|
-
TRẦU CAU QUA THI CA
-
-
Nguyễn Quư Đại
-
-
-
-
-
Duyên anh sánh với t́nh anh tuyệt vời
-
Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
-
-
-
Ngày
xưa người Việt thường có thói quen ăn trầu trở thành phong tục,
chuyện thần
thoại Trầu Cau ( truyền tụng qua dân gian nêu lư do tại sao có
tục ăn trầu. Thời đó đàn ông hay đàn bà thường có mang theo túi
trầu, trong nhà có giỏ trầu cau, b́nh vôi bằng sứ hay bằng sành, con
dao nhỏ để bổ cau, rọc trầu, cái khay gỗ h́nh vuông cẩn ốc xa cừ để
diă trầu mời khách.
-
-
Qua thi
ca trầu cau liên quan đến t́nh duyên, về hôn nhân đôi khi không đ̣i
hỏi mâm cao cổ đầy, bạc vàng châu báu, nhưng tuyệt đối phải có trầu
cau, các vùng thôn quê đôi khi hai gia đ́nh nhận lễ vật trầu cau,
chai rượu trở thành suôi gia.
Mặc dù
ngày nay, con người đă tiến xa hơn trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xă
hội - văn hóa, nhưng đây là một phong tục đẹp,
thể hiện bản sắc riêng,
lưu lại mỹ tục đó, trầu cau làm sính lễ tăng thêm phần long trọng,
nhà gái nhận lễ vật tặng bà con, hàng xóm gói trà, cái bánh, trái
cau lá trầu, dù ít người c̣n ăn trầu chẳng ai từ chối.
-
-
Tuy nhiên đời sống tại Việt Nam các vùng quê ít người
lớn tuổi c̣n ăn trầu có hàm răng đen. Các quốc gia Âu Châu không
trồng trầu cau, như Việt nam và các nước Tích Lan, Lào, Cambodia,
Thái Lan, c̣n tục ăn trầu và trồng trầu cau. Nguồn gốc cây cau dây
trầu ở Mă lai, được ảnh hưởng nhiều người sinh sống vùng bán đảo
Đông Nam Á. từ đó du nhập vào Việt Nam (2) Các nước Cambodia, Mă
lai. Indonesia, Ấn độ c̣n ăn trầu. Tôi phỏng vấn một số sinh viên du
học từ các nước trên, được biết ở vùng quê của họ c̣n tục lệ ăn
trầu. Tích Lan (Sri lanka) ngày nay mọi nghi lễ đều dùng trầu; ngay
cả việc dâng cau trầu lên cúng Phật (3)
-
-
Sự Tích Trầu Cau của Việt Nam có thể hoang đường? câu
chuyện ấy dù sáng tạo nhưng khuyên người đời sống phải thủy chung,
đạo đức gia đ́nh luôn được đề cao, phong tục thời xa xưa đàn bà dù
không ăn trầu nhưng phải nhộm răng đen “bỏ công trang điểm má hồng
răng đen “ Dù giàu hay nghèo tại thôn quê đều có trồng trầu cau. Qua
ca dao hay các hội hè đ́nh đám, xướng họa nhiều đề tài về trầu cau,
được các nhạc sĩ phổ thành những ca khúc bất hủ. Ca dao phản ảnh
t́nh cảm, gia đ́nh và xă hội. Ḥa hợp giữa con người với thiên
nhiên, thi ca phát xuất tận đáy ḷng đơn sơ, bóng bẩy, ấm áp như ánh
nắng ban mai, mát mẽ như ngọn gió chiều dịu dàng như ánh trăng non.
-
-
Trầu cau không phải thứ đắt tiền, dùng nó làm lễ vật hôn
nhân như là giao ước giữa hai họ. Trong vườn miền quê thường trồng
cau ngay hàng thẳng lối, thân cây cau có dây trầu leo quanh. Từ
Saigon theo quốc lộ 1 về phía Tây Bắc khoảng 10km, qua cầu Tham
Lương, rẽ trái một đoạn vào tỉnh lộ 14 là đến địa danh
18 Thôn Vườn Trầu gọi là (Thập Bát Lưu Viên)
(Hóc Môn Bà Điểm)
-
-
-
-
Em
về, anh gởi buồng cau
-
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
-
-
Lịch sử
ghi lại vua Lê Đại Hành ngồi trên ḿnh ngựa mời sứ giả nhà Tống cùng
ăn trầu, đó cũng là nghi lễ ngoại giao.Trầu cau giúp cho nhiều người
nên vợ chồng. Ngày xưa quan niệm hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy. Cha mẹ hai bên quyết định rồi con cái không thể căi lại. Chàng
yêu nàng tha thiết “t́nh trong như đă mặt ngoài c̣n e” Cha mẹ nàng
nhận lễ vật trầu cau qua lễ hưá hôn của người khác. Chàng trách em
sao vội lấy chồng, để anh chờ đợi biết mặn nồng cùng ai ? Nhưng nàng
nhẹ nhàng giải th́ch
-
-
Ba đồng một mớ trầu cây
-
Sao anh không hỏi những ngày c̣n không
-
Bây giờ em đă có chồng
- Như chim vào lồng như cá cắn
câu
-
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
-
Chim vào lồng biết thưở nào ra
-
-
Tục lệ
trao trầu cau là một trong những nghi lễ không thể bỏ qua trong việc
biểu lộ t́nh yêu của thanh niên nam nữ . Đó cũng là một trong những
lệ làng được quy định trước khi đôi trai gái tiến đến hôn nhân.
Trầu cau làm sính lễ, người con gái băn khoăn muốn từ chối ngay từ
lúc đầu trong lễ cầu hôn
-
-
Ai bưng cau trầu đến đó
-
Xin chịu khó mang về ,
-
Em đang theo chân thầy gót mẹ
-
Để cho trọn bề hiếu trung
-
-
Miếng
trầu là đầu câu chuyện, gặp nhau thường mời trầu, để dễ dàng gợi
chuyện thăm hỏi
-
-
Tiện đây ăn miếng trầu
-
Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là ?
-
Có trầu mà chẳng có cau
-
Làm sao cho đỏ môi nhau th́ làm
-
-
Nhưng người con gái khi đă yêu đôi lúc giấu cha giấu mẹ,
têm trầu đưa cho bạn trai ngầm nói với bạn trai khi vào nhà, biết
cách cư xử.
-
-
Miếng trầu có bốn chữ ṭng
Xin chàng cầm lấy vào trong thăm nhà
Nào là chào mẹ chào cha
Cậu cô chú bác... mời ra xơi trầu
-
-
Vườn
quê thơm mùi hoa của những buồng hoa cau đang nở rộ dưới nắng ấm
miền quê đôi trai tài gái sắc qua một lần gặp gỡ, để rồi nhớ rồi
thương t́nh yêu chân thành thiết tha
-
-
Vào vườn hái qủa cau xanh
-
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
-
Trầu nầy têm những vôi tàu
-
Ở giửa đệm quế, đôi đầu thơm cay
-
Mời anh sơi
miếng trầu này
-
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù mồng
-
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
-
xơi năm ba miếng kẻo ḷng nhớ thương
-
-
khi
bước vào tuổi trưởng thành, con trai, con gái được tự do trong t́nh
yêu đôi lứa. Họ biết nhau rồi quen nhau nhờ các buổi làm nương rẫy
hay những lần gặp nhau trong dịp lễ hội của làng, và miếng trầu đă
làm môi giới cho t́nh yêu của họ để rồi hứa hẹn mơ ước tương lai
tươi sáng, hay để rồi tuyệt vọng ngẩn ngơ
-
-
Cho anh một
miếng trầu vàng
-
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm
-
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
-
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già
-
-
Anh về cuốc đất trồng cau
-
Cho em trồng ké dây trầu một bên
-
Mai sau trăm họ lớn lên
-
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà.
-
-
Tùy
theo phong tục mỗi địa phương sính lễ thường khác nhau, tuy nhiên
không thể thiếu được buồng cau, anh chàng kín đáo với nghệ thuật tán
gái tinh tế hoặc với giọng bông lơn như chuyện nhờ khâu áo nhờ khâu
hộ chỉ đường tà để khi nào lấy chồng sẽ trả công, người t́nh nguyện
giúp từ lễ nghi cho đến việc ăn ở chiếu nằm, chăn đắp ..chàng không
nói rơ mà người con gái đó thừa hiểu chú rể là chàng rồi
-
-
Giúp em một thúng
xôi ṿ
-
Một con lợn béo một ṿ rượu tăm
-
Giúp em đôi chiếu em nằm
-
Đôi chăng em đắp đôi tằm em đeo.
-
Giúp em quan tám tiền cheo
-
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau
-
-
Nếu
chẳng may t́nh duyên không thành mà t́nh cảm c̣n nguyên vẹn, lời
chàng cũng xót xa đưa
-
-
Nụ tầm xuân nở ra
xinh biếc
-
Em có chồng anh tiếc lắm thay
-
-
Các bà mẹ thường răn dạy con gái lúc trưởng thành, phải
có những đức tính : công-dung-ngôn-hạnh, không nên vội vàng lẫn lơ
nhận trầu cau của người khác, luân lư gia đ́nh được xem là một nền
tảng vững chắc
-
-
Đi đâu cho đổ mồ hôi
-
Chiếu trăi không ngồi trầu để không ăn
-
Thưa rằng bác mẹ tôi răng
-
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
-
-
Có thể nàng từ chối miếng trầu, cũng có nghiă từ chối sự
tiếp xúc để tiến đến t́nh yêu với thái độ dè dặt, kín đáo nghi kỵ
-
-
Sáng nay tôi đi hái dâu
-
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
-
Hai anh đứng dậy hỏi han
-
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
-
Thưa rằng tôi đi hái dâu
-
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
-
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
-
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
-
-
Trầu
cau dù gói đẹp xanh tươi hấp dẫn, nhưng cần cẩn thận khi ăn phải
kín đáo mở ra xem có nhiều vôi hay bùa mê thuốc độc trong đó chăng ?
-
-
Ăn trầu th́ mở trầu ra
-
một là thuốc độc hai là mặn vôi
-
-
Miếng trầu ăn nặng bằng ch́
-
Ăn rồi em biết lấy ǵ đền ơn
-
Miếng trầu ăn chẳng là bao
-
Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn
-
-
Người
ghiện trầu đôi khi run tay dù đói no phải ăn một miếng trầu cau.
Nhưng với t́nh yêu mời nhau ăn trầu có những băn khoăn thương nhớ
đợi chờ ? có khi lời nói th́ b́nh tĩnh nhưng không che giấu mối cảm
t́nh nồng nhiệt đang như ch́m xuống để thấu tâm can nàng
Miếng
trầu như là một phương tiện mở đầu, là chất keo cố kết những t́nh
cảm thiêng liêng, thầm kín mà cả đôi bên không thể nói bằng lời.
Miếng trầu quả cau sẽ là "người mối" nói hộ t́nh yêu cho họ.
-
-
Vào vườn hái quả cau xanh
-
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
-
Trầu này têm những vôi tầu
-
Giữa thêm cái cánh hai đầu quế cay
-
(Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay)
-
Trầu này ăn thật là say
-
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
-
Dù chẳng nên vợ nên chồng
-
Xơi dăm ba
miếng kẻo ḷng nhớ thương
-
-
-
Trầu bọc khăn trắng cau tươi
-
Trầu bọc khăn trắng đăi người xinh xinh
-
Ăn cho nó thỏa tấm ḷng
-
Ăn nó thỏa sự ḿnh sự ta
-
-
-
Từ ngày ăn phải miếng trầu
-
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
-
Một thương hai nhớ , ba sầu
-
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
-
-
Những
giao tiếp giữa nam nữ thời phong kiến thường bị giới hạn, t́nh yêu
trai gái tưởng như xa xôi rời rạc.. nhưng t́nh yêu chân thành và
nồng nhiệt tương tư
-
-
Từ ngày ăn phải miếng trầu
-
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
-
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
-
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
-
Làm cho quên mẹ, quên cha
-
làm cho quên cửa, quên nhà
-
làm cho quên cả đường ra, lối vào
-
làm cho quên cá dưới áo
-
quên sông tắm mát, quên sao trên trời
-
-
-
Con gái
xa gia đ́nh về nhà chồng làm dâu, ngày xưa thường va chạm sinh hoạt
gia đ́nh « mẹ chồng nàng dâu », hay bị ép buộc lấy nhau để rồi đêm
nằm cạnh chồng thở than cuộc t́nh
-
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Cau khô ăn với trầu vàng xứng không ?
-
-
Người
đời thường nói “thương nhau bỏ chím làm mười, hay thương nhau
trái ấu cũng tṛn, ghét nhau trái bù ḥn cũng méo“, trái cau
cũng được phân chia cho sự ghét thương
-
-
Thương nhau cau sáu bửa ba
-
Ghét nhau cau
sáu bửa ra làm mười
-
-
Yêu nhau trầu vỏ cũng say
-
Ghét nhau cau đậu đầu khay chẳng màng
-
-
-
-
Các hội
hè đ́nh đám trai tài gái sắc dùng đề tài trầu cau hát đối nhau hồn
nhiên trong sáng, lời hát đối đáp ngọt ngào trong lễ giáo gia đ́nh
không sàm sở, nhưng vượt qua ảnh hưởng lâu đời của nho giáo “
Nam nử thụ thụ bất thân“
-
-
Gặp nhau ăn một miếng trầu
-
Gọi là nghiă cũ về sau mà chào
-
Miếng trầu đă nặng là bao
-
Muốn cho đông liễu tây đào là hơn!
-
Miếng trầu
kể hết nguồn cơn
-
Muốn cho đây đăy duyên nào hợp duyên
-
Hay là
-
Trầu nầy trầu quế, trầu hầu
-
Trầu loan trầu phượng, trầu tôi lấy ḿnh
-
Trầu nầy, trầu nghiă, trầu ḿnh lấy nhau
-
Trầu nầy têm tối hôm qua
-
Giấu cha giấu mẹ đem ra cho chàng
-
Trầu nầy không phải trầu hàng
-
Không bùa không thuốc sao chàng không ăn
-
Hay là chê khó chê khăn
-
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.
-
-
-
Nữ sỉ
Hồ Xuân Hương lận đận t́nh duyên, đời sống t́nh cảm kém may mắn, làm
cho bà nghi ngờ màu xanh của lá trầu, màu trắng của vôi (lạt như ốc
bạc như vôi)
-
-
Qủa cau nho nhỏ miếng trầu ôi
-
Này của Xuân Hương đă quẹt vôi
-
Có phải duyên nhau th́ thắm lại
-
Đừng xanh
như lá bạc như vôi
-
-
Tiếng
hát ru con của mẹ hiền, đề cập đến trầu cau nhu cầu không thể thiếu
trong những lần đi chợ,
-
-
Ru con con thét cho muồi
-
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
-
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
-
Mua cau Nam phổ mua trầu chợ Dinh
-
(Tùy
theo mổi điạ phương có thể thay đổi tên chợ )
-
-
Các cụ
bà nhai trầu khó khăn, nên dùng cối đá nhỏ giả trầu, hay cái ống
xoáy bằng đồng, có chià dài phần dưới 3 cái răng nhỏ, bỏ trầu cau
vào đó xoáy nhỏ. Ăn trầu cũng có nghệ thuật, chọn lựa cau tươi vỏ
mỏng ruột nhiều, trầu tươi kèm theo quế hay vỏ của loại cây chay, ăn
kèm với cục thuốc lá nhỏ vôi phải màu hồng.. Trần Tú Xương thi hỏng
măi, bất măn với đời nghe người ta chúc tết sống lâu hưởng phước lộc
cho đến đầu bạc răng long .Làm thơ trào phúng
-
-
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
-
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu ra
-
Phen nầy ông quyết đi buôn cối
-
Thiên hạ bao nhiêu đứa giả trầu
-
-
Ngày xưa đàn ông hay đàn bà thường bới tóc, họ quan niệm
“cái răng cái tóc là vóc con người”, thời ấy hàm răng đen như huyền
th́ sang trọng quư phái. Nhưng vào thế kỷ thứ 19 .Văn hóa Tây phương
du nhập vào Việt nam, đời sống văn minh thay đổi. Phong trào Duy Tân
phát xuất từ Quảng nam (1905-1908) khởi đầu cuộc cách mạng khai trí
dân sinh đă phá các hủ tục, kêu gọi đàn ông hớt tóc ngắn, cắt móng
tay dài lá răm, mặc âu phục…..Mỹ phẩn nhập vào Việt Nam như son,
phấn dầu thơm..giúp đàn bà trang đ́ểm cho nét đẹp, sống ở thành phố
phần nhiều bỏ hẳn tục nhộm răng đen ăn trầu.. Bởi vậy khuynh hướng
thay đổi qua thi ca
-
-
Năm quan mua lấy miệng cười
-
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen
-
-
-
Đời
sống thay đổi đàn ông ít mặc áo dài khăn đóng, hay khăn nhiễu bịt
đầu được thay thế bộ Âu phục gọn gàn, khăn điều vắt vai đôi guốc gổ
từ từ biến mất thay vào đó đôi giày da, thêm chiếc cà vạt xinh đẹp.
Hàm răng của các nàng trắng đẹp như hạt bắp, môi son đỏ tươi nở nụ
cười đẹp như hoa . Làm cho các chàng say đắm nên hỏi nàng rằng
-
-
Người về có nhớ ta chăng ?
-
Ta về ta nhớ hàm răng người cười
-
-
Ca dao được ca tụng qua dân gian, hiện hữu trong đời
sống của người dân Việt. Chúng ta rời quê hương, khó t́m được lại kỷ
niệm như những ngày sống tại quê nhà trong những buổi trưa hè, đêm
trăng thanh gió mát
mùi hương cau từ những buồng non mới nứt
thơm ngát, nghe tiếng hát ru con của mẹ hiền với
những câu ca dao quen thuộc len lỏi vào hồn.
-
-
Nguyễn
Quư Đại
-
Munich Germany
-
-
-
1/ lượt
truyện Trầu Cau theo Lĩnh nam chích quái ghi rằng:
-
-
ngày xưa
gia đ́nh họ CAO sinh đôi được hai người con trai đặc tên là Tân và
Lang được gia đ́nh gởi theo học người thầy giáo họ LƯU.
-
Nhà
người thầy có một người con gái xinh đẹp gọi là Liên, Nàng thấy hai
chàng đẹp trai chăm học đêm ḷng yêu mến. và muốn lập gia đ́nh với
người anh, nhưng không thể phận biệt được v́ hai người giống
nhau..Một hôm Liên đem bát cháo và đôi đủa ra mời hai người, để thử
xem ai là anh. Lang mời Tân ăn trước.( người em nhường cho anh. Liên
nhận ra người anh nên xin thân phụ kết hôn với Tân)
-
Hai vợ
chồng sống hạnh phúc, nhưng người em là Lang cảm thấy buồn v́ t́nh
anh em bị san sẽ với Lang phần nào khi người anh lập gia đ́nh sống
riêng với hạnh phúc. Lang âm thầm bỏ nhà đi về quê. Đi măi , Lang
gặp một ḍng suối lớn chận ngang phía trước. Lang ngồi buồn bên bờ
suối khóc cho đến chết, rồi hóa ra một cây CAU. Tân thấy vắng em qúa
lâu lên đường đi t́m em. Đến bên bờ suối thấy xác em, Tân thương em,
và nghĩ rằng v́ ḿnh xảy ra việc nầy nên liền đập đầu vào cây CAU để
chết hóa thành Tảng Đá vôi, người vợ thấy chồng đi t́m em không trỡ
về. lại đi t́m chồng gặp xác chồng bên bờ suối cạnh cây CAU , Liên
vật ḿnh vào tảng đá từ trần rồi hóa thành Dây trầu , bám vào Tảng
đá leo lên Cây cau.
-
Thân phụ
của bà Liên xúc động trước t́nh cảm thiên liêng, cho lập miếu thờ ba
người đă ra đi trong T́nh yêu và Đạo nghiă làm người. Măi cho đến
một hôm vua Hùng Vương di qua xứ đó, ngồi bên bờ suối , thấy cây
xanh lá mọc bên Tảng đá bu quanh cây .Liền hỏi người điạ phương
biết được sự tích. sai người bổ qủa cau ,lấy một miếng nhai với
trầu, và nhổ nước hổn hợp trầu cau lên tảng đá, bổng nhiên tảng đá
vội có màu đỏ. Vua truyền mọi người lấy giống về trồng để dùng từ đó
nước ta có tục ăn trầu
-
-
2/ Trần
gia Phụng sđd Quảng nam trong lịch sử trang 21 .trích theo tài liệu
trong mục Betelnut. Encyclopaedia Britannica q.3 trang 551 USA 1972
-
3/
Giữa chốn cung vàng của Thích Như Điển trang 169
Mời xem
Giai Thoại Trầu Cau:
Năm
bà Đoàn Thị Điểm 25 tuổi (1730) th́ thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng
mẹ và anh đưa linh cữu về quê mai táng, rồi từ đó ba mẹ con lại tới ngụ
cư ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.
Bấy giờ
bà Điểm thường thay anh trong việc tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái
tài sắc, lại giỏi về khoa giao tế, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi.
Người ta đồn rằng: khi bà Điểm giúp anh tiếp khách tuy “dâng rau muối
mà hơn cả trân tu”. Do đó, khách đến thăm anh bà đă nhiều, mà những
khách “phong lưu công tử” đến để ḍm ngó bà cũng lắm.
Khi ấy
có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà Tĩnh) với các bạn là
tiến sĩ Nhữ Đ́nh Toản ở xă Hoàng Trạch (Hải Dương) và tiến sĩ Nguyễn
Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Đông) cùng kéo nhau đến nhà bà Điểm. Các
“thầy giám” được bà Điểm tiếp đăi rất lịch sự, bà cho người bưng khay
trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối:
Đ́nh
tiền thiếu nữ khuyến tân lang
Hai chữ
thiếu nữ ở đây có hai nghĩa: “gió nhẹ” hoặc “cô gái”. Hai chữ
tân lang là “cây cau” th́ đồng âm với hai chữ tân lang là
“chàng rể”. Bởi vậy vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa.
Một
là: Trước sân gió thoảng phất cây cau.
Hai
là: Trước sân cô gái mời chàng rể.
Các thầy
đọc xong vế đối, rồi sáu mắt ngó nhau, chẳng ai đối lại được. Thế là
trầu cũng chẳng kịp ăn, ư định cḥng ghẹo cũng tiêu tan hết, các thầy
đành nhă nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vă rút lui...
Một Góc
cạnh khác của 18 Thôn Vườn Trầu:
Một thuở làng Hương
Phóng sự của Hoàng Tùng
---o0o---
Nhắc đến Hóc Môn - Bà Điểm, người ta dễ nhớ đến cái tên
Mười tám thôn vườn trầu.
Dễ mấy ai biết, nơi đây c̣n là xuất xứ của nghề trồng
lài, điểm cung cấp hương liệu ướp trà gần như cho cả
miền Nam.
NHỮNG NHÁNH LÀI ĐẦU TIÊN
VỀ HÓC MÔN
... Ở An Phú Đông (Hóc Môn), người ta gọi ông Huỳnh Văn
Đặng (Ba Đặng) là ông tổ trồng lài. Ông năm nay đă 78
tuổi và đă gần 70 năm trong nghề trồng lài. Câu chuyện
về nguồn gốc cây lài ở Hóc Môn theo vào tâm trí tôi
cùng với hương lài thắm đượm trong vị trà ngọt, giữa
những ngày thu hoạch lài đang rộ của năm 2001.
Niềm đam mê lài của ông bắt đầu từ những năm 1938-1939.
Trong một dịp rất t́nh cờ, những khóm lài giống đầu tiên
lọt vào tay ông từ một người bà con làm thuê cho chủ
vườn hoa G̣ Vấp. Ôạng mang về Hóc Môn ươm được 30 cây.
Lài gặp đất tốt, phát triển nhanh, vài tháng sau ra hoa,
thơm vô cùng.
Lúc đó, ông chỉ nghĩ trồng chơi, ngờ đâu có người biết
lại hỏi mua 20 cây, trả mỗi cây một “cắc” (một cắc thời
đó mua được 5 tô ḿ bây giờ, ông cụ giải thích). Biết
người ta cần lài để nhân giống, trồng hái hoa bán cho
các tiệm trà, ông nhân giống thành 300 cây nữa.
Được hơn năm, lài ra bụi, ra hoa. Ngày nào ông cũng hái
bán cho tiệm trà Hiệp Mậu gần chợ Xóm Củi. Mà ngày đó,
ra Chợ Lớn khó lắm, chỉ có đường đi bằng xe lửa, cách
một hai tiếng có một chuyến. Những ngày Nhật ném bom, xe
lửa không hoạt động, ông cũng vẫn một ḿnh đi bộ mang
lài bán.
Thấy ông làm được, cả gia đ́nh làm theo. Thậm chí có ông
người Tàu ở Chợ Lớn tên là Tàu Hủ cũng đến t́m ông Ba
Đặng mua giống để trồng... Cứ thế lâu dần, cả một làng
An Phú Đông, lan sang đến Thạnh Lộc, Thạnh Xuân thành
những làng hoa lài.
MẢNH ĐẤT LÀNH
CHO HOA LÀI NỞ
“Đất xứ này thích hợp với cây lài”, ngồi bên ly trà thơm
ngát hương lài, cụ Ba Đặng tự hào: “Lài ra bông, trắng
và thơm ngát. Đành rằng ở Bến Tre, Long An, hoặc gần như
B́nh Dương, Củ Chi cũng có trồng, nhưng bông không thể
tốt và thơm được như bông ở đây. Năm trước, có một phái
đoàn người Pháp qua nghiên cứu về lài. Đến đây, họ cũng
mê nhất loại lài này, bởi hương thơm của nó. Ḿnh ở đây
chỉ biết cân kư hoa lài, chứ nghe nói bên Pháp, một kư
lài chiết xuất được 10cc tinh dầu, giá trị thị trường là
hơn 200 USD”.
Thật vậy, loại đất pha sét đen ở Hóc Môn (nay là quận
12) đă thành nơi trú chân lư tưởng cho cây lài. Lài mọc
dễ dàng đến nỗi, lúc nó được giá, nhà nào cũng trồng.
Khi mất giá, người ta lại bỏ đi.
Trồng lài mau thu hoạch. Nếu cây trà phải ba năm mới bắt
đầu thu hoạch th́ trồng lài chỉ sáu tháng đă có huê lợi.
Và cứ thế, một năm 365 ngày, chỉ trừ ba ngày Tết là
nghỉ, ngày nào chủ nhân của vườn lài cũng được gặt hái
thành quả của ḿnh. Lài trổ hoa mỗi ngày mà! Khi lài đă
ra bụi không cần phải chăm sóc nhiều nữa. Chỉ khi nắng
lắm mới cần tưới, một ngày sáng chiều hai lần là đủ. Như
lời của cụ Ba Đặng: “Nghề trồng lài, nói cực th́ cũng
chẳng cực... chỉ phải cái dăi nắng dầm mưa. Nắng mưa ǵ
cũng phải hái lài, sợ bông nở. Khi lài c̣n nhỏ, chăm sóc
như con mọn. C̣n khi lài lớn, đâu cần chăm nhiều. Cây
lài sống tới 20 năm, chỉ trừ khi bị úng lâu ngày lắm mới
thối rễ mà chết”.
Lài ra bông quanh năm, nhưng rộ nhất là mùa nắng nóng,
đó là đặc tính của cây lài. Cây lài không chịu được
lạnh, chỉ ưa nóng. V́ vậy, Đà Lạt, Lâm Đồng tuy trồng
trà rất tốt, nhưng lại không thể trồng lài. Cây lài
trồng ở Đà Lạt lên xanh tốt nhưng quanh năm xanh ŕ,
thỉnh thoảng mới điểm được vài nụ. Gần như toàn bộ trà
Lâm Đồng cùng ướp bằng nụ lài của Hóc Môn.
NHỮNG NGƯỜI
LÀM HƯƠNG CHO LÀI
H́nh như cứ nói đến hoa là có bóng dáng phụ nữ. Trồng
lài cũng là công việc của phụ nữ. Công cán hái lài ở xă
An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân hiếm khi gặp một
người đàn ông trong vườn lài. Chỉ thấy những chiếc nón
lá, áo sơ mi dài tay che nắng, và những ngón tay thoăn
thoắt hái nụ hoa lài.
Công cụ lao động cũng thật đơn giản, chỉ cần một cái giỏ
đeo ngang hông đựng nụ vừa hái. Người giỏi, một ngày hái
7,8 kư. Có người là chủ nhân của vườn, có người rảnh
việc nhà, đi làm thêm. “Một kư lài hái được, nhà vườn
trả công em năm ngàn”. Một cô gái cho biết.
Sáng sớm mà chị Diệp Thị Huệ, một người trồng lài nổi
tiếng trong xă đă lui cui trong vườn ươm của ḿnh. Chị
vừa trồng lài vừa chiết cây con bán, lại vừa thương lái
mua bán với các tiệm trà ở Chợ Lớn, các công ty chế biến
trà. Căn nhà khang trang nằm giữa vườn lài rộng lớn. Chị
đang cho đất vào các túi ni lông con, chuẩn bị ươm
giống. Chị tận t́nh kể từng công đoạn ươm lài: nào là
trộn đất, phân, trấu để vô bịch, cắt các “con lươn”
(nhánh nhỏ) găm bịch ươm cây ra sao... Để một tháng rưỡi
trong mát, thêm tháng rưỡi ra ngoài trời cho cây con
cứng cáp, tổng cộng ba tháng. Sau đó bán lại cho các nhà
vườn. Nhà vườn mang về “bấu lỗ”(đào rác hố) xé bịch
trồng lài xuống đất v.v...
“Một cây con bán một ngh́n đồng. Năm rồi lài được giá.
Lúc thời điểm cao, trước Tết, lài lên tới 60 ngàn đồng
một kư. Sau Tết, mọi năm chỉ c̣n mười, mười mấy ngàn mà
năm nay vẫn được tới bốn chục... V́ thế, dân ở đây rủ
nhau trồng lài đại trà. Những nhà trồng lài lâu năm ở
đây vừa rồi bán hàng triệu cây con”.
Năm nay chị Huệ đă 44 tuổi, 44 năm sống với cây lài. Khi
sinh ra, nhà chị đă có nghề trồng lài gia truyền. Mỗi
năm, thu nhập của gia đ́nh chị nhờ cây lài lên đến 100
triệu đồng.
MANG HƯƠNG CHO ĐỜI
Đi khắp xă, những gia đ́nh trồng lài lâu năm đều là
những nhà khá giả: nhà tường khang trang, rộng răi, tiện
nghi đầy đủ. Có nhà c̣n có xe hơi đời mới. Một ông cụ
trồng lài ngồi nghe chuyện bên bàn trà cũng trầm ngâm
nhớ đến thuở vàng son của lài: “Có một thời, giá lài đắt
như vàng. Nhà vườn hái lài đếm nụ để bán. Vào thời điểm
đó (khoảng năm 1982,1983) vàng bốn ngàn đồng một chỉ mà
lài là ba ngàn một kư. Những nhà vườn có nghề lâu năm
như bà Bích, Tám Cu, Chín Chè, Năm Lư... nhờ đó mà phát
luôn.
Chị Huệ tâm sự: “Bông lài chỉ dùng trong công nghiệp ướp
trà. Lài lại ra bông nhiều, trái mùa với trà. Mùa lạnh
là khi trà trổ lá non, thu hoạch, khi ấy lại hiếm bông.
Mùa nóng, lài ra bông nhiều, một ngày ở vùng này thu
hoạch tới 400-500kg bông lài..., nhưng trà lại khô cây.
V́ sự tỉ lệ nghịch ấy nên giá lài cứ trồi sụt thất
thường. Vào thời điểm này trong năm, của ta đă bắt đầu
xuất khẩu nhiều. Nhờ đó mà lài cũng được lên giá theo.
ĐỂ LÀI HÓC MÔN
TỎA HƯƠNG ĐI XA
Suốt một đời sống với cây lài, vui buồn, thương yêu cây
lài, điều đau đáu nhất của cụ Ba Đặng là ở nước ḿnh
chưa chiết xuất được tinh dầu lài.
Năm 1995, nghe nói dưới Cửu Long có phương pháp lấy tinh
dầu lài, ông lặn lội xuống tận nơi thử, nhưng không được.
Ôạng mang xuống 25 kư chiết được có một phần tinh dầu.
Hiện giờ chỉ có Pháp là làm được...
Những buổi chiều, những đêm trăng, các cặp t́nh nhân
thường đưa nhau tới đây, t́nh tự bên các vườn lài, vườn
ngâu. Những cuộc t́nh mang theo vào kư ức mùi hương ngâu,
hương lài. Và v́ vậy, biết bao cặp đă gọi làng thành cái
tên “làng Hương”. Thơm quá, mùi thơm nhè nhẹ cứ d́u dịu
trong gió. Đi đến đâu, ngoài đường hay trong nhà cũng
thoang thoảng hương thơm. Mùi hương thật quyến rũ...
___________
Source : Báo Giác Ngộ, số đặc
biệt, Xuân Nhâm Ngọ - 2002
|
|