Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

ĐỊA DANH CHÂU THÀNH

Nguyễn Thanh Lợi

Bài in trong tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3, 2009
Địa danh Châu Thành hiện nay được đặt tên cho nhiều huyện, thị trấn ở các tỉnh Nam Bộ[1]. Trong lịch sử, nó được dùng đặt tên địa danh khá sớm (1867). Hiện nay, c̣n tồn tại nhiều cách hiểu về khái niệm “châu thành”. Bài viết này góp phần vào việc t́m hiểu các địa danh Châu Thành trong lịch sử cũng như hiện nay dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa.

Nguyễn Thanh Lợi. Địa danh Châu Thành

1. Địa danh Châu Thành trong văn học dân gian

Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ “châu thành”, mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng “châu thành” ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh:

Bước xuống bắc Mỹ Tho thấy sóng xô, nước đẩy

Bước lên bờ Rạch Miễu thấy nước chảy, cây xanh

Anh biết chắc nơi đây là đất Châu Thành

Sao t́m hoài không thấy trong đám bộ hành bóng em.

Hoặc:

Đất châu thành[2] nam thanh nữ tú,

Trong vườn thú đủ các thứ chim.

 

Đất châu thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

 

Nước ṛng bỏ băi bày gành

Bậu đem duyên đi bán, đất châu thành đều hay.[3]

Ở câu ca dao này cho chúng ta biết “châu thành” xuất hiện muộn nhất vào năm 1859, khi Pháp đánh chiếm Gia Định:

Giặc Lang-sa đánh tới Châu Thành,

Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em.

Trong 2 câu ca dao sau, Châu Thành được sử dụng như một địa danh, nó xuất hiện với tư cách là một địa danh hành chính cấp hạt tham biện (arondissemnent) hay cấp quận về sau này:

 

Đất Châu Thành[4] anh ở,

Xứ Cần Thơ em trở lộn về.

 

Chiếc tàu Nam Vang đầu đen mũi đỏ,

Ống khói đỏ đề chữ: Châu Thành.

2. Địa danh Châu Thành trong lịch sử

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5-6-1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent).[5] Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là “châu thành”, có chức năng như một “trung tâm hành chính” của hạt. Các hạt của Nam Kỳ lúc này bao gồm:

- Tỉnh Sài G̣n có: châu thành Sài G̣n, châu thành Chợ Lớn, châu thành Cần Giuộc (Phước Lộc), châu thành G̣ Công, châu thành B́nh Lập (Tân An), châu thành Tây Ninh, châu thành Trảng Bàng (Quang Hóa).

- Tỉnh Mỹ Tho: châu thành Mỹ Tho, châu thành Chợ Gạo (Kiến Ḥa), châu thành Cần Lố (Kiến Phong), châu thành Cai Lậy (Kiến Đăng).

- Tỉnh Biên Ḥa: châu thành Biên Ḥa, châu thành Bà Rịa, châu thành Thủ Dầu Một (B́nh An), châu thành Long Thành, châu thành Thủ Đức (Ngăi An).

- Tỉnh Vĩnh Long: châu thành Vĩnh Long, châu thành Trà Vinh, châu thành Bến Tre.

-Tỉnh Châu Đốc: châu thành Châu Đốc, châu thành Sa Đéc, châu thành Sóc Trăng.

-Tỉnh Hà Tiên: châu thành Hà Tiên, châu thành Rạch Giá.[6]

Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở Nam Kỳ: quận Châu Thành (tỉnh Mỹ Tho, 22-3-1912), quận Châu Thành (tỉnh Cần Thơ,1913), quận Châu Thành (tỉnh Sa Đéc, 1-4-1916), quận Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng, 30-8-1916), quận Châu Thành (tỉnh Vĩnh Long, 19-12-1917), quận Châu Thành (tỉnh Long Xuyên,1917), quận Châu Thành (tỉnh Trà Vinh,1917), quận Châu Thành (tỉnh Châu Đốc, 19-5-1919), quận Châu Thành (tỉnh Rạch Giá, 20-5-1920), quận Châu Thành (tỉnh Tân An, 14-2-1922), quận Châu Thành (tỉnh Hà Tiên, 29-5-1924), quận Châu Thành (tỉnh Thủ Dầu Một, 30-7-1926), quận Châu Thành (tỉnh Bến Tre, 1-1-1927), quận Châu Thành (tỉnh Biên Ḥa, 1-1-1928), quận Châu Thành (tỉnh Tây Ninh, 1942), quận Châu Thành (tỉnh Bà Rịa, 12-6-1943)[7], quận Châu Thành (tỉnh Tân B́nh, 19-9-1944)[8], quận Châu Thành (tỉnh G̣ Công, 2-4-1955)[9], huyện Châu Thành Đông, huyện Châu Thành Tây (tỉnh Cửu Long, sau 1975) huyện Châu Thành (tỉnh Minh Hải, sau 30-4-1975).[10]

3.Địa danh Châu Thành hiện nay

Hiện nay (2009), địa danh Châu Thành được đặt tên cho 10 đơn vị hành chính cấp huyện của 9 tỉnh ở khu vực Tây Nam Bộ và Tây Ninh (Đông Nam Bộ): huyện Châu Thành (tỉnh Long An), huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang), huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh)[11].

Các tỉnh ở Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc có địa danh quận Châu Thành, về sau do những biến đổi về địa danh địa giới hành chính qua các thời kỳ, nên ngày nay không c̣n dùng để đặt tên đơn vị hành chính như: quận Châu Thành (tỉnh Thủ Dầu Một), quận Châu Thành (tỉnh Biên Ḥa), quận Châu Thành (tỉnh Bà Rịa), quận Châu Thành (tỉnh Tân B́nh), quận Châu Thành (tỉnh G̣ Công), quận Châu Thành (tỉnh Cần Thơ), quận Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), quận Châu Thành (tỉnh Vĩnh Long), quận Châu Thành (tỉnh Hà Tiên).

Ngoài ra, ở cấp thị trấn, hiện có 3 địa danh liên quan đến địa danh Châu Thành như sau: thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh).[12]

4. Khái niệm “châu thành” trong từ điển

“châu thành” là một từ Hán-Việt, sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Nó được các từ điển ghi nhận với nhiều nghĩa khác nhau:

Châu thành: một khu đất rộng đă lập ra phố phường, dân cư đông đúc: Hải Pḥng là nơi châu thành mới mở (Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển (1931), Mặc Lâm xuất bản, Sài G̣n, 1968, tr.117)

Châu Thành: thành thị (ville) (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển (1932), Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1992, tr.157)

Châu Thành: thành thị. Châu thành Hà Nội (Đào Văn Tập, Tự điển Việt Nam phổ thông, A-C, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài G̣n, 1951, tr.92)

Châu Thành: khu đất đă lập thành phố phường, có dân cư đông đúc (Thanh Nghị, Việt Nam tân tự điển, Nxb Thời Thế, Sài G̣n, 1952, tr.253)

Châu Thành: ville, toute la ville; ngoại châu thành: zone suburbaine (Eugène Gouin, Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Impimerie D’Extrême-Orient, Saigon, 1957, p.250)

Châu Thành: thành thị, thành phố: nhà ở Cần Thơ, ngay tại châu thành (Đào Đăng Vỹ, Việt Nam bách khoa từ điển, Quyển 3, Sài G̣n,1961, tr.161)

Châu thành: thành thị, khu vực chính một xứ hay một tỉnh, nơi người đứng đầu xứ hay tỉnh trưởng cai trị, thường dân cư đông đúc, mua bán thịnh vượng (Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển, Tập 1, Nhà sách Khai Trí, Sài G̣n, 1970, tr.275)[13]

Châu thành: khu đất đă lập thành phố phường, có dân cư đông đúc: Ở đây gió bụi châu thành, Mộng vàng một giấc tan t́nh phấn son (Ban Tu thư Khai Trí, Tự điển Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài G̣n, 1971, tr.187)

Châu thành: thành phố. Châu thành Sài G̣n (Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt phổ thông, Tập 1, A-C, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1975, tr.198)

Châu Thành: thành phố; thuộc phạm vi thành phố. Châu Thành Sài G̣n. Huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (Nguyễn Văn Ái chủ biên, Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long, 1987, tr.97)

Châu thành: thành phố. Châu thành Sài-g̣n (Văn Tân chủ biên, Từ điển tiếng Việt, In lần thứ ba, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm chỉnh lư và bổ sung, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1994, tr.155)

Châu Thành: thành phố; thuộc phạm vi thành phố. Châu Thành Sài G̣n. Huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (Nguyễn Văn Ái chủ biên, Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.146-147)

Châu Thành: là một tên chung để gọi “lị sở” hay là “thủ phủ” của tỉnh. Sau biến thành tên riêng của cả loạt “lị sở” hay là “thủ phủ” của nhiều tỉnh ở Nam Kỳ (Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, A-Đ, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, tr.426)

Châu thành: thành phố (Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, 2004, tr.145)

Châu thành: 1.vùng đất bao xung quanh, ở cạnh thành phố, thị xă, là đơn vị hành chính cấp huyện. 2. Vùng phụ cận, vùng ven thuộc phạm vi thành phố, thị xă. 3. Chỉ vùng đất Sài G̣n-Chợ Lớn trước kia. (Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 2007, tr.312)

Châu Thành: tên gọi chung chỉ lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh. Về sau biến thành tên riêng của một loạt “thủ phủ” của nhiều tỉnh ở Nam Kỳ (Từ điển mở tiếng Việt Wiktionary)

Tổng hợp các định nghĩa trên, chúng ta có được một số nghĩa khái quát như sau về khái niệm “châu thành”:

- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc

- Khu vực chính một xứ hay một tỉnh

- Vùng đất bao quanh, ở cạnh thành phố, thị xă, đơn vị hành chính cấp huyện.

- Vùng Sài G̣n-Chợ Lớn

5. Nhận xét

- Khái niệm “châu thành” trong các từ điển thường được dùng để chỉ các thành phố, thị xă, nơi dân cư đông đúc, chốn phồn hoa, đô hội. Nghĩa này được nhiều từ điển phản ánh, cũng gần với cách hiểu của dân gian.[14]

- Với nghĩa “tên gọi chung chỉ lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh”,“khu vực chính một xứ hay một tỉnh, nơi người đứng đầu xứ hay tỉnh trưởng cai trị, thường dân cư đông đúc, mua bán thịnh vượng” rất phù hợp với thực tế lịch sử. Trong số các địa danh Châu Thành được đặt vào năm 1867, đă có nhiều địa danh sau này trở thành “thủ phủ” của các đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới thời Pháp thuộc (giai đoạn 1888-1944) như: Sài G̣n, G̣ Công, Tân An, Tây Ninh, Mỹ Tho, Biên Ḥa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Châu Đốc, Sa Đéc, Sóc Trăng, Rạch Giá.

- “châu thành” c̣n chỉ “vùng đất bao quanh, ở cạnh thành phố, thị xă, đơn vị hành chính cấp huyện”. Vị trí địa lư hiện nay của các huyện Châu Thành đều nằm ở “cửa ngơ” vào các tỉnh lỵ, chẳng hạn như ở các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh. Điều này có nguyên do lịch sử của nó. Ban đầu, “châu thành” chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xă với chức năng “tỉnh lỵ”, nó chiếm một phần diện tích của “châu thành”, phần diện tích c̣n lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Có thể thấy qua một số ví dụ: quận Châu Thành (tỉnh Rạch Giá) thành lập năm 1920, thị xă Rạch Giá đến ngày 18-12-1939 mới thành lập; tương tự quận Châu Thành (tỉnh Mỹ Tho) lập 1912, thị xă Mỹ Tho lập ngày 1-1-1939; quận Châu Thành (tỉnh Sa Đéc) lập 1916, thị xă Sa Đéc 1975; quận Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) lập 1942, thị xă Tây Ninh 1975; quận Châu Thành (tỉnh Thủ Dầu Một) lập ngày 30-7-1926, thị xă Thủ Dầu Một 1975…

- Riêng ư kiến cho rằng địa danh Châu Thành chỉ khu vực Sài G̣n-Chợ Lớn là một nhận xét không chính xác v́ trong lịch sử cũng đă có cách gọi châu thành Sài G̣n, châu thành Chợ Lớn như bao “châu thành” chứ không phải riêng chỉ Sài G̣n hay Chợ Lớn.[15] Người Nam Bộ thường nói: Đi “châu thành”, tức là đi lên tỉnh lỵ vậy.

- Xuất hiện khá sớm trong một số từ điển tiếng Việt (Việt Nam tự điển (1931), Hán Việt từ điển (1932), nhưng khái niệm “châu thành” lại hầu như không được sử dụng ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong khi đó, ở Nam Bộ khái niệm này khá phổ biến và từ một danh từ chung nó chuyển sang địa danh.

- Khái niệm “châu thành” với tư cách là một đơn vị hành chính xuất hiện sớm nhất trong các văn bản hành chính là vào năm 1867, đến năm 1931 mới được ghi nhận lần đầu trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức. Nhưng trước đó, vào khoảng 1859, trong ngôn ngữ b́nh dân, “châu thành” dưới dạng là một danh từ chung đă xuất hiện.

Tóm lại, “châu thành” là một danh từ chung (từ Hán-Việt), có mặt trong ngôn ngữ Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, với nghĩa là “nơi dân cư đông đúc, chốn phồn hoa, đô hội, văn minh”. Đến năm 1867, Châu Thành bắt đầu xuất hiện với tư cách là một đơn vị hành chính cấp hạt tham biện (arondissemnent) và cấp quận từ năm 1912. Và từ đây có sự “chuyển nghĩa” sang chỉ “vùng phụ cận, vùng ven thuộc phạm vi thành phố, thị xă” với một loạt các quận mang tên Châu Thành được đặt từ 1912-1944 dưới thời Pháp thuộc và cả dưới thời chính quyền Sài G̣n. Trong cách đặt địa danh này, được người Pháp đă kế thừa truyền thống cách định danh của người Việt khi thiết lập các đơn vị hành chính. Việc tồn tại nhiều địa danh Châu Thành như hiện nay đă phản ánh việc bảo lưu những giá trị văn hóa của một thời đoạn lịch sử ở vùng đất Nam Bộ.


 

[1] Châu Thành là biệt danh của các thành phố sau của Trung Quốc: Bắc Hải (Quảng Tây), Bạng Phụ (An Huy) (www.vi.wikipedia.org/wiki).

[2] “Châu thành” trong sách Ca dao dân ca Nam Bộ lại được viết hoa, ghi như là một địa danh (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr.249). “châu thành” của câu ca dao này trong Từ điển từ ngữ Nam Bộ (Huỳnh Công Tín, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 2007, tr.312) không viết hoa.

[3] Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr.124.

[4] Chú thích là”“ Ư nói ở Sài G̣n” (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị,Sđd, tr.249).

[5] Người dân quen gọi là “ṭa tham biện” hay “ṭa bố”.
[6] Đào Văn Hội, Lịch tŕnh hành chính Nam Kỳ, Văn Khoa xb, Sài G̣n, 1961, tr.34-36.

[7] Quận lỵ đặt tại Bà Rịa. Ngày 11-4-1956, giải thể quận Châu Thành để thành lập quận Long Điền. Đến ngày 3-1-1957 lập lại quận Châu Thành, quận lỵ đặt tại xă Phước Lễ.

[8] Bao gồm toàn bộ địa bàn tỉnh Tân B́nh, không có tổng. Ngày 22-10-1956, giải thể cùng với tỉnh Tân B́nh.

[9] Quận lỵ tại làng Thành Phố, thuộc khu thị tứ G̣ Công.

[10] Nguyễn Đ́nh Tư, Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.296-305.
[11] Nguyễn Dược, Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.56-57.
[12] Nguyễn Đ́nh Tư, Sđd, tr.297, 304, 305.
[13] Trong khi giải thích ư nghĩa địa danh Châu Thành, Lê Trung Hoa đă chọn cách này (Cửa sổ tri thức, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.245).

[14] Sơn Nam dẫn lại một bài viết trên báo Thanh Nghị, qua cái nh́n của một người Hà Nội giới thiệu về tỉnh Bạc Liêu:”…Dù sao, đường tưởng rằng châu thành Bạc Liêu buồn tẻ như những tỉnh nhỏ ngoài Bắc ḿnh. Trái lại Bạc Liêu là một đất ăn chơi. Trong châu thành có tới ba rạp chiếu bóng và một vài rạp hát lớn nguy nga hơn những rạp hát Hà Thành nhiều” (Sđd, tr.258).

[15] Sơn Nam trong Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa cũng viết:”Sài G̣n-Chợ Lớn gọi là “đất châu thành” (Sđd, tr.124).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Tập bản đồ hành chính Việt Nam, Nxb Bản đồ, Hà Nội, 2005.

2. Tổng cục Thống kê, Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006.

3. Hồng Đức bản đồ, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài G̣n, 1962.

4. Nguyễn Quang Ân, Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003.

5. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984,

6. Nguyễn Đ́nh Tư, Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008

7. Trần Văn Giàu-Trần Bạch Đằng (chủ biên), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

Nguồn: Nguyễn Thanh Lợi

 

Post ngày: 11/09/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 11/09/17