Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Trí Thức Việt Nam: Người Là Ai?

Nhận Định Về Bài Nói Chuyện Của Nhà Văn Phạm Thị Hoài (
Bửu Sao (2)

Bàn về người trí thức Việt Nam, nhà văn Phạm Thị Hoài xin mọi người chấp nhận một quy ước: "nói đến người trí thức Việt Nam ở đây là nói tới những người mà do học thức, tŕnh độ, môi trường sống, thói quen, hoặc thậm chí do ngẫu nhiên cũng được, mà hoạt động trí thức và tinh thần là thường trực, hoặc chủ yếu, hoặc đóng một vai tṛ đáng kể". Đúng thế: nhà thơ th́ làm thơ, nhà văn th́ viết văn, và người trí thức th́ hoạt động trí thức: với một định nghĩa vô thưởng vô phạt như thế, mọi người đều đồng ư. Nhưng khi nói đến tư cách chính thống của người trí thức Việt Nam, đấy gọi là nhai miếng trầu vào đầu câu chuyện. Theo bà Phạm Thị Hoài, người trí thức Việt Nam qua mọi diễn biến của thời cuộc vẫn c̣n là những cậu, những cô học tṛ quanh năm đèn sách nhằm đạt được vị thế của nho nhân, kẻ sĩ; họ vẫn chưa dẹp bỏ được cái nếp học tṛ của ḿnh. Cố nhiên, một định nghĩa hoàn hảo về người trí thức không thể có được, song lấy hai vế trên đây, vế quy ước và vế tóm lược nhập lại chúng ta có thể h́nh dung được một phần nào cái diện mạo của người trí thức Việt Nam cổ điển.

Nay thử nh́n vào lịch sử chính trị và văn hóa Việt Nam: ba loại người trí thức sẽ hiện rơ nét với những bản chất cá biệt mà cấu trúc xă hội đă tác thành trong tiến tŕnh diễn biến qua các thời đại:

Vào thời phong kiến, từ nhà Lư đến cuối thời Tự Đức nhà Nguyễn, giới trí thức Việt Nam mang rơ bản chất "pḥ chính thống với tư cách quan văn".

Dưới hai thời thực dân: thực dân Pháp và thực dân bản địa cộng sản, từ 1986 đến bây giờ, lộ diện giới trí thức "quan vơ, vơ sĩ, hay đạo sĩ, khi mà sự vật dường như không thể giải quyết nổi theo các tiêu chí của nho sĩ ..."

Từ 1954 đến 1975 tại miền Nam, và sau 1989 trên toàn quốc, với sự thế đổi dời, "cặp bài trùng trí thức và quyền lực được tách rời nhau ra" để tác thành những người trí thức dấn thân và đối lập. Tuy con số c̣n ít ỏi, nhưng loại trí thức này đang bành trướng mạnh. Với sự tiếp sức từ nước ngoài nó sẽ gây nên một đối lực chuyển hóa mănh liệt trên chính trường quốc nội, phác họa một đường hướng sáng sủa hơn cho tiền đồ dân tộc.

Trước khi bàn về tư cách "quan văn" của giới trí thức Việt Nam thời phong kiến, một sự kiện lịch sử cần được đính chính ngay tại đây. Bà Phạm Thị Hoài nói: "... sau ít nhất là 2000 năm ... chúng ta vẫn là một nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới và chưa bao giờ chúng ta không như thế". Nếu đọc kỹ các tài liệu sưu tầm lịch sử tức sẽ nhận thấy rằng dưới các thời Trần, Lê, Nguyễn, và gần đây hơn, dưới thời kỳ Nam Bắc phân tranh, nghĩa là trong ít nhất là 1000 năm lịch sử, dân Việt đă có ít nữa là một lần không như thế, và theo tôi nghĩ th́ rất có thể là nhiều lần không như thế. Các sử gia thời trước chưa dựa được vào các dữ kiện thống kê để phán quyết về tỷ số dân nghèo và lạc hậu, nhưng qua các tài liệu Lê Quư Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, và qua các tập viễn du kư của người Âu th́ vào các thời đó, tỷ số dân nghèo là bao nhiêu trong xă hội ? khó mà quyết đoán được, nhưng điều chắc chắn là không đạt đến mức 80% dân số như hiện thời khiến nước Việt Nam phải ''đội sổ''. Vậy không phải vào thời nào Việt Nam cũng đi sổ trong số phận một quốc gia nghèo nàn và đói kém nhất thế giới được.

Bây giờ bàn về tư cách "quan văn" của giới trí thức Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XVII, do sự hội nhập nhanh chóng và tự do của người dân vào thị trường quốc tế, ngoài bọn "trí thức tác phong quan văn" của chế độ phong kiến, giới trí thức sinh ra trong hạng trung lưu nhà nông thời đó đă phát triển mạnh nơi chốn thôn dă là đất dụng vơ của họ. Ngay từ thời nhà Lư giới trí thức b́nh dân này đă lập ra hương ước, cũng được gọi là lệ làng mà dân chúng c̣n coi trọng hơn cả luật vua nữa ! Sở dĩ nước Việt Nam vẫn tồn tại sau gần 1000 năm Bắc thuộc là v́ tinh thần hào hùng bất khuất của ṇi giống Lạc Việt c̣n thâm căn trong đám trí thức nhà nông, đối lập với triều thần các vua chúa.

Cuốn sách nhan đề Rêves, Souvenirs, Commentaires (Mơ Ước, Kỷ Niệm và Chú Giải) của Nguyễn Khắc Viện tuy không đồng quan điểm với Phạm Thị Hoài về t́nh trạng tụt hậu và yếu kém của dân Việt, nhưng cũng mang cái dấu ấn mặc cảm tự ti của những người đă từng chịu sự chi phối của học thuyết duy vật sử quan. Trong khi lịch sử Việt Nam chứng minh bao nhiêu cuộc đấu tranh chống bạo quyền là do giới trí thức nông thôn thuộc giai cấp trung lưu lănh đạo; trong khi giới trẻ Việt Nam thời nay tự hào nhắc nhở phải "làm sao cho ngang thời xưa", th́ những người đă một thời chịu ảnh hưởng của ư thức hệ Mác Xít vẫn xem lịch sử Việt Nam như là một lịch sử tranh đấu trường kỳ và hầu như vô vọng của giới bần cố nông chống cường quyền dưới một thời phong kiến chưa dứt, phải chờ đến cuộc cách mạng vô sản Mác - Lê mới mong giải quyết được.

Đến khi bà Phạm Thị Hoài mô tả tư cách chính thống, học tṛ, của trí thức Việt Nam dưới chế độ cộng sản, với bản tính yêu địa vị, duy ư chí, chuyên bạo lực, trong một chính quyền nửa phong kiến nửa thực dân, ở đây bà đă cung cấp một lời chứng trung thực và bi đát về t́nh trạng Việt Nam đương đại này. Trong khi quan thầy Mao Trạch Đông gọi bọn trí thức không hơn cục phân th́ t́m đâu ra một người trí thức chính hiệu ngoài giới quan thầy "xếnh xáng" ? Trong khi những người trí thức chính hiệu Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo v.v. v́ đă trót hơn cục phân nên đă bị trù dập, phải ăn cóc ăn nhái để c̣n tồn tại th́ các nhà trí thức "chính thống" u mê thuộc giới lănh đạo học làu làu cuốn sách đỏ để theo đường lối quan thầy Mác - Lê bần cùng hóa nhân dân Việt Nam ngơ hầu có cơ may toàn trị.

Nhà trí thức Mác Xít Nguyễn Khắc Viện, trong chức vụ lănh đạo chính trị nhóm ''Việt kiều yêu nước'' tại Pháp vào các năm 1952-1963, và cố vấn chính trị của chính quyền Hà Nội từ 1963 đến 1984 đă đề cập đến Khổng nho như một đường lối rất chính thống trong công cuộc lănh đạo nhân dân. Nguyễn Khắc Viện đă dùng hơn một nửa cuốn sách của ông để tŕnh bày về vai tṛ của học thuyết Khổng giáo trong công cuộc gọi là "giải phóng" quê hương Việt Nam. Ông nói: "Học thuyết mácxít đă thừa kế khổng học để cống hiến một căn bản cho học thuyết chính trị, xă hội Việt Nam, giúp giải quyết những vấn đề thực dụng ... Hai học thuyết này có liên hệ trong quá tŕnh diễn biến lịch sử ngoài mọi cuộc đối chọi hàn lâm." (sđd. Trang 96: Le marxisme a succédé au confucianisme pour donner au pays une doctrine politique et sociale, pour lui permettre de résoudre des problèmes pratiques; il se heurtera au confucianisme, il le rencontrera sur le terrain de l'évolution historique, et non au cours de joutes académiques).

Cuốn sách viết bằng tiếng Pháp này dưới nhan đề Mơ Ước, Kỷ Niệm và Chú Giải (Rêves, Souvenirs, Commentaires) của ông đă phác họa một chính sách Mác - Lê - Khổng ḥa hợp trong niềm mơ ước hảo huyền của chế độ. Chỉ khi thần chết gần kề, người trí thức Nguyễn Khắc Viện mới sáng mắt ra nh́n rơ sự thật vô cùng bi đát rồi nấc lên một tiếng thét rùng rợn khi trút hơi thở cuối cùng. Thật ra, từ đầu, nhà trí thức Nguyễn Khắc Viện đă là khán giả cùng là cố vấn của màn bi kịch Việt Nam để phải gánh chịu một phần trách nhiệm: cuộc đấu tố trong vụ cải cách điền địa 1952-1956, cuộc sát hại và trù dập giới trí thức nhân vụ Trăm Hoa Đua Nở, và gần đây, vụ dâng đất quê hương cho quan thầy Trung Quốc: tất thảy đều xuất phát từ sự vâng lời chấp nhất bề trên "xếnh xáng" của đám học tṛ u mê đần độn trong guồng máy lănh đạo trung ương Hà Nội. Cũng như mọi trí thức chính thống khác, ông đă "há miệng mắc quai", nên không ú ớ được một lời nào.

Tại đây làm sao nói ngược lại bài nói chuyện của nhà văn Phạm Thị Hoài được, ngoại trừ những câu chuyện đang nằm trong các trang sử như câu chuyện Nguyễn Trăi, câu chuyện Nguyễn Du, và gần đây, câu chuyện Phạm Quỳnh, câu chuyện Ngô Đ́nh Diệm ?. Nhà sử học Pháp Fustel de Coulanges đem ví môn sử học với Quốc Hội lập pháp: cũng có ba bên: trái, phải, trung. Mỗi bên tŕnh bày thoải mái quan điểm của ḿnh với vốn học thức, hoặc do môi trường sống cố hữu, vậy không nên mất thời giờ để bàn căi làm chi.

Phần quan trọng đáng nói nhiều là từ đầu thế kỷ 20 trong cả nước, từ năm 1954 đến năm 1975 tại miền Nam, và từ 1975 đến bây giờ tại hải ngoại, đă có nhiều "cơ hội để cặp bài trùng trí thức và quyền lực có thể tách nhau ra được". Vào giai đoạn này một phần giới trí thức Việt Nam khi nắm được cơ may thoát khỏi xă hội đồng chí th́ lại bước vào xă hội đồng sàng dị mộng, bất đồng quan điểm. Họ bất đồng quan điểm v́ được toàn quyền hành sử tự do, đúng mức có bừa băi có, tùy tŕnh độ học thức của ḿnh, và cũng tùy môi trường sinh hoạt. Hệ quả là gây sự phân hóa, xích mích trong các cộng đồng người Việt tại địa phương.

Nói về chuyện bất đồng quan điểm ở nơi đây tôi xin góp ư về danh xưng "người Tàu". Vào thời nước Việt bị chia thành hai xứ: xứ Đàng Ngoài và xứ Đàng Trong. Khi dân xứ Đàng trong thấy cùng một lúc đến 3000 người phương Bắc, nói tiếng lạ, đi tầu buồm năm lá khơi khơi cập bến, xin chúa Nguyễn cho tá túc, họ gọi nhau ơi ới: nè! nè! bà con ơi, mấy người tầu !. Th́ ra người Việt từ Bắc vào Nam quen đi đường bộ, có mấy ai đi tầu ? Từ đấy người Trung Hoa được quen gọi là người Tầu. Đấy chỉ là một sự kiện xin được đóng góp, không phải là một quan điểm để bàn căi.

C̣n nói đến những người Việt vào năm 1954 đi tầu từ miền Bắc vào Nam, rồi vào năm 1975 từ miền Nam cũng đi tầu lan tràn khắp năm châu bốn bể, để rồi nay lại cũng đă mang cái tên là, boat people, "người tầu". Đấy lại là vấn đề quan điểm. Sau gần 30 năm, số "người tầu" này đă đạt đến con số gần 2 triệu rưỡi, trong đám cũng tính đến trên dưới 400.000 người trí thức chuyên gia, tuy không chính thống, nhưng không c̣n bị chê là "cục phân" nữa. Thời thế đă đảo ngược quan điểm và Mao "xếnh xáng" lên tiếng sửa sai: "các nị không pải cục pân mà đúng là cục bàng của tời tại". Rồi đám "người tầu" boat people này cùng đặt câu hỏi: chúng ta phải làm ǵ cho quê hương ?. Giới trí thức chính thống bên kia bờ tức tốc trả lời: xin mời bà con, cô bác, khúc ruột ngàn dặm, trở về để cùng xây đắp quê hương thân yêu !. Đối với giới cầm quyền Hà Nội, mà nhà báo gọi là giới cầm tiền, nay choáng váng thấy lồ lộ trước mắt toàn là những cục vàng chính hiệu, những cục vàng có thể tạo ra vàng. Song xem ra th́ những cục vàng này chỉ biến thành báu vật thơm tho khi nào nằm gọn trong ḷng bàn tay của Đảng ta !. Nhưng khi rơi vào ḷng bàn tay của giới cầm tiền, giới trí thức cục phân đột biến thành những con ḅ vắt sửa, vừa là phương tiện để thăng tiến cho ḿnh vừa là lập kế thăng hoa cho cán bộ, rồi từ đó hóa thân thành "cái hèn, cái nhu nhược, cái cầu an" ! Ở đây, nếu nói thêm nữa th́ chỉ lặp lại lời văn của Phạm Thị Hoài mà thôi. Tôi chỉ xin ghi thêm một câu, bằng chữ vàng, là đủ: "khi tự đồng nhất ḿnh ở mức độ cao như vậy với giai cấp thống trị, bất kể là giai cấp nào, th́ cái bộ phận ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam là trí thức Việt Nam mặc nhiên đă đánh mất cái thôi thúc cải thiện, thay đổi, và cải cách xă hội."

Người ơi !. Tại các quê hương thứ hai này, trong cảnh thanh b́nh an lạc, thay v́ đi t́m sự đồng nhất để dồn nỗ lực vào công cuộc quang phục quê hương Việt Nam, người - tất thảy hoặc phần lớn chúng ta - đang bày ra cảnh đồng sàng dị mộng, cũng v́ mấy chữ tự do tư tưởng. Tại đây có lắm vấn đề từ chủ trương, đến kế hoạch thực hiện, toàn là những vấn đề quan điểm quan trọng cả, nhưng chỉ để quanh năm bàn đi tính lại. Thảng hoặc có một số người đang cố làm chuyện vá trời, hầu xoay chuyển t́nh thế, nhưng những chuyện thống nhất quan điểm, đoàn kết và tập hợp ở hải ngoại là những công cuộc kỳ khu c̣n phải chờ thời gian trả lời để biết sẽ đi đến kết quả nào.

Để kết thúc, tôi xin trích dẫn một câu cuối cùng: "tại các chế độ dân chủ tự do, hoàn toàn không phải dính líu đến hệ lư luận mác-xít, hệ kiểm duyệt cộng sản ... nhưng cái văn học ấy (của người Việt) cũng không khá ǵ hơn ở trong nước, cũng tŕ trệ, lạc hậu, bảo thủ và tẻ nhạt ... vậy lời đáp nằm ở đâu ?". (Nguyễn Hưng Quốc).

Bửu Sao

-------------------------
(: Xem Phạm Thị Hoài: Tư Cách Của Trí Thức Việt Nam
(2): Bửu Sao: tốt nghiệp tiến sĩ tại Học Viện Quốc Gia về Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương - Paris (INALCO) năm 1992. Đă xuất bản nhiều tác phẩm như là: ''La Sapèque Vietnamienne Face Aux Monnaies Etrangères'' (Thèse de doctorat soutenu le 15 décembre 1992 à Paris), ''Five Years of Foreign Investment in Vietnam, 1989-1993'' (translated from French by Mrs. Marie Claire Snape, NY 1993), ''Những mối ưu tư của người Việt đôi bờ'' (1994), ''Đồng tiền Việt Nam trên thị trường quốc tế qua các thời đại lịch sử'', ''Hai con nhện trên mạng lưới'' (200 v.v. Ông hiện cư ngụ tại Orlando, Florida.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17