Home

Thơ

Sưu Tập

Văn Điếu Tế  Linh Tinh Trang Ca Dao Search

 

Hà Phương Hoài

Cơ Trời Vận Nước 

Chương Năm (tiếp)

                                        *

Tại một ngôi nhà cỏ lụp xụp trong một thửa đất lưng chừng núi Thất Sơn, lúc mặt trời đang thập tḥ sau đỉnh núi, nét mặt ửng hồng, từng đàn chim nhỏ đă tề tựu trên những cây ổi, cây xoài sau vườn, gọi nhau líu lo. Một con nai con như chợt tỉnh cơn mê, ngước cổ lên t́m mẹ. Xa xa một đàn dê độ chục con cũng kéo nhau về chuồng. Gió chiều xuân thổi nhẹ đem theo không khí trong lành từ đồng lúa thoảng một mùi thơm dễ chịu. Một người trung niên râu tóc dài tới ngực, ngồi thiền trên một bệ đá trước cửa nhà, mở mắt nh́n trời, bước xuống đất đi một bài quyền cho giản gân cốt xong bước lại chuồng dê đứng nh́n bầy dê. Bỗng nhiên có tiếng gọi sau lưng:
- Tuấn con!
Người trung niên tức Tuấn mặt đang đăm chiêu, đổi sang vui mừng quay lại thi lễ:
- Thưa thầy có con đây!
- Đă một năm qua con theo ta học đạo, nay đă đến lúc con phải hạ san đi hành đạo cứu nguy cho bá tánh. Sự học th́ khôn cùng, c̣n sống th́ c̣n học. Đạo th́ vô biên, chữ duyên th́ có hạn, đắc đạo nếu chỉ để cho bản thân th́ không thể gọi là đắc đạo được. Đạo của ta là đạo của tổ tiên, Đạo Tiên Long, đạo của thế chứ không phải đạo của thần tiên như nhiều người vẫn tưởng. Con đường đi đến đạo Tiên Long là dân và đức. Hai điều đó không thể suy suyển một điều nào. Muốn đạt được đạo ắt phải tu tâm. Con đă tu tâm trong nhiều năm qua. Con hẳn nhớ ta đă từng nói đạo cao do tâm. Tâm có tịnh th́ đạo mới động. Tâm loạn th́ sinh yêu khí. Vậy đạo cao hay đạo suy đều do con người tu đạo chứ không phải do đạo. Duyên thầy tṛ ta đến đây cũng vừa tṛn. Sau nầy khi hành sự con phải phải tùy cơ ứng biến, tránh được chữ sát càng nhiều càng tốt. Thành hay bại luôn luôn ở trong chữ đạo. "Cái đạo của dịch, cái đạo của an". Bấy nhiêu lời thầy muốn nhắc nhở con trước khi thầy tṛ ta chia tay.
Tuấn lật đật quỳ xuống vái lạy nói:
- Đa tạ thầy đă dạy dỗ.
- Thôi thầy phải đi.
Vừa dứt lời ông lướt ḿnh cái đă biến mất.
Tuấn vội vă quỳ xuống hành đại lễ xong vào nhà xếp hành trang để mai lên đường.
Sáng hôm sau khi ngủ dậy, Tuấn khăn gói để xuống núi. Bước ra khỏi ngôi nhà tranh yêu quư, với bao kỷ niệm êm đềm...
 
Lăo Phong Trần trong khoảng sáu tháng đầu, để cho Tuấn tự học. Sau khi thấy chàng có căn duyên và cốt cách của một người tu đạo, lăo mới xuất hiện mỗi tháng đôi lần để điểm hóa thêm cho chàng. Trong giờ phút phải chia tay, Tuấn bịn rịn không muốn bỏ thầy mà đi. Nhưng dù sao cũng phải thi hành mệnh lệnh của ân sư. Sau khi đi quanh một ṿng nhà để nh́n lại nơi thân yêu, Tuấn ra vườn sau hai một ít trái tử long quả, trái mà lăo Phong Trần cho chàng ăn hôm đánh nhau, để ăn đường. Quả nầy rất đặc biệt, ngoài việc dùng để làm thực vật và giải khát, nó c̣n có công dụng chữa bá bệnh. Tuấn bắt đầu xuống núi vào khi mặt trời vừa lên được khoảng một sào.
Con đường mà Tuấn đi lên núi ngày xa xưa đă thay đổi rất nhiều. Có lẽ v́ chính quyền cấm lên núi cho nên từ lâu không có người lai văng, các lối đi cỏ mọc um tùm. Thậm chí nhiều cây đổ ngang đổ dọc. Tuấn phải bẻ cây vạch lá mới có thể đi được. Độ khoảng mặt trời đứng bóng th́ Tuấn xuống tới chân núi. Mới có một năm mà cảnh vật xung quanh núi đă thay đổi rất nhiều. Tuấn tự nghĩ không biết khi ḿnh xuống tới đồng bằng, Tuấn có c̣n là Tuấn của ngày xưa nữa hay không? Tuấn nhớ đến chuyện Rip Van Winkle mà Tú Anh kể cho chàng nghe hồi chàng và nàng đi dạo trên đường Mayer trong những ngày sống ở Đakao. Nếu Tuấn trở thành Từ Thức của Tây phương th́ buồn cười lắm nhỉ. Chắc chắn là chẳng có mấy ai có thể nhận diện được chàng. Tuấn vội vă lấy xe đ̣ đi ngay về Vĩnh Long mong t́m lại Lăo Thiên Tích và thằng Ba Khía. Khi đến Thiên Tích Đường th́ mọi sự đă vật đổi sao dời, ngôi nhà của lăo đă không c̣n nữa. Thấy một em bé đi qua Tuấn chận lại hỏi:
- Em Hai à cho goa hỏi.
Thằng bé quay lưng lại. Trật nh́n lên gương mặt của Tuấn, hắn suưt la làng v́ tóc tai và râu của Tuấn. Thằng bé cũng khá can đảm, lấy lại b́nh tĩnh hỏi lại:
- Ông muốn hỏi ǵ?
Tuấn chỉ miếng đất trước mặt hỏi:
- Em có biết ông cụ sống ở ngôi nhà nầy ngày xưa đi đâu rồi không?
- À, mấy tháng sau khi ông Thiên Tích đi khỏi nơi nầy th́ Bác Ba Huờn bị thiêu chết v́ bất cẩn để đèn dầu đổ cháy khi ông ngủ. Nói xong chẳng chờ cho Tuấn cảm ơn hắn đă co ḍ chạy lại chỗ đám con nít khác đang chơi bông vụ gần đó.
Nếu theo như lời của thằng bé cho biết th́ lăo quản gia có lẽ đă bị thảm sát cách đây gần một năm. Tuấn nh́n lại khung cảnh thân thương ngày xa xưa một lần rồi đi bộ ra phố kiếm chỗ ở và đi cắt tóc. Mỗi một nơi mà Tuấn đi qua thường bị người ta ḍm ngó một cách quái dị. Tuấn biết với bộ đồ rách nát cùng râu ria cổ quái của ḿnh lẽ dĩ nhiên tạo sự chú ư của mọi người. Mới đi được một quăng đường th́ Tuấn bị lũ trẻ vây quanh và phá chàng như một kẻ điên khùng, buộc chàng phải bỏ chạy. Chạy đến một khách sạn, Tuấn bước vào thuê pḥng ngủ. Tuấn định bụng sau khi thuê pḥng sẽ nhờ người bồi pḥng đi mua ngay cho chàng một bộ áo quần. Thay quần áo xong cho dễ coi một chút xíu mới đi t́m tiệm hớt tóc. Nhưng khi vừa bước vào khách sạn đă bị người thủ quầy đuổi:
- Này muốn đi xin ăn th́ đi chỗ khác, để cho người ta làm ăn.
Tuấn dơ tay ra dấu và nói:
- Tôi không phải là người đi ăn xin. Tôi đến đây để thuê pḥng ngủ.
- Trời ơi ăn mày mà đ̣i xôi gấc! Mày làm ǵ có tiền bạc mà đ̣i thuê pḥng. Đi chỗ khác đi. Cho mày thuê sẽ làm ô uế cả khách sạn này.
Tuấn không muốn dằng co, v́ ngoài đường đă có nhiều người đang vây xung quanh nh́n chàng. Có người thấy vậy nói:
- Chuyện lạ, ăn mày mà cũng đ̣i ngủ khách sạn. Hay đây là cái thứ làm nghề chôm chỉa!
Tuấn cúi đầu lặng lẽ đi ra, bỗng Tuấn nghe giọng nói của một lăo già:
- Thôi cậu à, chỉ có người nghèo mới thông cảm cho người nghèo. Cậu theo lăo về căn nhà nghèo khổ của lăo nghỉ chân cũng được.
Dù sao cũng là người biết điều trong cái xă hội bề ngoài này, Tuấn gật đầu rồi lặng lẽ đi theo lăo già. Đi gần tới bờ sông th́ đến chỗ lăo gọi là nhà. Thật ra đó chỉ là một chiếc ghe nhỏ đă cũ kỹ có mái che mưa nắng của người tốt bụng.
Sau khi Tuấn tắm rửa sạch sẽ xong th́ ông lăo đă dọn sẵn một mâm cơm đạm bạc chẳng có chi hơn là một dĩa rau chấm nước mắm. Lăo mời Tuấn ăn cơm. Tuấn chẳng chút ngại ngùng:
- Xin đa tạ bác đă thương và c̣n cho ăn cơm. Cháu xin ghi ḷng tạc dạ.
- Thôi cậu ơi, ơn với nghĩa ǵ. Ăn đi, chắc cậu đói bụng lắm rồi.
Tuấn ngồi xuống sàn ghe, cầm chén cơm lên ăn. Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng lăo cũng có một xị đế. Đối với Tuấn th́ cơm rau là đời sống của chàng. Hơn bảy năm ở Chùa, cơm cũng chỉ có rau với đậu. Hơn một năm tầm sư học đạo th́ cũng chỉ có rau với trái cây rừng. Lăo với Tuấn ăn cơm, Tuấn ăn rất thật t́nh làm lăo rất vui. Họ nhâm nhi tư rượu, tṛ chuyện thật là tương đắc và vui vẻ. Câu chuyện chẳng ǵ hơn là hoàn cảnh xă hội, giữa người giàu và người nghèo. T́nh người và giá trị của kim tiền. Khi câu chuyện cũng đă khá nhiều, bỗng lăo già vỗ trán nói:
- À, lăo thành thật xin lỗi cậu, từ năy tới giờ lăo đă quên hỏi tên của cậu, cùng nguyên nhân tại sao mà cậu ra nông nổi như thế này. Thấy cách ăn nói và xử thế của cậu th́ cậu là người ăn học, chắc có chỗ nào khó nói phải không?
- Thú thật với bác, chẳng qua là tại cháu phải tự chôn ḿnh vào trong chốn thâm sâu cùng cốc lâu ngày cho nên mới có bề ngoài kinh dị như thế nầy.
- Cậu đi theo mấy ổng hả? Lăo già có vẻ sợ hỏi.
- Dạ thưa bác mấy ông nào hả? Tuấn thắc mắc.
- Th́ mấy ổng ở trong bưng đó! Lăo già tưởng Tuấn giả bộ nhưng cũng điềm đạm trả lời.
- Dạ thưa, cháu không hiểu ư của bác. Mấy ông trong bưng là ai?
- Cậu không biết thật sao?
- Dạ cháu đi tầm thầy học đạo bây giờ mới hạ sơn cho nên chưa kịp thay h́nh đổi dạng. Tuấn biết nếu không trả lời ổn thỏa sẽ sinh ra lắm chuyện cho nên nói thật.
Lăo tiếng vậy mà tốt bụng nên hỏi ngay:
- Vậy tôn sư của cậu ở đâu?
- Dạ thưa ở trong Thất Sơn.
- Như vậy cậu phải là người xuất phàm, có thể cho lăo biết được ân sư là ai? Cậu có thể không nói cũng được?
- Dạ... Tuấn ngần ngừ chưa biết nói sao cho phải th́ lăo đă tiếp :
- Cậu không cần nói cũng được. Lăo thành thật xin lỗi cậu v́ đă phạm vào điều tối kỵ trong giang hồ.
Tuấn cúi đầu im lặng. Lăo cầm chén rượu lên hớp một tư xong đánh khà một cách thú vị xong nói:
- Tiếc rằng lăo sắp phải rời đây vào trưa mai. Cậu có thể nghỉ tạm ở chiếc thuyền bé nhỏ nghèo nàn nầy đây cho khỏe rồi lo đi cắt tóc cạo râu và kiếm chỗ để cư ngụ. Lăo tiếc không có dịp để tiếp tục hàn huyên với cậu lâu dài hầu học hỏi được một phần nào những điều sở học của cậu.
Tuấn lấy trong tay nải ra một tư vàng trao cho lăo và nói:
- Cháu thành thật biết ơn sự chiếu cố của bác, đây cháu có một chút quà mọn như là tấm ḷng của cháu để bác mua rượu uống. Cháu phải đi ngay. Luôn tiện cháu xin thưa với bác nếu bác có phải lên đường ngày mai th́ xin nán lại qua giờ tư hẳn đi v́ ngày mai là ngày không được tốt. Thôi cháu xin kiếu bác.
- Cám ơn cậu đă dặn ḍ lăo. Lăo sẽ nán lại tới ngày mốt sẽ đi. C̣n về việc trả ơn lăo xin lỗi miễn nhận.
Tuấn năn nỉ măi, hai người cứ đẩy qua đùn lại. Sau cùng thấy Tuấn với tất cả tấm ḷng thành lăo mới miễn cưỡng nhận nhưng không bỏ vào túi mà chỉ để xuống mâm cơm. Tuấn đeo tay nải lên vai nói:
- Thôi cũng đă trễ rồi cháu phải lên đường, xin bác hăy bảo trọng.
Tuấn nhảy một cái nhẹ nhàng như chiếc lá đă lên tới bờ sông. Lăo già há mồm nh́n theo cho tới khi Tuấn khuất dạng, mới trở vào khoang thuyền.
Tuấn đi thẳng ra chợ th́ gặp một tiệm hót tóc đang vắng khách. Tuấn bước vào lên tiếng nhờ chủ tiệm làm công việc vệ sinh cần thiết cho chàng. Ông thợ hớt tóc ngỡ ngàng nh́n Tuấn v́ không tin tưởng Tuấn là con người b́nh thường. Hiểu điều đó, Tuấn móc tiền ra đưa cho ông ta rồi nói:
- Đây là tiền hớt tóc, tôi xin trả trước v́ tôi có thể đi gấp khi xong việc. Tuấn móc túi ra và đưa tiền gấp đôi với giá ghi trên bảng giá biểu. Tuấn nói:
- Tôi muốn cắt tóc cùng cạo râu. Nếu tôi tính không sai th́ tiền cắt tóc cũng bằng giá tiền cạo râu v́ râu tôi cũng nhiều bằng tóc! Nếu ông thấy không đủ xin cho biết tôi đưa thêm.
Chủ tiệm thấy Tuấn đưa tiền th́ không c̣n thắc mắc ǵ nữa, mời chàng lên ghế ngồi. Đă lâu không hớt tóc, tóc cắt được xả ra cả một đống. Khi người thợ cạo râu xong lấy khăn nóng lau mặt cho Tuấn rồi lấy kéo tỉa lại mớ tóc c̣n hơi so le và cắt lông mũi cho chàng, th́ một người con gái ăn mặc tươm tất bước vào tiệm hỏi người thợ hớt tóc:
- Bác Ba ơi, có cha tôi đến đây hớt tóc không?
Tuấn nghe giọng nói rất quen thuộc, muốn quay mặt ra xem là ai, nhưng khổ nỗi cái kéo nhọn đang ở trong mũi của chàng, chàng đành nằm yên. Giọng nói quen thuộc đó vừa dứt th́ người thợ hớt tóc ngưng cắt lông mũi, ngẩng đầu lên trả lời.
- Ông Hai vừa mới đi khỏi đây chừng hơn nửa giờ, nghe nói ông đi xuống nhà bác Tám Ghe Bầu.
Lợi dụng lúc đó Tuấn cũng ngồi bật dậy, quay ra nh́n người con gái vừa tiến tới gần ghế của Tuấn. Tuấn giật ḿnh v́ cô bé nầy giống Thằng Ba Khía như khuôn đúc. Chỉ khác một điều một đàng là trai một đàng là gái. Bỗng người con gái bật tiếng reo lên:
- À anh Tuấn sao...
Biết ḿnh lỡ lời cho nên khựng lại. Tuấn buộc miệng nói:
- Cô... sao giống Thằng Ba Khía quá... !
Cả hai ở trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Cô gái đánh trống lảng nói:
- Xin lỗi ông, tôi nh́n lầm người!
Tuấn nghĩ thầm:
- Nhầm thế nào được, cô đă gọi đích danh của tôi, trong khi tôi và cô không hề quen biết.
Tuấn đỡ lời:
- Dạ, chắc cô nhầm rồi!
Cô gái cám ơn người thợ hớt tóc xong bước ra của. Tuấn cũng vội tháo chiếc khăn lông ở cổ ra, phủi tóc đứng dậy cám ơn, xách khăn gói đi ra cửa. Người thợ hớt tóc đứng thộn mặt, không biết nói ǵ, chỉ lắc đầu nh́n theo hai người.
Tuấn đi ra cửa th́ người con gái cũng vừa đi rẽ qua bờ lề phải của một con đường phía tây. Tuấn chạy theo. Khi vừa tới phía sau lưng người con gái Tuấn khẽ gọi:
-                      Này em Ba Khía!
Tuấn kêu nhỏ vừa đủ cho cô ta nghe. Vừa dứt lời cô ta đă hớn hở, quay lại:
- À, anh Tuấn.
Nhưng cô ta lại tỏ chút lúng túng mới tiếp:
- Xin lỗi ông.. . tôi...
Tuấn nh́n lên trời nói.
- Thôi cậu Hai ơi, cậu đừng ởm ờ nữa.
- À . xin lỗi, thôi . cô Hai! Tuấn dịu giọng.
 
- Ai mà thèm giả bộ, người ta chẳng thèm lư đến người ta th́ người ta phải giận chứ bộ !
- Vậy th́ cô là Thằng Ba Khía phải không?
Tuấn vẫn c̣n ngỡ ngàng ở giữa chân và giả. Nếu Tuấn tỏ ra tự nhiên, như tự nhiên với thằng Ba Khía th́ quá sỗ sàng v́ trước mặt chàng là một cô gái chứ không phải là thằng Ba Khía.
- Mới ở trên núi có một năm mà đă như người rừng, nếu ở lâu thêm một tư nữa chắc thành dă nhân mất!
- Xin lỗi cô, tôi vụng lắm, chẳng hiểu phải làm sao?
- Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, mới không gặp nhau chưa bao lâu mà anh đă có thể nói những lời lẩn thẩn như vậy sao?
- Vậy chứ tôi phải nói làm sao đây, tên th́ không biết vô lẽ tôi gọi cô là cô Ba Khía sao?
- Anh nầy thấy ghét thấy mồ!
- Đúng thế, v́ tôi rất vụng về!
- Bộ anh không c̣n cách xưng hô nào khác nữa sao? Tức chết đi thôi, cái ǵ mà tôi tôi, cô cô như người xa lạ.
Tuấn như chưa tỉnh con mê, vụng về hỏi:
- Vậy cô đúng là Thằng Ba Khía ngày xưa sao?
- Đúng, đúng tôi là Thằng Ba Khía đáng ghét ngày xưa đây.
- Vậy cô có thể cho tôi biết cách xưng hô làm sao cho tiện!
- Rơ cái mặt thấy ghét, người ta tên là Thuyên, đấy biết tên rồi đó! Vừa ư chưa?
- Ba Khía là Thuyên, Thuyên là Ba Khía. Tại sao lại không phải là cô Lan?
Tuấn lẩm bẩm mấy lần làm Thuyên tức lên nói lớn:
- Gặp nhau không mừng rỡ mà c̣n nói năng ǵ mà nghe lẩm cà lẩm cẩm quá chừng vậy?
Tuấn lủng bủng:
- Tại sao Ba Khía lại thành cô Thuyên?
- Có ǵ mà khó hiểu đâu, tại em phá phách nghịch ngợm giả trai trốn cha mẹ đi chơi cho thỏa chí chứ có ǵ đâu! Hôm ở Thất Sơn, bỏ anh, trở về nhà, không đi hoang nữa thành ra phải ăn mặc theo lối thường ngày chứ có ǵ đâu! À, chứ anh nói cái ǵ mà không phải cô Lan là làm sao?
- Ủa chứ cô quên Thằng Ba Khía tự giới thiệu hắn tên Lan và người ta chỉ gọi hắn là Thằng Ba Khía sao?
- Th́ lúc đó người ta xí gạt chơi một chút thôi thành ra quên mất đó mà!
- Cô nghịch ngợm quá sức đi thôi!
- Lâu không gặp nhau, bộ anh không có lời ǵ đẹp hơn là trách móc sao? Bây giờ em không c̣n là Thằng Ba Khía, không c̣n là thằng Lan nghịch ngợm nữa mà là một cô nương đấy nhé!
- Ủa, thưa cô nương, xin cô nương thứ lỗi cho lời nói không đẹp của tôi! Tuấn trêu lại.
Thuyên cười tươi hẳn lên, tiến sát gần Tuấn nắm tay chàng, Tuấn ngại ngùng rụt tay lại. Thuyên hờn mát nói:
- Cái anh chàng người rừng này thật là nhát gan quá đi thôi.
- Ai mà làm như vậy, trai gái có khác biệt, ta đâu thể nắm tay nắm chân nhau ở ngoài đường như thế!
Thuyên đánh trống lảng:
- Thôi ḿnh đi ăn nhé, em đói bụng lắm rồi!
- Đi ăn tiệm nào?
- Th́ tiệm hôm nọ đó!
- Chắc lại kêu món mà mẹ em hay làm cho em ăn chứ ǵ?
- Đúng thế v́ đó là tiệm của mẹ người ta.
- À ra th́ thế!
Vừa dứt lời Tuấn chua thêm ngay câu.
- Nhưng tiệm của mẹ người ta th́ có can ǵ tới mẹ của cô đâu?
Thuyên dẫy nẩy lên như đỉa phải vôi.
- Anh này thiệt, th́ người ta nói người ta là của người ta đấy mà.
Tuấn cười trong khi Thuyên quay lưng đi về hướng nhà hàng. Tuấn lặng lẽ theo sau. Họ hỏi chuyện nhau về những ngày xa cách. Tuấn không thế nào nói sự thật về duyên thầy tṛ với lăo Phong Trần. Tuấn phải nói trại đi là vào núi có gặp được thầy nhưng chỉ học được nghề bói toán. Thuyên nghe vậy đ̣i Tuấn phải bói cho nàng một quẻ, Tuấn vui vẻ nói ngay:
- Số cô là số đào hoa, mẹ cô đàn...
Vừa nói đến đây th́ Thuyên nhéo Tuấn một cái thiếu đường sứt da, Tuấn mặt mày nhăn như khỉ ăn gừng. May lúc nầy phố xá về chiều chẳng có ai, không th́ ngượng chết. Cả hai cùng cười vui vẻ. Khi đi qua cầu Thuyên nói:
- Thôi không đi ăn món ăn mà mẹ em thường nấu cho em ăn nữa. Chúng ta xuống bờ sông ăn hủ tiếu chú Xíu Cà Thọt ngon hơn.
Tuấn chẳng biết chú Xíu Cà Thọt là ai, nhưng cũng gật đầu đồng t́nh. Vừa xuống tới bờ sông đă nghe tiếng gơ phát ra từ hai thẻ tre âm thanh ḍn tan - Chắc Chắc Cọp Cọp Chắc Cọp. Thuyên chỉ về hướng ông già gơ thẻ tre đứng bên cạnh một chiếc xe đẩy mầu đen kịt, có tô chén và khói nước đang bốc lên nghi ngút nói:
- Đó là xe hủ tiếu của Chú Xíu Cà Thọt. Hủ tiếu của chú ngon nhất đất Vỉnh nầy đó.
Hai người kéo ghế ngồi, kêu hủ tiếu ra ăn. Đă lâu Tuấn chỉ ăn trái cây hoặc thịt nướng cho nên tô hủ tiếu nầy thật ngon tuyệt. Chỉ mới chớp nhoáng mà Tuấn đă đánh sạch không c̣n tư nước. Thấy vậy, Thuyên gọi thêm một tô nữa cho Tuấn. Tuấn chẳng ngại ǵ cứ việc đánh chén.
Ăn xong hai người đi dạo dọc theo bờ sông. Áo quần của Tuấn đă đổ mầu ngà và có phần rách rưới, đi bên cạnh một cô nương xinh đẹp ăn mặc cũng khá đài các không khỏi làm mục tiêu cho người ta nh́n và xầm x́. Thuyên chẳng để ư ǵ đến thế giới xung quanh. Nàng cứ vui với những ǵ nàng đang có. Nàng nói huyên thuyên. Nàng kể cho Tuấn nghe những chuyện vật đổi sao dời trong năm qua. Tuấn cũng không hiểu v́ lư do ǵ mà Thuyên lại chú ư đến việc nầy. Tuy có chút mến cô bé nhưng cũng chưa có ǵ là tri kỷ cho nên cũng chỉ ầm è cho qua chuyện. Có lúc Thuyên đă phải gắt lên:
- À, cái anh này, bộ quên cả nói tiếng người rồi sao chỉ có ừ, hay gật đầu thôi vậy. Một năm qua bộ không nhớ đến người ta hay sao?
Tuấn giật ḿnh. Không biết phải nói sao với cô bé đành đánh trống lảng nói:
- Thỉnh thoảng, có những lúc nh́n xuống đồng bằng cũng nhớ đến Thằng Ba Khía và những bạn bè cũng như bà con thân thích lắm chứ.
- Vậy chắc anh phải nhớ một cái cô nào đó ở ngoài Trung dữ a?
- Dĩ nhiên bạn bè th́ phải nhớ hết chứ. Tuấn nói chung chung.
- Không Thuyên muốn nói là anh phải nhớ đến bạn gái của anh ấy mà!
- Tôi làm ǵ có bạn gái. Tuấn khẳng định.
Thuyên vui ra mặt khi Tuấn nói như thế. Nhưng cũng ra vẻ ta đây không vừa:
- Chuyện nầy chắc em phải đi xin keo mới biết giá trị của lời anh nói. Bộ từng nầy tuổi rồi mà chưa có bồ sao? Hay anh từng là một chú tiểu.
Lời nói chơi của Thuyên vậy mà đúng. Tuấn bị lôi vào thế giới của dĩ văng. Những h́nh ảnh của thân thế, ân sư, thù sư môn v. v. lũ lượt kéo về trước mặt chàng. Tuấn t́m cách thoái thác:
- Thôi tôi cũng mệt lắm rồi, cần về khách sạn nghỉ ngơi.
- Như vậy mai em đến đón anh đi chơi nhé. À anh ở khách sạn Thịnh Lợi hay khách sạn Hồng Lam.
Tuấn chưa mướn pḥng và cũng chẳng biết Hồng Lam hay Thịnh Lợi là đâu cho nên thuận tay chỉ đại về hướng trước mặt:
- Khách sạn ở đàng kia ḱa.
- À ra th́ anh ở khách sạn Hồng Lam. Người rừng mới ra mà cũng biết chọn khách sạn quá hen.
- Thôi mai em đến đón anh vào buổi sáng sớm nhen!
- Đừng đi với nhau nhiều quá bị cha mẹ cô bắt gặp th́ tôi đi tù là cái chắc. Tuấn thoái thác.
- Không sao đâu, cha mẹ em thương em lắm.
Tuấn giă từ cô bé và đi thẳng đến một khách sạn mà chàng chỉ đại lúc năy. Quá lúng túng cho nên chàng quên cả đưa cô bé về nhà. 
Giới Thiệu 1 1-2 2 2-2 3 3-2 4 4-2 5 5-2 6 6-2 7 7-2 8 8-2 9 9-2 10 10-2 Bạt

 

Thư Mục 

Thơ

Đổi Thay  
Những Đoản Khúc
Tơ Ṿ
Hương Phai 
Thi Đàm /Thi Họa

Kịch Thơ 

Cô Hàng Nước  
Ngồi Đợi B́nh Minh

Truyện Dài

Cơ Trời Vận Nước
Trầm Bay

Truyện Ngắn

Bước Hổng Chân Không
Ba Con Yến Nhỏ

Sưu Tập

NQ Thương Hận Tập I
NQ Thương Hận Tập II
Ca Dao

Huy Chương VNCH

Huy hiệu QL/VNCH

Huy Hiệu QĐ Pháp/Đ-Dương

Tiền Tệ

Điếu Tế 

Văn Tế
Điếu Văn
 
Miếng Ngọt Quê Hương Về Trang Chủ

Friendly Links

Thực Vô Cầu Băo 25 Năm Xây Dựng CĐ Ha Huyen Chi
Cá Kho 25 years of the Community building Gia Đ́nh Vơ Bị
Món Xào Gia Phả Họ Nguyễn Diên Trường All Links
Send mail to haphuonghoai@gmail.com with questions or comments about this web site.
Copyright © 2003 Haphuonghoai
Last modified: 07/01/16