Những từ dùng sai trong ngôn
ngữ tiếng Việt
LTS: Trong ư hướng muốn công luận hoá những khúc
mắc về ngôn ngữ Việt hiện nay giữa những người Việt thời Tự Lực Văn Đoàn
(Cũng như người Miền Nam trước năm 1975) và Người Việt trong nước.
Bài chỉ có tính cách tham khảo, nên đọc
để suy luận. Trên phương diện ngôn ngữ không nên quá khắc khe v́ mỗi
thời mỗi thay đổi, thí dụ như thời Pháp thuộc ta có những chữ như "Căng
tin (canteen), ông già (mon vieux), bà đầm (ma dame), xà bông hay xà
pḥng (savon), bót (post) ngay cả trong dời sống thường ngày của lớp trẻ
c̣n có tiếng bụi, tiếng lóng, tiếng giang hồ. Ngày nay thời điện tử, lớp
trẻ giao du với nhau bằng "Chat" th́ ngôn
ngữ méo mó đă đầy dẫy - trong mươi năm nữa
những ngôn từ này có thể trở thành thông dụng, ngay cả trong văn học.....
Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người
Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đă bị sử dụng không chính xác, bị biến
nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và
tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những
khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ
trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh căi, khiến cho văn bản kém
tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp
sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.
1.- Sai v́ không hiểu nghĩa gốc
Hán Việt.
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm
Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán
Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa
là cuối cùng. Vậy chung cư 終居
không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ
chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư
衆居 th́ mới ổn.
KHẢ NĂNG. “Khả năng”
可
能 là năng lực của con người,
có thể làm được việc ǵ đó. Thế mà người ta đă viết và nói những câu đại
loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con ḅ nầy sẽ
chết v́ bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người
ta đă nhầm lẫn giữa hai từ khả năng
可 能 (capacité,
capable) với khả dĩ 可
以 (possibilité, possible).
Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu,
c̣n từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.
QUÁ TR̀NH. Quá
過 là đă qua, tŕnh 程
là đoạn đường. Quá tŕnh là đọan đường đă đi qua. Nói thế nầy là đúng:
“Quá tŕnh thực hiện công việc đă gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy
trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá tŕnh thực hiện công tác sắp
tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp
nầy, phải dùng chữ tiến tŕnh, đúng cho cả 3 th́ quá khứ, hiện tại và
tương lai.
HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng
cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra
“ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười.
Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền h́nh, truyền thanh và báo chí nói
“huyền thoại Pelé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực
chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe
chướng tai? Huyền 玄 là màu
đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại
話 là câu chuyện. Vậy huyền
thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra.
Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa
sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông
Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao
gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó
th́ phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong
huyền thoại”. Ông bà ḿnh thường nói: “Dốt th́ hay nói chữ, có đúng
trong trường hợp nầy hay không?”
HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và
chữ thê đă có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để
chỉ người chồng người vợ là phi lư. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy
nhau) th́ được. C̣n nói hôn phu, hôn thê th́ có thể hiểu
昬夫,昬妻
là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân
昬君 là nhà vua u mê vậy.
2.- Sai v́ cố ư sửa nghĩa gốc Hán
Việt
ĐỘC LẬP Độc 獨
là riêng một ḿnh, Lập 立 là
đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một ḿnh,
không đứng chung với ai cả. Rơ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả
t́nh trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc
gia như thế đâu có đứng riêng một ḿnh mà đều có liên hệ với nhau trong
các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim,
Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất
hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra
nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên th́ liên quan đến
ngôn của Tàu chứ có liên quan ǵ đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai th́
chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.
PHONG KIẾN.封建 Phong kiến gồm
2 chữ phong tước 封爵 (ban
quan tước) và kiến địa 建地
(ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho
người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia,
với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu
ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ
nhà Tần trở đi th́ chế độ phong kiến bị bị băi bỏ và được thay bằng chế
độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu
châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ
có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme
absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là
sai. Có tài liệu c̣n bảo rằng sự cúng tế đ́nh chùa là tàn tích của phong
kiến th́ càng sai hơn nữa.
TIÊU CỰC, TÍCH CỰC
消極,
積極 Hiện nay, người ta gán
vào hai từ nầy ư nghĩa tốt xấu hết sức rơ rệt. Hành động nào tốt th́
được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu th́ gọi là tiêu cực. Thực
ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt th́ sự gán ép như thế là sai. Tich cực,
tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường
độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện
th́ ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn
côn đồ đi tổ chức ăn cướp th́ đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất.
Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải
về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đă giữ thái độ
tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế ǵ cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực
nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có
xấu đâu.
3.- Sai v́ không phân biệt được
tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).
QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ
Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ
không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hăy
bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa
đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật
忌日.Ở một vài tỉnh của Trung
Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm
là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.
GÓA PHỤ. Tôi đă gặp vài lần chữ góa phụ trong sách
vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đă chết. Gọi như thế là sai v́
tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi
người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) th́ mới
đúng.
ĐỆ NHẬT THÁC. Ở ngơ đi vào của một địa điểm du lịch,
có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết
như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng
chính), là theo văn phạm Hán Việt th́ cả hai chữ đều phải là tiếng Hán
Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có`
tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố
瀑
布, nhưng đó lại là tiếng Hán
thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể
dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”,
vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.
4.- Sai v́ không phân biệt được
văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.
X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là
tôi rất khó chịu khi nh́n thấy cái bảng “Pḥng X quang” Tôi khó chịu v́
cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể
kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ
nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính th́ đích thị sử dụng văn
phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy th́ cả 2 chữ đều phải
là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin th́ sai quá đi rồi. Về
khoa học, quang 光 có nghĩa
là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị
giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ
chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800
nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10
nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác
th́ chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia
X là sai be bét về vật lư sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu
ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đă bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao
không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa
đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X
QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao?
BÊ TÔNG HÓA con đường. Bê tông là từ phu, hóa là từ
chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép th́ cả 2 từ
đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton)
phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai v́
từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa
thành một khối bê tông. V́ vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một
cách b́nh thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.
C̣n một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi,
trong chương tŕnh truyền thanh, truyền h́nh như : nghèo hóa, giàu hóa,
no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ
Việt Nam!
NỮ NHÀ BÁO Tôi c̣n nhớ, trong chiến tranh I rắc,
sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên t́nh báo của Ư bảo vệ người nữ phóng
viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền h́nh ở Việt Nam loan
tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ!
Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ”
C̣n muốn dùng văn phạm ngược th́ phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên”
hay “nữ kư giả”. Ban biên tập các đài truyền h́nh không biết điều nầy
sao?
TRIỀU CƯỜNG. Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất
thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên
song.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ư nghĩa
khác nhau. Cường triều 強
潮 gồm tính từ đứng trước
danh từ th́ tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn
(haute marée). Triều cường 潮
強 th́ lại là một mệnh đề gồm
một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là con nước đang lớn
lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường th́ có thể sai
hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh
từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với tŕnh độ
và thói quen của đại chúng.
HẠT NHÂN. Đây là từ vật lư học chỉ các hiện tượng
xảy ra bên trong cái lơi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây
gọi là hạch tâm. Hạch 核 là
cái hạt, tâm 心 là cái lơi
hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép
theo văn phạm Hán Việt v́ cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta
chuyển sang dùng 2 từ Nôm th́ phải theo văn phạm nôm và phải gọi là
“nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không
thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi.
Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên
giữ từ phản ứng hạch tâm th́ hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của
giới b́nh dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.
TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất
bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ
những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai
về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán
Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc
賊có nghĩa là ăn cướp, đạo
盜 mới có nghĩa là ăn trộm,
thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm
văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng
là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một
từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh
trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt
釘 nhưng đă được Việt hóa
hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc th́ không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là
sai nghĩa v́ từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên
nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” th́ hơn.
C̣n vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên
đây như:
Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp,
Nhóm trưởng, phải sửa lại trưởng nhóm
Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ
Siêu bền, phải sửa lại rất bên
Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn
Vân vân…
5.- Dùng từ vô nghĩa
Bệnh viện DA LIỄU. Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy,
thú thật tôi không hiểu là cái ǵ. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó
là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ
thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục
như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu
花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ
không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu”
để chỉ cái bịnh lây qua đường t́nh dục cho những người hay lui tới các
hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đă là sai rồi. Bỏ luôn
chữ hoa, chỉ c̣n chữ liễu thôi th́ càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu
柳 th́ có nghĩa là cây liễu.
Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây
liễu !!!
ĐẠI TRÀ. Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử
địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu:
“Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng v́ dạy sử địa
bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là ǵ. Đại là lớn, c̣n trà là ǵ?
Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra th́ chẳng thấy
chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm măi anh mới rơ trồng đại trà là trồng
rộng răi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay
thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo.
Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế th́ cũng đáng buồn.
SỰ CỐ. Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng răi để
chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép
cố sự 故事 có nghĩa là chuyện
cũ chứ làm ǵ có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô
nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.
HOÀN CẢNH. Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”.
Đố các bạn biết người ta muốn nói ǵ? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang
sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn
như thế đó không ?
ĐÔI CÔNG. Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi,
đài truyền h́nh ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất
thường được lặp đi lặp lại. Theo dơi nhiều trận, tôi mới hiểu ư của các
ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn
công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy
đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rơ
ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc ḿnh. Có người nghĩ rằng, cứ bịa
ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng
như muốn làm giàu th́ kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ
nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được.
XÂY DỰNG. “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với
người yêu của ḿnh” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây
nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới dó. Viết văn như
thế th́ hết chỗ để phê b́nh rồi.
6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt.
NGƯỠNG. Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới
hạn rất xác định, một gạch ngang rơ nét, và bước qua vạch ngang đó th́
mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường
ngang, bên trong là pḥng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không c̣n
là pḥng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và
vượt qua ngưỡng 1% th́ đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, c̣n dưới cái
ngưỡng đó th́ không hề ǵ. Ngưỡng có nghĩa rơ ràng như thế và học sinh
nào cũng biết. Thế mà mổi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn
viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết
nổi. Tôi không trách người xướng ngôn v́ bản tin không phải do người
xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên.
KIÊU NGẠO. Có người nhờ tôi giải thích một câu nói
trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không
giải thích được v́ không rơ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu
căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc
chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn v́ dùng từ kiêu ngạo như thế là
sai rồi th́ không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.
TRAO ĐỔI. Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các
vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay
thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đă
trao đổi với đồng chí chử tịch”
7.- Dùng từ thiếu chính xác
CHẤT LƯỢNG. Chất
質là cái khối chứa bên trong
một vật (matière,) lượng 量là
tính chất của cái ǵ có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng
hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được (
masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”.
Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của
một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước
giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má c̣ có hại cho sức khỏe nữa”.
CẢM GIÁC. 感覺
Đó là sự nhận biết của cơ thể do ngoại giới tác động vào các giác quan
của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm
giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm
nghĩ. Thí dụ: ‘Với t́nh h́nh nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai
một cách trầm trọng.
THỐNG NHẤT. Thống nhất
統一 là làm biến mất t́nh
trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại
thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ư, cùng chung quan điểm.
Thí dụ, người ta đă nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất
đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.
GIẢI PHÓNG . Giải phóng 解放
là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ
áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách
sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng
thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng.
ĐĂNG KƯ. Đăng kư
登記 là chép vào sổ một vật
được đưa đến. Thế mà ngày, người ta nói: “Tôi đă đăng kư đi nước ngoài”
Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con
người, không thể nói đăng kư mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.
8.- Từ vựng lộn xộn.
LÁI XE. Đó rơ ràng là một động từ, hay đúng hơn là
một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta
cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. V́ vậy, người ta
có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái
xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở
miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, c̣n danh từ phải là người lái
xe hay muốn nói gọn hơn th́ dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng
được rơ ràng minh bạch.
YÊU CẦU. Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu cầu
anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để
dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đă biến hẳn thành
danh từ.
NGHIÊN CỨU SINH. Sinh
生 là tiếng Hán Việt. Dùng
làm động từ th́ sinh có nghĩa là sống, c̣n dùng làm danh từ th́ sinh có
nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh
là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rơ ràng như vậy,
thế mà tôi đă nghe người ta nói và đă thấy người ta viết những câu như
“Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy v́
lấy một danh từ làm động từ!
ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng
印象(impression) là cái h́nh
tượng do ngũ quan cảm xúc mà c̣n in sâu vào óc. Vậy ấn thượng là một
danh từ của tâm lư học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ
như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng
cảnh đó”. Hết sức bậy bạ
THẦN TƯỢNG. 神像
Từ nầy có nghĩa là h́nh tượng cao quư như thần. Vậy đây là danh từ nhưng,
cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó
rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?”
TRÊN. Rơ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở
thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rơ” hay “trên bảo,
dưới không nghe”.
LÀM TỐT. Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh
từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ
bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi,
học giỏi.
LĂNH ĐẠO. Tôi không t́m thấy chữ nầy trong các tự
điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay
领导 và có nghĩa là điều khiển,
hướng dẫn con đường đi. Vậy rơ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày
nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lănh đạo đă chỉ thị như thế”
Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu
thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được
minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rơ nghĩa, nay có biểu hiện
rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu
về. Tiếng Tàu th́ rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rơ điều đó.
9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng.
LƯU BAN. Học sinh kém quá không được lên lớp th́
gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban
班 là lớp học nhưng với tiếng
Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) th́ ban không phải là lớp học mà
có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng
tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp th́ không ổn chút nào.
Dùng chữ lưu cấp 留級 th́ gần
đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Ḿnh đă có chữ
thuần Việt đă dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay v́ phụ huynh học sinh
nào cũng hiểu được.
TRANH THỦ. Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975,
và có nghĩa là lợi dụng t́nh h́nh để làm được việc ǵ đó. Thí dụ: “trong
chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đă tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi
đă cố t́m hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có
trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.
Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi
nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lư v́ nó sẽ làm rối rắm
ngôn ngữ của ḿnh. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời
Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đă khác khá nhiều với tiếng
Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ư nghĩa. Thí dụ,大家
, tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đ́nh có vai vế
trong xă hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa
là tất cả mọi người. Một thí dụ khác:
東西 tiếng Hán Việt đọc là
đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc
là ḍng x́ và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được
xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách
bừa băi vào tiếng Việt.
10.- Đảo ngược từ kép làm sai
nghĩa.
ĐIỂM YẾU Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn
phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại
thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt th́ lại có nghĩa hoàn toàn khác
hẳn: điểm rất quan trọng.
THẤP ĐIỂM. Từ nầy thường được dùng sai một cách
thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đă được Việt hóa, nên có thể dùng theo
văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”.
Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có
hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm. Theo tiếng Nôm th́ thấp
có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt..
V́ vậy, khi nói điểm thấp th́ đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại
thành thấp điểm th́ có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc
báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng
điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm”
11.- Đảo tư kép bừa băi và không
cần thiết.
XA XÓT. Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác
phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đă viết là: “…ông
Năm xa xót nh́n hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa băi, chẳng nhằm
lợi ích ǵ. Với văn vần th́ có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi
luật; nhưng với văn xuôi th́ không thể đảo từ một cách bừa băi được.
C̣n rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội
vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển
khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh
chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt /
thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây
thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh;
ái ân / ân ái …..
Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết
ngay tức th́ được.
Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ
bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.
Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày ḿnh sẽ đọc được một
câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ,
dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ ḷng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!!
12.- Ghép từ bừa băi.
KÍCH CẦU. Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu
thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm.
Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh
đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại
rất phổ biến hiện nay.
GIAO HỢP. Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà
người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phài một
nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đ̣ cẩn thận: “Cô hăy sang
đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ư đồng chí giám đốc
muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ
nhân viên có hiểu đúng ư đồng chí giám đốc hay không
13.- Dùng từ dao to búa lớn
CHIẾN. Đá bóng chỉ là một tṛ chơi thể thao thuần
túy thế mà các xướng ngôn viên và b́nh luận viên của chúng ta luôn luôn
gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến th́ phải có đổ máu, phải có quyết tâm
tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn. Một hôm đi
ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang
nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật ḿnh không hiểu tại sao
giữa hai nước anh em Tây ban nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh.
Tôi vội vă móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc.
Đọc xong, tôi ngă ngửa, Th́ ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức,
hai đội tuyển bóng tṛn của Tân ban nha và Bồ đào nha gặp nhau trong
cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua
cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay.
CHIẾN ĐẤU. Tôi đă từng nghe nói: “Chúng ta phải
cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ.
NGÀI. Đă có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập
trường ta bạn thù, người ta gọi các lănh tụ của nước tư bản bằng thằng
nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản th́ ai người ta cũng gọi
bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có
vẻ nịnh bợ quá đi thôi.
THAM QUAN. 參觀
Đi chơi để ngắm cảnh th́ gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một
công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.
NGHIÊN CỨU SINH. Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều
khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc ḿnh là đi nghiên cứu.
14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm
một cách kỳ cục.
KHẨN TRƯƠNG Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Uc
từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu
hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng
b́nh. Đang ngủ say, bỗng thầy giật ḿnh tỉnh dậy v́ tiếng loa “… hành
khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi
buồng của toa xe v́ tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra.
Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống
tàu ở ga nầy th́ nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn
cũng phải v́ ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và
chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng
mà thôi.
BÁO CÁO. Một người bạn đă nói với tôi: “Báo cáo anh,
chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo th́ cứ tưởng
anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường.
15.- Thay từ Hán Việt thông dụng
bằng từ Nôm bất hợp lư.
MÁY BAY LÊN THẲNG. Cái loại máy bay có thể bay lên
mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn
quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất
gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng,
không hiểu lư do tại sao.
LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ. Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy
quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 th́ sửa lại là
lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt.
Có người bảo rằng cái ǵ của ta th́ dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, c̣n
cái ǵ của kẻ thù th́ dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng
như thế th́ đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một
cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc ḿnh.
16.- Chưa có được những từ thỏa
đáng cho khoa học và kỹ thuật hiện đại.
COMPUTER dịch là máy vi tính là không thỏa đáng.
Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng
của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn
về kỹ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính
xác.
INFORMATION TECHNOLOGIE dịch là tin
học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, tecgnologie là một kỹ thuật, dịch bằng
một chữ học trơ trọi th́ không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học”
th́ 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm c̣n tín
mới là tiếng Hán Việt. *ON LINE, OFF LINE, dịch là trực tuyến và ngoại
tuyến th́ e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau th́
dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên
dùng 2 từ trực và ngoại th́ chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ
đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuất và ngôn ngữ.
(trich TrieuThanh Magazine)
http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/
Post ngày:
10/19/17
|