Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Con (và) Con 
 
Tiếng Việt ḿnh phải nói thật là hay, v́ thường mỗi lần viết hay nói ra là toàn tiếng đôi, như cái tựa của bài này là “Con C̣ (và) C̣ Con”, mà tôi cũng cố ư là để cho bạn thấy cái vị trí của chữ “Con” đặt ở trước hay ở sau chữ “C̣”, là cái nghĩa đă khác rồi, và cũng như tôi cố ư cài đậm và gạch dưới chữ “” để cho bạn thấy hai chữ này đọc dính và viết liền nhau là thành ra “ ”. Và có lẽ là bạn không có chơi nhảy “c̣ c̣” lúc bạn c̣n nhỏ ở quê nhà, v́ tṛ chơi này là của con gái, nhưng tôi thú thật với bạn là tôi cũng đă có lần nhảy “c̣ c̣” với con gái lúc nhỏ c̣n đi học ở trường làng, để bây giờ nhớ lại, tôi giật ḿnh và nó đă gợi ư cho tôi để viết cái bài này), tuy bạn không có “c̣ c̣”, nhưng chắc là bạn cũng đă có biết cái tṛ chơi này, (trừ khi là bạn sinh đẻ và lớn lên ở hải ngoại, và v́ thế hệ của bạn chỉ có tṛ chơi điện tử (computer games) th́ bạn nên hỏi mẹ của bạn. Tôi cố ư nhắc lại với bạn ở đây một tṛ chơi của con nít ở nhà quê, để dẫn chứng với bạn là Việt tộc ḿnh đă có một nền Minh Triết từ “khuya” và dân tộc ḿnh đă sống Đạo từ xưa, và Đạo (đó) đă vào Đời tới tận lớp mầm non của gia đ́nh và xă hội, qua một cái chuyện rất tầm thường hằng ngày là “chơi” như con nít, tức là “Hóa nhi đa hí lộng”, v́ cuộc đời này không phải là bể dâu, hay bể khổ (nói như vậy là v́ ḿnh chưa đắc “Đạo”), mà phải nói đời này mà Trời ban cho ḿnh là một cuộc chơi mệt nghỉ, như ông bà ḿnh đă nhiều lần nói qua ca dao với những câu như:
Chơi cho bể hẹp bằng ao 
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim 
Chơi cho bong bóng th́ ch́m 
Ḥn đá th́ nổi, gỗ lim lập lờ
Nhưng phải biết “chơi” (tức sống) tṛ chơi tầm thường với một cách phi thường, để cho:
Chơi cho sấm động mưa sa 
Chơi cho gương vỡ làm ba lại liền
Và đó là ư nghĩa sống Đạo. Tức là “chơitrên một nền tảng vững chắc, tức là sống với Trời Đất, như cái đồ h́nh của cái tṛ chơi “c̣ c̣” dưới đây:
 
Và bạn đă thấy là có Trời có Đất, và 9 ô (vuông), sắp theo cách 3-2, từ dưới đất lên trên trời, nghĩa là ở những ô 1,2,3,6,7, phải c̣ một chân, và ở những ô 4-5, 8-9, th́ dậm với hai chân, và khi nhảy vào cái ô Trời cũng phải c̣ một chân, và khi c̣ bằng một chân th́ phải điều khiển (đẩy) cái miếng ngói (mài) tṛn (hay ḥn đá nhỏ dẹp và vuông) vào cho đúng từng ô một, không được bỏ (cách) ô, hay cán mức. Đây là một tṛ chơi ở ngoài trời, trên sân đất, có tính cách thể dục với những động tác, c̣, nhảy, cuối, khom, và tính chất trí óc để (phải) nhớ là ḿnh đă đi đến ô nào rồi, và số lần đă đi qua, với sự điều chỉnh khéo (léo) tay và chân là phải thảy (ném) bằng tay, hay đẩy bằng chân miếng ngói (ḥn đá) cho đúng vào cái ô mà ḿnh muốn. Và nếu bạn đă có lần quan sát những đứa trẻ chơi tṛ “c̣ c̣” này, th́ bạn sẽ thấy khi c̣ một chân là (h́nh) dấu (chỉ) dọc, và lúc chấm hai chân xuống đất là dấu (chỉ) ngang, như vậy là dấu giao chỉ Trời và Đất, là nguyên lư Mẹ, là lưỡng nhất tính, với âm dương, với t́nh lư, với tài đức, v.v…, mà con người là biểu tượng, để “SỐNG như CHƠI”, và đó là ư nghĩa của cuộc đời. Sống (làm) được như “chơi c̣ c̣“, đó là có cả một sự điều động hết đầu óc (tâm linh) và huy động cả tay chân (vật chất) để cho được H̉A hợp như ư muốn của ḿnh với đồ h́nh, tức từ Đất lên tới Trời, nghĩa là siêu Việt, nghĩa là Hạnh Phúc. Đó là ư nghĩa “Hóa nhi đa hí lộng”, tức là phải làm cho ḿnh có tâm hồn đơn sơ, trong trắng, trống rỗng, như con nít, để mới có thể sống thật, nghĩa là sống như chơi, sống hạnh phúc, mà trong Phúc Âm, Chúa cũng đă có nói (Mt. 18,1-5 ; Mc. 9,33-37 ; Lc. 9,46-48 hay Mt.19,13-15 ; Mc. 10,13-16 ; Lc. 18,15-17)
Nhưng “Con C̣” là h́nh ảnh cũng được dùng rất nhiều lần trong ca dao Việt tộc, để nói lên ư nghĩa CÁI, tức là (người) MẸ, và “C̣ Con” cũng là ư nghĩa CON (người) của CÁI. “Con dại Cái mang”. (mời bạn đọc lại bài “Cái C̣ và Con C̣”). H́nh ảnh đó là một yếu tố chứng minh Việt tộc có nền văn hóa nông nghiệp lâu đời, và v́ ai cũng biết con C̣ là một loài chim nước, như chim Âu, chim Diệc, chim Hạc, chim Hồng, sống gần ao hồ và những vùng có ruộng nước v́ ở đó mới có tôm tép, cua cá, hay con lươn… để cho những loài chim đó kiếm ăn. Và gần đây khoảng 50 năm trở lại, theo những nghiên cứu khảo cổ về nguồn gốc văn minh Á Đông, th́ người ta đă t́m thấy ở (từ) quanh vùng Động Đ́nh Hồ xuống đến Bắc Việt, những dấu tích của loài chim nước này, đă được ghi khắc lại trên nhiều đồ vật, mà đặt biệt nhất là trên mặt Trống Đồng. (xem h́nh trích sách “Sứ Điệp Trống Đồng”, Kim-Định)
 
 
Đề tài “Con C̣” được khai triển qua hai bài mà tôi đă viết với tựa là “Con C̣ và Đạo Việt” và “Cái C̣ và Con C̣”, nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa chia sẻ hết ư nghĩa (triết) của “Con C̣” với bạn, nên qua cái bài này tôi cũng xin được góp ư với bạn những ǵ tôi cảm được với những câu ca dao mà tôi đă chọn sau đây: 
 
Con c̣ mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi (!) ông vớt tôi nao
Tôi có ḷng nào ông hăy xáo măng
Có xáo th́ xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau ḷng c̣ con
Ư nghĩa triết qua hai câu đầu của bài này, tôi đă viết lại trong cái bài “Cái C̣ và Con C̣”, nếu bạn chưa đọc th́ tôi nghĩ bạn nên đọc đă, để có thể hiểu tiếp với ư nghĩa của bốn câu sau ở đây, v́ nếu bạn chỉ hiểu theo nghĩa của chữ, th́ bạn sẽ chỉ hiểu với nghĩa đại ư.
Như tôi đă nói trong những bài trước, là ca dao Việt tộc ẩn chứa cái tinh hoa của nền Minh Triết Việt, nên bạn không thể đọc theo kiểu thơ vần, như thơ lục bát và hiểu với nghĩa tổng quát, th́ bạn chỉ sẽ hiểu đại khái với đại ư chớ không thể thấu triệt cái ư nghĩa Triết, và như vậy là bạn chưa hiểu hết tận cùng nghĩa, lư, tức chưa hiểu ǵ hết. Cho nên tôi muốn nhấn mạnh với bạn là đọc ca dao phải đọc từng chữ, và phải xét dưới mọi khía cạnh th́ may ra bạn mới có thể thấy tận cái nghĩa thâm sâu, tức cái tinh tuư, tinh hoa, tuyệt vời của ca dao.
Để dẫn chứng với bạn điều tôi vừa nói trên, tôi xin trích dẫn ở đây một ví dụ “đại ư”, qua bài viết của Gs. Trần văn Chi :Ta hăy đọc lời của tác giả trong QVGKT phần đại ư sau đây -- Xin trích : " Bài này mượn chuyện con c̣ mà ngụ ư luân lư rất cao. Con c̣ sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa cơ thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm ḷng trong sạch, không làm ǵ ô uế ". Hết trích. 
Con c̣, người mẹ luôn luôn sống v́ đàn con và chết cũng v́ đàn con
” (QVGKT: Quốc Văn Giáo Khoa Thư, từ nguồn :
http://e-cadao.com/tieuluan/vanhoa/concomadiandem.htm)
V́ vậy ở đây, tôi mời bạn thử đi t́m lại với tôi coi c̣n có cái ngụ ư nào khác, ẩn chứa ở trong mấy câu ca dao này, ngoài cái “đại ư” trong sạch, thanh tẩy, sám hối… mà đa số người Việt ḿnh, từ nhỏ đến lớn vẫn quen hiểu như vậy. Nên nếu như phần đại ư nói trên, là : “Con c̣ sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch.”, th́ bạn đă thấy là hiểu không sát nghĩa nên đại ư này không đúng nghĩa, v́ là con c̣ đi ăn đêm (tức tối hôm qua) nó không thấy đường, đậu tầm bậy rồi lộn cổ xuống ao, chết bà nó mất, có ai hay biết ǵ đâu để mà vớt, để mà bắt, để rồi nghe nó (nói) xin nấu bằng nước trong hay nước đục (!). C̣n nếu nói là sáng hôm sau (mới) thấy, th́ con c̣ chết cứng đơ rồi, th́ c̣n (xào) xáo để ăn thịt (cái) nỗi ǵ nữa !???
Cho nên ở đây, theo tôi, phải hiểu là con người trước khi chết, cho dù cả đời có sống trong tăm tối (đi ăn đêm), nghĩa là sống nô lệ (chạy theo, đua đ̣i) đủ thứ tiền tài, của cải, danh vọng, quyền lực, v.v … hay duy theo đủ ư thức hệ, với mọi nhân danh, hay chủ nghĩa và giáo thuyết…, tức là sống giả tạo (tỏ vẽ) với “đầu môi chóp lưỡi”, sống bề ngoài, sống lơ ngơ, không hề ư thức cái “Nhân”, cái “Đức”, cái “Tâm”, cái “T́nh” của Trời Đất đặt để nơi ḿnh, như ngụ ư của cái câu ca dao :
Mẹ nó yêu nó, nó c̣n làm ngơ (lơ)
th́ trước giờ lâm chung, cái “Nhân” của “Tâm Đức” (đó) được “minh đức” bởi Trời, nghĩa là làm cho “kẻ sắp chết” trong tăm tối, thấy (ánh sáng) là cả đời nó đă ngơ ngáo, ngu ngốc, để mê mẫn “cái giả”, và là “cái thiệt”, đó là cái T̀NH YÊU của Trời Đất. Đối với “kẻ sắp chết”, đó là lần đầu tiên mà cũng là cuối cùng nó thấy (được) điều đó và nó biết (được), là đă quá trễ rồi (!), không c̣n ai có thể cứu vớt ǵ nó được, kể cả Ông Trời, nên nó mới van xin với Ông Trời, thôi th́ hảy lấy cái “thân tàn ma dại” của nó đem xáo nước trong, nghĩa là lấy cái chết của nó để (xào) xáo măng, tức để nói lên ư nghĩa cái chết tối (tăm) đó cho người khác (c̣ con) thấy, để cho người ta hiểu biết. Và khi con người đă ư thức được ḿnh là “thiên địa chi đức, vũ trụ chi tâm”, th́ con người mới biết sống một cách “minh Minh Đức”, nghĩa là sống sáng tỏ cái Đức của Trời Đất, tức sống siêu Việt với Tâm Linh Đại Ngă, nghĩa là để Thành Nhân.
Nên ở đây, xáo nước trong, không hẳn là nghĩa làm cho nó trong sạch khi nó đă chết. Thật t́nh mà nói, khó mà làm cho trong sạch hay để thanh tẩy nó, v́ một khi “con c̣” đă lộn cổ xuống ao của “bùn lầy nước đục” và đă chết (ngộp) trong đó rồi, với cái thân của nó (đầy) lông cánh trắng tinh, trắng nơn như bông :
Suốt ḿnh trắng nơn như bông
th́ không có cách chi mà làm cho nó sạch được, vả lại nó chết mất rồi (!), phải chi nó chưa chết nhưng chỉ có dính bùn của ao, cũng giống như những con chim hải âu (mouette) bị dính “dầu cặn” (mazout) của mấy chiếc tàu chở dầu, bị ch́m ở ngoài khơi biển cả, mà nó c̣n sống và trôi vào bờ, th́ người ta mới đem về tẩy rửa cho nó, và mới cứu vớt nó được.
Nhưng ở đây, như ông bà ḿnh cũng đă có nói : “đi đêm có ngày gặp ma”, cho nên (mới) “lộn cổ xuống ao” th́ cũng tại v́ “ma bắt”, “ma kéo”, “ma lôi”, mà thôi (!). Không là “ma vú dài” hay “ma cà rồng”, th́ cũng là “mafia”, với “ma đầu giáo chủ” (!), và chỉ khi nào (bị) “lộn cổ xuống ao” thiệt, tức sắp chết rồi, lúc đó mới biết là (tại) ḿnh bị ma lôi quỷ kéo (!), th́ chỉ c̣n có nước kêu cứu thôi chớ biết làm sao bây giờ, cho nên :
Ông ơi (!) ông vớt tôi nao.
Giữa đêm khuya (lúc) canh hai, canh ba, trời tối đen, ở nhà quê người ta ai cũng đang ngủ say có (người nào) ông nào nghe ǵ đâu, mà kêu vớt. Cho nên Ông ơi (!) ở đây là chỉ (c̣n có) Ông Trời, chỉ có Ổng mới biết ḿnh đi ăn đêm và (bị) lộn cổ xuống ao (!), cho nên mới năn nĩ Ông Trời vớt tôi nao. Và Ông Trời cho biết là “Không được đâu con ơi” (!) th́ chỉ c̣n cách để vớt vát cho cái (hậu) “quả” của ḿnh là:
Tôi có ḷng nào ông hảy xáo măng
Thịt c̣ (hay gà, vịt) luột để xé phai làm gỏi, trộn với rau răm là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc cho tới ngày nay, cũng như thịt c̣ xào (xáo) với măng cũng là món ăn mà ở nhà quê xứ Việt ngày xưa, người ta rất thích v́ nó ngon, v́ lẽ trộn gỏi với rau răm th́ nó át (mất) đi cái mùi tanh (bùn) của thịt c̣ và làm nó thơm ra với vị nồng khi ăn, và khi xào với măng th́ mùi măng sẽ làm (mất mùi tanh) thịt c̣ và làm cho nó thêm mềm và ngọt. H́nh ảnh (xào) xáo đó được dùng ở đây cũng là ư nghĩa Tương quan, giao Ḥa mật thiết giữa Con người với Trời Đất, từ đầu đến cuối, nghĩa là từ lúc trong ḷng Mẹ cho tới sau khi chết, với ư nghĩa cái chết không phải là hết, mà chỉ là một sự biến (dịch) đổi ra “món ăn thơm ngon”, tức là ư nghĩa thiêng liêng (không thể diễn tả được) của Con người sau cái chết, cho dù có bị “lộn cổ xuống ao” và chết trong “đêm tối”, th́ cũng có thể (là) làm cho người khác mở mắt ra, tức là giác ngộ. Giống như ư nghĩa của ngụ ngôn trong Phúc Âm, câu chuyện của ông nhà giàu với Lazarô (Lc. 16,19-31). Nhưng rồi tại sao lại nói :
Có xáo th́ xáo nước trong
Đừng xáo nuớc đục đau ḷng c̣ con.
Thịt c̣ mà xào (xáo) với măng là không được đậy nắp và phải bớt lửa nhỏ xuống khi đổ (bỏ) măng vào chảo (vào soong), rồi xáo, và nhất là nếu phải cho thêm chút (tí) nước, th́ không được để lửa lớn, v́ khi nước sôi mạnh sẽ làm đục (ngầu) cái nước măng, và sẽ hết thấy thịt c̣ và hết muốn ăn, tức hết ngon. Cho nên ba câu cuối bài này là để chỉ cách nấu thịt c̣ cho (điệu) đạo nghệ, nhưng lại chứa đầy ẩn ư, và bạn đă thấy ư nào chưa ? Nếu chưa, th́ tôi mời bạn tiếp tục khám phá với tôi, nhưng bạn hảy trở lại từ câu :
Ông ơi (!) ông vớt tôi nao
Tôi ḷng nào ông hảy xáo măng
xáo th́ xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau ḷng c̣ con
Và bạn đă thấy cũng như tôi là có 3 chữ ông, 2 chữ tôi, 2 chữ ḷng, 2 chữ nước, 2 chữ , 4 chữ xáo, mà như tôi đă cắt nghĩa cho bạn trong các bài trước là những con số này gọi là huyền số, và rơ ràng 3 ông 2 tôi là ư nghĩa của tham thiên lưỡng địa, tức tỷ lệ 3-2, nghĩa với 3 là Trời, mà cũng là Tam Tài2 là Đất, mà cũng là Lưỡng Nghi, và 4 cũng là Đất với Tứ Tượng. C̣n ở đây, với 2 (có ḷng, có xáo), 2 ḷng (ḷng nào, ḷng c̣), 2 nước (nước trong, nước đục) là ư nghĩa của lưỡng nhất tính của mọi sự, của vạn vật, và với 4 xáo (hảy xáo, xáo, th́ xáo, đừng xáo), là ư nghĩa vật chất, tài sản với đủ thứ trên đời này, nhưng bạn có thấy việc sắp (giấu) chữ để thành cái câu : “hảy có th́ đừng” mang một ư nghĩa nào không ? Theo tôi, ư nghĩa câu đó như là một châm ngôn cho đời sống, nghĩa là ở đời hảy (nên) đủ thứ (với tâm hồn đơn sơ lắng đọng), để xáo nước trong, tức là phải biết tài tác cách đạo nghệ, với Tận, Kỳ, Tính, tức sống với tâm linh, nghĩa là để biết “thưởng thức” cái Chân-Thiện-Mỹ với chiều kích vô biên. Và khi , th́ (chớ) đừng khoe, đừng bám, đừng ham, đừng muốn, đừng đ̣i, (v́ cái tiểu ngă), để rồi làm xáo trộn, xáo động đời sống của ḿnh, thành ra là xáo nước đục, th́ đâu c̣n thấy đường thấy sá ǵ nữa, nghĩa là “hết biết” và chỉ c̣n thấy hết muốn sống (!), đó là nghĩa của đau ḷng c̣ con.
Với 3 Ông ở đây, tức là Ông Trời, Ông Địa, Ông Hoàng, với nghĩa Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng, nghĩa là (ông) Vua. Nên người ḿnh hay nói “ông Hoàng”, “ông cả”, “ông đại”, “ông lớn” là để ám chỉ hạng người “tiểu nhân” mà cứ tưởng ḿnh là bậc “quân tử”, là đại trượng phu.
C̣n 2 Tôi ở đây, với nghĩa Tôi là chủ, tức nghĩa tự do độc lập, đó là ư nghĩa Nhân Chủ, và Tôi với nghĩa tôi tớ, tức nghĩa nhỏ bé lệ thuộc, đó cũng là ư nghĩa của hai bộ mặt thần (minh) và quỷ (ác) của con người.
Nhưng Ông với Tôi ở đây, cũng c̣n có nghĩa là mối tương quan giữa con người với nhau, và cũng là sự tương giao, thông hiệp giữa con người với Trời Đất, và đó là ư nghĩa lưỡng hành (hai chiều), với song trùng lưỡng hợp.
C̣n chữ vớt ở đây, nghĩa là từ dưới nước kéo lên, đem lên, với nghĩa làm cho sống lại, làm cho trở về trạng thái ban đầu, ở đây, là “trắng nơn như bông”, tức là ư nghĩa Chân-Thiện-Mỹ.
C̣n hai chữ “nao, nào”, không những để cho có vần, mà “nao” c̣n có nghĩa năn nĩ làm ơn vớt tôi với, và (ḷng) “nào” ở đây, là nghĩa cho dầu KHÔNG có ḷng, có tâm ǵ hết, làm , làm ngơ, để (tiếp tục) mà đi ăn đêm.
C̣n chữ hảy tức là đề nghị một cách khẩn nài tha thiết, và xáo tức là xào (xáo) lúc nấu ăn, nghĩa là làm biến đổi thành ra (cho) CÓ ích lợi, ở đây là nghĩa món ăn tinh thần, tức là làm thành một bài học cho người khác suy nghĩ.
C̣n chữ măng th́ ai cũng biết, nhưng cái nghĩa ở đây là “tre già để gốc mọc măng”, tức hiện tượng sống chết là ư nghĩa biến dịch, bất dịch của Trời Đất và vạn vật.
C̣n nghĩa chữ nước đă được khai triển nhiều lần trong các bài của tôi, mà tôi xin nhắc lại ở đây, là ư nghĩa nguồn gốc của sự sống của con người và vạn vật, là ư nghĩa “Mẹ nó yêu nó” từ lúc c̣n trong trứng (nước), qua h́nh ảnh liên kết thâm t́nh bởi “giây rún” (cordon ombilical).
C̣n trong với đục, là hai trạng thái của tĩnhđộng của nước, và cũng có nghĩa là hai t́nh trạng xao động và lắng động của cái Tâm của con người. Ở đây muốn nói, cho dù ḿnh đang sống trong một xă hội xào xáo (vật chất), với tất cả những đảo lộn của giá trị đạo đức luân lư (tinh thần), không c̣n thuần phong mỹ tục, với những chuyện chướng tai gai mắt mà bạn cũng đă thấy hay đă biết, như những phong trào với danh nghĩa “cải tiến phong tục” (évolution des mœurs), như cái chuyện cho mướn “tử cung” (bụng đẻ), hay cái đám đồng tính luyến ái (homo, gays) đ̣i cưới nhau rồi c̣n được phép nuôi con, hoặc có con bằng “cấy tạo” (bébé sous “x”), v.v…, đó là không kể những nạn ấu dâm (pédophilie), hiếp dâm, phá thai, và ly dị như cơm bửa, hay là thay vợ đổi chồng như thay áo, và làm cho mấy đứa con nít có tới hai ba ông cha bà mẹ, không c̣n biết đâu là điểm tựa, là khuôn khổ, là nề nếp, là đường, là Đạo (!) ; hoặc những chuyện gian lận, cướp bóc, tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền, giả bạc, bè đảng, thủ đoạn để tranh quyền dành lợi, v.v…, th́ ḿnh phải biết làmtĩnh (cái) Tâm” của ḿnh, nghĩa là làm cho tất cả những ǵ đục (xáo động) bởi cái tiểu ngă của con người, trở thành lắng đọng, để được trong (trắng), để được Trống rỗng, để sống với Đại Ngă Tâm Linh, tức là sống siêu Việt, SỐNG (giống) như CHƠI (!).
Đó là cái nghĩa triết ẩn chứa trong từng chữ của bài ca dao này mà bây giờ có lẽ bạn đă thấy rơ sự khác biệt giữa cái “đại ư” làm trong sạch để thanh tẩy sau khi chết, v́ “Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa cơ thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm ḷng trong sạch, không làm ǵ ô uế.”(trích dẫn ở trên), và ư nghĩa cách sống ĐẠO nghệ để được Hạnh Phúc ở đời này và dĩ nhiên là đời đời kiếp kiếp… v́ là vô biên (!).  
 
 
Mùa Hè Paris, một ngày trời mây u ám, mưa gió như là mùa Thu… tẻ lạnh.
(3 tháng 7 năm 2007, tức 19 tháng 5 năm Đinh Hợi)  
 
Nguyễn Sơn Hà.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17