Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Vài bài ḥ Huế

Đây là những bài ḥ "THỬ TÀI" mà người Huế ngày xưa hay dùng. BB chỉ đăng vài bài để làm ví dụ thôi chứ nhiều quá đăng không hết.

1. Anh ăn cội cây cam, anh nằm cội cây cam, mới biết đường cam là khổ
Anh chê lương mặc lụa, lụa cũng tơ tằm;
Một năm mười hai tháng, tháng mô không rằm, hở anh?
- Em ăn cội cây sung, em nằm cội cây sung, mới biết đường sung là sướng,
Em chê chài mua lưới, lưới cũng sợi gai;
Một năm mười hai tháng, tháng em huề thai không rằm

2. Áo rách lang thang, quần hàng lủng lộ;
Trâu ăn lúa lổ, đă ngộ chưa tề!
Trai nam nhơn đối đặng, em kết nghĩa giao huề cùng anh?
- Lúi búi leng beng làm eng không biết,
Leng beng lúi búi eng túi dạ nên nghĩ không ra.
Nam nhơn đành chịu bí, không kết nghĩa giao ḥa th́ thôi!

3. Bánh cả thúng, răng gọi là bánh ít,
Trầu cá khay, răng gọi trầu không;
Muốn cho cầm sắt hợp đồng,
Trai nam nhơn đối đặng, mới thỏa ḷng nữ nhi?
-Con cá chưa tra, răng gọi là cá móm,
Con cá nằm giữa chợ, răng gọi là cá thu
Trai nam nhơn đối đặng, nàng phải chịu làm du già đời.

4. Cây chi trên rừng không lá,
Cá chi dưới biển không xương,
Trai nam nhơn giải đặng, thiếp kết nghĩa tao khương với cùng?
- Cây xương rồng trên rừng không lá;
Con sứa dưới biển không xương;
Anh đà giải đặng, phải kết nghĩa cương thường với anh.

5. Cây tam thất trồng ba bảy chậu,
Pháo nhất thiên đốt một ngàn phong;
Trai nam nhơn mà đối đặng, thiếp xin kết nghĩa vợ chồng trăm năm?
- Tay anh cầm cây đàn thập lục, gảy mười sáu bản,
Nọ ngũ môn năm cửa mở rồi,
Trai nam nhơn xin hỏi: Câu trả lời có xứng không?

6. Cây xương rồng trồng bên cây đậu phụng.
Con lân đau bụng, uống mấy lạng quy;
Trai nam nhơn chàng đà đối đặng, gái nữ nhi trao lời?
- Bà Lan qua đánh bài với bà Cúc,
Mắc nợ bà Trúc, hẹn mốt hẹn mai;
Trai nam nhơn đà đối đặng, em có chịu kết nghĩa lâu dài hay không?

7. Chàng là một bậc văn nhân,
Ba năm có tháng nhuần, v́ sao?
-Thiên nhiên độ số đă vừa,
V́ chưng đó thiếu đây thừa nảy ra.

8. Chuối chi đă chuối lại cau,
Đă mía sao lại mía lau, hỡi chàng?
- Chuối mà cau c̣n khá,
Mía mà lau cũng chưa lạ, em ơi!
Cá mà ḅ mới sự ngược đời,
Đă rắn lại hổ, thế thời thiếu chi.

9. Con ḅ vàng ăn ḥn núi bạc,
Anh chàng hương núp bóng cây đèn;
Trai nam nhơn chàng đối được, thiếp để tiếng khen muôn đời?
- Con ve ve kêu ḥn núi Chén,
Dây bát bát leo núi Ngự B́nh;
Trai nam nhơn đă đối được, thiếp phải gá nghĩa chung t́nh với anh.

10. Con cá đối nằm trên cối đá
Mèo đuôi cụt nằm trên mút đuôi kèo;
Anh mà đối đặng, dẫu khó nghèo em cũng theo?
- Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ,
Con vàng lông đáp giữa vồng lang
Nay anh đối đặng, xin nàng theo anh!

 
Ḥ Huế
 
Nữ ḥ:
 
Khoan ơi khoan mời bạn khoan là ḥ lơ ơ ơ ...... là khoan ơ......
Mở lời chào bạn hiền xa
ham vui tới Huế hay là đang t́m ai? ḥ ơ .......
Muốn thân nhau mượn câu ḥ tiếng hát, tâm sự đổi trao
Chừ xin mời thanh niên nữ với nam, ḥ ơ ơ ơ ....
Thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi là ḥ chơi ḥ ơ ơ ơ.....
 
Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh ń
Trong trăm loại dầu có dầu ǵ là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt
Trong hàng thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi kêu mà không kêu ?
 
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Dải lụa đào trao là em trao.
ḥ ơ ....
 
 
Nam ḥ:
 
Trong trăm loại dầu có nắng dăi mưa dầu là loại dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm lắp bắp miệng là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than thở thở than là than không quạt
Trong hàng loại bạc có bạc t́nh bạc nghĩa là bạc không đổi kêu mà không kêu
 
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
ḥ ơ.....
 
 
Nữ ḥ:
 
Chứ em hỏi anh ń
Chữ chi là chữ chôn xuống đất
Chữ chi là chữ cất lên cao
Chữ chi nặng mà không ai mang nỗi
Chữ chi mà gió thổi bay là không bay?
 
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Miếng trầu cay ḥ ơ ơ ơ..... là cho chàng
 
 
Nam ḥ:
 
Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất
Hai chữ nhân nghĩa anh cất trên cao
Hai chữ nhớ thương muốn tha không nỗi
Chữ t́nh chữ nghĩa gió thổi bay cũng không bay
 
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
ḥ lờ ơ ơ... là ḥ là khoan ....
 
 
Nữ ḥ:
 
Đi mô cho thiếp theo cùng
đói no thiếp chịu lạnh lùng mà thiếp cũng cam
ḥ ơ ơ......
 
 
Nam ḥ:
 
Yêu nhau tam tứ núi anh cũng trèo
ngũ lục sông anh cũng lội
thập bát đèo anh cũng qua.
ḥ lơ ớ ơ là ḥ là khoan ..... là ḥ là khoannnnn!
 
Ḥ mái nh́
Nam Bằng - Thu Hiền
http://www.mekongdelta.org/culturalvn/audio/homainhi.ram
 
Có những điệu ḥ trữ t́nh nổi tiếng của vùng sông Hương, đó là những điệu ḥ "Mái nh́", "Mái đẩy" có âm điệu vấn vương quấn quít, có khúc thức phóng khoáng như con đ̣ lơ lửng trên sông, nói lên tâm t́nh của con người sống giữa thiên nhiên hiền hoà, "thơ mộng" . ....
 
Đây là điệu ḥ sông nước chứa đựng nhiều tính dân tộc, mang phong cách rất Huế. Nó có thể dùng ḥa đơn lẻ (một người), lại có thể dùng trong ḥ cuộc (ḥ đối đáp), có chức năng phụ lực cho hoạt động của con người, lại có đủ điều kiện cho nhân vật trữ t́nh, người ḥ gởi gắm tâm trạng của ḿnh. Môi trường diễn xướng chủ yếu là ḍng sông Hương trong xanh lặng lờ trôi qua thành phố Huế trầm ngâm trước thế sự đổi đời. Ḥ mái nh́ có một mănh lực riêng. Nhất là khi chỉ có một người ḥ (chỉ có cái xướng, chỉ có con xô). Trên mặt sông như nước hồ mùa thu của ḍng Hương, điệu ḥ kéo dài gần như bất tận, lửng lơ trong thinh không, một phần như chùng ch́nh, giăng díu trên mặt nước, một phần loang trong ḷng gió, đập vào vách núi chạy lan dài trong rừng thông, để rồi dội vang lại, lưu luyến, nỉ non, nghe xốn xang ḷng người. Ai đă từng qua Huế, đă từng đi trên ḍng Hương mà không xao xuyến bồi hồi, khi từ trời nước mênh mang, vọng lại câu ḥ
 
Ḥ mái nh́ thường bắt đầu bằng lời ướm hỏi của một người (ḥ gần). Nếu có người hưởng ứng cuộc ḥ kéo dài theo độ dài con sông, tùy theo t́nh cảm của người trong cuộc. Cuộc ḥ có ba chạng: lời chào hỏi, lời trao đổi tâm t́nh và những câu ḥ hẹn. Giai điệu trầm bổng, ư tứ tinh vi.
 
Có người truy t́m nguồn gốc của nó ở hệ thống âm giai Âấn Độ, mẹ đẻ của âm nhạc Chàm. Tuy nhiên, sự tiếp thu vốn văn hóa Chăm pa được thể hiện trên giai điệu lơ lớ (hơi nam, giọng ai) nhưng lại là sáng tạo độc đáo của người dân xứ Huế. Lời bài ḥ dài ngắn phụ thuộc vào người diễn xuất (người xướng) theo nhịp hai, khuôn thơ là một kiểu cấu trúc có biến hóa.
Ḥ mái đẩy có nhịp điệu mạnh hơn, thường được ḥ trên những con thuyền mà người ta chèo nhanh tay, chủ yếu đẩy nước cho mạnh, không cần có nhịp. ,,,

Lư t́nh tang: Mười Thương

Thuùy Dương
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ly-Tinh-Tang-Thuy-Duong/ZWZC969W.html
 
 
Các điệu lư là những dân ca có khúc thức hoàn chỉnh, giai điệu gọt giũa và cân đối, giống như những điệu điển h́nh trong hệ thống "Quan Họ" . Nội dung các điệu lư rất gần với nội dung các câu ca dao t́nh tứ, đậm đà, duyên dáng: Lư Hoài Xuân, Lư Tử vi, Lư T́nh Tang, Lư Năm canh . . .
 
Khác với dân ca miền Bắc thường xây dựng trên thang 5 bậc thiên nhiên, ở các điệu lư cũng như trong một số điệu ḥ, ta thấy xuất hiện những biến âm (hay c̣n gọi là "biến cung") rất đặc sắc . Ảnh hưởng của tiếng nói miền Trung hay là ảnh hưởng của các nhân tố nhạc Chàm ?
 
Dù sao, đă có những nhà nghiên cứu nêu lên đặc điểm của thang âm điệu ḥ "Mái đẩy", xa với thang 5 âm thiên nhiên quen thuộc, mà lại gần với loại thang 5 âm b́nh quân, một loại thang phổ biến trong âm nhạc dân gian Indonesia và cũng là loại thang âm, theo chúng tôi, rất gần với chuỗi âm có thể thấy ở một loại kèn trong âm nhạc Chàm . Khác với ḥ, lư có tính giai điệu hoàn chỉnh và điêu luyện, "kể vè" miền Trung, cũng giống như vè miền Bắc, thực chất có thể xem như một lối nói nhịp nhàng và âm điệu hóa, thích hợp cho lối diễn đạt tự sự để kể lại những câu chuyện có t́nh tiết, có đầu đuôi .
 
Ḥ, lư, vè hoàn toàn thuộc phạm trù nhạc hát - trong truyền thống, nó không yêu cầu có nhạc khí phụ họa - vận dụng chủ yếu trên lối thơ 6 - 8 và các biến thể của thơ 6 - 8, nguồn gốc dân gian của nó thật trong sáng .
 
 
Phú lục: Lư Tử Vi
Vân Phi
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ly-Tu-Vi-Van-Phi/ZW6WEOWA.html
 
 
Ca Huế là loai h́nh đàn hát ở thính pḥng mang phong cách tự sự, ngâm ngợi, tri âm, tri kỷ với số lượng năm bảy người đàn ca với nhau,các làn điệu, bài bản đạt tŕnh độ hoàn chỉnh cả nhạc lẫn lời, nội dung giàu chất thơ, trữ t́nh. Một số bài bản lớn của Ca Huế ở hai hệ thống là:
 
Hệ thống những bài bản Bắc (c̣n gọi là điệu khách) mang âm hưởng tươi vui, thanh thoát, nhịp điệu nhanh. Với đặc điểm ấy, giới nghệ sĩ ca Huế c̣n gọi là các bài bản Xuân. Tiêu biểu có các làn điệu:
 
Cổ bản (bài xưa) gồm 64 nhịp.
 
Lộng điệp (bướm vờn trước gió): gồm 16 nhịp, được dựa vào điệu Cổ bản để sáng tác; với tính chất hưng phấn, rộn ràng.
 
Phú lục: có nét nhạc sang trọng vói 1o6 nhịp (phú lục chậm), 27 nhịp (phú lục nhanh).
 
Mười bản Tàu (Phẩm tuyết, nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Binh bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mă). Trong hệ thống điệu Bắc, mựi bản Tàu
 
 
Tứ đại cảnh
Việt Hồng
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tu-Dai-Canh-Viet-Hong/ZWZC86EA.html
 
 
Giữa "NHẠC LỄ" với tính chất cơ bản là nhạc đàn, xây dựng chính yếu trên hệ thống điêụ thức Bắc , có nhiều tiêu chuẩn của âm nhạc chuyên nghiệp, "cổ điển" và "dân ca" với tính chất cơ bản là nhạc hát, giọng điệu phát triển do nhiều nguồn tiếp thu, gắn liền với sinh hoạt nghệ thuật không chuyên trong dân gian, các điệu "Ca Huế" có một vị trí riêng cả về nguồn gốc và tính chất. Một số điệu ca Huế như "Phẩm tuyết", "Long ngâm", "Ngũ đối"... thưc. chất là những tiết mục nhạc lễ được đặt lời ca, mang âm hưởng điệu thức Bắc rơ rệt. Một số điệu như "Nam b́nh", "Nam ai", "Tứ đại cảnh" th́ lại gần với một số câu ḥ, lư về âm điệu và điệu thức, có dấu vết ảnh hưởng của âm nhạc Chăm. Lời ca Huế, nói chung, không xây dựng trên cơ sở thơ 6-8 hoặc vè, mà lại gần như một thứ lời tự do (trong các bài ca gốc nhạc lễ), chứng tỏ phương pháp vận dụng ở đây là lối phổ lời (trên một điệu nhạc có trước), hoặc giống lối sắp đặt của "từ khúc" ) một lối thơ tự do theo truyền thống cổ với mục đích để phổ nhạc lên thành bài hát) như các điệu "Nam ai, Nam b́nh, Tứ đại cảnh".
 
Về mặt khúc thức, các điệu ca Huế thường có qui mô lớn hơn và phức tạp hơn các điệu dân cạ Trong h́nh thức điển h́nh như bài "Hành vân", "Lưu thủy", hay "Tứ đại cảnh", nó thường gồm một số "sắp" (tức là những đoạn hoàn chỉnh) gắn bó nhau chặt chẽ, rất gần với cấu trúc "khai, thừa, chuyển, hợp" trong luật thơ cổ truyền.
 
Về mặt tŕnh diễn, ca Huế luôn luôn đ̣i hỏi phần phụ hoạ của nhạc khí (ở đây chủ yếu là các đàn nguyệt [ḱm], tỳ [tỳ bà], tam, tranh [thập lục], nhị [c̣], và phách [sinh tiền]; về mặt này, nó giống vớ h́nh thức "Ca Trù" ngoài Bắc.
 
Như vậy, có thể nói, ca Huế là một thể loại nhạc hát mang nhiều yếu tố chuyên nghiệp "trí thức" về cấu trúc và phong cách biểu diễn. Nhưng về nội dung âm nhạ của nó th́ bộ phận đặc sắc nhất lại chịu ảnh hưởng rơ rệt của ḥ, lư dân gian. Chính từ sự kết hợp hài hoà của hai luồng giao thoa đó đă làm cho ca Huế có một phong vị đặc biệt, không những thoả măn được yêu cầu thẩm mỹ của giới "quí tộc phong lưu", các sĩ phu phong kiến (ngày trước), mà c̣n được dân chúng hâm mộ Chính ca Huế, cùng với các điệu lư, ḥ đă tạo nên bộ mặt của nhạc Huế được biết đến rộng răi ở ngoài Bắc cũng như trong Nam. Và cũng v́ vậy, nên một thời gian nhạc Huế ở Bắc được gọi là "Ca Lư Huế".
 
 
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nam-Binh-Various-Artists/ZWZCZ76E.html
 
 
Cái yếu tố Bắc Nam, Chàm Việt rơ nét nhất có thể t́m thấy dễ dàng nhất trong ca nhạc truyền thống Huế. Trong bất cứ một chương tŕnh ca Huế nào cũng thường bắt đầu bằng những làn điệu Bắc vui tươi, mạnh mẽ như Cổ bản, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tứ đại cảnh, Hành vân ...rồi dần dần nhập vào các làn điệu Nam da diết sâu lắng như Nam b́nh, Nam ai, hay Ai giang nam. Để chuyển mạch giũa hai làn điệu Bắc (hay Khách) vui tươi và Nam thường có những bài hơi Xuân như Nam xuân thoang thoảng không vui không buồn.
 
 
Ca Huế là sản phẩm của giọng Huế. Các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 giọng hát chính: Giọng óc, giọng cổ, giọng ngực và giọng bụng. Tiếng Huế thuộc giọng cổ ở giữa (5). Qua nghiên cứu các điệu ḥ ở Huế, hồi trước Cách mạng Tháng 8/1945, một khám phá của nhạc sĩ Phạm Duy cho biết "nhạc Huế thuộc âm giai ngũ cung lơ lớ, khác hẵn với âm giai điều ḥa (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc". Các cung bực của ḥ Huế (hay ca Huế) có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bậc trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc. Các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Phạm Đ́nh Chương, Phạm Duy... đă vận dụng các âm giai ngũ cung lơ lớ của Huế mà soạn nên các nhạc phẩm bất hủ như Đêm Tàn Bến Ngự; Tiếng Sông Hương, Nước Non Ngàn Dặm... Dù lời nhạc có đề cập đến các địa danh ở Huế hay không, mỗi lần nghe tiếng các bài ca ấy ngân lên mọi người đều biết đó là âm nhạc Huế. Cái chất lơ lớ của âm giai ngũ cung ở Huế (theo Phạm Duy) tạo cho các câu ḥ câu hát của Huế có không khí mơ hồ bay bổng giống như âm nhạc Chiêm Thành hay xa hơn nữa là của Ấn Độ
 
 
HÁT VÈ / NÓI VÈ
 
Vè là một bài văn kể một chuyện đặc biệt xảy ra và ngụ ư khen chê. Bài văn làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay song thất lục bát hoặc các thể thơ biến thể. Hát những câu vè thường lấy giọng đọc lên, không có đệm trên, đệm giữa, hay đệm dưới như các lối hát dân ca khác, nhưng dựa trên nhịp 2/4. Ở miền Nam, những câu vè về trái cây, các loại cá, các thứ bánh, vv... ngoài lối vè kể chuyện. Các câu vè thường bắt đầu bằng sáu chữ
 
Hát vè để tiêu khiển trong lúc làm việc, hát lúc nhàn rỗi một ḿnh. Hát vè không cần thiết phải có nhạc, nhưng có tiết điệu. Gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhóm nhạc trẻ đă chuyển hát vè thành nhạc Rap rất được ưa thích.
 
Dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng, dính liền với bài ca hơn là với dàn nhạc, và nhạc khí. Dân ca đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, tṛ chơi trẻ em, đến các điệu ḥ, lư, các điệu hát trong khi làm việc, trong các lễ hội tạo cơ hội cho thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên, qua tục "nước nghĩa", "kết bạn", "ngủ bọn ".
 
Mức sáng tác bài bản mới vượt qua những thể loại nhạc cung đ́nh, nhạc bác học, nhạc thính pḥng và đưa vào trong văn chương b́nh dân những đóng góp hết sức phong phú . Hiểu được dân ca Việt Nam sẽ mang lại một niềm tự hào cho chính ḿnh, tạo một sự hănh diện trong ḷng khi xứ ḿnh có một nền văn học dân gian phong phú mà khó có quốc gia nào có thể đạt được tŕnh độ Nghệ thuật cao như vậy .

 

Nguồn: Internet

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17