|
Cơ Trời Vận Nước
Chương Tám
Với Tuấn
ông Tích chẳng hề tiếc một thứ ǵ. T́nh cảm của ông đối với Tuấn thật là phức
tạp. Đó là cái t́nh thân thương của anh em và sư huynh, sư đệ, cũng có thể nói
nó thắm thiết như t́nh phụ tử nhưng lại chí t́nh như bằng hữu. Khi không có Tuấn
th́ ông nhớ, nhớ trong cái nhớ của hai người bạn tri kỷ, cần gặp nhau để tâm
t́nh, bàn thế sự. Khi gặp nhau lại thấy ở nhau có một sự ràng buộc như t́nh cốt
nhục.
Sau bữa
gặp mặt hôm trước Tết, ông Tích cho người đi t́m tượng Thổ Thần cho Tuấn. Chỉ
trong hai hôm mà ông Thiên Tích đă mua được năm tượng ông thổ thần từ mấy tay
bán đồ cổ ở Sàig̣n. Cứ mỗi lần kiếm được một ông, ông Thiên Tích lại đích thân
mang lên trên Hóc Môn cho Tuấn xem. Cả năm ông Tuấn đều không vừa ư.
- Em có
thể tả thêm chi tiết đặc biệt của tượng Thổ Thần mà bá mẫu vẫn thờ không?
- Thưa
ông cậu, cũng chẳng có chi đặc biệt, chỉ biết một điều là cách đây không lâu có
một phú thương họ Quách ở B́nh Tây đă xin được tượng Thổ Thần ở Miếu Thành Hoàng
ở một làng phía tây thành Qui nhơn. - Chi
tiết nầy quan trọng lắm thế mà em không chịu nói cho anh biết ngay từ
đầu! - Tại
hôm đó uống rượu nhiều quá thành quên!
Ông Thiên Tích nhắc lại ư của Tuấn:
- Khi
kể cho anh biết nguyện vọng của mẹ em là phải giữ tượng thổ thần đó như là một
gia bảo. Khi em đi t́m việc làm không tiện mang theo nên đă kư thác vào một miếu
thổ địa ở phía tây thành phố Qui Nhơn, không ngờ ngôi miếu trở thành miếu Thành
Hoàng th́ ông Thổ Địa bị mất ngôi. - Có
thể nói như vậy! -
Chuyện nầy dễ thôi, v́ phú thương họ Quách ở B́nh Tây th́ không nhiều hơn hai
vị. Anh về ngay, sáng mai sẽ có tin vui cho em.
Những tay chơi đồ cổ ở vùng Chợ Lớn nầy đều là bằng hữu của anh.
Ông Tích ra xe đi về. Ông cho xe chạy thẳng
lên B́nh Tây đến nhà Quách Tấn, một đại phú thương ở B́nh Tây. Sau khi ngỏ ư
muốn gặp ông chủ, người quản gia vào báo, Quách Tấn vui vẻ chạy ra đón
tiếp: - Hôm
nay được thầy đến thăm thật là quư hóa quá! Chẳng hay thầy có ǵ dạy bảo?
- Ấy
tiên sinh nói thế nghe chướng tai lắm đấy, ḿnh là chỗ thâm giao
mà!
Ông Tấn gọi gia nhân mang trà ra đăi khách.
Qua vài ba câu chuyện xă giao xong th́ ông Thiên Tích vào đề:
- Nghe
nói Quách Tiên sinh có thỉnh được một tượng Thổ Thần tuốt ở ngoài Trung đắc ư
lắm phải không?
- Gớm
chuyện nhỏ đó mà thầy cũng biết nữa, điều đó chứng tỏ thầy quan tâm đến chúng
tôi không ít! - Dạ,
không dám! - Thỉnh
thầy đi thưởng lăm.
Họ
Quách đưa ông Tích đi vào pḥng chưng đồ cổ. Một cái pḥng rộng thênh thang, ánh
sáng vừa phải, các loại đồ sứ thời cổ như Tần, Thiệu Hưng, Khang Hy ông Tấn đều
có. Hôm nay ông Tích chỉ có nhă hứng xem tượng cho nên ông được dẫn tới nơi
chưng bầy các tượng. Có khoảng cả trăm loại tượng, riêng tượng bằng đất có độ
hai mươi bức, số c̣n lại là bằng sành hay bằng đồng đen. Đi qua bức tượng Quan
Thánh bằng sành mầu sắc rất đẹp. Ông Tấn chỉ bức tượng
nói: - Đây
là bức Đức Quan Thánh mà thằng Hai nhà tôi nó mua được ở Hà Tiên từ con cháu nhà
họ Mạc. Bức nầy cũng đă ngh́n năm rồi đó. Thầy xem thử các bức Thổ Thần mà thầy
muốn thưởng lăm có ǵ đặc biệt không?
Theo
tay chỉ của ông Tấn, ông Tích thấy ở một cái kệ sát nền nhà, có khoảng vài mươi
tượng thổ thần. Ông Tích quỳ xuống nâng từng bức lên xem. Khi nâng bức thứ bẩy
th́ nhận ra được đây là bức mà Tuấn đang muốn t́m. Ông để xuống, tiếp tục chiêm
ngưỡng những bức khác. Khi xem toàn bộ các bức thổ thần xong, đứng dậy, ông Tích
nói: - Tiên
sinh thật là người sành sơi trong nghề chơi đồ cổ. Ngay cả các tượng thổ thần mà
cũng công phu quá chừng.
- Nếu
thầy thích có thể lấy một bức đem về lấy hên.
Lời nói
của ông Quách như giải thoát sự khó khăn cho ông Tích. Nhưng cũng phải giả bộ
khách sáo một chút: - Ấy
chết, làm như thế th́ lẻ bộ của tiên sinh làm sao?
- Đâu
có sao, những vị phúc thần nên có chỗ an vị, c̣n ở đây chỉ là đồ cổ
thôi!
Ông Tích làm bộ ngắm nghía một lúc rồi cúi
xuống lấy bức tượng mà ông Tích cho là bức tượng Tuấn cần có.
- Bức
nầy đâu có ǵ là đặc sắc đâu mà Thầy chọn? - Đúng
bức nầy niên kỷ chưa đến một trăm năm, vả lại bị mẻ ở vai một chút xíu. Nhưng
được bức nầy chắc chắn, nhà tôi và xấp nhỏ sẽ thích v́ nó giống như bức nhà tôi
vẫn thờ hồi xưa.
- Vậy
xin thầy cứ tự nhiên.
Ông Tấn gọi quản gia. - Chú
Sài làm ơn lấy khăn lau bụi và bỏ vào hộp, và đem ra xe cho thầy nghe.
Quay
qua ông Tích, ông Tấn hỏi: - Thầy
có biết bức mà thầy vừa chọn chính là bức mà thằng Ba nhà tôi xin được ở Qui
Nhơn đó không?
- Chẳng
nói dấu ǵ tiên sinh, v́ điểm đó mà tôi phải đến quấy rầy tiên sinh đó!
- Như
thế bức tượng nầy ắt phải có một lai lịch?
Ông Tấn hỏi.
-
Nguyên bức tượng nầy là bức được thờ ở tư dinh của cháu tôi khi nó làm tỉnh
trưởng ở Qui Nhơn. Nhà tôi khi ra thăm th́ thích vô cùng, nhưng lại không dám
hỏi v́ là phúc thần của nhà người ta. Ngày cháu nó về hưu lại đem kư thác cho
một ngôi miếu ở ngoại ô thành phố. Khi nó dọn về Sàig̣n nhà tôi đến chơi có hỏi
th́ nó kể sự thể nhà tôi tiếc đùi đụi. Tuấn đứa con nuôi của chúng nó, quê ở
ngoải, khi về thăm nhà, ghé miếu xin chuộc lại mới biết là họ đă tặng cho Quách
gia ở B́nh Tây rồi. Mục đích của tôi hôm nay mạo muội đến thăm tính xin chuộc
lại, không ngờ tiên sinh lại hào sảng tặng trước khi tôi ngỏ
lời. - Thầy
nói ra nghe có vẻ ly kỳ quá nhỉ, bây giờ tượng đă châu về hiệp phố, thành thực
chúc mừng thầy.
Được
thứ mà ḿnh mong muốn, ông Tích nói: - Tôi
cần phải có một ngày đến để chiêm ngưỡng cái kho tàng đồ cổ nầy của tiên sinh.
Hôm nay không hẹn trước chắc tiên sinh cũng bận khó mà thù tiếp lâu, vậy xin
phép tiên sinh cho một dịp khác.
- Đúng,
hôm nào thầy rảnh rỗi gọi cho tôi biết, ḿnh sẽ làm một bữa nhậu, để được nghe
cao kiến của thầy về đồ gốm.
- Không
dám tiên sinh quá khen, chỉ mong được học hỏi ở tiên sinh nhiều hơn.
Sáng
hôm sau ông Tích mời Tuấn lên nhà. Sau khi trà nước xong, ông Tích
nói: - Hôm
nay anh có cái nầy cho em xem, anh tin rằng em sẽ rất vui.
- Anh
lại bỏ tiền ra đi mua mấy cục đất nặn của mấy ông bán ve chai chứ ǵ? Tuấn khôi
hài.
- Không
kỳ nầy hoàn toàn không tốn tiền, chờ anh một tư anh lấy ra cho mà
xem!
Ông Tích vào pḥng trong đem một cái hộp dài
và lớn khoảng nửa thước tây ra mở cho Tuấn xem. Vừa thấy bức tượng Thổ Thần,
Tuấn hỏi ngay: - Ở đâu
mà anh lấy được bức tượng nầy?
- Ở nhà
lăo Quách Tấn chứ đâu! Cầm
tượng lên, ngắm nghía một lúc lâu rồi lật đít lên xem, thấy đất sét c̣n ở trong
ruột. Tuấn chắc chắn rằng đây là tượng thổ thần mà chàng muốn kiếm. Tuấn vui
mừng vô kể.
- Anh
thật là người trọng nghĩa t́nh trội hơn thiên hạ. Với chỉ một lời nói của em út
lúc say mà anh đă làm như vậy, nếu mà lời nói lúc tỉnh th́ giá trị chắc khó mà
lay chuyển! - Đă là
anh em với nhau, làm ǵ có chuyện câu nệ, thấy em thích th́ anh cố mà làm cho
được, chỉ có thế thôi. Hơn nữa em trong lúc say lại thổ lộ khổ tâm của em v́ đă
không làm đúng như tâm nguyện của mẹ em làm anh cũng thấy khổ
lây! - Cám
ơn anh đă tốt với em.
- Em
khách sáo quá! - Anh
chờ em một chút. Tuấn đứng dậy xuống nhà sau lấy dụng cụ vặn đinh ốc lên, ngồi
từ từ đập vỡ đất sét trong bụng của Thổ Thần xong lấy ra hai cái thẻ bài.
- Bây
giờ chắc anh biết tại sao mà em phải quanh co và c̣n nói láo cả với anh rồi phải
không?
- Đây
có phải là thẻ bài âm dương đă làm cho em khốn khổ bấy lâu nay không?
- Vâng
chính nó đấy! - Vậy
c̣n thiên thư đâu?
- Em
phải dấu ở một nơi an toàn.
- Em sẽ
dùng nó để đi tầm bảo?
-
Không? Việc làm đó nguy hiểm, có thể chuốc họa vào thân. Anh phải biết rằng, con
mắt cú vọ của Hồng Kỳ Hội mà bây giờ ai cũng biết rơ chính là bọn Cộng Sản Hà
nội và chính quyền đương thời lúc nào cũng nhắm vào các hoạt động của em.. Bây
giờ em xin anh giúp cho một việc nữa.
- Việc
ǵ em cứ nói?
Tuấn
lấy bút ra vẽ h́nh hai thẻ bài xong đưa cho ông Thiên Tích và
nói: - Nhờ
anh làm cho hai cái giống như bản chính. Xin anh thực hiện mỗi lần một cái và
phải ở hai tiệm khác nhau! - Anh
hiểu. - Xong
rồi xin anh nhét hai cái giả đó vào trong tượng phúc thần xong đem thờ ở sau
vườn nhà.
- Được,
mọi sự anh sẽ theo ư của em.
Tuấn
cất hai thẻ bài vào túi rồi cáo từ lăo Thiên Tích ra về. * Những
ngày nghỉ phép qua đi, Tuấn trở lại nhiệm sở đúng vào lúc dân trong toàn quận tổ
chức ngày lễ lớn của Tây Sơn. Để chuẩn bị cho ngày đại lễ chiến thắng Đống Đa
của Vua Quang Trung, các nơi tụ tập về Lăng Tây Sơn thuộc thôn Liên Mỹ, làng
B́nh Thành một hai hôm trước ngày mồng Năm Tết, lo cất rạp và trang trí lễ đài.
Đây cũng là một dịp may hiếm có, Tuấn cùng bọn Hai Cao làm một chuyến lên thăm
di tích lịch sử. Đến Lăng trước buổi lễ chính một ngày cho nên Tuấn có dịp chứng
kiến cảnh náo nhiệt của những người lo tổ chức và tập trận cho ngày đại lễ Chiến
Thắng Đống Đa. Những hoạt động nầy Tuấn chưa hề thấy xẩy ra trong thời gian sống
dưới chế độ Việt Minh trước năm 1954. Mấy làng xung quanh B́nh Thành cũng tích
cực tham gia cung cấp nhân sự cho cuộc tŕnh diễn.
Sáng
sớm hôm mồng Năm Tết tất cả mọi người thuộc phần hành tŕnh diễn liên hệ đă ở vị
trí xuất phát. Khi đến giờ vị Tiên Chỉ phất kỳ lệnh th́ đám quân Thanh từ sau
khán đài bước ra vị trí biểu diễn cảnh vui Tết say sưa đi ngả nghiêng, và cảnh
nhạc công tŕnh tấu cho các nữ vũ công nhẩy múa. Trong khi đó từ phía Nam quân
của Vua Quang Trung thầm lặng đi chuyển lên hướng Bắc với tổ ba người, hai người
khiêng một người ngủ, hai người gánh một người nấu bếp. Khi đến địa điểm hành lễ
họ diễn lại cảnh công đồn Hà Hồi. Đây là dịp môn sinh các ḷ vơ trong toàn tỉnh
trổ tài nghệ qua cảnh đánh nhau với quân nhà Thanh. Thật là một cuộc tŕnh diễn
rất ngoạn mục v́ diễn viên là học tṛ của các vơ đường cho nên trận chiến trông
rất thật. Sau cuộc diễn trận th́ đến cuộc tranh tài vơ nghệ trên đài. Trong
những người lên tranh tài có đám môn sinh của Xóm Chùa. Những đường nét mà họ xử
dụng đúng là môn sinh của Linh Sơn Tự. Tuy nhiên tay nghề c̣n quá kém, đa số chỉ
đánh vài ba hiệp đă bị bại dưới tay của các môn sinh của ḷ Tây Sơn. Tuấn cảm
thấy nhục cho sư môn nhưng đành phải ngậm đắng nuốt cay. Sự bực bội đó làm Tuấn
bóp bể một viên đá đẹp mà Tuấn mới lượm được định đem về làm đồ chặn giấy.
Nh́n
vào thực trạng, chàng cảm thấy ḿnh trở nên bất lực đến hèn. Tuấn không muốn chờ
đến lúc tàn cuộc nên gọi bọn Hai Cao trở về lại Tây Sơn.
* Thời
gian trôi qua mau Tuấn theo kiến trúc sư Tiếp trong công việc sửa đường xá cầu
cống cho đến Lăng Vua Quang Trung th́ có một biến chuyển lớn. Ông Tiếp được
triệu hồi về Sàig̣n. Người thay thế ông ta là kiến trúc sư Hoành một người trẻ
mới ra trường từ Mỹ. Hai tay hầu cận Tuấn cũng được thay thế bởi người khác.
Tuấn hoàn toàn không câu nệ với tiểu tiết, chẳng hề thắc mắc về chuyện hoán đổi
nhân viên trực hệ mà trung ương không hề hội ư với chàng. Tuấn nghĩ rằng trách
nhiệm của bọn Hai Cao là theo dơi chàng ông Tiếp chỉ là cái b́nh phong cho phụ
tá của ông ta hành sự. Nay những người đó chẳng c̣n có giá trị ǵ cho mục đích
của Văn Pḥng Cố Vấn. Chàng biết rằng trong hoàn cảnh nầy nhịn nhục chính là
cách hay nhất. Hơn thế nữa những biến chuyển về quân sự khắp nơi bắt đầu ngột
ngạt. Việt Cọng đang ráo riết công khai hoạt động đối đầu với chính phủ Miền Nam
Việt Nam. Công tác trùng tu cũng v́ thế mà tŕ hoăn. T́nh h́nh an ninh trong khu
vực mỗi ngày mỗi một nóng bỏng. Trận chiến giữa hai phe Quốc và Cộng gây nhiều
chết chóc cho người dân Tây Sơn khổ cực ngàn đời. Tuấn nh́n thế sự đổi thay mà
ḷng chua xót. Tự nhiên chàng có ư nghĩ đem thiên thư ra để suy gẫm.
- Tại
sao ta không đem thiên thư ra nộp cho chính quyền để cứu đời?
Nghĩ để
mà nghĩ, v́ Tuấn biết người ta thường mượn chữ v́ dân, v́ nước, nhưng đến khi có
thực quyền trong tay mấy người thực hiện đúng sở cầu. Trái lại đa số đều t́m
cách bảo vệ quyền lợi của ḿnh. C̣n riêng về chàng, nếu có làu thông tất cả
những diệu dụng của thiên thư th́ hiện tại cũng chẳng ích lợi ǵ cho dân cho
nước v́ chỉ có những cấp lănh đạo đất nước mới có thể đem ra áp dụng để tạo được
phước cho dân. Càng suy nghĩ Tuấn càng thấy ḿnh lẩm cẩm có thể nói là ích kỷ.
Ngay cả vơ nghệ tuyệt luân của sư môn cũng như triết lư về Đạo An của thầy Phong
Trần trong hoàn cảnh nầy cũng chẳng giúp ǵ được những người dân khốn khổ. Tuấn
bắt đầu nghi ngờ chính bản thân. Bao nhiêu năm cặm cụi học hành những mong một
ngày nào đó hành đạo giúp đời. Trong lúc người dân khốn khổ v́ bất an nhưng
chàng chẳng thể đem đạo an giúp họ được. Có lẽ Tuấn nhận thức được triết lư đạo
an của thầy Phong Trần cũng không đem được an b́nh cho người dân khốn khổ luôn
đối đầu với bom đạn. Đạo an chỉ có thể đem ra áp dụng vào thời b́nh, c̣n lúc
quốc gia gặp nạn binh đao th́ đạo an dễ làm cho người đời hiểu lầm sinh ra biếng
trễ công tác đóng góp cho quốc gia dân tộc.
Bây giờ
Tuấn mới hiểu ư của thầy Phong Trần dạy chàng khi chia tay để trở về với cuộc
sống thực: - Thành bại luôn luôn ở trong
chữ đạo - Cái đạo của dịch, cái đạo của an.. ! Từ bấy lâu nay Tuấn dùng cái
hiểu biết cố định của ḿnh mà hành động cũng như xử thế và quên đi cái đạo của
dịch. Chàng quên bẵng con người vốn sẵn đă có cái an trong ḷng. Đạo an thân là
tịnh, đạo an của thế là động. Con người không thể vừa tịnh vừa động. Dĩ tịnh là
chỉ biết lo lấy ḿnh mà quên xung quanh. Đạt được đạo an cho chính ḿnh th́ đă
quên cái đạo an của xung quanh hay là đă quên cái động. Muốn đạt được cả hai,
phàm trong dịch phải biết lúc nào tiêu lúc nào trưởng, lúc đang cực trưởng mà
làm cho tiêu hay ngược lại th́ khó mà đạt được kết quả như ư muốn. Ngày hôm qua
đă qua rồi, ngày hôm nay không thể giống ngày hôm qua và rồi ngày mai sẽ khác
ngày hôm nay. Bao nhiêu năm qua, Tuấn quên hoặc chưa thực sự thấm nhuần cái đạo
của dịch.
* |
Send mail to
haphuonghoai@gmail.com
with questions or comments about this web site.
|