ năm 1982 một số anh em chúng tôi ao ước rằng một lúc nào đó ở một nơi nào trên thế giới người Việt chúng ta sẽ có một Trung Tâm Văn Hóa theo kiểu Trung Tâm Văn Hóa của các sắc tộc ở Hawai. Ngôi làng Việt Nam này sẽ có cả một cơ sở để tiếp tục công tŕnh nghiên cứu và sưu tập tục ngữ, phong dao, tập quán Việt Nam theo như các vị tiền bối Nguyễn Văn Ngọc, Toan Ánh…việc ghi lại ca dao của đân gian là một nguồn sử liệu quan trọng cho đời sau v́ lịch sử do các sử quan viết ra chỉ đứng ở phía nhà cầm quyền nói về các hoạt động của triều đ́nh, chế độ chứ ít để ư tới sinh hoạt dân gian.

 

            Trong ngôi làng Việt này cũng phải nghiên cứu kỹ để sẽ có các thôn Đông Sơn, Sa Huỳnh, Ốc Eo; trong đó có bụi tre, có khóm chuối, có cây cau, cây mít, sầu riêng… có vườn canh nông Ḥa B́nh, có Đền Hùng, có đ́nh Diên Hồng, có nhà hát Mặt Trời… để giới thiệu Văn Hóa Việt với chính con cháu Việt và với mọi sắc tộc trên thế giới.

 

            Nếu Mục Sư Martin Luther King đă có một Ước Mơ cho b́nh đẳng và dân quyền th́ ở đây trong khuôn khổ của trang Web này tại sao chúng ta không nuôi một ước mơ là sẽ có một làng Văn Hóa Việt Nam cho đời sống thêm niềm hy vọng.

 

NGÔ Đ̀NH VẬN

California, ngày 17 tháng 11 năm 2006    

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17