Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

D̉NG CA DAO TRIẾT VIỆT AN VI

          Đông Lan

     Ca Dao là những vần thơ hoặc lời hát được lưu hành trong dân gian qua nhiều thế hệ. Ca dao xuất hiện cùng với sinh hoạt của đời sống thường ngày: Trong lao tác, t́nh cảm yêu thương nam nữ, vợ chồng, cùng trong các mối tương quan giữa cá nhân và xă hội. Ca dao c̣n gởi gấm cả những t́nh cảm và ước nguyện, tâm tư làm chỉ đạo cho cuộc sống. Bản chất của ca dao là b́nh dân v́ nó phản ánh nếp sống và tâm t́nh của dân gian. Thành phần được đi học, biết chữ, thành phần trí thức có nền văn hóa bác học từ những hệ tư tuởng khác như Tứ Thư, Ngũ Kinh. Nhưng cốt lơi trong đời sống văn hóa dân gian là nền văn học truyền khẩu gồm nhiều thể tài như thần thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ, đồng dao, hát câu đối, vè…Ca dao là một thể thơ, giầu âm giai và nhịp điệu, được xử dụng trong nhiều thời gian và không gian khác nhau, trong lúc làm việc, trong câu chuyện, sinh hoạt thường ngày, hay trong các dịp lễ tết hội hè. Ca dao nói lên sắc thái văn hóa dân gian. Ca dao là nhịp đập của trái tim dân tộc. Ca dao mô tả sinh hoạt cụ thể và tâm t́nh sống động của đại đa số nhân dân, là nét đặc trưng làm nền tảng cho văn hóa dân tộc.

     Do đó, ca dao là môi sinh tinh thần của dân tộc. Ca dao có tính chất mô tả như những vần ca dao về lao tác. Ca dao nói lên t́nh tự quê hương với lịch sử và đất nước như những vần ca dao về các câu chuyện lịch sử, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Ca dao c̣n truyền cảm những t́nh tự dân tộc trong các sinh hoạt chung, con người vừa hát, nói, ăn, vui chơi bên những vần điệu và ư thơ chở đầy t́nh tứ. Nổi bật nhất của ca dao là những vần thơ trữ t́nh giữa nam nữ trong cảm mến yêu thương. Ca dao cũng tô đậm nét thâm thúy tuyệt diệu của t́nh nghĩa trong quan hệ hôn nhân. Có thể nói ca dao đă chở cả một tương quan nghĩa nhân làm nền tảng trong quan hệ vợ chồng. Ḷng thương yêu, tha thứ, quên ḿnh là biểu tỏ cao cấp của chữ T́nh. Nghĩa là T́nh thăng hoa. Trong nghĩa mới có t́nh thương chân thật và cũng là bền vững. Cho nên có thể nói Ca Dao là cửa đi vào bản chất của Đạo. V́, Đạo là ǵ, nếu không là giềng mối của T́nh bền vững, là tính chất của Tâm bao la, là nguồn An Vui trong sự Vượt Lên bản ngă cá nhân, và quên ḿnh. Ca dao nuôi dưỡng một chữ T́nh để truyền cảm t́nh nghĩa vợ chồng đến tận thiên thu. Ca dao c̣n giữ vững quan hệ ruột thịt, và tô bồi cho ḷng biết ơn một Đại t́nh thuở ấu thơ của kiếp người, đó là ḷng Hiếu đạo. Người con được cha mẹ thương yêu và lo lắng, hy sinh cho từ lúc lọt ḷng. Nhưng t́nh thương cha mẹ trong đời sống bị nhạt nḥa đi theo năm tháng với những đuổi bắt công danh, sự nghiệp, và ràng buộc của mối t́nh nam nữ, vợ chồng, con cái. Hiếu là một thứ t́nh của văn hóa, có nghĩa là nếu không có tŕnh độ văn hóa con người dễ quên đi chữ hiếu. Hiếu không nằm trong bản năng của loài sinh vật. Hiếu phải ư thức, trau giồi, phải có ư chí của con người tham dự. Hiếu là biểu tỏ cao cấp của văn hóa Nhân Chủ. Cho nên nh́n Đạo Hiếu của một nền văn hóa ta có thể đánh giá tŕnh độ tiến hóa, Nhân Chủ Tính của một sắc dân. Sau cùng, ca dao c̣n là phương tiện truyền đạt những kinh nghiệm sống để trau giồi tri thức thực tiễn như sự nhận xét người, cách quan sát việc. Ư nghĩa hơn nữa, tri thức con người không chỉ dừng lại ở sự biết cái con người cụ thể cá nhân với những cá tính dị biệt, mà c̣n biết tới cả những miền trời bao la - những tương quan đại đồng, miền tâm linh miên viễn. Biết việc ở đây cũng không chỉ biết những kiến thức thường nghiệm để đạt thành quả trong cuộc sống bon chen xă hội, mà là c̣n là cái hiểu biết sâu xa, tổng quát, bao trùm hơn đến những nguyên lư nền tảng của trời đất, vũ trụ, vạn vật. Ta có thể nói cái tri thức được nói lên trong ca dao dân tộc bao gồm cả phần trí hiểu thường nghiệm và cả liễu hiểu về bản thể người, sự và việc. Hoặc có thể tạm gọi là cả tiểu trí lẫn đại trí, cả hạ trí lẫn thượng trí. Sự phân biệt trên mặt từ ngữ chỉ là để rơ nghĩa hai loại tri thức mà ca dao chuyên chở. C̣n trên đại thể, cả hai đều quy về một chữ Trí duy nhất của tri thức toàn diện.

     Điểm cuối cùng và cũng là thành tựu của ca dao không c̣n nằm trên b́nh diện chuyên chở xuông những ư, t́nh, trí. Thuyền t́nh ca dao phải cập bến. Trí hiểu của ca dao cũng phải tới một cùng đích của nó dù mơ hồ hay rơ nét, dù ở mặt tiềm thức khó nhận ra hay ở mặt ư thức rơ rệt. Con đường Tu Thân, sửa ḿnh để cuộc nhân sinh được giao ḥa trong mối t́nh thâm, nghĩa nặng trong tất cả quan hệ, nam nữ, vợ chồng, cha mẹ con cái, ruột thịt, bạn bè, thầy tṛ, người và người…chính là kết quả của nền ca dao với một chữ T́nh. Chữ dũng được dùng ở đây là cái ḷng cương quyết thực hành t́nh nghĩa, cái chí nhất định giữ vững nền tảng Tương quan Hoà hợp trong mọi quan hệ xă hội, là Tâm tư là một với chân lư tự nhiên. Sống thuận theo lẽ sinh hóa của tự nhiên, đó là cái sức mạnh, cái bền vững của con người b́nh yên nơi đạo lư. Đó là cái sức mạnh của Tính thể hội nhập nơi cá thể. Đó là cái dũng của bậc chân nhân. Đó là Nghĩa Dũng. Điểm cùng cực của ca dao là chở con người về bến bờ nghĩa dũng. Bến bờ của sự cảm hóa đích thực là tiến về cơi vô biên. Bến bờ của những người hi hiến thân tâm cho Văn Hóa – Văn Hiến. Cho nên, ca dao đă đưa con người trở thành những Văn Hiến. Ca dao đă Vinh Danh Dân Tộc ta là “Văn Hiến Chi Bang”.

     Cho nên, có thể nói ca dao nuôi dưỡng t́nh cảm tâm tư con người để xây dựng Nhân cách của một chủ nhân trong vũ trụ, trong đời sống làm người. Ca dao, từ phản ánh lao tác và t́nh nhà đă đưa con người tiến măi, vượt lên trên  cấp độ của một con vật chỉ có lo miếng ăn và sống bằng cảm tính của bản năng. Ca dao đă từ lao tác và t́nh nhà đưa con người có nếp sống văn hóa Nhân Chủ, vượt thoát đời sống động vật để bay lên cơi bao la của Tâm và Linh, nghĩa là vượt những ǵ nhỏ bé, thô cạn, để vươn lên cao, đến tận miền trời bao la, vi tế, thanh thoát.

NHỮNG VẦN CA DAO AN VI TIÊU BIỂU
1-      Lao Tác
Cỏ lúa đă dọn sạch rồi,
Nước ruộng vơi đầy c̣n độ một hai.
Cao th́ đong một gầu dai,
Ruộng thấp th́ phải đong hai gầu ṣng.
Chờ cho lúa có đ̣ng đ̣ng,
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
 
*
Có làm mới có mà ăn,
Khi không ai dễ dâng phần tới cho.
 
*
Dưa gang một, chạp th́ trồng,
Chiêm cấy trước tết th́ ḷng đỡ lo.
Tháng hai đi tậu trâu ḅ,
Cầy đất cho ải mạ mùa ta gieo.
 
*
Mặt trời đă hé rạng đông,
Chàng ơi, trở dậy ra đồng kẻo trưa.
Cơm ăn bao quản muối dưa,
Việc làm bao quản nắng mưa dăi dầu.
 
*
Năm canh th́ ngủ lấy ba,
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn.
 
*
Ngày th́ đem thóc ra phơi,
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay.
Một đêm là ba cối đầy,
Một tay xay giă một tay giàn xàng.
Tháng ba ngày tạm rỗi ràng,
Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.
 
*
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy c̣n trông nhiều bề.
Trông trời trông đất trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm ḷng.
 
*
Nuôi tằm cần phải có dâu,
Muốn dâu cho tốt phải mau vun trồng.
Vườn th́ cuốc rănh thong dong,
Cách nhau hai thước đặt thông cho dầy.
Giống dâu ưa nước xưa nay,
Nhưng khi ngập hết th́ cây cũng già.
 
*
Ra đi anh có dặn ḍ,
Ruộng sâu cấy trước, ruộng g̣ cấy sau
Lúa mùa th́ cấy cho sâu,
Lúa chiêm th́ gảy cành dâu mới vừa.
Răng bừa tám cái c̣n thưa,
Lưỡi cầy tám tấc mới vừa luống to.
Muốn cho lúa nẩy bông to,
Cầy sâu bừa kỹ, phân tro cho nhiều.
 
*
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.
Tháng ba cầy vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ai ai cùng vợ cùng chồng,
Chồng cầy vợ cấy trong ḷng vui thay.
Tháng năm gặt hái đă xong,
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.
Năm nong đầy em xay em giă,
Trấu ủ phân cám bă nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng.
 Đói no có thiếp có chàng,
C̣n hơn chung đỉnh giầu sang một ḿnh.
 
*
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè.
Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm.
Tháng sáu buôn nhăn bán trăm,
Tháng bẩy hôm rằm, xóa tội vong nhân.
Tháng tám chơi đèn kéo quân,
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng.
Tháng mười buôn thóc bán bông,
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.
 
 
 
 2a - T́nh Tự Quê Hương – Lịch Sử
 
 
 
 
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
 
*
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa h́nh Ốc khác thường,
Trải bao năm tháng nẻo đường c̣n đây.
 
*
Ai về Hậu Lộc Phú Điền,
Nhớ đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
 
*
Ai về thăm huyện Đông Ngàn,
Ghé thăm Thành Ốc Rùa Vàng Tiên Xây.
Căm hờn giếng ngọc tràn đầy,
Máu pha thành lũy ngàn cây bóng tà.
 
*
Chim quyên đào đất ăn trùn,
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than
 
*.
Nhớ xưa đương thuở triều Hùng,
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa.
Trời thương Bách Việt sơn hà,
Trong nơi thảo măng nổi ra kỳ tài.
Lên ba đang tuổi anh hài,
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền.
Một phen khói lửa dẹp yên,
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.
 
*
Văn th́ cửu phẩm đă sang,
Vơ th́ lục phẩm c̣n mang gươm hầu.
 
 
 
2b - T́nh tự Quê Hương – Đất nước
 
 
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương.
 
*
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định Đồng Nai th́ về.
 
*
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa ṃn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này.
 
*
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhăn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
 
*
Ở đây có cảnh có t́nh,
Có sông tắm mát có ḿnh với ta.
Dành tranh ta lợp gian nhà,
Sớm ra nương biếc chiều ra rong đ́nh.
Nhởn nhơ vui thú cảnh t́nh,
Có con sáo sậu trên cành líu lo.
 
*
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát hương chen quanh ḿnh.
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu t́nh xưa nay.
 
 
 
2c - T́nh tự Quê Hương – Sinh hoạt Văn Hóa
 
 
Ai ơi! Mùng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
 
*
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió gió đừng rung cây.
Đố ai biết lúa mấy cây,
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng.
 
 
*
Một đàn c̣ trắng bay tung,
Bên nam bên nữ ta cùng cất lên.
Cất lên một tiếng linh đ́nh,
Cho loan sánh phượng, cho ḿnh sánh ta.
Cất lên một tiếng la đà,
Đàn ông hát trước, đàn bà hát sau.
 
*
Một đàn c̣ trắng bay tung,
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên.
Hát lên một tiếng mà chơi,
Hát lên hai tiếng xơi cơi trầu này.
Trầu đă có đây, cau đă có đây,
Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn.
Trầu này trầu túi trầu khăn.
Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào.
Trầu này trầu quế trầu hồi,
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu ḿnh.
Trầu này trầu tính trầu t́nh,
Trầu nhân trầu ngăi trầu ḿnh lấy ta.
Trầu này têm tối hôm qua,
Trầu cha trầu mẹ, đem ra cho chàng.
Trầu này không phải trầu hàng,
Không bùa không thuốc, sao chàng không ăn?
Hay chàng chê khó chê khăn,
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.
 
*
Mừng nay kéo hội vui thay,
Đem đàn ra gẩy một bài nhân duyên.
Xem bài nào ấm nào êm,
Xem bài thề nguyền, ta gẩy nghe chung.
 
*
Ở đâu năm cửa chàng ơi,
Sông nào sáu khúc nước chẩy xuôi một ḍng.
Sông nào bên đục bên trong,
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh.
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh,
Ở đâu lại có cái thành Tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại ở hang,
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không.
Ai mà xin lấy túi đồng,
Ở đâu mà lại có con sông Ngân Hà.
Nước nào dệt gấm thêu hoa,
Ai mà sinh ra cửa ra nhà nàng ơi.
Ḱa ai đội đá vá trời,
Ḱa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rơ từng nơi từng người.
 
 
-          Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
-Sông Lục Đầu sáu khúc nước chẩy xuôi một ḍng
-Nước sông Thương bên đục bên trong
-Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có Thánh sinh
-Đền Ṣng thiêng nhất tỉnh Thanh,
-Ở trên tỉnh Lạng có thành Tiên xây.
-Trên trời có chín tầng mây,
-Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
-Chùa Hương Tích mà lại ở hang
-Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
-Ông Khổng Minh Không xin được túi đồng
-Trên trời lại có con sông Ngân Hà
-Nước Tầu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa ra nhà chàng ơi.
Bà Nữ Oa đội đá vá trời,
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui.
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rơ từng nơi từng người.
 
*
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
 
 
 
3- T́nh cảm Nam Nữ
 
Ai về nhắn họ Hi Ḥa,
Nhuận năm sao chẳng nhuận vài trống canh.
 
*
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đă có ai vào hay chưa.
Mận hỏi th́ đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
 
*
Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phất giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước ǵ chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân.
Rồi ta chung gối chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn thời chung cả một nơi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cái lược ngà,
Soi gương chung cả giành hoa giắt đầu.
 
*
Chàng về cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp mang.
Chàng ơi đưa gói thiếp mang,
Đưa ô thiếp xách để chàng đi không.
 
*
Chàng về đọc sách ngâm thơ,
Dầu hao thiếp rót, ngọn đèn mờ thiếp khêu.
 
*
Chiều chiều bóng ngả về tây,
Hỡi cô hái củi bên đầy bên vơi.
Cô c̣n hái nữa hay thôi,
Để tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng.
 
*
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
 
*
Chừng nào cho mơ xa đ́nh,
Hạc xa hương án, chung t́nh mới xa.
Ĺa cây cội nỡ ĺa hoa,
 Ĺa người bạc đạo đôi ta ai ĺa.
 
*
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió gió đừng rung cây.
Rung cây rung cội rung cành,
Rung sao cho chuyển chúng ḿnh th́ rung.
 
*
Đường xa th́ thật là xa,
Mượn người làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như ḿnh.
 
*
Hôm qua tát nước đầu đ́nh,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được th́ cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Mai mượn cô ấy về khâu áo này.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho.
Giúp em một thúng xôi ṿ,
Một con lợn béo một ṿ rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
 
*
Miếng trầu là miếng trầu cay,
Làm cho bể ái khi đầy khi vơi.
Miếng trầu têm để trên cơi,
Nắp vàng đậy lại đợi người tri âm.
Miếng trầu kèm bức thư cầm,
Chờ cho thấy khách má đào mới cam.
Miếng trầu têm để bên nam,
Mang sang bên bắc mời chàng hôm nay.
Miếng trầu xanh rỡ như mây,
Hạt cau đỏ ối như dây tơ hồng.
Miếng trầu như trúc như thông,
Như hoa mới nở như rồng mới thêu.
 
*
Ḿnh về ḿnh nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng ḿnh cười.
Năm quan đổi lấy miệng cười,
Mười quan chẳng tiếc tiếc người răng đen.
Răng đen ai khéo nhuộm cho ḿnh,
Để duyên ḿnh đẹp cho t́nh anh mê.
 
*
Ḿnh về ta chẳng cho về,
 Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành,
Chữ trung, chữ hiếu, chữ t́nh là ba.
Chữ trung là để phần cha,
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ t́nh.
 
*
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bẩy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương em đứng một ḿnh,
Mười thương con mắt hữu t́nh với ai.
 
*
Một yêu mẹ gửi miếng trầu,
Hai yêu em gửi áo nâu về nhà.
Ba yêu em gửi áo hoa,
Bốn yêu em gửi thư nhà cho anh.
Năm yêu em gửi quạt xanh
Sáu yêu em gửi một cành kim thoa.
Bẩy yêu em gửi khăn là,
Tám yêu em gửi cành hoa cho chàng.
Chín yêu em gửi lạng vàng,
Mười yêu em chỉ lấy chàng mà thôi.
 
*
Nắng đâu nắng măi thế này,
Nắng suốt cả ngày chẳng thấy bóng râm.
Hỏi người thục nữ tri âm,
Có muốn đứng mát th́ cầm lấy ô.
 
*
Nhác trông cái yếm cũng xinh,
Khen ai khéo dệt ra h́nh hoa mai.
Khen ai khâu yếm cũng tài,
Cổ thêu con nhạn có hai đường viền.
Cổ em th́ ngả màu hiên,
Thắt lưng mầu huyền giải yếm cũng xinh.
Khen ai khâu yếm cho ḿnh,
Đường lên đường xuống ra h́nh lưng ong.
Yếm em nay ngả mầu hồng,
Yếm này nhuộm hết mấy công hỡi nàng?
Khi xưa lụa hăy c̣n vàng,
Khen ai khéo nhuộm cho nàng nàng ơi.
 
*
Phải duyên quán rách cũng ngồi,
Trái duyên nhà ngói dẫu mời cũng không.
 
*
T́nh cờ mà gặp nhau đây,
Muốn cắt cái áo muốn may cái quần.
Lá nem gấu áo chân quần,
Tương tư đă nhận bẩy phần c̣n ba.
Ngọn đèn thấp thoáng bóng xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả đôi.
 
*
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đă có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày c̣n không.
.Bây giờ em đă có chồng.
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
 
*
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Ước ǵ anh cưới được nàng,
Th́ anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
 
*
Trúc xinh trúc mọc đầu đ́nh,
Em xinh em đứng một ḿnh cũng xinh.
Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.
 
*
Ước ǵ anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước ǵ anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn, em nằm.
Ước ǵ anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước ǵ anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
 
*
Vào vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tầu,
Giữa đệm cát cánh hai đầu quế cay.
Trầu này ăn thật là say,
Dù mặn dù ngọt dù cay dù nồng.
Dù chẳng nên đạo vợ chồng,
Xơi dăm ba miếng kẻo ḷng nhớ thương.
 
 
 
4- T́nh nghĩa vợ chồng
 
 
Anh đi em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Lầm than bao quản muối dưa,
,Anh đi anh liệu đua chen với đời.
 
*
Anh ơi chua ngọt đă từng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
 
*
Canh một dọn cửa dọn nhà,
Canh hai dệt vải canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm,
Tŕnh anh dậy học chớ nằm làm chi.
Nữa mai chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi ḱa đề tên anh.
Bơ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên sắm bút cho anh vào trường.
Nghi vệ đón hai bên đường,
Ngựa anh đi trước, vơng nàng theo sau.
 
*
Canh cải mà nấu với gừng,
Không ăn th́ chớ xin đừng mỉa mai.
Xin chàng đừng ở đơn sai,
Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc ḷng.
 
*
Đôi bên bác mẹ cùng già,
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông.
Mùa hè cho chí mùa đông,
Mùa nào thức nấy cho chồng ra đi.
Hết gạo thiếp lại gánh đi,
Hỏi thăm chàng học ở th́ nơi nao?
Hỏi thăm đến ngơ th́ vào,
Tay đặt gánh xuống, miệng chào: Thưa Anh!
 
*
Em là con gái Phụng Thiên,
Bán rau mua bút sắm nghiên cho chồng.
Nữa mai chồng chiếm bảng vàng,
Bơ công sớm tối vun trồng cho rau.
 
*
Quả cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần,
Mai anh học xa.
Tiền gạo th́ của mẹ cha,
Cái nghiên cái bút thật là của em.
 
*
Rau tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
 
*
Sáng trăng sáng cả vườn chè,
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau.
V́ tầm tôi phải chạy dâu,
V́ chồng tôi phải qua cầu đắng cay.
Chồng tôi thi đỗ khoa này,
Bơ công canh cửi từ ngày lấy tôi.
Kẻo không th́ chúng bạn cười,
,Rằng tôi nhan sắc cho người say mê.
Tôi thường khuyên sớm khuyên trưa,
Anh chưa thi đỗ th́ chưa động pḥng.
 
*
Sông hồ một dải con con,
Gặp cơn sóng cả chớ non tay chèo.
Yêu nhau sinh tử cùng liều,
Thương nhau lặn suối, qua đèo có nhau.
 
*
Ta về ta tắm ao ta,
,Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
 
*
Tay cầm nắm muối quả mơ,
Mơ chua muối mặn ta chờ đợi nhau.
 
*
Xấu xa cũng thể chồng ta,
Dẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người.
 
 
 
5- Đạo Hiếu – Thờ Gia Tiên
 
 
Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Pḥng khi mưa nắng cho thầy mẹ đi.
 
*
Chiều chiều ra đứng ngơ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 
*
Đói ḷng ăn hạt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
 
*
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
 
*
Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con.
 
*
Mẹ chồng là mẹ chồng tôi,
Cái tôm bóc nơn tôi nuôi mẹ chồng.
 
*
Mỗi đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
 
*
Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa th́ làm bếp nửa toan làm buồng.
Anh cậy em coi sóc trăm đường,
Để anh buôn bán thông hành đường xa.
Liệu mà thờ kính mẹ già,
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan.
Cho anh đành dạ bán buôn.
 
*
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giă gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
 
*
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nh́ tu chợ thứ ba tu chùa.
 
*
Tu đâu không bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
 
*
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một ḷng thờ mẹ kính cha,
Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.
 
*
Công danh hai chữ tờ mờ,
Lấy ǵ khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
 
 
  6- T́nh ruột thịt
 
 
Cắt dây bầu dây bí,
Chẳng ai cắt dây chị dây em.
 
*
Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
 
*
Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
 
 
7a - Tu Thân – Nhân đức
 
 
Ai ơi thương lấy nhau cùng,
Đỗ ngâm ra giá đăi đùng nhau chi.
 
*
Ai ơi giữ lấy đạo hiền,
Trồng cây lấy đức xây nền lấy nhân.
 
*
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.
 
*
Cây xanh th́ lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
 
*
Cơ hàn ngày nắng đêm mưa,
Người thương thương trả, người đưa đưa người.
 
*
Của bất nghĩa có giầu đâu,
Ở cho ngay thật giầu sau mới bền.
 
*
Chữ rằng quân tử tạo đoan,
Vợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm.
 
*
Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người.
 
*
Kẻ ăn người ở trong nhà,
Sớm khuya công việc giúp ta nhọc nhằn.
Thương người đầy đọa chút thân,
Chớ nên ngược đăi ḷng nhân mới là.
 
*
Khi giầu có chẳng đỡ ai,
Đến khi hoạn nạn chẳng ai đỡ ḿnh.
 
*
Ở hiền th́ lại gặp lành,
Những người nhân đức trời dành phúc cho.
 
*
Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau.
 
 
 
7b - Tu Thân – Hạ Trí / Thượng Trí
 
 
Ai ơi đừng thắm chớ phai,
Thà như thoang thoảng hơi lài thơm lâu.
 
*
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham v́ cái bút cái nghiên anh đồ.
 
*
Có th́ có tự mảy may,
Không th́ cả thế gian này cũng không.
 
*
Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ,
Nào ai lấy thước mà đo ḷng người.
*
Dốt kia th́ phải cậy thầy,
Vụng kia cậy thợ th́ mày làm nên.
 
*
Sinh con không dậy thời răn,
Chẳng thà nuôi lợn cho ăn lấy liền.
 
*
Đồng tiền chiếc đũa phân ly,
Thiếp đi theo thiếp, chàng đi đường chàng.
 
*
Hay làm mà chẳng hay lo,
Làm chi cho lắm làm cho nhọc ḿnh.
 
*
Đừng có chắc lắm ai ơi,
Biết đâu thương hải là nơi tang điền.
 
*
Hoài lời nói kẻ vô tri,
Một trăm gánh ch́ đúc chẳng nên chuông.
 
*
Ḥn đất mà biết nói năng,
Th́ thầy địa lư hàm răng chẳng c̣n.
 
*
Kinh đô cũng có người rồ,
Man di cũng có sính đồ trạng nguyên.
 
*
Làm người phải có trí khôn,
Nghĩ sao cho hết đất vuông trời tṛn.
Lên rừng biết núi biết non,
Xuống khe biết nước chảy, đá ṃn, con cá lội giương vi.
 
*
Làm người phải đắn phải đo,
Phải cân nặng nhẹ, phải ḍ nông sâu.
 
*
Người khôn chưa đắn đă đo,
Chưa đi đến bể đă ḍ nông sâu.
 
*
Màn hoa th́ trải chiếu hoa,
Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son.
 
*
Muốn may th́ phải có kim,
Muốn hay th́ ắt phải t́m người xưa.
 
*
Muốn hay th́ bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ th́ yêu lấy thầy.
 
*
Ngó lên mây bạc chín tầng,
Thấy bầy chim lạ nửa mừng nửa lo.
Khuyên chàng hăy học chữ Nho,
Chín trăng em đợi mười thu em cũng chờ.
 
*
Người thanh tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu sẽ đánh lên thành cũng kêu.
 
*
Ở nhà nhất mẹ nh́ con,
Ra đường lắm kẻ c̣n gịn hơn ta.
 
*
Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa chân lỡ bước phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió ḥa,
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.
 
*
Trí khôn sắp để dạ này,
Thuyền quyên gặp vận anh hùng ra tay.
 
*
Thế gian được vợ hỏng chồng,
Có tiên non bồng mới được cả hai
 
*
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng,
Th́ nh́ sợ kẻ bần cùng khố dây.
 
*
Tiếc thay hoa nở bên rừng,
Thơm cay ai biết, ngọt lừng ai hay.
 
*
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,
Sao trăng lại phải chịu ḷn đám mây.
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn.
 
*
 
Uốn cây từ thuở c̣n non,
Dậy con từ thuở con c̣n ngây thơ.
 
*
Yêu nhau th́ ném bă trầu,
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra.
 
*
Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch vẫn kê cho bằng.
 
 
 
7c - Tu Thân – Nghĩa Dũng
 
Ai chồng ai vợ mặc ai,
Bao giờ ra bảng ra bài sẽ hay.
Bao giờ tiền cưới trao tay,
Tiền treo lại mặt mới hay vợ chồng.
 
*
Ai mà phụ nghĩa quên công,
Th́ đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.
 
*
Ai nhất th́ tôi thứ nh́,
Ai mà hơn nữa tôi th́ thứ ba.
 
*
Ai ơi đừng vội chớ lo,
Khăng khăng giữ lấy trượng phu cho bền.
 
*
Ở rể sao gọi là con,
Th́ bia vàng khắc chữ son để đời.
 
*
Bên thẳng th́ bên phải chùng.
Hai bên cùng thẳng th́ cùng đứt dây.
 
*
 
Chữ nhẫn là chữ tượng vàng,
Ai mà nhẫn được th́ càng sống lâu.
 
*
Có chồng th́ phải theo chồng,
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo.
 
*
Có con phải khổ v́ con,
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.
 
*
Con gái lớn ơi mẹ bảo đây này
Học buôn học bán cho tầy người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
 Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan.
 Pḥng khi đóng góp việc làng,
 Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
 Trước là đẹp mặt cho chồng,
 Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con hăy nhớ bấy nhiêu lời.
 
*
Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
 
*
Cùng nhau cho trọn đạo ba,
Thà là ĺa xác chẳng thà ĺa sinh.
 
*
Cứ ǵ quần lụa áo tơ,
Quần nâu áo vải thơm tho được rồi.
Mặc lụa mà sực mùi hôi,
Không bằng mặc vải mà không hôi ǵ.
 
*
Đừng khôn ngoan chớ vụng về,
Đừng cho ai lấn chớ hề lấn ai.
 
*
Giầu đâu những kẻ ngủ trưa,
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
 
*
Giàu th́ cũng chẳng có thèm,
Khó khăn ta liệu ta làm ta ăn.
 
*
 
 
Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu bẩy lo mới hào.
Trời sinh trời chẳng phụ nào,
Phong vân gặp hội, anh hào ra tay.
Trí khôn sắp để dạ này,
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 
*
Ngọc lành ai nỡ bán rao,
Chờ người quân tử mà trao ngọc lành.
 
*
Phượng hoàng vỗ cánh bay cao,
Quyết t́m cho thấy được cây ngô đồng,
 
*
Sáng ngày em đi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu.
Tŕnh rằng tôi đi hái dâu,
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
Tŕnh rằng bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
 
*
Trăm năm bia đá th́ ṃn,
Ngh́n năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ.
 
*
Trong đầm ǵ đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 
*
Trông lên ḿnh chẳng bằng ai,
Trông xuống th́ cũng chẳng ai bằng ḿnh.
 
*
Yêu ta, ta cũng thế này,
Ghét ta, ta cũng như ngày ḿnh yêu.
 
 
 VAI TR̉ CỦA CA DAO AN VI TRONG SỰ
PHỤC HOẠT VĂN HÓA DÂN TỘC
 

Hun đúc cơ sở Nuôi Dưỡng T́nh

&Tiền đường vào Thái Thất Tâm Linh

  

      Giữa cơn nghiêng ngả của Văn Hóa Dân Tộc, với bao trào lưu làm bật gốc rễ nền tảng Văn Hóa Nhân Chủ Tâm Linh của Ca Dao, mà thế hệ chúng ta là thế hệ cuối cùng được kế thừa, chúng ta cảm thấy sự mất mát, đau ḷng trước nguy cơ phá sản toàn bộ tinh thần. Ca Dao không được nh́n theo đúng chân giá trị của nó. Với thế hệ bên này bờ lưu lạc, những thế hệ di tản, định cư ở khắp các mảnh đất trên thế giới, hồi ức về Ca Dao chỉ là những kỷ niệm của những vần thơ xa xưa không quan hệ ǵ tới cuộc sống hàng ngày của mọi người. Ca Dao trong ư nghĩa đó như một món đồ cổ ít nhiều giá trị cho một dĩ văng văn hóa.

     Với thế hệ đang ở bên kia bờ lưu lạc, khi giải nghiă Ca Dao theo chủ nghĩa duy vật, duy thực, cho nếp sống của sinh vật, không phải cho nếp sống của con người Nhân Chủ, Ca Dao bị vùi tới đất đen, chỉ giúp cho sự nô lệ hóa con người.

     Lao tác trong sự yêu mến thiên nhiên và ḥa hợp với thiên nhiên đă bị đẩy xuống thành những t́nh cảm ức chế bởi thiên nhiên, đă biến thành căm thù với lao tác chân thực. Cái mối t́nh thâm giữa người và người trong Ca Dao đă bị cố t́nh diễn dịch theo kiểu đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau để sống. Chủ thuyết duy vật đă nâng cái dị biệt tranh chấp thắng cái ḥa đồng ḥa hợp trong cuộc lao tác sinh tồn. Trong Ca Dao, ta lao tác để sinh tồn và ḥa hợp. Trong chủ thuyết duy vật con người lao tác trong thù hận và đau khổ chật hẹp của tư lợi và tranh giành. Cùng lao tác, con người Nhân Chủ hưởng cảnh thanh b́nh của ḷng. Cùng lao tác, con người duy vật chỉ gặt hái thú đau thương. Hai con đường đưa đến hai miền: địa ngục của ḷng thù ghét nhau và thanh b́nh của ḥa hợp yêu thương. T́nh nhà là thứ t́nh chỉ có trong nội tâm thanh b́nh. T́nh nhà khó t́m thấy trong những khổ đau dằn vặt của cái nh́n ghét bỏ tha nhân. T́nh nhà trong Ca Dao Việt nặng t́nh tự, t́nh thâm, thương yêu, hiền lành, chân thực. T́nh nhà trong thế giới duy vật chỉ làm dịu đi sức nặng của vật chất, kèn cựa, ghét bỏ, sợ hăi, lo âu, căm thù nơi sinh hoạt xă hội. Sinh hoạt của gia đ́nh trong xă hội Nhân Chủ nặng về tinh thần yêu thương bao la vời vợi, ngược lại sinh hoạt gia đ́nh trong chế độ duy vật nặng ḷng với những ác  cảm, xấu nết, thủ lợi, đưa vật chất làm trọng tâm sinh hoạt. Từ sự đấu tranh giành giựt đưa đến ư nghĩ thù hận ghét bỏ tha nhân lây lan vào sinh hoạt gia đ́nh, nên gia đ́nh không c̣n là một đơn vị nhỏ của t́nh thương. Gia đ́nh chỉ là nơi trú ẩn của ḷng căm thù và ghét bỏ xă hội.. Đó là lư do người duy vật có thể tàn ác với tất cả, ít chú ư tới đạo đức gia đ́nh, cũng như các mối nhân luân. V́ ḷng họ đă bị biến dạng đi theo sự uốn nắn của chủ thuyết duy vật và căm thù giai cấp. Con người tắm ḿnh trong bầu trời Văn Hóa Nhân Bản Tâm Linh sẽ An Vui, niềm vui thanh nhẹ. Con người nặng nề trong đời duy vật tranh đua nặng mối lo âu, ghét bỏ và xuống thấp trong bản năng so đo, cạn cợt, nông nổi, không có chi sâu cũng như xa. Do đó, thuyết duy vật sa đọa hóa bản chất người, xa dần nguồn suối B́nh An của nền Văn Hóa Nhân Chủ Tâm Linh của Ca Dao.

     Đứng trước cảnh nước mất nhà tan, nhân đạo xa ĺa của cuộc sống hôm nay, chúng ta cần vận động phục hoạt các giá trị tinh thần của Ca Dao Dân Tộc. Phục hoạt giá trị ca dao dân tộc ở đây không có nghĩa là nhắc nhau những vần ca dao đă bị bỏ quên, sự sưu tầm đồ cổ của văn hóa dân tộc. Vấn đề là chúng ta cần nhận thức Giá Trị và Vai Tṛ của ca dao trong việc hun đúc t́nh tự dân tộc, t́nh thâm người và người, đạo lư gia đ́nh, mỹ tục thờ cúng tổ tiên, ḷng hiếu đạo. Và, cuối cùng trên tất cả, ca dao phải trau dồi cho con người một con đường Tu thân, lấy Nhân Đức làm nền tảng cho Đạo Sống, lấy Nghĩa Dũng làm Vương Đạo cho sự sống để tiến hóa của kiếp nhân sinh. Hoàn cảnh xă hội thay đổi, sinh hoạt kinh tế thay đổi, chúng ta không thấy có liên hệ nhiều với những cảnh sinh hoạt của thời nông nghiệp, h́nh ảnh “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ ” cũng không c̣n…

      Nhưng trên tất cả những ư và lời, ca dao đă hun đúc được cho con người mọi nơi và mọi thời nền đạo đức nhất định: Một Chữ T́nh Để Cảm Hóa Càn Khôn .

     Cho nên, cần ư thức và phục hoạt Ḍng Ca Dao Triết Việt An Vi, v́ Ca Dao An Vi đă chở nổi một Thuyền T́nh về bến bờ AN LẠC.

 

Đông Lan

( Trích trong: “ Yêu Mến An Vi ” cùng tác giả.)

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17