Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Về Hai "Cái Ấy" và "Chuyện Ấy" Trong Ca Dao, Tục Ngữ.
 

Mạc Thực  Thái Doăn Chất

         Faxuca: Mạc Thực Thái Doăn Chất là giáo viên văn, hưu trí ở huyện Diễn Châu, Nghệ An.  Ông là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội VHNT Nghệ An. Ông viết nhiều thể loại và khá nổi tiếng với ḍng thơ châm biếm. Tuy nhiên, ông cũng là người nghiên cứu về văn hóa dân gian, với cái nh́n rất tươi tắn, sâu sắc về nhiều vấn đề tưởng rất đời thường. Ông có gửi đến Chuyên san Khoa học Xă hội & Nhân văn Nghệ An (Thuộc Sở KH&CN Nghệ An) bài viết này. Xét thấy nếu đăng ở Chuyên san KHXH&NVNA e chưa thật thích hợp, chúng tôi đă đề nghị ông cho đăng lên blog Tạp hóa Faxuca. Được ông đồng t́nh, Tạp hóa Faxuca xin giới thiệu bài viết rất đặc sắc, nhưng cũng đầy “tế nhị” này với bạn đọc.

 

Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa hai “cái ấy” và “chuyện ấy” đă hiện hữu trong văn chương bác học và văn chương b́nh dân, trong đó có ca dao, tục ngữ. Đó là đề tài muôn thưở, là thứ “vàng ṛng” (Chữ dùng của nhà thơ Trần Hữu Thung), làm cho con người vui vẻ, khỏe khoắn, ham sống, ham chiến đấu và trẻ trung hơn. Nếu không có nó th́ “ mặt trời sẽ tắt”! Và cuộc đời của mỗi con người sẽ giảm phần hứng thú, ư vị.

Trước hết nói về hai cái ấy. Thông thường th́ “của ai nấy dùng”, thường đi riêng, nhưng cũng có khi C..và L..đi sóng đôi nhau như bóng với h́nh.

 Nó hay v́ nhiều lẽ. Bắt đầu từ hai cái tên. Bắt đầu, ta  nói về C. C..là cái tên nôm, tên “cúng cơm” ngàn đời của nó. “Trâu th́ lấy mũi mà dắc (dắt)/ Người th́ lấy C mà lôi”. Và, “C. găy mà bạy L troi”. Hay: “Hát ghẹo mà đẽo cổ c̣/ C. anh mà găy ba o phải đền”. Rồi đến tên phái sinh, tên tượng h́nh, tên ẩn dụ, tên lóng…Đó là  B.: “Nên không bay nói một lời/ Không th́ choa sẽ dí b. choa đi”. Là thằng cu “Em như khế ngọt sân chùa/ Cho choa, choa không lấy,/ Bán choa, choa không mua/Nhưng v́ thằng cu nhà choa hắn dại dại nên thấy của chua hắn thèm”. Là chim: “Người th́ bé bằng cái kim/ Chim th́ to bằng cái chày”. Là củ khoai từ: “Anh đây có củ khoai từ/ Em có cái rănh cho anh dư lấy ṇi”. Là cái gộc chè chuôm: “Ả có cái ao trưởng tộc / anh có cái gộc chè chuôm”. Là con cá tràu , khi con gái hỏi: “Tương phùng bạn với tương tri / Cá nằm dưới cỏ, cá chi rứa chàng?”. Thi bên con trai đáp: “Tương phùng bạn với tương tri/ Cá nằm dưới cỏ có khi cá tràu”. Là cái cần tăng dân số: “Anh có cái cần tăng dân số/ Ả có cái hố tăng cá nhân/ Hai bên phấn đấu chuyên cần/ Th́ dân số nước sẽ tăng ào ào”. Là cái cuống đuôi: “T́nh cờ gặp buổi chợ Ṣ / Ả khoe con mực tuộc, anh tḥ cái cuống đuôi”. Là cái cán dao: “ Anh H có cái cán dao/ Em mô (nào) ưng ư bỏ vào vừa ngay”. Là khúc trầm hương. Một cô gái ở thôn Hoàng Lao đến thăm chị gái lấy chồng về thôn Cự Phú, thấy một chàng trai đang cồng lưng đan rổ, bèn hát: “ Đất Hoàng Lao chữ lao là nhọc/ Đất Cự phú, chữ phú là giàu/ Em đến đây cũng muốn chị trước, em sau / Nhưng mùi trầm hương em nỏ chộ, mà chi chộ màu khói mây”’. Đă được một chàng trai Cự Phú đáp lại: “Giàu là giàu nơi hương hào dịch mục /Nhọc là nhọc nơi tú cử, trâm bào/ Khúc trầm hương anh c̣n để trong bao/ Em có đưa cái ḷ hương đi đó, để anh bỏ vào cho nó thơm”. Là cái dé: “Người bé, dé to”. Là “Đồ lề”: “Người cặp cách, đồ lề tráng hạng”.v.v...

Tỷ lệ của nó so với thân chủ th́ có khi thuận, có khi nghịch. Thuận th́: “Người to của nậy”. Nhưng có khi ngược lại: “Anh kia người th́ nhom nhom (gầy g̣, yếu ớt) / Người chôn tiểu, C. chôn ḥm mà kinh !”.

C. có một số mặt nổi trội so với các cơ phận khác. Nó rất mẫn cảm đối với phía bên kia: “Ra đường  gặp ả hồng nhan / Thằng cu nghển cổ nóng ran cả người”. Nó là cái máy i on nhạy vô kể: “ Đút vô be th́ nghe nóng nóng/ Đút vô móng th́ nghe nôn nôn / Đút vô L. th́ nghe đễ chịu”. Nó rất thích của lạ: “Cái ǵ không mắt, không tai/  Cổ đeo hai bị, tóc dài ngang lưng / Của nhà thấy cứ lừng khừng / Hễ thấy của lạ bừng bừng xông lên”. Hoặc: “Cái ǵ chỉ có một đầu / Có mồm không mắt, đeo râu xồm xoàm / Khỏe đứng thẳng, nhọc nằm  ngang/ Thất thường tính khí họ hàng không ưa/ Của lạ xài mấy cũng vừa / Của nhà th́ cứ dây dưa khất lần”. Đọc qua, ai cũng biết đó là cái C..

Kích thước, h́nh thù  của nó cũng mỗi người mỗi khác. V́ thế,  mới có chuyện: Ba chị đi chợ về đố nhau: “Của cánh đàn ông thế nào th́ sướng?”. Chị th́ nói ngắn, chị th́ nói dài, chị th́ nói cong. Chẳng  ai chịu ai. Cuối cùng cả ba kéo nhau đến gặp một ả có tiếng lẳng lơ, mới được “bật mí” như thế này: “Ngắn sướng ngoài, dài sướng trong / cong cong sướng chính giữa”. V́ nó sướng thế nên phiá bên kia đă “cương quyết chiến dấu” để “không cho chúng nó thoát”: “Nhịn ăn, nhịn mặc, không ai nhịn C.. cho ai”. Và C.. được đề cao trên cả sự giàu có: “Bền C. lọ,  hơn đỏ nhà lim !”

Minh họa bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương

Chuyển sang cái L. L. là tên cúng cơm ra đời trước nhất. Nhiều câu ca dao nói tới “của quí” này. “Nửa đêm thức dậy đâm xay / Khải (găi) L. xoạc xoạc lông bay đầy nhà”. “Chiều chiều xách mủng xuống đồn/ Cậu cho bát gạo, banh L. cậu coi”. “Mẹ em cứ bảo không L./ Cái chi dưới háng như cồn cỏ may”. “Hai bà đi hái lộc mưng / Trèo lên rớt xuống đau lưng đấm L.”.vv. Tiếp đến là bướm: “ Bướm đồng động đến th́ bay / Bướm nhà động đến lăn quay ra giường”. Là cái khuôn đúc tượng. Một chàng trai thấy một cô gái đẹp liền hát: “Hỡi người đi đó xinh thay / Có khuôn đúc tượng, cho anh đây đúc cùng”. Cô gái đă trả lời rất t́nh tứ: “Người sao ăn nói lạ lùng / Khuôn ai nấy đúc, đúc cùng ai cho!”. Là cái ngă ba: “To đàng cấy, nậy ngă ba”. Là con mực tuộc (xem C). Là cái ao trưởng tộc (xem C).  Là cái lộ lù trong phát ngôn sau: Một cô gái dùng lối nói lái để hỏi cánh thợ đắp tượng: “Anh đi đắp phượng, đắp cù / Đố anh đắp được bốn cái lộ lù nhà em”. Liền bị một chàng trai “đập” lại: “Bốn cái lộ lù kính chú em ba / Đắp công, đắp phượng mới là tay anh”. Là:“Cây luồng mà bỏ u rê”.Bây giờ có người gọi nó là“đám ruộng ba bờ” v v...

Màu da của nó cũng thay đổi. Thông thường th́ màu trắng: “Cái L. trắng bảnh, trắng banh /L. ăn C. sống có tanh không L.?”. Có khi là màu đen do môi trường lao động vất vả, nặng nhọc: “Lộ cộ có lộ tiền chôn / Cái răng mốc thếch cái L. đen thui”. Hoặc do sự cọ xát của “thớt trên”. Có một cô gái ngây thơ hỏi chị dâu khi cả hai “chị em rủ nhau tắm đầm/ Của em sao trắng, chị thâm thế này?”. Đă được cô chị dâu cho biết nguyên nhân: “Nó thâm  bởi tại  anh mày / Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ ḷm”

   Sự cân đối so với các cơ phận khác cũng mỗi người mỗi vẻ. Thông thường th́ tỷ lệ thuận: “To đường cấy, nậy ngả ba”. Hoặc: “Em là con gái Phú Đa/ Con người phốp pháp, ngă ba to đùng”. Nhưng cũng có khi ngược lại: “Em là con gái chợ Cồn/ Người th́ bé bé cái L. lại to !”. Rồi diện mạo của nó thế nào? Một chàng trai hỏỉ: “Cô kia, cô kỉa, cô ḱa/ Người cô thế ấy, cái kia thế nào?”. Đă được phía bên kia trả lời thật tuyệt vời: “Nó xinh, nó xỉnh, nó x́nh/ Nó cũng như ḿnh, nó đă có ria!.” Nó giống  mồm anh. Đau hơn hoạn !

Nó cũng có độ sâu chết người. Bởi thế có khách qua sông đă hỏi cô lái đ̣: “Sông này sâu cạn thế nào /Lại đây anh thả một cơn sào hỡi em”. Đă bị đối phương giáng trả: “Sông này chỗ cạn chỗ sâu/ Sa chân th́ ngập cả đầu đó anh!”. Lại có chuyện: Ba anh chàng đi học về, thấy một chị nông dân đang cấy dưới ruộng, xúc cảnh sinh t́nh, liền đố nhau:“Của chị ấy thế nào?”. Anh nói tṛn, anh nói méo, anh nói vuông. Chẳng ai chịu ai, bèn kéo nhau vào huyện đường nhờ quan phân xử. Quan phán: “ Mai gọi thị ấy xuống đây, rồi ta phân xử cho”. Về nhà, ba anh biện ba món quà để “ hối lời” chị ta. Sáng hôm sau kéo nhau vào huyện  đường. Lập nghiêm, quan hỏi: “Thị kia ! Của mày thế nào mà để ba thầy đây đi học về đố nhau: Thầy nói tṛn, thầy nói méo, thầy nói vuông?”. Được quan cho phép, chị nông dân lễ phép thưa :“Bẩm quan, cả ba thầy đều đúng ạ!” Quan ngạc nhiên. Chị ta nói tiếp: “Khi con đi, th́ của con méo/ khi chồng con đến đéo, th́ của con tṛn/ Những khi ngồi đ̣n, th́ của con vuông!” Có người c̣n vẽ h́nh hài nó như thế này: “Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười/ Vô phúc mạt đời, mọc cái răng nanh !”.

L. có sức mạnh hơn cả ma quỷ: “ Ma hớp hồn, không bằng L. rút ruột”. V́ nó mà có kẻ mất hết cả trí tuệ: “Khoe anh lắm khéo, lắm khôn/ Qua cửa nhà L. bảy vía, c̣n ba !” Đến những bậc văn nhân,tài tử mà dính lấy nó th́ cũng trở nên đần độn: “Văn chương chữ nghĩa bề  bề/ Thần L. ám ảnh th́ mê mẩn đời !”. Nó làm cho các víp, các sếp đến mê mệt mất cả tỉnh táo: “ Cây luồng mà bỏ u rê/ các vip, các sếp đều mê cây luồng”. Ḱ diệu hơn,  nó có thể tái sinh sự sống. Bởi thế mới có chuyện: một ả đi cày thách đố một chàng trai: “Đưa chàng một nắm ngô rang/ Chàng đúc vô cho nó mọc, thiếp theo chàng về ngay”. Anh ta đă trả lời thật hóm hỉnh: “Nơi nào mà nắng  không khô/ Mà mưa không ướt đúc vô, mọc liền !”. Có khi nó trở thành “tiêu chuẩn”để đo sự trưởng thành của một đấng tu mi nam tử: “Làm trai cho đáng nên trai/ Mồm thơm mùi rượu, tay khai mùi L.”. Đến các bậc quân tử cũng có khi “gương mẫu” như thế này: “Tưởng là quân tử nhất ngôn/ Ai ngờ quân tử rờ L. hai tay”. Bởi thế, mới có kẻ tuyên bố: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại/ Quân tử nói lại, là quân tử khôn/ Quân tử rờ L. là quân tử giỏi !”. Thật là hết chỗ nói ! Lắm anh chàng nổi tiếng khôn cũng bởi do biết :“Làm trai như thế mới khôn/ Ăn cơm dùng đũa, rờ L. dùng tay”. Rồi khi thiếu vắng nó, th́ cả bọn  “dùng sức mạnh tập thể” cất công đi t́m: “L. lông bay bổng lên trời/ Một bầy C. lọ mang tơi đi t́m”.

Giờ nói đến chuyện ấy. Đó là chuyện “ giao lưu” của một cặp t́nh nhân muôn đời. Có nhiều cách để gọi sự giao lưu ấy. Thông thuờng th́ gọi là đ. Khi th́ gọi là “mần”, là  “ấy”: “Thấy ai ai, ta cũng ai ai/ Ai ai ấy th́ ta cũng ấy” (Trần Lê Vĩ)…Nhưng phổ biến nhất vẫn  là đ. Từ xa xưa, tạo hóa đă bắt C. và L. phải làm bạn với nhau. Ai không có bạn “ thân mến” ấy là bất hạnh, là vô phúc ! Bởi thế một cô gái mới đem “của ḿnh” ra để đố bạn trai: “ L. vàng, bẹn ngọc, đóc sơn son/ Trai nam nhi đối được, thiếp theo non về dừ”. Bạn trai của cô ta đă đối lại khá chuẩn: “Lông mun, dái trắc, C. xà cừ/ Anh đây đối được, em cho dừ hay mai ?”. Rơ ràng là cái chắc đă ngoắc lấy cái đẹp. Và cái đẹp đă kẹp lấy cái chắc! Ca dao phồn thực c̣n cho ta biết: “Con gái 17/ vú cảy L. sưng/ Hai mắt trập trừng/ H́nh như muốn đ..” V́ thế đến tuổi dậy th́,  mới có chuyện con trai trách con gái: “Tổ cha ba đứa có L./ Không cho choa đ. để  L. mần chi?”. Liền được phía con gái trả lời: “Bay hỏi th́ choa xin thưa / L. choa đang nhỏ, chưa vừa C. bay”. Có khi lấy ngoại cảnh để nói chuyện ấy: “Con c̣ ăn bên tê hói/ Con cói ăn bên ni sông/ O kia ơi, có phải đạo vợ chồng/ Sang bên ni ta kè coọc”. Nó c̣n cho biết chuyện ấy sẽ xẩy ra khi nào: “No th́ L. .L., C. C./ Đói th́ hục hặc chuyện ăn”. Con người khác với loài vật ở chỗ nào: “ Chó mùa thu, tru (trâu) mùa hè/ Người th́ nhè bát tiết”. Nghĩa là quanh năm .

 

Linh tinh t́nh phộc
 
Trong ca dao chuyện ấy ít nói bóng, nói gió. Đa phần là nói thẳng. Cho nên có anh chàng nào đó đă đề nghị: “L. em tủm hủm mu rùa/ Cho anh đ. cái, đến mùa lấy khoai”. Th́ bên kia nói ngay: “Khoai khoai cha tổ là khoai / Cho anh đ.. cấy đến mai lấy tiền/ Tiền tiền cha tổ là tiền/Cho anh đ.. cấy L.. liền lộ khu! ”. Có khi là chuyện “động trời” làm cho cả làng phát khiếp.: “Trai đại hạn, gái loạn canh/ Đ. chắc một bữa khiếp xanh cả làng !”.Có khi phái yếu ở trong tư thế  sẵn  sàng “chiến đấu”: “Nửa đêm nghe chuột khoét dần/ Tưởng chồng đến đ. trương gân  banh L. !”. Có người c̣n so sánh, đề ra ‘tiêu chí” thế nào là cha thương con, vợ thương chồng: “Cha thương con làm nhà tứ trụ/ Vợ thương chồng cho đ. suốt đêm”. Có chỗ c̣n nói tới tác hại của nó khi vượt ngưỡng: “Hay ăn th́ béo, hay đéo th́ gầy”. Trong khi văn chương bác học nêu lên cách tẩm bổ và hành lạc như thế này: “ Bán dạ tam bôi tửu/ B́nh minh nhất trản trà/ Tam nguyệt giao nhất độ/ Lương y bất đáo gia”. Nghĩa là: “Nửa đêm ba chén rượu/ Sáng mai một chén trà/ Ba tháng  “ấy” một cái/ Thầy thuốc đếch tới nhà”. Th́ tục ngữ  dân gian  nói: “Đêm bảy ngày ba, vô ra không kê”. Để giữ được nhịp độ đó, người xưa bày cho: “Thương chồng nấu cháo cu cu/ Chồng ăn chồng đ. như tru (trâu) phá ràn”. “Thương chồng th́ nấu cháo lươn/ Chồng ăn chồng đ. cho trườn ra sân”. “Thương chồng th́ nấu cháo gà/ Chồng ăn chồng đ. gấp ba ngày thường”. “Thương chồng th́ nấu cháo gà/ chồng ăn, chồng đ. cửa nhà rung rinh”. Thật là khủng khiếp! Lại  c̣n bày cho cách tiến hành  thế nào để đạt đến cực điểm của sự khoái lạc: “Kéo gỗ th́ cốt bỏ đà/ Đ. chắc th́ cốt đàn bà nắt lên”. Ca dao c̣n cho biết trong chuyện ấy, thành phần nào, lứa tuổi nào là khỏe nhất: “Lính về, lính đ. ba ngày/ Bằng anh dân cày đ. trong ba tháng”. Hoặc: “Ba năm du kích cận kề/ Không bằng lính chiến hắn về một đêm”. Đúng  là: “Ăn th́ đi rú, đ. th́ đi lính”, hoặc “lính về th́ đ., rú về th́ ăn”. Rồi h́nh dung bề ngoài như thế nào, th́ khỏe khoản ấy. Nào là: “Tóc loăn quăn, bạo ăn, bạo đ./ Tóc lụ xụ bạo đ., bạo ăn”. Nào là: “Người gầy thầy đ.”. Hoặc : “Trai tơ mà đ. gái tơ/ Hắn sướng trong bụng hơn mơ được vàng”. C̣n lớp người “trên bảo dưới không nghe” th́: “Ông già mà đ. bà già/ Cũng bằng bốc trấu mà xoa giữa L.”. Và đây là cách chơi của kẻ tra (người già): “Đứt ú th́ quàng lấy sừng/ Già th́ dụt dặt, xin đừng bán đi”. Hoặc: “Trẻ đâm xay, già dụt dặt”. Hoặc coi đây là một phép dưỡng sinh cực kỳ quí giá: “Trẻ th́ lấy con, lấy cái/ Già th́ thông đái, ngon cơm”. Nhưng cũng có khi: “Càng già càng dẻo, càng dai”, như cái chuyện đă xẩy ra ở  một xă, tại huyện nọ: “Q.L lại có chuyện cười/ Dưỡng sinh, sinh dưỡng mới ḷi đuôi ra/ Cụ ông mà đ. cụ bà/ Người già L., C. chưa già, vơ bay !”. Nhiều khi nó có giá trị như một liều thuốc “cải lăo hoàn đồng”: “Cụ già tuổi dă tám mươi/ Nghe nói chuyện đ. trong người nóng ran”. Hay: “Lâu ngày đ. cái khỏe ra/ Mặt mày trẻ lại, cái già mất tiêu”. Bởi thế nhịn “khoản ấy” là con người trở nên tiều tụy, phờ phạc: “Nhịn ăn mười bữa chưa gầy/ Nhịn đ. một bữa mặt mày xanh xao”. Nhiều kẻ giàu có, v́ chuyện ấy mà khuynh gia bại sản: “Anh kia tan cửa nát nhà/ V́ một cái đ. nên ra thế này”. Hoặc: “Tan cửa nát nhà, cũng v́ ba cái  đ.!”.


 Người ta có nhiều cái khổ. Một trong những cái khổ ấy là vợ mất sớm. Vợ mất sớm là một trong ba “nhân sinh tam khổ”: “Tuổi trẻ mất cha/ về già mất con/ Trung niên mất vợ/ Héo hon vô cùng”. V́ thế vợ chết, hoặc vợ đi đâu lâu ngày, lắm người đă khổ và bức xúc như thế này: “Vợ chết mới được ba ngày/ Cái C. đă ngỏng như chày đâm vưng (vừng)”. Hoặc : “Vợ chết mặt c̣n rầu rầu/ Cái C. đă nóng như đầu hỏa xa”. Hay: “ L. đi giữ cháu ba ngày/ Ở nhà C. nhớ  C. gầy trơ gân !”.

 

 C̣n phía  bên kia th́ sao? Cũng khổ không kém ! “Chồng chết sang ngày thứ tư/ Cục đú hắn dựng y như ḥn lèn”. Hoặc: “Đàn bà chồng chết ba năm/ Được một cái đ. sướng rân tháng tṛn”. Hoặc:“Chồng chết th́ chưa đoạn tang/ Cái L. ngáp ngáp như mang cá mè”. Cho nên có trường hợp đă phải t́m cách “phá bỏ gông xiềng nô lệ !”. Nếu xa vợ lâu ngày quá th́: “Vợ rồi th́ mặc vợ rồi/ Lâu ngày đại hạn, sang ngồi với em”. Nếu xa chồng lâu ngày quá th́: “Có chồng th́ mặc có chồng/ Lâu ngày vắng vẻ, “tơ hồng” cứ xe”. Thậm chí có chị vừa ru con, vừa thông báo hoàn cảnh của ḿnh cho láng giềng biết: “Bố cháu lâu nay không nhà/ Muốn xuân một tư la cà sang đây !”.

C̣n trường hợp sau đây th́ không biết  là  “khổ” hay là “sướng”, phản đối hay không phản đối: “Hôm qua em đi hái chè/Gặp thằng phải gió hắn đè em ra/ Em  xin mà hắn không tha/ Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào /Đêm về ḷng những khát khao/Ngày mai em lại đồi cao hái chè !”. Hoặc “ trực trần kỳ sự” như cái ông chết vợ này: “Ai có L. th́ giữ/ C. bọ hoe Lự đi kiếm ăn !”.

Tóm lại, hai cái ấy và chuyện ấy sớm được đề cập trong ca dao, tục ngữ. Nó trở thành của “gia bảo”, “liều thuốc vạn năng” để người lao động có thêm sức lực vượt qua những “chướng ngại vật” trên đường đời. Bởi thế, mất ǵ th́ mất, nhưng những câu ca dao , tục ngữ nói về hai cái ấy và chuyện ấy,th́ dù không được bày, dạy vẫn  “thừa sức” lướt qua phong ba băo táp của thời gian; chỉ cần một lần thoảng qua cái lỗ tai là găm lại trong trí nhớ. Nó trở thành “tiềm lực” trong con người, đặc biệt là những người lao động chân tay. Ca dao xưa có câu: “Chàng làng chèo chẹt nỏ mần (chẳng làm) chi ai/ Chim cu ngẩm ngẩm, ăn hết đậu, hết khoai nhà người”. Một số người, nh́n bề ngoài có vẻ “đạo mạo, nghiêm túc”, nhưng bên trong lại là những tay “thợ giác, thợ khoan” “nổi tiếng”! V́ thế,  người xưa đă lớn tiếng tố cáo,vạch mặt: “Bộ Binh, bộ Hộ, bộ H́nh/ Ba bộ đồng t́nh bóp vú con tôi”. Hoặc: “Ban ngày quan lớn như thần/ Ban đêm quan lớn tần mần như ma” đó sao? C̣n ngày nay nếu chịu khó sưu tầm cũng không phải là “của hiếm”.

Trong ca dao, tục ngữ, cũ và mới, nếu “săn lùng” cho hết th́ c̣n phờ râu trê! Người viết “chân ngắn quá, không đi cùng trái đất”, có chỗ nào chưa đủ, mong bạn đọc bổ sung cho phong phú thêm. Có chỗ nào “vui quá hóa…dại”, lỡ lời, lỡ bút, mong bạn đọc xa gần lượng thứ.  Xin thành thật cảm ơn

Nguồn: Faxuca.com

Post ngày: 10/20/17 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/20/17