Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Lào Cai
Diện tích: 6.383,9 km²
Dân số: 626.2 ngh́n người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Lào Cai
Các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.
Dân tộc: Việt (Kinh), H’mông, Tày, Dao, Thái

 

Điu kin t nhiên

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.

 

Địa h́nh Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại h́nh, có địa h́nh thung lũng, có địa h́nh vùng núi thấp, địa h́nh vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).

                                  Phong cảnh Sa Pa                                        Sông Chẩy
 

 

Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, ḅ sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ t́m thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ t́m thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quư hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quư hiếm ở nước ta).

 

Lch s văn hóa

Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lăo Nhai” có nghĩa là “Phố cổ”. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào Cai. Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng. Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An Dương Vương. Thời phong kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn và một phần đất Chiêu Tấn, phủ Qui Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập gồm có 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo Thắng, các đại lư Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa. Năm 1955 huyện Phong Thổ chuyển sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập.


 

Tim năng phát trin kinh tế và du lch

Các dân tộc Lào Cai đă sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các h́nh khắc về bản đồ, chữ viết, h́nh người có niên đại cách ngày nay hàng ngh́n năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), di tích chiến thắng Phố Ràng... đặc biệt Lào Cai c̣n có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)...

 

Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có băi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn h́nh muôn vẻ. Hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu...

 

Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.

 

Dân tc, tôn giáo

Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nh́ có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngựi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán D́u, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nh́, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể.

                             Dinh Hoàng A Tưởng                               Chợ Mường Khương
 

Riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau. mới khảo sát sơ bộ Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở lào Cai rất đặc sắc. Loại h́nh lễ hội phong phú. Có hội cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng. Có hội có ư nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoá người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng làng, bản; có hội có quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long Mường Khương, hội Roóng PoỌc người Giáy ở Tả Van, Sa Pa...) nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh như hội xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà... thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng cao của Lào Cai cũng là mùa của lễ hội. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hoá.


 

Giao thông

Lào Cai là một tỉnh cửa ngơ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203km đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - an ninh - quốc pḥng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Lào Cai có điều kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Trên địa phận tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đă về đến xă, phường, thị trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại và phong kiến.

 

Lào Cai hiện có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ thông thương với Trung Quốc

Địa Danh Du Lịch Lào Cai,

Khu Du Lịch Hàm Rồng,
Chợ Phiên Sín Chéng,
Chợ Phiên tại Sa Pa,
Cổng Trời Si Ma Cai,
Băi Đá Sa Pa,
Đi T́m Lời Giải cho Băi Đá Sa Pa,
Phan Si Păng, (Fansipan),
Sa Pa,

 

Thành phố Lào Cai

Diện tích: 59,4km².
Dân số: 40.000 người.
Dân tộc: Kinh, Giáy, Tày, Dao, Hoa, Nùng, H’ Mông. 
Đơn vị hành chính: 

- Phường: 
Duyên Hải, Lào Cai, Cốc Lếu, Phố Mới, Kim Tân, Bắc Lệnh, Pom Hán, Xuân Tăng, Bắc Cường, Nam Cường, Thống Nhất, B́nh Minh.
- Xă: Vạn Ḥa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành

Lịch sử văn hóa

 

Thành phố Lào Cai như dải lụa trải dọc phía nam ngă ba sông Hồng, sông Nậm Thi. Cách đây khoảng 50 - 60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn ḿnh, đứt găy tạo nên thung lũng sông Hồng (có địa bàn Lào Cai). Thành phố Lào Cai, trước Công nguyên đă là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá quan trọng ở ven bờ sông Cối (sông Hồng). Thời phong kiến tự chủ, ngay vùng ngă ba sông đă h́nh thành đô thị cổ khá sầm uất gọi là “Bảo Thắng Quan”. Đó là cửa quan có thành luỹ, đồn binh bảo vệ, bất khả chiến bại. Bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với Hà Khẩu là “Lăo Nhai” - có nghĩa là phố cổ. Bên tả ngạn sông Hồng là một thung lũng bằng phẳng trồng nhiều cây gạo, mùa xuân hoa gạo đỏ rực bờ sông, v́ vậy gọi là “Cốc Lếu” (gốc gạo).

 

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

 

Với vị thế nằm ngay trên đường biên giới, được coi trọng đầu tư trùng tu các di tích, thành phố Lào Cai đang trở thành điểm du lịch có quy mô lớn, mỗi năm, có hơn trăm ngàn lượt du khách từ Trung Quốc và từ các nước khác đến thăm quan. Du khách đến Lào Cai, đi thăm các di tích, dạo quanh hệ thống đền chùa, người xem như thấy dấu ấn quá khứ đang trở về. Đó là ngôi đền Mẫu thờ bà chúa Thượng Ngàn cùng các vị thánh Đạo Mẫu. Đó là Đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo - Vị tướng lừng danh đánh giặc Nguyên Mông, năm 1257, đă chỉ huy quân đội Đại Việt pḥng thủ ở Lào Cai. Ngôi đền thờ toạ lạc trên đồi “Hỏa Hiệu”.

 

Trên đỉnh đồi, phía sau hậu cung c̣n có nhà “Phượng Đ́nh” có 8 con rồng thời Trần chầu xung quanh. Nổi bật giữa “Phượng Đ́nh” là tấm bia đá khắc về sự tích ngôi đền thờ Đức Thánh Trần: “Đền được khởi dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705)… Đền xưa vẫn trầm mặc uy nghi trên đỉnh Mai Lĩnh, nh́n xuống ḍng Nậm Thi uốn lượn…Hơn hai thế kỷ qua, đền không ngừng thu hút quần sinh, gồm đủ tao nhân mặc khách, nam thanh nữ tú, nam phụ lăo ấu, hành hương hướng thiện…”.

 

Đến Lào Cai, du khách c̣n muốn đến thăm thành cổ, pháo đài cổ. Thành cổ Lào Cai được xây dựng từ lâu đời, sử sách không ghi rơ. Năm 1872, sau khi đánh đuổi giặc Cờ Vàng ra khỏi Lào Cai. Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, ngày nay dấu vết của thành cổ vẫn c̣n một đoạn chạy dài từ phía sau đền Mẫu dọc theo sông Hồng. Thành đắp bằng đất trộn sỏi mật mía, cao hơn 2 mét, có nhiều lỗ châu mai, tháp canh bảo vệ. Pháo đài cổ được người Pháp khởi công, người Nhật mở rộng pháo đài có hệ thống hầm ngầm nằm sâu trong ḷng núi, nhiều hang ngách chằng chịt chứa nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.

 

Du khách đến thăm Lào Cai, không chỉ hành tŕnh theo tour du lịch lịch sử mà c̣n đến thăm những công tŕnh kiến trúc văn hoá – kinh tế hiện đại. Đó là quảng trường, đài tưởng niệm liệt sĩ. Hoặc lặng lẽ đến viếng đài tưởng niệm – nhà bia ghi sự tích Hồ Chủ Tịch lên thăm Lào Cai (ngày 23-24/9/1958). Công viên Nhạc sơn đang được xây dựng sẽ trở thành điểm vui chơi, giải trí quy mô lớn của vùng biên giới.

 

Giao thông

 

Thành phố Lào Cai cách Sa Pa 38km về hướng đông bắc, cách Hà Nội 338km. Thành phố Lào Cai là thành phố duy nhất trong toàn quốc nằm ngay sát đường biên giới, ở ngă ba sông Hồng và sông Nậm Thi. Thành phố Lào Cai c̣n là trung tâm các đầu mối giao thông toàn tỉnh. Từ đây, các tuyến đường lan toả về các huyện, thị xă. Ngày 28/3/1898, cây cầu Hồ Kiều được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi nối liền cửa khẩu Trung Quốc với Lào Cai. Ngày 01/02/1906, ga Lào Cai được khánh thành nối liền Côn Minh (Trung Quốc) với Hà Nội - Hải Pḥng. Hiện nay, mỗi ngày có hàng vạn lượt người qua cầu đường bộ Hồ Kiều II vừa được khánh thành cuối năm 2000, đường sắt sang Hà Khẩu, về Lào Cai

 

Huyện Sa Pa
Diện tích: 678,6km².
Dân số (31/12/2007): 52.524 người.
Dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh,Hoa.
Đơn vị hành chính:
- Thị trấn: SaPa
- Xă: Bản Khoang, Tả Giàng Ph́nh, Trung Chải, Tả Ph́n, Sa Pả, San Sả Hồ, Bản Phùng, Lao Chải, Hầu Thào, Thanh Kim, Tả Van, Sử Pán, Suối Thầu, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang

 
Điều kiện tự nhiên

Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa h́nh của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
 
                                     Thị trấn SaPa
 
                          Ruộng bậc thang ở SaPa
 

Ch́m trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu t́nh. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung b́nh 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung b́nh 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. 

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là băi. Địa danh của “băi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “băi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”. 

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đă viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt. 

C̣n thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ. 

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dăy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dăy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quư, hiếm. Ngoài ra dăy Hoàng Liên c̣n là “mỏ” của loài gỗ quư như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. 

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Ph́n ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đă đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) th́ Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. 

Sa Pa c̣n có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Ph́n có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đăng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Ph́n với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những h́nh thù kỳ thú như h́nh tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. 

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 ḥn chạm khắc nhiều h́nh kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mă được. Khu chạm khắc cổ đă được xếp hạng di tích quốc gia. 

Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những ḍng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
                                  Thủy điện Các Các
 
                 Khách du lịch nước ngoài ở chợ SaPa
 
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống măi với thời gian. 
 

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. 

Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đă đặt cho nó là “chợ t́nh”. 

Giao thông 

Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ B́nh Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy.

 

Huyện Bảo Yên

Diện tích: 820,9km².
Dân số: 69.264 người.
Dân tộc: Kinh, Tày, H’Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay.
Đơn vị hành chính: 
- Thị trấn: 
Phố Ràng.
- Xă: Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Dương, Điện Quan, Thượng Hà, Xuân Ḥa, Kim Sơn, Minh Tân, Xuân Thượng, Cam Cọn, Việt Tiến, Bảo Hà, Yên Sơn, Lương Sơn, Long Phúc, Long Khánh.

Đền Bảo Hà - di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng, là điểm du lịch văn hoá tín ngưỡng nổi tiếng cả nước. Đền được xây dựng ở chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng thuộc xă Bảo Hà, khu vực Đền có phong cảnh hữu t́nh, trên bến dưới thuyền, kết hợp hài hoà cảnh sắc thiên nhiên, giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy - một danh tướng thời Lê (thế kỷ 18) có công dẹp giặc, giữ nước, khai mỏ, khẩn điền bảo vệ biên cương, từng được các triều vua nhà Nguyễn tặng chữ “Trần An Hiển Liệt”, sắc phong “Thần Vệ Quốc”, được nhân dân tạc dạ ghi ơn, đă nằm xuống tại nơi đây.

 

Nằm ngay giữa trung tâm huyện lỵ Bảo Yên, trên đồi cao nơi ngă ba Ng̣i Ràng - sông Chảy, di tích đồn Phố Ràng đă tạc vào lịch sử chiến công vang dội của Tiểu đoàn Phủ Thông (Tiểu đoàn 11) bộ đội chủ lực ta phá vỡ một mắt xích quan trọng trong pḥng tuyến Nghĩa Lộ - Bảo Hà - Phố Ràng - Nghĩa Đô - Yên B́nh của thực dân Pháp uy hiếp khu căn cứ địa Việt Bắc của ta. Chiến thắng Phố Ràng c̣n giáo dục măi măi truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau.

 

Nói đến Bảo Yên, không thể chỉ kể đến mảnh đất đă nổi tiếng qua “Trận Phố Ràng” của Trần Đăng năm xưa - Bảo Yên c̣n là cái nôi văn hoá của các cư dân sinh sống lâu đời, là nơi bản sắc văn hoá của các dân tộc Bảo Yên được giữ ǵn, lưu truyền, đan xen hoà quyện. 
 

Đó là các lễ hội đặc sắc của dân tộc Tày: Hôi Đ́nh của người Tày làng Già tổ chức vào mồng sáu tháng Giêng cúng Sơn thần, dâng lợn đen, tung c̣n, hát giao duyên; hội Cốm và rằm tháng Tám, gái trai thi giă cốm và hát giao duyên, giă cốm theo điệu nhạc “Kéng Loỏng”, múa dệt cửi, nhặt trám, hát nôm Tày và các lễ dâng Trăng, gọi nàng Trăng xuống chơi; là lễ cấp sắc của người Dao Tuyển với những nghi lễ mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, là làng cổ người Tày Nghĩa Đô với những sinh hoạt văn hoá c̣n giữ nguyên bản sắc; là kho tàng văn hoá Dao vô cùng đặc sắc và phong phú với hàng trăm cuốn sách cổ c̣n lưu giữ được, khẳng định nền văn hoá độc đáo và phát triển của người Dao...

 

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, ngày nay bộ mặt của Bảo Yên đă có nhiều đổi thay, kinh tế ngày một tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Năm 2000 giá trị tổng sản phẩm toàn huyện (GDP) đạt trên 124 tỷ đồng, sản lượng lương thực quy thóc đạt 23.668 tấn, các chương tŕnh định canh định cư, xoá đói giảm nghèo được thực hiện bước đầu có hiệu quả.

 

Phát huy những tiềm năng và thế mạnh, Bảo Yên đang từng bước đi lên vững chắc đẩy lùi nghèo đói, xây dựng quê hương giàu đẹp, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xă hội mà Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện lần thứ 12 đă đề ra
 
 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17