Vào một
ngày cuối thu tại một thôn nhỏ phía tây phủ Qui Nhơn, gió bấc bắt đầu thổi mạnh. Các đám mây
mang những hình thù quái dị, tranh nhau trốn về
phương Nam. Hình như chúng cũng muốn phô trương với con người, với mặt đất khô
cằn rằng ta đây cũng biết chơi đùa thay mầu đổi dạng. Sự thay đổi đó là nguyên
nhân của sự lạnh lùng, chua chát, trêu cợt sinh vật đang nằm phía dưới, hoặc
chính là những xúc tác tạo thành sinh khí đem những trận mưa mát mẻ đầu vụ lúa
mùa.
Hơi
lạnh từ miền bắc băng giá xa xôi cũng từ từ theo dấu chân quái ác của
mây, của
gió đến với dân trong thôn. Cái lạnh xỉa xói đó cũng đã dần dần giết chết sự
sống trên mặt đất nầy khi vụ gặt mùa thu cũng vừa
xong. Những hạt ngũ cốc gặt
được chính là sự sống lại tiềm tàng trong cái chết tạm thời của những hạt giống.
Con người cũng từ đó vươn lên đồng lõa với gió với mây nhốt sự sống, cất kỹ hạt
giống cho mùa sau. Lúa khô cũng đã được đưa vào bồ. Nơi nơi đã hoàn tất việc
chất rơm vào đụn. Người người khoe nhau sự thịnh vượng hay che dấu nỗi bại suy
của mình qua các buổi liên hoan lẻ tẻ. Ba hôm nữa mới là ngày hội kết thúc vụ
gặt mùa thu của thôn. Cả thôn lo chuẩn bị. Các hương thân phụ lão họp mặt nhiều
lần tại trụ sở xã để bàn những chi tiết cần thiết cho ngày hội. Người ta tính
bao nhiêu trâu và heo cần có để xẻ thịt. Những tá điền lam lũ, dù không muốn phí
phạm bát cơm chén cháo của vợ con nghèo khổ của mình nhưng cũng đành đồng lõa
với việc bớt xén tội lỗi đó.
Vị trí
của thôn khá xa với vùng duyên hải cho nên thường thường thì đất canh tác khô
cằn, nếu ơn trời không cho mưa thuận gió
hòa, dân Tây Sơn khó tránh cảnh túng
hụt hay đói khát. Ngoài ra những kẻ lợi dụng thời cơ, đặt bày những nghi lễ cầu
mưa, tế thần, để moi từng đồng xu của những người khốn khổ. Bao nhiêu buổi tế
thần trên núi cao hoặc tế Hà Bá giữa giòng sông Côn khô cằn cũng chẳng rung
chuyển được mệnh trời.
Năm nay
thôn được mùa sau bao nhiêu năm liên tục bị thất
thu, là dịp cho những kẻ buôn
thần, bán thánh, bọn thời cơ thủ lợi đó kể công ơn hoặc khoe tài là mình có ảnh
hưởng lớn với trời đất khó tính.
Hội mùa
Thu chưa thành hình thì đại họa lại tới. Buổi chiều trước ngày khai hội, trong
lúc trai tráng lo đào hầm chất củi để thui bò và quay heo thì máy bay của Tây
đùng đùng kéo về bỏ bom. Cơn mưa bom tuy ngắn ngủi nhưng long trời lở đất, đổ
ngay trên đầu của thôn làm cho bao nhiêu nhà cửa và ruộng vườn đều bị phá hủy.
Người người lại lũ lượt kéo nhau đi tìm sự sống trong cái chết ở trong rừng
sâu,
núi hoang.
Sau một
đêm đi lánh nạn, mọi người trở về với mảnh đất thân
yêu, hoang tàn đổ nát. Một
bà lão mặc rách rưới dắt một đứa bé trai khoảng 10 tuổi, áo quần tuy không thảm
hại như của bà lão nhưng cũng đã bạc mầu, có lẽ nó mặc thừa của người khác cho
nên trông rất luộm thuộm. Bà lão nhìn đàn gà con lạc mẹ, mắt lóe lên một niềm hy
vọng. Lão nói:
- Ít
nhất ta cũng còn lại một chút gì để khởi sự.
Thằng
bé đi bên cạnh bà lão chẳng hề đáp lại, lo đi lục lạo xung quanh đám tro
tàn.
Một lúc sau bà lão lôi ra trong đống than, lửa đã tắt
ngúm, nhờ một trận mưa vào
khoảng canh khuya, được một cái rựa mà cán đã
cháy, bà lão âu yếm bảo thằng
nhỏ:
- Tuấn,
cháu mau đi chặt tre làm ngay một cái chuồng gà để giữ mấy con gà con này kẻo
diều bắt thì mất hết ráo trọi đấy
nghe. Làm chuồng gà xong rồi làm một mái che
mưa cho mình cũng chưa muộn.
Thằng
bé, chỉ khẽ dạ một tiếng rồi đến cạnh bà lão đưa tay lấy cái rựa đi vội ra bụi
tre sau vườn. Thằng bé tay chân ốm yếu, cầm cái rựa phát quang cho lộ gốc cây
tre. Khi chặt xong cây tre đầu, nó lại không đủ sức để kéo ra khỏi bụi vì cành
lá bám chặt vào những cành tre khác, đành bỏ cây đó và tìm những cây nhỏ lạc bầy
mà chặt. Với sức lực quá yếu ớt, nó cù nhây mãi mới chặt được mấy cây tre gầy
còm như chính bản thân của nó.
Thế rồi
một già một trẻ loay hoay làm chuồng gà, sau đó dựng lên một mái
che. Mãi đến
chiều tối thì họ đã làm xong, dù rằng mái che mưa chưa có
vách. Với tuổi đời vừa
đầy hai con số, Tuấn đã phải gánh nhận sự thừa thãi của loài người. Những gì con
người không thích, không muốn Tuấn đều có cả. Những gì nó muốn
có, chỉ là những
ước mơ, có tính cách xa xỉ. Bà nó và nó, đang ngồi nghỉ, chẳng ai nói với ai một
lời nào. Bỗng có tiếng nói của một người thanh niên đánh tan bầu không khí nặng
nề đó.
- Ngoại
à, hôm nay cũng vì bận lo cho chính mình mà cháu không đến tiếp tay ngoại được,
mai mốt cháu và thằng Tố sẽ đến làm vách cho ngoại
nhé.
Tiếng
nói đó không ai khác hơn là tiếng nói của anh Tư, một tá điền tốt bụng trong
thôn, đang tiến về phía chuồng gà con của thằng Tuấn.
- Cám
ơn cháu Tư, có một mái che như thế này cũng đủ rồi, cháu đừng bận tâm.
- Ðâu
được ngoại, anh Tư tiếp lời bà lão, trời đã cuối
thu, đêm lạnh nhiều, nhà phải
có vách để chắn gió, chứ dăm ba bữa nữa thì trời vào đông, gió bấc thổi càng
mạnh hơn. Vả lại mưa gió thất thường, lạnh lẽo, mang bệnh thì chết.
Tư quay
sang thằng Tuấn tiếp:
- Tuấn
em đi theo "goa" xuống dưới nhà "goa"
"goa" đưa chút ít gạo về nấu miếng cơm cho
ngoại ăn. May quá gạo của "goa" không bị cháy tý
nào.
Thằng
nhỏ mặt đượm chút sắc buồn, và từ sáng tới giờ nó chưa hề mở miệng nói một tiếng
nào. Nó chỉ biết riu ríu đi theo Tư Hiền. Trên con đường trải đá từ ngày xa xưa,
có lẽ xưa lắm rồi, mặt đường đã bị xoi
mòn, đất đã trôi mất đi nhiều thành ra đá
lồi lên lổm chổm khó đi, nhưng có lẽ vì quen với hoàn cảnh như vậy hai người đi
thoăn thoắt. Những dẫy hàng rào dâm bụt ngăn cách nhà với nhà và với đường cái
quan tuy có được cắt tỉa cẩn thận nhưng trông lại vô trật tự vì có những chỗ bị
bom cầy nát. Một con tắc kè leo lên mặt hàng rào, với chiếc cổ có nhiều mầu sắc,
phùng mang gáy. Tiếng gáy nghe khô khan và khó chịu vô ngần. Nếu là lúc rảnh
rỗi, thì Tuấn đã chạy bay về nhà lấy bộ đồ nghề của nó - một chiếc cần tre có
thòng lọng bằng giây cước bén nhạy, nó sẽ tóm ngay được anh đại tướng quân nầy.
Ðúng đây là một đại tướng quân. Với cái cổ to, răng sắc bén, sẽ làm cho đối thủ
vừa thấy cũng đủ khiếp vía. Thêm vào đó cái tướng đoản túc trường thủ, bụng
thon, thì việc thay đổi vị trí khi chiến đấu thật là dễ
dàng. Ðược vị đại tướng
quân nầy thì tụi thằng Cường, Thằng Ðáng, thằng Mai phải chết khiếp mà chào
thua. Giờ phút nầy Tuấn chẳng làm chi hơn là tiếc đùi đụi...
- Tuấn
à, sáng giờ em ăn gì chưa? Tư Hiền hỏi thằng bé.
Thằng
bé im lặng không trả lời. Tuy thấy thằng bé im lặng Tư Hiền không những không
bực tức mà còn âu yếm nhìn nó, đưa tay vuốt tóc rối bời của
nó, ôm nó vào hông
của mình tiếp tục đi về thôn Hạ.
Một
thoáng trôi qua, mùa đông lạnh buốt và ẩm ướt đã thật sự đến với vùng đất đầy
đau thương này. Những cơn gió lục địa lạnh buốt xương làm cho con người luôn
luôn có động tác khúm núm như sợ sệt một người quyền cao chức trọng nào trước
mặt. Những đàn chim tưng bừng ca hót ngày nào trước đây giờ thì hoàn toàn vắng
bóng. Từng những đám mây vần vũ, liên tục trêu ghẹo số phận và định mệnh của con
người. Hình như ông trời có ác cảm với mọi người trong thôn cho nên lúc nào cũng
vậy, sự vinh hoa và an lạc đã trở thành khắc tinh của mọi người. Số phận một già
một trẻ lại càng khốn cùng hơn.
Ít lâu
sau bà lão lâm bệnh nặng. Từng cơn ho như xé cổ kéo dài làm cho bà lão yếu sức
dần. Thằng bé còn nhỏ dại, không biết làm gì để chăm sóc cho bệnh nhân
già. Nó
chỉ biết theo lời của bà lão vuốt lưng cho bà ấy mỗi khi cơn ho hoành
hành.
Những lúc cơn đau dịu, bà lão nằm thiu thiu ngủ, thằng bé âu yếm cầm tay bà lão
mân mê hoặc sờ những đường gân xanh nổi bật trên bàn tay xương xóc. Nó nói nho
nhỏ chỉ vừa đủ cho bà lão nghe nếu bà ta chưa ngủ:
- Bà
ơi, Bà đừng bỏ cháu nghe! Bà phải sống để cháu lớn thêm tý nữa cháu đi làm rẽ
nuôi bà!
Bà lão
mở mắt ra âu yếm nhìn thằng bé, nước mắt trào lăn trên đôi má nhăn
nheo.
- Cháu
phải hiểu rằng, sống chết là do trời định, bà đâu muốn bỏ
cháu, bà muốn sống
thật lâu để nuôi cháu cho đến lúc trưởng thành. Nhưng cháu
à, bà biết cái gì sẽ
đến ắt phải đến. Mẹ cháu là người hiền thục, từ bi và nhân hậu do đó cháu sẽ
không khổ đâu. Phúc đức tại mẫu mà cháu!
Bà lão
nghỉ mệt một chút, lấy tay vuốt ngực để chận cơn ho sắp sửa lên rồi
tiếp:
- Cháu
đi lấy cho bà cái bị mà bà vẫn thường xách theo
mình, mở ra trong đó có một cái
hộp đồi mồi, đem lại cho bà.
Thằng
bé riu ríu vâng lời đứng dậy, bước đến cái kệ gỗ tạp kê gần cửa sổ, lấy một cái
bị bằng cói cũ kỹ, đã rách trên miệng. Nó mở bị ra lấy một cái hộp đồi mồi, cầm
lại đưa cho bà lão. Khi bà lão cầm cái hộp ở
tay, run run nói:
- Trong
hộp này có bốn món di vật của mẹ cháu để lại cho cháu. Nói cho đúng thì đó là di
vật của cha cháu để lại cho mẹ cháu.
Bà lão
mở hộp lấy ra hai cuốn sách cũ kỹ và một ít quý kim ôm vào lòng chậm rãi nói
tiếp:
- Ta
thật sự không có liên hệ bà con gì với cháu. Ta là một tỳ nữ của bà ngoại
cháu.
Ông ngoại của cháu là Học Sĩ họ Lê, trước đây dạy ở trường Quốc Tử Giám kinh
thành, sau bỏ theo phong trào chống Pháp. Ngoại cháu biệt tích từ lúc Pháp tổng
tảo thanh các lực lượng kháng chiến. Gia đình bắt đầu sa sút từ đó. Cụ bà sau
một cơn bạo bệnh đã mệnh chung để lại Tiểu thư, tức mẹ cháu, lúc đó vừa mới 16
tuổi đầu.
Nói tới
đây, bà lão ngưng lời, thở một cách khó nhọc. Thằng bé thấy thế vội chạy ra bếp
rót nước cho bà lão.
- Bà
uống tý nước, nghỉ một lúc cho khỏe rồi hãy nói tiếp.
- Cám
ơn cháu, cháu ngoan lắm, cháu trung hậu y như mẹ cháu vậy. Bà lão uống một ngụm
nước trà, thở một chút rồi uống hết bát nước, trao chén cho thằng bé rồi
tiếp:
Sau khi lo ma chay xong cho phu
nhân, mẹ cháu kêu gia nhân lại, chia cho họ một ít tiền, bảo họ về quê sinh
sống. Riêng bà vì quá thương Tiểu thư không muốn rời xa nàng nên năn nỉ xin đi
theo. Từ chối mãi không được nên nàng đành chấp nhận. Mẹ cháu sau khi bán hết
tài sản cùng ta xuôi nam lập nghiệp. Ta và nàng đến Hội An dựng quán nước làm kế
sinh nhai. Khách lui tới khá tấp nập. Họ lui tới vì mến tài mến sắc của mẹ
cháu.
Người ta biết mẹ cháu là người có học cho nên ai ai cũng kính trọng. Ðời sống
của mẹ cháu và ta nhờ đó cũng dễ thở. Nhưng rồi trời xanh luôn luôn ghen ghét má
hồng. Sự yên lành bị khuấy động vào một ngày đông giá lạnh, quán xá vắng khách
đến mấy ngày vì mưa kéo dài.
Khoảng xế
chiều có một người khách lạ trông rất lạnh
lùng, bước vô quán kêu một ve rượu
ngồi uống một mình. Một lúc sau thì có một đám mật thám Tây vào
quán. Không biết
tên thông ngôn nói gì thì bọn Tây rút súng uy hiếp người thanh niên lạ. Một trận
xô xát kinh thiên động địa đã xảy ra. Một bên thì dùng
súng, một bên thì dùng
quyền cước. Ta và mẹ cháu sợ quá chun vào một góc bếp
núp. Ðánh nhau một lúc thì
người thanh niên tuôn ra cửa bếp chạy mất. Bọn mật thám Tây bắn theo chẳng may
đạn trúng chiếc đèn manchon treo ở bếp làm dầu đổ loang ra bếp, bắt lửa cháy.
Chỉ trong phút chốc thì quán lá đã cháy rụi. Mẹ cháu và ta trong lúc này không
biết làm gì hơn là ngồi ôm mặt khóc. Ðộ nửa giờ sau khi mọi sự trở nên yên lặng
thì người thanh niên đó quay trở lại. Anh ta tỏ ra hối tiếc về chuyện không may
đã xảy ra cho mẹ cháu rồi ngỏ ý muốn đền bồi cho sự đổ nát tốn hao một phần nào
cũng do anh ta gây nên. Ta và mẹ cháu thấy dù sao cũng là người khách lạ đã từ
chối khéo. Anh ta đề nghị đưa mẹ cháu và
ta về nhà vì sợ Tây quay trở lại trả thù. Khi biết rằng mẹ cháu và ta mất nơi
nương tựa cho nên anh ta thuyết phục ta cùng mẹ cháu theo anh ta về quê anh ta
mà lập nghiệp. Mẹ cháu vì không có cách nào hơn đành nhận lời đề nghị đó.
Người
thanh niên lạ tên là Nguyễn Tuyên, bạn bè thường gọi là Nguyễn Ðại Ca, cũng có
người lại gọi là anh Sáu vì trong một nhóm giang hồ nào đó anh ta đứng hàng thứ
sáu. Anh Sáu gốc người Tây Sơn nhưng đã bỏ làng đi lập nghiệp ở xa từ lâu nay
mới trở về.
Với vốn
liếng còn lại chút ít, mẹ cháu mua được miếng đất nầy vừa làm nhà ở, vừa dựng
một quán nước để sinh sống.
Nguyễn
Tuyên hay anh Sáu thường xuyên ghé thăm và giúp đỡ mẹ cháu. Nhờ đó mà mẹ cháu
cũng có được một cuộc sống nhàn hạ. Vì giao tiếp lâu ngày mẹ cháu thấy ông ta là
người biết trọng lễ nghĩa và có chí khí cho nên mẹ cháu đâm thương thầm nhớ
trộm.
Khoảng
vài năm sau thì ông ta ngỏ ý muốn gá nghĩa đá vàng với mẹ
cháu. Một đám cưới đơn
giản đã được tổ chức ít lâu sau mà bà là người đóng vai chủ hôn lẫn bà
mai. Sau
ngày đám cưới họ dắt nhau đi khắp nơi thưởng ngoạn cảnh nội mây
ngàn, cuộc sống
thật là hạnh phúc tràn trề.
Nhưng
những cuộc vui thường thì không kéo dài lâu. Một hôm có bốn người khách lạ đến
kiếm Nguyễn Tuyên. Họ thì thầm với nhau khoảng một giờ đồng hồ thì có người hối
hả chạy vào báo là có Tây trên tỉnh về lùng bắt những người theo phiến loạn. Bọn
anh em của Nguyễn Tuyên không kịp nói một tiếng nào với mẹ con, họ tung cửa chạy
ra phía vườn sau.
Trong
khoảnh khắc thì có tiếng súng nổ phía ngoài bụi
tre. Lo có chuyện chẳng lành, ta
và mẹ cháu chạy vội ra xem, nhưng chẳng thấy bóng dáng
ai, chỉ biết cầu trời cho
họ được thoát nạn.
Từ hôm
đó Nguyễn Tuyên chẳng bao giờ trở lại. Chờ mãi tới mấy hôm sau thì mẹ cháu lên
huyện dò hỏi tin tức. Trong những người bị bắt hôm đó, mẹ cháu chẳng thấy bóng
dáng Nguyễn Tuyên đâu. Buồn quá nàng thui thủi trở về
nhà. Cũng trong thời gian
nầy mẹ cháu bắt đầu có những triệu chứng đổi thay trong cơ thể. Mẹ cháu đã mang
thai cháu.
Ðến
ngày khai hoa nở nhụy, cháu ra chào đời trong cảnh quạnh
hiu. Mẹ cháu tiếp tục
chờ đợi và lo buôn tần bán tảo để nuôi
cháu. Khi cháu lên một tuổi, trong một
chuyến cất hàng trên tỉnh, mẹ cháu đã chết vì đạn lạc của quân kháng chiến và
Tây. Ðược tin báo, ta bồng cháu lên tỉnh lãnh xác về chôn cất. Cháu trở thành
cháu của ta từ đó. Ta tiếp tục giữ quán nước để kiếm tiền nuôi
cháu. Trong những
năm gần đây ta thường hay bệnh hoạn nên quán xá đóng mở thất thường, khách thưa
dần rồi phải đóng cửa hẳn. Khi bệnh của ta thuyên giảm ta mới xin làm công cho
bá hộ họ Trương. Làm được mấy năm rồi cũng phải nghỉ vì tuổi già không đủ sức.
Hơn thế nữa, từ ngày Tây sơn thay ngôi đổi chủ, hành chính khắt
khe, việc đi làm
mướn cũng trở thành khó khăn. Ðể có tiền nuôi cháu ta đã chỉ có thể đi phụ việc
cho người ta kiếm đôi chén cơm một ngày.
Nói một
hồi tiếng nói của bà lão cũng nhỏ dần. Bà ngưng lại, thở một cách yếu ớt. Thằng
bé lại chạy đi lấy nước cho bà lão. Bà lão chiêu một ngụm nước, nhắm mắt nghỉ
mệt. Thằng bé nhìn bà lão, nước mắt chảy ròng. Một lúc sau bà
tiếp:
- Ta
biết không còn bao lâu nữa cháu phải sống cảnh côi
cút! Từ nay cháu hãy ráng tự
lo cho chính mình. Ðời có nhiều chông gai. Lòng người ác hiểm khó lường được,
cháu không nên nhẹ dạ.
Bà lão
ngưng nói vì cơn ho đưa lên chặn cổ. Bà ta ho một hồi, ghé lưng nằm xuống chiếc
chõng tre ọp ẹp. Thằng bé đưa hai tay gầy guộc đỡ bà lão nằm xuống rồi chỉ biết
đấm ngực cho bà ta. Bà lão nhắm nghiền đôi mắt, không biết có phải thằng bé có
đủ lực để làm cho bà ta dễ chịu hay
không, một lúc sau, cơn ho cũng đã tạm lắng
dịu, bà lão ngồi dậy, thở dốc một chút rồi tiếp:
- Khi
mẹ cháu chết, có để lại cho ta một chút quý kim mà ta đã tằn tiện không dám tiêu
dùng, chôn cất cẩn thận để dành cho cháu khi khôn lớn. Cái hộp đồi mồi nầy, theo
ta biết là của cha cháu, vì ta chưa hề thấy trước ngày cha cháu mất
tích. Trong
hộp nầy có bốn món đồ: hai quyển sách và hai thẻ
bài. Vì ta không biết chữ nên
chẳng biết nó là sách gì. Có lẽ nó rất quan trọng cho nên mẹ cháu trước đây đã
chia ra làm bốn, chôn dấu ở bốn phương vị khác
nhau. Ðề phòng bất trắc có thể
xảy ra, mẹ cháu đã dặn ta vị trị của chúng và bảo phải giao cho cháu khi cháu
khôn lớn. Khi mẹ cháu mất ta đem dấu vào hai chỗ
khác. Hai cuốn sách luôn luôn ở
bên mình ta, vì ta sợ chểnh mảng sẽ bị cháy. Còn hai thẻ bài thì ta chôn ở dưới
gốc cây ổi trước nhà. Cháu hãy ra đó, dựa lưng vào cây ổi, mặt quay về hướng mặt
trời mọc, bước bốn bước. Bước của cháu nhỏ, chắc phải bước sáu bước, dừng lại
đào lên sẽ thấy một cái hũ bằng đất
nung, đập vỡ hũ cháu sẽ thấy một gói giấy
dầu đem vào đây cho ta.
Tuấn
lặng lẽ nghe theo lời bà lão, trước khi đi ra trước nhà còn
dặn:
- Bà
nằm nghỉ cho khỏe, cháu ra đào hũ đất nung sẽ vào liền.
Quả bà
lão tính toán rất chính xác, thằng bé đào được cái hũ vào đúng bước thứ sáu của
nó. Nó lấy cái hũ khằng kín lên, lấy cuốc đập vỡ thì thấy một bọc bằng giấy dầu,
mở ra, một chiếc hộp bằng sắt đã hoen rỉ. Nó phủi cho sạch rồi chạy bay vào với
bà lão.
- Bà
ơi, cháu đã tìm thấy rồi!
Bà lão
đang nhắm nghiền đôi mắt vì mệt, bà chống tay ngồi dậy
nói:
-
Ðược, đưa cho ta.
Bà
lão đỡ chiếc hộp trong tay thằng bé, nhìn quanh một lúc rồi mới mở hộp thiếc
ra.
Trong hộp thiếc còn một gói vải đỏ, bà ta tay run run mở gói vải đỏ, Tuấn thấy
có hai chiếc thẻ bằng ngà, một chiếc dài và một chiếc ngắn, trên có chạm trổ
hình hai con rồng cuộn chung quanh mấy hàng chữ nho. Bà gói lại cẩn thận, bỏ gói
vải đỏ đó vào hộp đồi mồi, đậy nắp lại và đưa cho thằng bé rồi
nói:
-
Cháu hãy ráng giữ kỹ những di vật nầy. Nhờ nó cháu có thể từ từ tìm ra thân thế
của cháu. Có điều cháu nên nhớ là không bao giờ được lộ các di vật nầy cho bất
cứ một ai. Thế gian nầy có nhiều chuyện khó có thể lường được. Cẩn thận và kín
đáo luôn luôn có lợi.
Bà
lão nghỉ mệt một lúc rồi thều thào:
-
Sau nầy khi ta mất rồi cháu hãy lên Linh Sơn Tự ở Qui Nhơn tìm người đầu bếp
trong chùa tên là Sáu Tuyên để mà nương tựa. Ông nầy tính tình rất cổ
quái, ráng
chịu đựng sẽ được ấm thân. Khi gặp ông ta cháu tìm cách đọc hai câu thơ như
sau,
nhưng không được trực tiếp đọc cho ông ta nghe mà chỉ vô tình mà đọc lên vậy.
-
Giang đầu nợ nước hai vai gánh,
-
Trước mặt thù nhà một hướng đi.
-
Dạ, cháu xin ghi nhớ.
Nói
xong, Tuấn đem các di vật cất vào chỗ mà nó thường cất những gì mà nó cho là quý
nhất. Nó biết trước đây các vật nầy đã được chôn dấu riêng rẽ cho nên định bụng
cũng sẽ làm như vậy trong nay mai. Cất các món đồ đó xong nó đi xuống bếp nấu
cháo cho bà lão ăn. Tối hôm đó nó chỉ ăn một củ khoai nướng rồi đi ngủ vì lương
thực dự trữ đã hết từ mấy hôm nay rồi.
Thế
rồi mấy hôm sau, khi thức dậy như thường lệ, Tuấn chạy đến thăm bà
lão, thấy bà
ta nằm yên, nó tưởng bà lão đang ngủ, nó đi ra ảng nước rửa mặt rồi đi nấu cháo
cho bà lão. Khi cháo chín, nó bưng đến cho bà ta ăn. Nó kêu bà
lão, không thấy
bà lão trả lời. Nó lấy tay lay bà lão thì khám phá xác bà lão lạnh ngắt. Tội
nghiệp cho thằng bé, nó biết bà lão đã bỏ nó để đi đến một nơi nào đó thật
xa.
Nó gào thét thảm thiết, ôm lấy xác của bà lão, lay mạnh. Khóc một hồi, nó vùng
dậy chạy qua nhà hàng xóm cầu cứu. Hàng xóm vẫn thường lui tới giúp thằng bé lo
cho bà lão, khi hay tin bà lão đã chết, họ xúm nhau lo hậu sự cho bà
ta. Ma chay
xong xuôi, Tuấn ở lại với bà lão cho đến lễ giỗ một trăm ngày rồi Tuấn mới xếp
đặt, khăn gói đi kiếm bác Sáu Tuyên.
Trên
đường đi lên tỉnh, Tuấn ghé ngang nhà Trương bá hộ để giã từ thầy và bạn
bè. Lão
Trương là người giàu có nhất làng. Vì địa phương không có trường học, lão đã mời
thầy về dạy cho đứa con gái duy nhất của lão tên Dung, đồng thời giúp đỡ cho con
cái dân làng được học hành đôi chút. Tuấn tuy côi cút nghèo khổ nhưng cũng được
Trương ông gọi đến cho học.
Trong
đám học trò của thầy Hương, Tuấn là đứa học trò gương mẫu và học giỏi nhất, cho
nên dù con đông thầy Hương không hề tiếc tiền mua áo quần cũng như sách vở và
bút viết cho Tuấn.
Vì
không có con trai lão Trương đã nhiều khi nhìn Tuấn, thầm ước ao Tuấn chịu làm
con của lão thì lão hạnh phúc đến ngần nào. Trước đây khi bà Hồng đến giúp việc
cho Trương bá hộ thường dắt Tuấn theo, nhờ tính lanh lợi và tháo vát của Tuấn
cũng như khéo chiều chuộng Dung, Dung đã coi Tuấn như anh mình vậy. Hôm đám tang
bà Hồng, ngoài Tuấn, Tư Hiền cùng ba người thanh niên khác giúp việc tang sự,
Dung cũng theo Tuấn đưa bà lão đến nơi an nghỉ cuối cùng, bên cạnh mồ mẹ của
Tuấn.
Tuấn
bước vào sân nhà của Trương bá hộ với lòng bồi hồi, đớn đau chua xót. Nhưng Tuấn
phải đi, dù Tuấn không muốn xa nơi chôn nhau cắt rốn của
mình, nhất là nơi đó
lại là nơi an nghỉ ngàn đời của hai người thân nhất của mình - Mẹ và bà
lão,
cùng những người như Tư Hiền, Thầy Hương và Dung một người bạn chí thân và chí
tình. Tuấn đang miên man suy nghĩ thì nghe có tiếng hỏi từ vườn
hoa.
-
Tuấn sao hôm nay không vào lớp học?
-
Dạ, thưa cháu đến chào ông bà và cô Dung cháu lên tỉnh.
Tuấn
nói trong nghẹn ngào.
- Ủa
tại sao lại đi gấp vậy? À này Tuấn, vào nhà ta có chút việc muốn nói với con.
Lão Trương bảo.
Tuấn
lặng lẽ theo lão Trương vào nhà. Trương bà đang ngồi nhai trầu ở phòng ngoài
thấy Tuấn và chồng bà đi vào nhà thì lên tiếng hỏi:
- Có
chuyện gì thế? Sao thằng Tuấn lại không ở trong lớp học?
- Dạ
thưa cháu đến để giã từ ông bà cháu lên tỉnh. Tuấn trả lời Trương bà một cách lễ
phép.
- Ủa,
cháu có bà con ở trên tỉnh hay sao? Trương bà thắc mắc.
|