Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thế nào là một bài dân ca?

KHÁI NIỆM VỀ DÂN CA

Thật khó khi muốn t́m một định nghĩa thỏa đáng về dân ca. Người Đức gọi dân ca là volkslied (tạm dịch: bài ca của nhân dân), người Pháp dùng 2 nhóm từ: chanson populaire (tạm dịch: “bài ca phổ cập trong quần chúng”) hay chanson folklorique (tạm dịch: bài ca mang tính nhân dân), người Anh gọi dân là folk song theo nghĩa như chanson folkorique, người Ư cuối thế kỷ XX lại dùng từ etnofonia (tạm dịch: bài ca mang tính dân tộc hay sắc tộc) để gọi dân ca. Trong một số tài liệu ngoại quốc mà chúng tôi có được, ngay cả trong các tài liệu Việt Nam về dân ca hay công tŕnh nghiên cứu trên 500 trang:“Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” của Gs. Vũ Ngọc Khánh cũng không hề thấy một khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về dân ca như các định nghĩa về những phạm trù khác.

Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi đề nghị hệ thống hóa những khái niệm khác nhau về dân ca trong định nghĩa tạm thời sau: Dân ca là những bài hát đă đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân. Chúng luôn được biến đổi và không thuộc bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu”. Như vậy có thể có nhiều dị bản khác nhau cho một bài dân ca v́ trong quá tŕnh lưu truyền, nhân dân sẽ có những sáng tạo bổ sung thêm vào bài ca nguyên thủy.

ĐỂ NHẬN DẠNG DÂN CA

Qua khái niệm đề nghị trên đây, chúng ta có được những đặc điểm chính của dân ca như sau:

Dân ca là những bài hát của nhân dân

Đối với những người dân thuộc tầng lớp nghèo khổ, hay nói chung lớp b́nh dân, th́ ca hát gắn liền với mọi hoạt động của đời sống: lao động, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, vui buồn, đau khổ..v.v…. V́ vậy, chúng ta có các thể loại dân ca khác nhau : bài hát lao động (như: Ḥ giă gạo, Ḥ kéo thác, Ḥ đua thuyền), bài hát lễ nghi phong tục (như các bài hát Xoan như: Hát chúc, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, vá bài hát Dậm như: Hóa sắc, Phong ống, Dâng hương), bài hát giao duyên (các bài hát Ghẹo – Vĩnh Phú như: Hoa thơm, Xẻ ván, Thuyền ai róc rách), bài hát sinh hoạt gia đ́nh và các sinh hoạt khác (như Ru con, Lư chúc rượu, Lư con cua, Lư b́nh vôi), bài hát trẻ em (đồng dao).

Có thể nói những giai điệu của các bài dân ca đă xuất phát từ đáy ḷng họ, được sáng tác do khả năng thiên phú, và từ lúc nào chính họ cũng không ngờ, Họ đă hát lên cho nhau nghe rồi người này học lấy của người khác để trở thành như bài ca của riêng ḿnh.

Dân ca là những bài hát được truyền khẩu trong dân gian

Ngày nay người ta t́m cách kư âm lại các bài dân ca bằng những phương pháp kư âm hiện đại. Tài liệu cổ nhất bàn về phương pháp kư âm dân ca cổ truyền mà chúng tôi biết được là “Sách dạy hát tiếng Nam” của các tác giả Nguyễn Trung Phán, Nguyễn Trung Nghệ. Nhưng trước kia, dân ca chỉ được truyền bá bằng cách truyền khẩu cũng như các bài dân nhạc được truyền bằng cách truyền ngón.

Các bài dân ca được sáng tác theo kiểu “tức cảnh sinh t́nh”. Nếu người nghe thấy hay, thấy hợp với ḿnh th́ nhớ và truyền lại cho kẻ khác như trao tặng nhau một niềm vui, chia sẻ với nhau một nỗi buồn. Cứ thế, bài dân ca lan toả đi khắp nơi. Và chẳng ai nghĩ đến việc ghi chép lại cả. Nếu bài dân ca nào xuất sắc, có thể nó được ghi lại trong sách vở nhưng chỉ có lời ca, chứ giai điệu âm nhạc th́ hoàn toàn không. Mà những bài hát được ghi lại trong sử sách th́ đa phần là các bài thuộc loại lễ nhạc, miếu nhạc, tôn giáo ca chứ không có những bài ca về những hoạt động của đời thường.

Dân ca là những bài hát không có tác giả rơ ràng

Qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, dân nhạc, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của ḿnh vào tác phẩm trong quá tŕnh biểu diễn. Cho nên, họ gần như là “đồng tác giả” với người sáng tác ban đầu. Mà người sáng tác ban đầu là ai cũng khó rơ. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như gốc, gọi là ḷng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi, gọi là dị bản.

Đối với một bài dân ca không bao giờ thấy ghi tên người viết nhạc, đặt lời, ngày sáng tác, năm xuất bản. Lịch sử có nhắc tới một vài bài dân ca có nguồn gốc, có tác giả, nhưng vẫn không chính xác. Đó là trường hợp của bài Long ngâm. Năm 1310, vua Trần Nhân Tông băng hà. Dân chúng kéo đến coi đông nghẹt trước cửa đền, không sao mang linh cữu của vua ra được. Người ta phải tập hợp binh sĩ lại ở sân Thiên Tŕ gần đó, hát lên bài Long ngâm của Trịnh Trọng Tử đặt theo lối Cổ văn để lôi kéo dân chúng tới đó. Nhờ vậy cửa đền mới thông và đám tang mới tiếp tục được cử hành. Nhưng lối Cổ văn này do ai sáng tác lại không thấy nói tới! Trước đó, năm 1203, theo Khâm định Việt sử th́ vua Cao Tông sáng tác ra ChiêmThành nhạc khúc dựa trên điệu Chiêm Thành. Theo nhà nghiên cứu Samuel Baron trong Description du royaume Tonquin (Mô tả về vương quốc Bắc kỳ), th́ vua Thái Tông đă chế ra khúc Chư hầu lai triều để các nước phiên phục múa hát. Nhưng tất cả tài liệu đó chỉ kể tên bài hát hoặc chỉ chép lời ca chứ không thấy ghi điệu nhạc .

Dân ca là những bài hát không rơ xuất xứ (nơi chốn, thời điểm)

Những bài hát được nhiều người ưa thích th́ sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Mạnh mẽ nhất là sự truyền bá của những người làm nghề ca hát và những người thường di chuyển đây đó (người hát xẩm, kẻ bán thuốc dạo, những người phải đóng quân ở nơi xa quê hương, v.v…). Ngày nay, khi khảo sát các bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, chúng ta phải dựa một vài đặc điểm có trong các ca khúc đó. Ví dụ: những tiếng địa phương (phương ngữ), những địa danh, những cung bậc đặc trưng của miền đó (như trong các điệu Quan họ, ca Huế, điệu Oán, v.v…).

Tiếng địa phương

Đây là cách dễ nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca.
Nói chung th́ trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, th́, chứ, ….” Và các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng) được dệt bởi những nốt nhạc sao cho việc phát âm chúng được rơ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r” phát âm như “d” và “gi”; “s” và “x” phát âm giống nhau. Trong các dân ca miền Trung th́ thường có những chữ “ni, nớ, răng, rứa,…”, dấu sắc được đọc thành dấu hỏi (so với giọng người miền Bắc), dấu hỏi và ngă đều được đọc giống nhau và trầm giọng hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam th́ thường có các chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được), tợ (tựa như)”; chữ “ê” được đọc thành “ơ”, dấu ngă đọc thành dấu hỏi, v.v…

Địa danh

Có khi những địa danh trong bài hát có thể giúp ta xác định xuất xứ của một bài dân ca. Ví dụ các địa danh: “Nhà Bè, Gia định, Đồng Nai” trong bài Ḥ miền Nam hay các địa danh “Chợ Quán, Chợ Cầu, Năm Phổ, Chợ Dinh” trong bài Ru em của miền Trung hoặc các tên “Đồng đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, xứ Lạng” trong bài C̣ lả của miền Bắc. Tuy nhiên có khi những địa danh chỉ được sử dụng theo nghĩa bóng. Và địa danh chỉ có ích để xác định xuất xứ khi mà nó được đặt trong lời ca gốc, tức lời ca đầu tiên chứ không phải những dị bản.

Những cung bậc đặc trưng

Nhưng thật ra chính cung bậc, điệu thức của bài hát mới là yếu tố quyết định xuất xứ của bài dân ca. Mặc dù khi một điệu hát ở miền này được du nhập sang miền khác sẽ bị địa phương hóa ít nhiều, nhưng nét chính vẫn c̣n nhận ra được.

Nh́n chung th́ các điệu Bắc thường sử dụng thang âm sau đây với âm sắc tươi sáng, nhẹ nhàng:

 



Những bài dân ca miền Trung th́ thường có điệu thức tế nhị, phức tạp hơn.
Sự phức tạp và thay đổi so với điệu Bắc một phần do ảnh huởng của dấu giọng khi phát âm, một phần do ảnh hưởng của Chiêm Thành ngày xưa. Những ảnh hưởng của Chiêm Thành vào các điệu thức miền Trung xảy ra trong một quá tŕnh lịch sử. Ngay từ tk. II, nước Chiêm Thành lúc bấy giờ c̣n mang tên là Lâm Ấp thường sang quấy nhiễu nước ta, nhưng dần dần bị thôn tính kể từ đời nhà Tiền Lư (544-602). Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, họ bị mất nốt 2 tỉnh Phan Rang, Phan Rí (1697). Năm 982, vua Lê Đại Hành sau khi chiếm Chiêm Thành đă sai bắt một nhà sư Ấn Độ và 100 ca nữ, vũ nữ đem vào triều để múa hát. Tới năm 1044, vua Thái Tông sau khi chém vua Chiêm là Sạ Đẩu cũng bắt hơn 100 cung nữ đem về Thăng Long để múa hát khúc Tây Thiên khi vua ngự yến. Năm 1202, vua Lư Cao Tông theo điệu ChiêmThành mà sáng chế ra nhạc khúc Chiêm Thành âm. Và kể từ sau cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chiêm là Chế Mân (1306), những cuộc trao đổi văn hóa giữa 2 nước càng gia tăng ảnh hưởng lẫn nhau.

Ngoài ra, t́nh trạng xă hội, phong thổ, địa lư cũng ảnh hưởng không ít đến điệu thức dân gian của miền Trung. Chẳng những chịu ảnh hưởng của những cuộc chiến tranh liên miên với người Chiêm Thành, sau đó là nạn can qua của nhà Tây Sơn với Nguyễn Phúc Ánh. Những gian khổ đó chồng chất lên người dân miền Trung cùng với những khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, địa lư tạo nên đặc tính thâm trầm, suy tư trong tâm hồn người miền này. Thêm vào đó, khi nhà Nguyễn lập kinh đô ở Thừa Thiên, bao nhiêu nhân tài trong đất nước đổ về chốn kinh thành mới ấy. Phong thái của người dân miền Trung trở nên trang trọng, kiểu cách, sâu sắc và thâm thúy hơn. Đó là những nguyên nhân tạo nên những điệu hát trầm buồn, mênh mông, man mác với những bậc âm không có trong điệu Bắc. Sau đây là một điệu thức thông dụng của miền Trung:

 

Trong điệu thức trên, âm bậc III cao hơn nốt Fa b́nh, nhưng thấp hơn Fa thăng một chút; âm bậc V cao hơn hốt Si giáng nhưng thấp hơn nốt Si b́nh một chút.

Ngược lại với miền Trung, về phong thổ địa lư và con người, miền Nam được nhiều ưu đăi hơn. Người miền Nam đón nhận dễ dàng cả những điệu Bắc để có cho ḿnh điệu Nam Xuân và cả điệu thức buồn ảnh hưởng Chiêm Thành của người miền Trung để có được điệu thức Oán đặc thù cho âm nhạc Nam bộ.

Điệu Nam, hơi Ai dưới đây mang đặc điểm là bậc Xang (bậc III, nốt Fa) rung và luyến lên c̣n bậc Phàn (bậc V, nốt Si giáng) rung. Bậc i (bậc II, nốt Mi thấp hơn nốt Mi giáng thông thường một chút)

 

Trong điệu Nam, hơi Oán, bậc i (bậc II, nốt Mi hơi non hơn nốt Mi b́nh thông thường một chút), bậc Oan (bậc V, nốt Si hơi non hơn nốt Si b́nh thông thường một chút). Điệu Oán mang đặc điểm gần giống điệu Ai, nhưng đậm chất buồn hơn, mang tính oán thán.

 

Qua những đặc điểm, để nhận dạng dân ca trên đây chúng ta nhận thấy điệu thức là đặc điểm rơ nét nhất để phân biệt dân ca thuộc miền nào. Tuy nhiên, ở mỗi miền lại có những biến thiên của điệu thức, chẳng hạn có nhiều loại hơi Oán, hơi Ai, v.v… Một đặc điểm khác của dân ca đó là không rơ được sáng tác vào lúc nào. Muốn biết một cách tương đối, chúng ta có thể dựa vào lời ca để t́m những yếu tố sử liệu hay sự kiện lịch sử trong đó, nếu có. Ví dụ trong câu ḥ Miền Nam dưới đây, lời ca có thể giúp chúng ta xác định rằng bài ḥ này ra đời khoảng năm 1802, lúc Gia Long vừa thống nhất sơn hà mở hịch chiêu dụ dân chúng về với ḿnh. Từ đó có câu:

“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia-Định, Đồng Nai th́ về”

 

Tuy nhiên yếu tố sử liệu như trên thường rất ít thấy trong các bài dân ca. Nh́n chung, thời điểm ra đời của một bản dân ca thường là không được xác định.

THAY LỜI KẾT

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dân ca vẫn không mất vị trí của nó. Nguyên nhân chính là do đặc tính “không rơ tác giả” nên có nhiều dị bản. Một bài dân ca luôn được các thế hệ sau sửa đổi, thêm thắt, bổ sung vào những yếu tố âm nhạc, thậm chí cả lời ca cho phù hợp với cuộc sống đương đại. Chính v́ vậy bài dân ca ấy luôn luôn được trẻ hóa, luôn luôn mang bộ mặt của thời đại, để rồi từ đó có thể sinh ra nhiều sáng tác dân gian mới. Những kiến thức về dân ca đă và luôn được coi trọng trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ nhạc sĩ tương lai.

Nhưng bên cạnh đó lại có một số ngộ nhận. Nhiều người gọi các ca khúc mang tính chất dân gian hay mô phỏng làn điệu dân gian được sáng tác bởi một số nhạc sĩ là dân ca. Việc ngộ nhận đó làm cho các thế hệ trẻ có cái nh́n không chính xác về những đặc tính âm nhạc (tiết tấu, quăng âm,…) cũng như đặc tính thi ca trong các bài dân ca. Người ta dễ lầm lẫn giữa một bài dân ca (folk song) với một bài ca đại chúng (popular song, hay được gọi tắt là pop song). Điều đó cũng dễ hiểu v́ cả hai thể loại này đều được quần chúng đón nhận, yêu thích, nuôi dưỡng và phổ biến. Vậy th́ cách để phân biệt hai loại này là dựa vào những đặc điểm khác biệt của hai thể loại.

Dân ca tồn tại và phát triển được nhờ truyền khẩu, không có bản kư âm cố định, nên nó có thể biến đổi không ngừng. Trong khi đó, bài ca đại chúng (pop song) được ghi chép rơ ràng, cố định về lời ca cũng như âm nhạc. Tác giả và niên biểu của dân ca không ai quan tâm, không ai ghi chú. Trái lại một bài ca đại chúng mang rơ xuất xứ, tên tác giả, thời điểm ra đời, v.v… Trong dân ca, lời ca đóng vai tṛ chính. Giai điệu luôn luôn được phát sinh từ dấu giọng ở lời ca nên luôn phụ thuộc vào lời ca. Chuyển động giai điệu, sự chia cắt câu nhạc thành những vế nhạc, cấu trúc của câu nhạc trong toàn bộ bài ca đều lệ thuộc lời ca. Trong bài ca đại chúng th́ không như vậy. Một giai điệu có thể có nhiều lời và lời ca phải tuân theo giai điệu. Về mặt điệu thức, dân ca luôn luôn dựa trên cấu trúc 5 âm (ngũ cung), có khi pha trộn nhiều cấu trúc trong một bài dân ca để có 6 âm hay 7 âm nhưng không nằm trong một giọng nào cố định. Về mặt ḥa âm, dân ca đứng bên ngoài ảnh hưởng của những luật ḥa âm mà chúng ta đă biết. V́ thế, câu nhạc không bị những kết ḥa âm (harmonic cadence) và kết giai điệu (melodic cadence) chi phối, giới hạn.

Trong nhiệm vụ bảo tồn truyền thống và xây dựng nền văn hóa dân gian mang tính hiện đại, chúng ta không nên bỏ qua, coi thường việc bảo tồn duy tŕ h́nh thức đơn giản nhất là dân ca. Nhiệm vụ đó, các nhạc sĩ sáng tác cũng như lư luận và cả các chuyên ngành khác nên quan tâm và t́m ra giải pháp thích hợp.

Nguyễn Bách

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17